Giá trí của truyện Thần trụ trời

Coggle requires JavaScript to display documents.

        • Thần thoại Việt hình thành trước hết do nhu cầu nhận thức và lý giải các hiện tượng tự nhiên [Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Biển...]

        • Nó cũng hình thành do nhu cầu nhận thức và lý giải xã hội [Họ Hồng Bàng, Sơn Tinh Thủy Tinh]

        • Thần thoại Việt xuất hiện khá sớm cùng với nghề nông [Nữ Thần Lúa] thời đại đồ đá giữa [ Văn hoá Hoà Bình] hoặc đầu thời đại đồ đá mới [ Văn hoá Bắc Sơn]

        • Thần thoại Việt phát triển rực rỡ vào thời kỳ chuyển sang thời đại đồ đồng [ từ xã hội thị tộc mẫu hệ, bộ tộc riêng lẻ tiến tới thành lập quốc gia văn lang]

        • Về mặt lý luận thần thoại phải được hệ thống hoá trong sử thi dân gian nhưng ngày nay hình thức sử thi này không còn

        • Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người.

        • Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con người đã hình dung, lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra cho các hiện tượng xung quanh mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung ra các vị thần lớn lao, những lực lượng siêu nhiên, hữu linh. Bằng cách đó, con người đã làm ra thần thoại.

        • Thần thoại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, huyền thoại. TRUYỆN THẦN THOẠI là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.

        • Nghệ thuật phóng đại và ẩn dụ.

          • Thần thoại cũng sử dụng biện pháp ẩn dụ "Trời tròn như cái bát úp, đất phẳng như cái mâm vuông". Cách nói ẩn dụ này đã làm cho thần thoại ẩn dấu nhiều nghĩa phong phú mà ngày nay khi nghiên cứu thần thoại như là một đối tượng của sáng tác nghệ thuật chúng ta cần xem xét kĩ tính ẩn dụ này để "giải mã" đúng đắn thần thoại cổ.

          • Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.

          • Có thể nói phóng đại là nghệ thuật chủ yếu của thần thoại. Để diễn tả sự siêu việt của các nhân vật thần thoại đã xây dựng hình tượng các vị thần, vị nào cũng có một hình thù to lớn di thường: Thần trụ trời có bước chân từ đỉnh núi này sang đỉnh núi nọ. Thần biển mỗi khi vùng vẫy là có sóng to, gió lớn nước dâng ngập tràn khắp nơi.

          • Đối với người đời sau, thần thoại không những có giá trị quý
            như là những tài liệu quý cho các khoa dân tộc học, sử học, lịch sử tôn giáo mà còn có giá trị thẩm mỹ to lớn, hấp dẫn chúng ta bằng những hình tượng nghệ thuật độc đáo vì đã được sản sinh trong "Những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại được nữa.

          • Đa phần những tác phẩm thần thoại có kết cấu và cốt truyện
            ở dạng đơn giản, chưa có nhiều chi tiết, thể hiện cách lý giải còn thô sơ, rời rạc trong nhận thức của con người thời cổ. Ở những cốt truyện này thường có kết cấu: Một thần-một nhân vật-một hành động. Nhân vật thường xuất hiện đột ngột trong cõi hỗn mang, hình dạng khổng lồ, thực hiện công việc của người sáng tạo ra thế giới. Kết cấu này chủ yếu là những thần thoại kể về nguồn gốc, vũ trụ, thiên nhiên như: Thần trụ trời, thần mưa, thần gió...

          • Thần thoại còn có dạng truyện mang hình thức một cốt truyện với nhiều chủ đề, kết cấu của truyện là các cốt truyện đơn, song đã có thêm một số tình tiết, biến cố, sự kiện

          • Nhân vật của thần thoại là kết quả của sự tưởng tượng mộng mơ của con người thời cổ đại. Do vậy nhân vật của thần thoại hầu như đều được mô tả với hình dạng khổng lồ, có sức mạnh to lớn, tính cách đơn giản một chiều.

          • Các nhân vật như: Thần mưa, thần sấm, Thần gió, thần nước,Thần lửa... Mỗi thần chỉ thực hiện được một chức năng, một
            hành động. Đối với các nhân vật sáng tạo văn hóa cũng vậy,mỗi thần đem tới một chiến công, một sự đóng góp cho xã hội loài người.

      • Phân loại và nội dung phản ánh của thần thoại

          • Thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ
            Trong bộ phận thần thoại nói về sự hình thành vũ trụ, thiên nhiên này, nhân vật thường là các vị thần được tưởng tượng ra với những nét chấm phá ban đầu qua những hình tượng vừa cụ thể, vừa sống động, hồn nhiên, vừa vươn tới dạng thái khái quát của tư duy triết học thuở ban đầu của loài người. Khi sáng tạo ra các vị thần, tư duy thần thoại đã lấy con người làm mẫu, nên các thần đều mang bóng dáng của con người.

          • Thần thoại kể về nguồn gốc muôn loài

            • các thoại kể về các vị thần làm công việc sáng tạo ra trời đất, hệ thống thần thoại của các dân tộc Việt Nam còn có hàng loạt các thần thoại khác kể về nguồn gốc muôn loài... Cũng như các vị thần cai quản thế giới ở trên trời, các vị thần cai quản trên mặt đất và dưới mặt đất, đã cùng với các loài vật và con người tạo nên cuộc sống trần gian.

            • Thần thoại của các dân tộc đã kể về hàng loạt các giống vật, cây cối, núi sông, gò đống đều không phải tự nhiên mà có mà do các vị thần hợp sức sáng tạo ra hoặc do một sự kỳ vĩ của vũ trụ mà xuất hiện...

            • Trong thần thoại Việt, đó là các thần thoại như: Ngọc Hoàng tu bổ các giống vật kể về việc Ngọc Hoàng, vị thần tối cao của vũ trụ làm công việc tiếp theo với công việc sáng tạo vũ trụ là hoàn chỉnh, tu bổ nên các giống vật cho thế giới dưới mặt đất, tạo ra sự sống. Truyện Lúa thần kể về những cây lúa có hạt cực lớn, tự bò về nhà... Truyện Cây thuốc thần, Chú Cuội cung trăng... là những thần thoại nói tới ước mơ sống sung túc, lao động không vất vả, về cuộc sống chống lại được bệnh tật và con người được trở nên bất tử nhờ các giống lúa, giống cây thần diệu...

          • thần thoại về nguồn gốc loài người

            • Phản ánh nhận thức con người tách biệt ra khỏi thiên nhiên đó là bộ phận thần thoại hình dung ra con người có nguồn gốc từ đâu, do ai mà sinh ra. Con người khiếp sợ trước thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, nhưng con người cũng đã nhận thức được mình là một bộ phận của thiên nhiên và hơn nữa còn muốn khẳng định mình là bộ phận tinh tuý nhất của thiên nhiên

      • Giá trị và ý nghĩa thẩm mĩ

          • Thần thần thoại đã cùng với các thể loại khác của văn học dân gian làm nên kho tàng văn học quý giá của dân tộc Việt Nam ta

          • Thần thoại con đã nền móng cho tôn giáo ,thần thoại dần dần tô điểm bổ sung và làm nên nền móng cho thế giới thân của tôn giáo

          • Thần thoại là nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi sáng tác văn học nghệ thuật ,Mỹ học ,hội họa

      • Toàn ánh một cách hoang đường chi phí vào những hiện tượng vũ trụ thiên nhiên về sự hình thành xây dựng và bảo vệ đất nước

      • Phản ánh ít nhiều tình trạng sinh hoạt xã hội loài người trong lịch sử

Xem thêm: Thần bầu trời

Thần trụ trời [Hán-Nôm: 神柱𡗶]là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra thế giới trong thần thoại Việt Nam. Thần thoại về ông giải đáp được sự tò mò, khám phá thế giới và sự sáng tạo, giải thích những điều mà loài người chưa biết.

Thuở ấy, chưa có thế gian, chưa có muôn vật. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Bỗng một vị thần khổng lồ xuất hiện. Thần dùng đầu đội trời lên cao. Rồi thần đắp đất đá thành một cái cột để chống trời. Cột càng được đắp lên cao bao nhiêu thì bầu trời càng cao rộng ra bấy nhiêu. Thần hì hục đào đắp để nâng vòm trời lên mãi lên mãi...Có nét tương tự như tích Bàn Cổ Khai Thiên Lập Địa thuở Hồng Hoang mờ mịt chưa phân rõ Trời và Đất theo thần thoại Trung Quốc cổ xưa.

Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời tròn như chiếc bát úp.[1] Nơi trời đất giáp nhau gọi là chân trời. Khi trời đất đã ổn định, rạch ròi, thần phá đi cái cột, hất tung đất đá khắp nơi. Vì thế, cột trụ trời bây giờ không còn nữa, nhưng vết tích của cột vẫn còn ở núi Yên Phụ [Kim Môn, Hải Dương].[2] Còn những nơi đất đá văng đến, thì thành núi đồi, gò đống; những chỗ bị đào thì thành biển sâu hồ rộng.

Rồi những thần khác xuất hiện nối tiếp công việc xây dựng nên cõi thế gian này. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Núi, thần Biển...

Dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác:

  • Ông đếm cát
  • Ông tát bể
  • Ông kể sao
  • Ông đào sông
  • Ông trồng cây
  • Ông xây rú[3]
  • Ông trụ trời[4]

  1. ^ Mâm vuông bát úp: Người xưa quan niệm trời tròn, đất vuông
  2. ^ Núi Yên Phụ: Theo truyền thuyết dân gian Hải Hưng Núi Yên Phụ là núi cha, Yên Tử là núi con.
  3. ^ Rú: Núi rừng
  4. ^ Có nơi còn kể tiếp:...Ông cời cua, Ông lùa chim, Ông tìm sâu, Ông xâu cá

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thần_trụ_trời&oldid=68779828”

Video liên quan

Chủ Đề