Giá trị văn hóa của thể dục thể thao năm 2024

Trong khuôn khổ Bản tin tổng hợp kỳ này, Ban biên tập xin gửi tới quý độc giả những thông tin thú vị về sự ra đời, bảo tồn và phát triển các môn thể thao truyền thống, thể thao dân tộc tại một số quốc gia trên thế giới.

Những năm gần đây, bên cạnh việc ra đời nhiều môn thể thao hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, giải trí của người dân và cũng là kết quả của sự tiến bộ khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế thì các hoạt động thể thao truyền thống, mang đặc trưng của mỗi vùng miền, quốc gia (mà chúng ta vẫn gọi là thể thao dân tộc) cũng được quan tâm hơn.

Việc bảo tồn, phát triển các môn thể thao truyền thống không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần, mà còn phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của nhân dân mỗi quốc gia; đó cũng là sự ghi nhận những dấu mốc lịch sử trong quá trình hình thành phát triển của một dân tộc. Quá trình này được gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhiều môn thể thao – nét văn hóa mang tính đặc trưng về đời sống của người dân trên khắp mọi miền thế giới…

Ngay trong những ngày đất nước còn bộn bề khó khăn, công tác phát triển TDTT đã nhận được quan tâm đặc biệt. Phong trào “Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đang ngày càng trở nên thiết thực, lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân. TDTT là một bộ phận quan trọng của văn hóa, cũng chính là một động lực mạnh mẽ góp phần khiến văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.

Từ lời kêu gọi của Bác Hồ

Ngày 30.1.1946, chỉ 4 tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14-SL thành lập Nha Thể dục Trung ương (thuộc Bộ Thanh niên lúc đó) với nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc. Tiếp đó, Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ mới ký Sắc lệnh số 38-SL (ngày 27.3.1946) về việc thành lập Nha Thanh niên và Thể dục gồm Nha Thanh niên Trung ương và Phòng Thể dục Trung ương. Cùng với thời điểm công bố Sắc lệnh số 38, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài Sức khỏe và thể dục đăng trên báo Cứu quốc - cơ quan tuyên truyền, tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh - số 119 ra ngày 27.3.1946.

Phong trào rèn luyện sức khỏe đã lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân.

- Trong ảnh: Nhiều người tham gia chạy hưởng ứng Lễ phát động Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021 - 2030 tại tỉnh Bình Định. Ảnh: HOÀNG QUÂN

Đây chính là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, là sự thể hiện rõ nét nhất quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển TDTT quần chúng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào cũng tập”.

Theo Hồ Chí Minh, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Sức khỏe có vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức khỏe là nhân tố rất cơ bản góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp về thế và lực của quần chúng nhân dân. Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Vì vậy, sức mạnh tổng hợp về thế và lực của quần chúng nhân dân sẽ làm nên mọi sự nghiệp vĩ đại.

Không chỉ dừng lại ở phong trào, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã đưa TDTT trở thành một nhu cầu tự thân hằng ngày của đông đảo quần chúng nhân dân, đưa cuộc vận động trở thành một hoạt động truyền thống hằng năm, từng bước xây dựng thói quen luyện tập TDTT, nâng cao sức khỏe và thể chất cho mọi người.

Đến sự tự giác rèn luyện sức khỏe của người dân

Làm theo lời kêu gọi của Bác, trong những năm qua, phong trào TDTT tỉnh Bình Định phát triển không ngừng, rộng khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, đối tượng, tạo nhiều sân chơi bổ ích cho đông đảo người dân. Theo thống kê của Phòng Quản lý TDTT (Sở VH&TT) trong năm 2020, tỷ lệ người dân tập luyện TDTT thường xuyên đến nay đạt 33,2%; tỷ lệ gia đình tập luyện TDTT thường xuyên đạt 21,5%.

Ngay sau ngày đất nước thống nhất, Bình Định là một trong những địa phương nhận được sự quan tâm đầu tư mạnh về thể thao. Hàng loạt công trình thể thao quan trọng như sân vận động, bể bơi đạt tiêu chuẩn quốc gia, nhà thi đấu thể thao… được xây dựng. Nhờ đó, nhiều VĐV có điều kiện tập luyện đạt được nhiều thành tích cao. Tỉnh Bình Định cũng vinh dự đăng cai nhiều hoạt động thể thao lớn của quốc gia. Các thế hệ lãnh đạo tỉnh đều rất coi trọng công tác phát triển TDTT trong quần chúng nhân dân. Cũng vì vậy mà ngay cả khi đã về hưu, người dân vẫn thường xuyên thấy ông Tám Quý (cách người dân gọi thân mật nguyên Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Quý), Hai Thanh (nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Văn Thanh), Năm Ý (nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Như Ý), Bốn Trường (nguyên Giám đốc CA tỉnh Chế Trường)… xuất hiện ở nhiều sự kiện thể thao. Không chỉ tham gia động viên, cổ vũ, các vị nguyên lãnh đạo tỉnh còn rất nhiệt tình vận động kinh phí để tổ chức các giải đấu phong trào, tạo sự sôi động, kích thích tinh thần tập luyện của nhiều tầng lớp nhân dân.

Tại Lễ phát động Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021 - 2030, kết hợp tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và Giải Việt dã toàn tỉnh năm 2021 diễn ra cuối tháng 4 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang đã nhấn mạnh: Để cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021 - 2030 đạt được kết quả tốt, các sở, ban, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương cần tiếp tục quan tâm, chăm lo phát triển TDTT; đẩy mạnh các hoạt động TDTT cơ sở; mở rộng và nâng cao hiệu quả phong trào TDTT quần chúng tại các xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học, đơn vị, DN, các đơn vị LLVT, các đoàn thể xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình, tổ chức tập luyện TDTT ở cơ sở gắn với chỉ đạo thực hiện cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”.