Giải thích một số đặc điểm dịch vụ của vùng đông nam bộ

Dịch vụ vùng Đông Nam Bộ

Khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ rất đa dạng, bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông,...

Bảng 33.1. Tỉ trọng một số tiêu chí dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước [cả nước = 100%]

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.

Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.

Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất - nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ,... ; tỉ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biển đang được nâng lên. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp. Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu hoạt động xuất khẩu cùa vùng.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Các tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Đồng băng sông Cửu Long,... quanh năm diễn ra sôi động.

Các bài cùng chủ đề

  • Bài 1 trang 112 sgk địa lí 9
  • Bài 2 trang 112 sgk địa lí 9
  • Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ Đông Nam Bộ
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Bộ
  • Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Bộ
  • Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển. [trang 113 sgk]
  • Hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ [trang 113 sgk]
  • Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ? [trang 114, sgk]
  • Câu 1 trang 116 sgk địa lí 9
  • Câu 2 trang 116 sgk địa lí 9
  • Câu 3 trang 116 sgk địa lí 9
  • Tình hình phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ
  • Hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ [trang 117, SGK].
  • Vì sao cây cao su lại được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ? [Trang 119 sgk].
  • Nêu vai trò của hai hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ [trang 120 sgk].
  • Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phí nam
  • Hãy cho biết vì sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút mạnh đầu tư nước ngoài?[Trang 121, sgk]
  • Bài 1 trang 123 sgk địa lí 9
  • Bài 2 trang 123 sgk địa lí 9
  • Bài 3 trang 123 sgk địa lí 9
  • Dựa vào bảng 33.2, hãy nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.
  • Câu 1 trang 124 sgk địa lí 9
  • Câu 2 trang 124 sgk địa lí 9
  • Bài 1, 2 trang 124 SGK Địa lí 9
  • Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long
  • Đặc điểm dân cư, xã hội đồng bằng sông Cửu Long
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long
  • Hãy xác định phạm vi lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của Đồng bằng sông Cửu Long [trang 125, SGK].
  • Hãy cho biết các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng [SGK trang 125].
  • Hãy nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm [trang 126 SGK].
  • Nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long? [trang 126 sgk]
  • Câu 2 trang 128 sgk địa lí 9
  • Câu 3 trang 128 sgk địa lí 9
  • Tình hình phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long
  • Các trung tâm kinh tế đồng bằng sông Cửu Long
  • Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản? [Trang 130 sgk]
  • Vì sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long? [Trang 131 sgk].
  • Nêu ý nghĩa của vận tải thủy đối - với sản xuất và đời sống nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long [Trang 131 sgk].
  • Quan sát hình 36.2, hãy xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
  • Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? [Trang 133 sgk].
  • Câu 1 trang 133 sgk địa lí 9
  • Câu 2 trang 133 sgk địa lí 9

* Về điều kiện tự nhiên:
– Là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta: 39734 km².
– Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ [1,2 triệu ha], diện tích trồng lúa lớn: 3834,8 nghìn ha [>51% của cả nước].
– Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, giàu nhiệt độ và ánh sáng.
– Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, phong phú. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
– Có vị trí địa lí thuận lợi: 3 mặt giáp biển.
* Về kinh tế – xã hội:
– Dân đông, nguồn lao động dồi dào.
– Người dân cần cù, năng động, có kinh nghiệm trồng lúa, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
– Nhà nước đầu tư áp dụng đưa tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào sản xuất => hàng hoá chiếm lĩnh thị trường.
=> Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực, thực phẩm. Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực và xuất khẩu lúa gạo của nước ta.
Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long vì:
– Có nguồn nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và nghề cá [lúa gạo, dừa, mía, cây ăn quả, thủy sản ….].
– Là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta [gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả …]

– Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành phô” Hồ Chí Minh: đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến nhiều thành phố trong và ngoài nước bằng nhiều loại hình giao thông.– Là địa bàn thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp, nhiều trang trại nông nghiệp.– Số dân đông, mức sống tương đối cao so mặt bằng cả-nước. Có các thành phố đông dân, nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước.

– Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú [nhà tù Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng, các lễ hội, đình, chùa, chợ …].

* Chúc bạn học tốt!

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
– Diện tích: 23,6 nghìn km2, [chiếm 7,5% diện tích cả nước]
– Dân số: hơn 15,7 triệu người [2014], chiếm 17,3% dân số cả nước
– Gồm các tỉnh, thành phố: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
– Vị trí : phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Campuchia và phía đông nam giáp biển Đông.
– Đông Nam Bộ có vị trí đặc biệt: vị trí trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, là cầu nối vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long nên có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Đặc điểm: Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.
+ Thuận lợi: giàu tài nguyên để phát triển kinh tế.
– Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.
– Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm [cây trồng phát triển quanh năm].
– Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
– Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.
– Biển biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.
– Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
+ Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường.

III. Đặc điểm dân cư, xã hội
+ Đặc điểm: đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.
+ Thuận lợi:
– Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
– Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
+ Khó khăn: lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

Hình 31.1. Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? [trang 113 SGK Địa lý 9] Dựa vào hình 31.1 ? [trang 114 SGK Địa lý 9], hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.
+ Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí .Minh và 5 tỉnh: Bình Phước, Binh Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, giữa đất liền và Biển Đông, giao lưu thuận lợi với các vùng trong nước, với các nước trong khu vực.
+ Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Đồng bằng sông Cửu Long [nông sản, thủy sản], Tây Nguyên [cây công nghiệp, lâm sản], Duyên hải Nam Trung Bộ [thủy sản]. Các vùng trên cũng là những thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.
+ Giáp vùng biển giàu tiềm năng: thủy sản, dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển — đảo, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.
-> Vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế — xã hội.

? [trang 113 SGK Địa lý 9] Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển.
Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển do bờ biển và vùng biển có nhiều tiềm năng:
+ Bờ biển:
– Có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng.
– Có các bãi tắm tốt [Vũng Tàu, Long Hải].
– Có rừng ngập mặn và nhiều cửa sông.
-> Thuận lợi phát triển giao thông đường biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng biển:
– Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn.
– Gần các tuyến đường biển quốc tế.
– Thềm lục địa rộng và nông, giàu tiềm năng dầu khí.
– Có Côn Đảo với nhiều cảnh quan du lịch.
-> Có điều kiện phát triển dịch vụ vận tải biển, khai thác thủy sản, khai thác dầu khí, du lịen
• Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển: giao thông vận tải biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch biển – đảo, khai thác khoáng sản biển.

? [trang 114 SGK Địa lý 9] Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ.
+ Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn ở Đông Nam Bộ vì:
– Phần lớn diện tích Đông Nam Bộ là đồng bằng cao và đồi thấp, khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo dài 4 — 5 tháng, diện tích rừng đầu nguồn trong các năm gần đây suy giảm. Nếu không bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ dẫn tới:
• Nguồn nước ngầm giảm sút, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư
• Chế độ nước các sông Bé, sông Sài Gòn … sẽ thất thường, ảnh hưởng đến sự hoạt động của các nhà máy thủy điện [Cần Đơn,Thác Mơ, Trị An], đến nguồn cung cấp nước cho công nghiệp, cho sinh hoạt và việc nuôi trồng thủy sản. Mùa khô, xâm nhập mặn sẽ diễn ra mạnh hơn, mùa mưa các vùng thấp sẽ bị ngập sâu hơn
– Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy của vùng, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên của Đông Nam Bộ
+ Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:
– Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp, tành trạng ô nhiễm nguồn nước sông do các chất thải có xu hướng tăng trong các năm qua, tác dộng tiêu cực đến sản xuất [nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá], sinh hoạt dân cư và du lịch.

? [trang 116 SGK Địa lý 9] Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ
* Các thế mạnh
+ Địa hình:
– Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn, thềm lục địa rộng và thỏai
-> Mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển
+ Đất trồng, khí hậu, nguồn nước
– Có diện tích lớn đất ba dan [chiếm 40% diện tích của vùng] và đất xam, phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng
– Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
– Nguồn sinh thủy tốt .
-> Thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới trên quy mô lớn
+ Khoáng sản, thủy năng:
– Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục dịa, sét xây dựng và cao lanh ỗ Đồng Nai, Bình Dương
– Tiềm năng thủy điện lớn của hệ thống sông Đồng Nai
-> Có điều kiện phát triển công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp điện lực, công nghiệp vật liệu xây dựng
+ Lâm sản, thủy sản:
– Diện tích rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai, gỗ củi cho dân dụng. Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa lớn về phòng hộ, du lịch
– Vùng biển có nhiều thủy sản, gần các ngư trường Ninh Thuận
– Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang
+ Tài nguyên du lịch khá đa dạng:
– Vườn quốc gia Cát Tiên [Đồng Nai], vườn quốc gia Côn Đảo [Bà Rịa – Vũng Tàu], khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ [TP Hồ Chí Minh], nước khoáng Bình Châu, các bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải [Bà Rịa – Vũng Tàu]
-> Có điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển – đảo
* Các hạn chế:
+ Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
+ Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
+ Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải.

? [trang 116 SGK Địa lý 9] Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.
Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì hiện nay:
+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyên dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.

? [trang 116 SGK Địa lý 9] Căn cứ vào bảng 31.3 [trang 116 SGK Địa lý 9]:

Bảng 31.3. Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh

[Đơn vị: nghìn người]

Năm

Vùng

1995

2000

2002

Nông thôn

1174,3

845,4

855,8

Thành thị

3466,1

4380,7

4623,2

Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hô’ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.

* Vẽ biểu đồ:

* Nhận xét:
Trong thời kì 1995 – 2002, ở Thành phố Hồ Chí Minh:
– Tổng số dân tăng thêm 838,6 nghìn người.
– Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm.
-> Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, từ 74,69 % năm 1995 lên 83,82 % năm 2000, 84,38 % năm 2002, cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ công nghiệp hóa nhanh.

Video liên quan

Chủ Đề