Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim

Your browser does not support the audio element.

A- A+

Suy tim là con đường cuối của các bệnh tim mạch. Vì vậy, việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim là vô cùng cần thiết giúp cải thiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực triền miên.... nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Giảm triệu chứng khó thở ở người bệnh suy tim do tăng áp lực ở phổi

Người bệnh suy tim dẫn đến chức năng co bóp của tim không hiệu quả, máu không về hết đến tim và ứ lại một phần ở phổi, gây tăng áp lực trong các mao mạch phổi, làm chèn ép vào các tiểu phế quản và hạn chế quá trình trao đổi khí, khiến người bệnh khó thở thường xuyên. Trong trường hợp này, để chăm sóc bệnh nhân suy tim chúng ta cần phải làm gì?

- Trước tiên cần làm thông thoáng đường thở: mở rộng quần áo, hút đờm hay rỉ mũi nếu có.

- Cho người bệnh suy tim nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm. Nếu người bệnh có cơn khó thở kịch phát về đêm thì ngay từ đầu tối khuyên người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi.

- Sử dụng thuốc lợi tiểu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý khi chăm sóc bệnh nhân suy tim nên cho người bệnh uống thuốc vào buổi sáng để tránh mất ngủ do tiểu đêm. Một số loại thuốc lợi tiểu có thể gây hạ Kali máu, vì vậy cần theo dõi các biểu hiện thiếu Kali máu như mệt mỏi, chóng mặt, đau cơ… và khuyến khích người bệnh nên ăn các loại rau quả chứa nhiều Kali như súp lơ xanh, cải bó xôi, chuối…

- Cho người bệnh thở oxy khi có khuyến cáo của bác sĩ. Sau đó theo dõi tần số, tính chất thở, theo dõi tình trạng da niêm mạc? Lồng ngực có di động theo nhịp thở không?

Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cần lưu ý cả tư thế giúp người bệnh giảm khó thở về đêm

Chăm sóc người bệnh suy tim khi có dấu hiệu xanh tím do giảm độ bão hoà oxy máu

Trái tim và phổi có liên quan mật thiết với nhau. Chính vì vậy, khi trái tim bị suy yếu dẫn đến lượng máu đến phổi để trao đổi khí oxy và cacbonic giảm, làm giảm lượng máu giàu oxy-gọi là máu đỏ tươi, máu giàu cacbonic có tính chất xanh tím. Vì vậy, người bệnh bị suy tim có thể gặp phải dấu hiệu xanh tím. Trong trường hợp này người chăm sóc bệnh nhân suy tim cần lưu ý như sau:

-  Để người bệnh nằm nghỉ, tránh các hoạt động gắng sức. Tuy nhiên cần khuyên người bệnh vận động nhẹ nhàng các chi để phòng biến chứng tắc mạch.

-  Sử dụng thuốc trợ tim khi có chỉ định của bác sĩ. Nhưng cần chú ý theo dõi tần số tim và tác dụng phụ của thuốc.

-  Sử dụng thuốc giãn mạch, đồng thời chú ý theo dõi huyết áp và tác dụng phụ của thuốc.

Lưu ý khi số lượng nước tiểu ít do giảm lưu thông tuần hoàn trong cơ thể

Suy tim làm giảm lượng máu đến thận, giảm khả năng bài trừ nước tiểu ở thận, dẫn đến lượng nước tiểu ít. Trong trường hợp này người bệnh cần chú ý:

- Nằm nghỉ nhiều.

- Sử dụng thuốc lợi tiểu với liều và cách dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng nên chú ý bù Kali và các chất điện giải.

- Người bệnh không ăn mặn, hạn chế nước uống.

- Theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày.

Lượng muối tùy từng mức độ suy tim khác nhau mà sẽ có quy định phù hợp. Theo đó, chế độ ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim sẽ tuân thủ theo nguyên tắc: Suy tim độ 1, suy tim độ 2 lượng muối ăn dưới 2 g /ngày, suy tim độ 3 và suy tim độ 4 lượng muối ăn dưới 0,5 g/ngày.

Giảm lo lắng cho người bệnh vì có thể làm bệnh tim trở nên trầm trọng hơn 

Mặc dù suy tim là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi và có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, thay vì lo lắng người bệnh nên lạc quan, yêu đời, vui vẻ, bởi lo lắng sẽ làm tình trạng bệnh nặng lên. Vì vậy, hãy giải thích cho bệnh nhân về tình trạng bệnh theo hướng tích cực, nếu có một phương pháp điều trị phù hợp người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Theo dõi nguy cơ phù phổi cấp do suy tim trái

Suy tim trái, gây ứ máu ở phổi, dẫn đến tăng áp lực lên mạch máu ở phổi, và nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời có thể gây phù phổi cấp.

Vì vậy trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim bạn cần theo dõi các cơn khó thở: đặc điểm của khó thở do suy tim: lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau khó thở từng cơn, có khi khó thở đột ngột, khó thở tăng dần.

Theo dõi tính chất ho: Ho do suy tim hay xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân gắng sức, đôi khi đờm có lẫn máu bọt hồng.

Đặc biệt khi nằm cơ hoành nâng cao trong lúc nằm, kết hợp dồn máu tư thế dẫn đến làm tăng áp lực lên mao mạch phổi hơn. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng khó thở.

Phù phổi cấp ở người suy tim thường ho khi gắng sức và đờm có thể lẫn máu hồng

Chế độ ăn và tập luyện cho người bệnh suy tim

Đặc biệt, trong kế hoạch chăm sóc  người bệnh suy tim, chế độ ăn và tập luyện cũng vô cùng cần thiết. Vấn đề tiên quyết đầu tiên trong suy tim là phải ăn nhạt, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho người bệnh. Tuy nhiên cần hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò… Bên cạnh đó, người bệnh suy tim cũng cần tập thể dục điều độ, vừa sức giúp máu lưu thông được tốt hơn.

Xem thêm:

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim

8 bài tập thể dục cho người bệnh suy tim

Đồng thời, để hạn chế tiến triển của bệnh và làm giảm các triệu chứng cơ năng hiệu quả hơn, ngoài chế độ chăm sóc bệnh nhân suy tim và sử dụng thuốc điều trị suy tim, người bệnh nên tham khảo sử dụng thêm những loại cây thuốc nam tốt cho tim mạch. Để tiện lợi hơn, hiện nay có một số các sản phẩm có sự kết hợp hài hòa những loại cây thuốc nam này thành viên nén, giúp người bệnh sử dụng dễ dàng hơn. Điển hình như sản phẩm TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được kiểm chứng lâm sàng bài bản tại Bệnh viện TWQĐ 108. Theo nghiên cứu này, Ích Tâm Khang cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng suy tim [mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp] và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Kết quả của nghiên cứu cũng được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada năm 2014.

Có rất nhiều người bệnh, mặc dù suy tim nặng, tuổi đã cao nhưng nhờ áp dụng đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với một chế độ chăm sóc bệnh nhân suy tim hợp lý và sử dụng thêm Ích Tâm Khang mà sức khỏe đã được cải thiện rõ rệt. 

Bác Thi - Vũng Tàu chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim hiệu quả

Xem thêm: Chia sẻ từ người bệnh suy tim khác sức khỏe được cải thiện đáng kể 

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu và biết cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim. Nhờ đó có thể tự chăm sóc người thân hoặc chính bản thân mình thật tốt.

Tham khảo: omicsonline.org

Chăm sóc bệnh nhân suy tim đúng cách là biện pháp “điều trị không dùng thuốc” nhưng có thể giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Bác sĩ Lê Thị Lan Hương, Khoa Nhịp tim học, Bệnh viện Nhân dân 115

1. LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp nhất với tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng trong dân số. Tại Hoa Kỳ nơi có nền y học phát triển thì mỗi năm có hơn 5 triệu người đang điều trị suy tim. Ở Việt Nam, dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, song ước tính đến nay khoảng 1,6 triệu người nước ta bị suy tim. May mắn thay, với những tiến bộ vượt bậc của y học, nhũng bệnh nhân [BN] suy tim ngày càng có tuổi thọ kéo dài hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

2. ĐỊNH NGHĨA:

Suy tim là một hội chứng lâm sàng gây ra bởi bất thường cấu trúc hoặc chức năng của tim, dẫn đến giảm cung lượng tim và / hoặc tăng áp lực trong buồng tim khi nghỉ hoặc gắng sức. Vì vậy, suy tim có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi.

Mục tiêu điều trị của suy tim bao gồm:

- Phục hồi chức năng tim nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, gia tăng hoạt động thể chất và làm chậm tiến trình của bệnh.

- Phục hồi chức năng tim là một giải pháp toàn diện, cần sự hợp tác tốt của bệnh nhân – nhân viên y tế - gia đình. Bao gồm: chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ luyện tập, giảm căng thẳng và tuân thủ điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cần được tư vấn kiến thức về bệnh lý tim mạch của mình và có thể tự theo dõi một số triệu chứng bất thường.

3. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM:

3.1 Hiểu triệu chứng của bệnh:

Trái tim của chúng ta hoạt động như một máy bơm. Khi suy tim, chức năng tim giảm, không thể bơm đủ máu đi nuôi các cơ quan, vì thế thường gây ra tình trạng ứ dịch. Do đó, một số triệu chứng thường gặp của cơ quan bao gồm:

- Khó thở, thường khởi phát khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi.

- Ho thường xảy ra khi nằm, về đêm.

- Phù chân, báng bụng và tăng cân nhanh.

- Nhịp tim nhanh.

- Có thể có đau ngực kèm theo.

Nên tái khám với bác sĩ ngay khi tình trạng trên không giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc. Hoặc có những dấu hiệu nặng như:

- Khó thở kéo dài, ngay cả khi nghỉ ngơi. Khó thở khi nằm.

- Thường vã mồ hôi, da nhợt nhạt.

- Đau ngực kéo dài không giảm khi dùng thuốc.

- Tiểu ít < 500ml/ 24 giờ.

- Ho đàm bọt hồng.

BS Lê Thị Lan Hương hướng dẫn thân nhân bệnh nhân tại khoa Nhịp tim học cách chăm sóc bệnh nhân suy tim

3.2 Chế độ ăn:

- Ăn đủ dinh dưỡng và vitamin

- Ngưng thuốc lá và các thực phẩm chứa cồn: rượu, bia.

- Hạn chế muối, nhất là suy tim nặng, thường giới hạn < 2g muối mỗi ngày. Do đó bệnh nhân suy tim cần tránh thực phẩm đã chế biến, thực phẩm đóng hộp hoặc thức ăn nhanh. Tập thói quen đọc hàm lượng Natri [Sodium] ghi trong thành phần trong thực phẩm đóng sẵn.

- Lượng nước uống tính theo nhu cầu của bệnh nhân và mức độ suy tim. Tránh truyền dịch nếu không có chỉ định của nhân viên y tế. Nếu BN phù nhiều thì cần phải hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể và ăn nhạt hoàn toàn.

- Chế biến món ăn dưới dạng mềm, nhừ. Không nên ăn các loại thức ăn lên men như: cải bắp, rau cải, đậu đỗ, dưa muối.

- Bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm, sau khi ăn cần phải nghỉ ngơi 30-40 phút.

- Đối với BN suy tim có sử dụng thuốc chống đông: Nên hạn chế ăn các loại rau quả có lá màu xanh sậm màu như: cải bó xôi, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải, mùi tây và rau diếp

3.3 Hoạt động thể lực:

- Lợi ích hoạt động thể lực:

+ Kiểm soát cân nặng.

+ Ổn định huyết áp và nhịp tim.

+ Ổn định đường huyết và mỡ máu.

+ Giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe.

- Đặt ra mục tiêu tập luyện vừa phải, không quá sức. Khi mới tập cần tập nhẹ, tăng dần cường độ.

- Tránh những hoạt động nặng như chạy bộ, nâng tạ, tránh những bài tập làm căng, duỗi, co cơ liên tục.

- Nếu ngưng tập một vài ngày [do bị cảm, bận công việc, thời tiết xấu...], khi tập lại cần tập nhẹ hơn mức bình thường, tăng dần cường độ về bằng mức trước đó vào những buổi tập sau.

- Tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt: độ ẩm cao làm mau mệt, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây khó thở, đau ngực.

- Uống đủ nước. Nên uống nước ngay cả khi không khát, đặc biệt trong những ngày nóng.

- Nếu cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi tập hoặc ngày hôm sau, thì cần giảm bớt cường độ tập luyện.

- Nếu cảm thấy có những triệu chứng như đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, nôn ói... hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần ngưng tập. Nếu triệu chứng không giảm cần đến bác sĩ kiểm tra.

3.4 Tuân thủ điều trị

Trong nhiều thập kỷ nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất nhiều loại thuốc điều trị suy tim không chỉ cải thiện triệu chứng mà có thể giúp kéo dài đời sống và giảm tỉ lệ tử vong. Điều quan trọng là sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Suy tim là bệnh lý mãn tính, do đó điều trị thuốc mỗi ngày là cần thiết, ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy khỏe nhiều, không có triệu chứng. Không bao giờ được dừng thuốc, tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều hoặc uống bất kỳ loại thuốc nào khác mà không thông qua ý kiến của bác sỹ điều trị.

4. KẾT LUẬN

Suy tim là bệnh lý mãn tính, điều trị suy tim là một quá trình dài hạn. Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác tốt từ phía bệnh nhân và gia đình. Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hi vọng bệnh nhân sẽ có thêm kiến thức về bệnh lý tim mạch này. Chính sự hiểu biết về bệnh là một trong những cách đơn giản nhất, là biện pháp “điều trị không dùng thuốc” nhưng có thể giúp bệnh nhân có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Chúc quý bệnh nhân luôn giữ “trái tim khỏe mạnh”.

Bác sĩ Lê Thị Lan Hương
Khoa Nhịp tim học - Bệnh viện Nhân dân 115

Page 2

  • 25/04/2022 14:38

    Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân 115 đã tiếp nhận và cứu chữa thành công một trường hợp vỡ thực quản sau tiệc nhậu tại nhà. Đây là một trong những ca bệnh hiếm gặp và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và xử trí cứu chữa kịp thời.

  • 25/04/2022 14:25

    Chấn thương cột sống là một chấn thương nặng có thể gây tàn phế hoặc tử vong mà nguyên nhân thường do tai nạn giao thông, tai nạn trong quá trình thao tác lao động, té ngã từ trên cao xuống.

  • 24/11/2021 10:21

    Vệ sinh đường hô hấp trên như xịt mũi, súc họng đúng cách và thường xuyên là một trong các biện pháp giúp hạn chế tối đa vi-rút SARS-Cov-2 từ mũi, họng xuống phổi, giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh.

  • 22/11/2021 11:02

    Hưởng ứng tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc do Tổ chức Y tế Thế giới phát động từ ngày 18/11/2021 đến ngày 24/11/2021 với chủ đề của năm 2021 là: “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm” nhằm ngăn chặn mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát triển của toàn thế giới.

  • 18/11/2021 22:43

    BS.CK2 Huỳnh Thị Chiêu Oanh, trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân 115 đưa ra hướng dẫn nhận biết dấu hiệu viêm đường hô hấp và trong đại dịch COVID-19 chúng ta cần làm gì khi có những triệu chứng này.

  • 17/11/2021 09:18

    Mặc dù số ca nhiễm Covid - 19 trên toàn thế giới tính đến tháng 11 năm 2021 đã trên 250 triệu người với hơn 5 triệu người chết, nhưng những hiểu biết của chúng ta về dịch bệnh phức tạp này vẫn còn quá ít ỏi.

  • 17/11/2021 00:25

    Khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp, ở thời điểm đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, mọi người nên làm gì? Có phải trường hợp nào cũng cần test COVID không? Câu trả lời được BS.CKII Huỳnh Thị Chiêu Oanh - Trưởng khoa Hồi sức COVID 2, BV Nhân dân 115 giải đáp ngay sau đây!

  • 21/10/2021 14:47

    Sau khi hướng dẫn hệ miễn dịch cách nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh, các thành phần của vaccine sẽ bị đào thải khỏi cơ thể trong thời gian ngắn, chỉ có phản ứng miễn dịch ngừa virus ở lại.

  • 18/10/2021 10:27

    Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin C, ngủ sớm nghỉ ngơi trước ngày tiêm, không tự ý ngưng thuốc với trẻ có bệnh mạn tính.

  • 04/10/2021 09:45

    Cụ thể, 7 triệu chứng gồm: Mất hoặc thay đổi khứu giác, vị giác; sốt; ho dai dẳng; ớn lạnh; chán ăn; đau cơ.

  • 25/08/2021 08:16

    Mới đây, Hiệp hội béo phì Hoa Kỳ kêu gọi tất cả những người béo phì nên đi tiêm vắc-xin COVID-19 càng sớm càng tốt.

  • 12/07/2021 13:26

    Tất cả các thành phần trong vắc xin phòng COVID19 đều an toàn. Hãy tiêm phòng khi đến lượt - Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh.

  • 08/07/2021 08:26

    Theo các báo cáo mới đây Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của chúng ta. Tuy nhiên, những thay đổi này không mang lại những điều tốt đẹp hơn.

  • 30/06/2021 07:32

    Các chuyên gia y tế khẳng định rằng, việc hiến máu sau chủng ngừa COVID-19 là an toàn. Trên thực tế, hiến máu được khuyến khích mạnh mẽ, đặc biệt trong những tháng hè lượng máu hiến có xu hướng giảm.

  • 22/06/2021 13:24

    Tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Nếu không có các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới nhất

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Video liên quan

Chủ Đề