Yoichi là thuốc gì

Thuốc bổ máu là loại thuốc dùng cho những người bị thiếu máu. Dùng thuốc bổ máu cần lưu ý và tuân thủ các nguyên tắc nếu không có thể dẫn đến nhiều hệ quả xấu.

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm lượng hemoglobin [huyết cầu tố] trong một đơn vị thể tích máu. Biểu hiện của thiếu máu là da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, mau mệt, khó thở khi gắng sức…

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, nhưng thường hay gặp là do:

  • Thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu như: thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do thiếu acid folic, thiếu vitamin B12, thiếu protein.
  • Bên cạnh đó là những thiếu máu cấp tính [chảy máu…] hoặc mạn tính [giun móc, trĩ, loét dạ dày – tá tràng…].

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, cần phải bổ sung bằng thuốc bổ máu

Nếu cơ thể thiếu sắt [chất cần thiết để tổng hợp huyết sắc tố] thì có thể dùng các thuốc có chứa các muối sắt hóa trị hai [sắt II]. Trong cơ thể, chính sắt quyết định màu của máu và cả tính chất chủ yếu của máu nghĩa là khả năng liên kết ôxy và khả năng cho ôxy. Khả năng đó là của phức chất hem – một hợp phần của phân tử hemoglobin.

Thiếu máu do thiếu sắt có đặc điểm là:

  • Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ;
  • Trẻ em thiếu máu thường mệt mỏi, kém ăn, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, tóc thưa dễ rụng, tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức. Mặt khác, có thể gây rối loạn hành vi, ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động, ngôn ngữ và giảm trí thông minh, kết quả học tập kém hơn so với những trẻ cùng lứa tuổi.
  • Người lớn thiếu máu thiếu sắt hay bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau ngực, kém minh mẫn, dễ mệt, hay quên, năng suất lao động giảm, phụ nữ thì kinh nguyệt không đều…

Khi thiếu máu thiếu sắt cấp tính, hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc có chứa sắt:

Có thể dùng các loại viên thuốc có chứa sắt đơn thuần như: viên sắt gluconat, sắt succinat, sắt oxalat…

Lưu ý khi dùng thuốc bổ chứa sắt

  • Muốn dùng viên sắt có hiệu quả thì không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng vì đã chuyển sang dạng sắt khó hòa tan.
  • Tác dụng phụ của viên sắt là buồn nôn, táo bón, nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để tránh táo bón, một số viên sắt người ta có cho thêm đại hoàng vào để nhuận tràng, nhưng nếu dùng nhiều đại hoàng sẽ bị tiêu chảy, ngừng dùng sẽ hết. Hoặc dùng thuốc có sắt phối hợp với một số chất khác bào chế dưới dạng dung dịch hoặc sirô cho dễ uống như: tót héma, ferrolip, sắt peptonat hòa tan…

  • Khi dùng thuốc có sắt nên uống thêm vitamin C để sắt dễ được hấp thu. Mặt khác, không nên uống nhiều nước trà và quả xanh có nhiều tanin vì sẽ ức chế hấp thu sắt. Nên ăn nhiều rau tươi, quả chín có nhiều vitamin C. Sau khi dùng thuốc phục hồi đủ sắt thì ngừng thuốc, mà chỉ duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt, protein và vitamin.

Bổ sung viên uống chứa sắt là phương pháp bổ máu thường dùng

Acid folic [còn gọi vitamin B9, vitamin Bc…] là một vitamin tan trong nước, biến đổi trong cơ thể dưới dạng hoạt động tetrahydrofolat [FH4] phân bố ở hầu hết các tổ chức, đặc biệt ở gan. Lượng acid folic dự trữ trong toàn bộ cơ thể rất ít, thay đổi từ 6 – 20mg. 

Thiếu acid folic làm chậm sự phân chia tế bào máu, gây thiếu máu.

Đặc điểm thiếu máu do thiếu acid folic là:

  • Thiếu máu hồng cầu to, hồng cầu không đều. Vì vậy, thuốc được sử dụng để phòng và điều trị các trường hợp thiếu máu hồng cầu to.

Cách dùng acid folic:

  • Acid folic được bào chế dưới dạng viên nén và ống tiêm, với các tên biệt dược: folacin, foldine, folvite, millafol… có bán rộng rãi trên thị trường.
  • Người lớn dùng 0,5-1mg/ngày, nếu thiếu máu nặng thì 5mg/ngày, uống đến khi hết thiếu máu. 
  • Dùng đường uống là đủ, chỉ dùng đường tiêm khi có hội chứng kém hấp thu nặng, hay khi dùng thuốc làm ức chế hấp thu acid folic.
  • Mặt khác, thiếu máu do thiếu acid folic thường hay phối hợp với thiếu sắt. Khi điều trị acid folic đơn thuần mà kết quả hạn chế, cần xem xét điều trị phối hợp sắt.

Acid folic thường được điều chế dưới dạng viên nén

Vitamin B12 còn gọi cyanocobalamin với hơn 100 tên biệt dược, dạng thuốc ống tiêm 100 – 500 và 1.000mcg. Bình thường trong cơ thể, vitamin B12 phân bố ở tất cả các tổ chức, nhưng chủ yếu ở gan, thận. Nó rất cần thiết cho một số phản ứng enzym tham gia vận chuyển gốc methyl để tổng hợp một số acid amin và mạch DNA. 

Thiếu vitamin B12 làm phân chia tế bào chậm ở tổ chức tạo máu gây thiếu máu. Khi thiếu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động khu trú ở chân. 

Lưu ý khi dùng:

  • Nhu cầu bình thường vitamin B12 hàng ngày từ 1 – 3mcg.
  • Với trẻ em bị thiếu vitamin B12, có thể cho trẻ tiêm bắp vitamin B12 từ 500 – 1.000mcg/ngày, kéo dài 6 – 8 tuần, sau đó duy trì mỗi tháng tiêm 1 lần.
  • Ngoài ra, có rất nhiều thực phẩm chứa vitamin B12 với hàm lượng cao, cần lưu ý bổ sung hàng ngày đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Có thể dùng thực phẩm có chứa vitamin B12 thay thế thuốc

Ngoài ra, các chất kể trên, còn nhiều chất khác có thể dùng trong điều trị thiếu máu như erythropoietin, recormon, vitamin B6, đồng, kẽm coban… Nhưng 3 chất đã đề cập ở trên là quan trọng, thường dùng trong điều trị thiếu máu do thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu [thiếu máu dinh dưỡng]. Dùng riêng lẻ hay phối hợp với nhau là tùy tình trạng bệnh lý.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sắt thuộc một thành phần cấu thành nên huyết sắc tố của hồng cầu, hỗ trợ vận chuyển dưỡng khí và thán khí trong hô hấp. Thiếu sắt sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu vô cùng nguy hiểm.

Sắt là một nguyên tố vi lượng thiết yếu và đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe. Theo tài liệu của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, quá trình hấp thu sắt bắt đầu từ dạ dày nhưng chủ yếu diễn ra tại hành tá tràng và ở mức độ ít hơn tại đoạn đầu ruột non. Để có thể hấp thu được, sắt sẽ phải chuyển từ dạng ferric [Fe3+] sang dạng ferrous [Fe2+]. Pepsin tách sắt khỏi các hợp chất hữu cơ và chuyển thành dạng gắn với các axit amin hoặc đường.

Trong trường hợp bị thiếu sắt, một lượng sắt lớn hơn được hấp thu qua diềm bàn chải vào tế bào niêm mạc ruột và vào máu đi về tĩnh mạch cửa. Ngược lại, trong trường hợp cơ thể quá tải sắt thì lượng sắt được hấp thu vào tế bào niêm mạc ruột sẽ giảm đi.

Có khoảng 2/3 lượng sắt trong cơ thể chứa trong hemoglobin [≈ 2500mg], khoảng 30% sắt được dự trữ ở trong ferritin và hemosiderin trong hệ liên võng nội mô tại gan, lách, tủy xương,... Sắt được dự trữ chủ yếu trong ferritin, là một protein có cấu trúc đa phân tử, được hấp thu tốt nhất khi đang đói vì thức ăn sẽ làm giảm sự hấp thu vi chất dinh dưỡng quan trọng này.

Uống sắt trước hay sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút là tốt nhất

Thời điểm uống sắt vào lúc nào tốt nhất? Theo bác sĩ chuyên khoa, bạn nên uống sắt lúc sáng sớm sẽ có tác dụng tốt, vì lúc này cơ thể vừa trải qua một giấc ngủ dài và khoảng thời gian này là lúc hàm lượng canxi và sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất. Vì vậy, mỗi ngày uống sắt vào buổi sáng là điều được các chuyên gia khuyến khích.

Sắt là một khoáng chất rất quan trọng trong quá trình tạo máu cho cơ thể, không chỉ đối với người lớn mà còn đối với trẻ em đang trong quá trình phát triển thì không thể thiếu chất này.

Sắt được hấp thu tốt nhất vào thời điểm bạn đang đói vì thức ăn sẽ làm giảm sự hấp thụ vi chất dinh dưỡng quan trọng này. Tốt nhất là bạn nên uống sắt trước hay sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút.

Sắt rất cần thiết để tạo hemoglobin, đây là một thành phần quan trọng trong máu và cung cấp oxy đến các cơ quan trọng trong cơ thể của chúng ta. Đặc biệt, chất sắt rất quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ.

Đối với phụ nữ mang thai:

Trong thời gian thai kỳ, cơ thể của người mẹ phải trải qua nhiều sự thay đổi cả về tâm lý và sinh lý. Chính vì vậy mà chúng ta thường thấy sự thay đổi rõ nhất là tình trạng thiếu máu của người phụ nữ đang mang thai.

Vì vậy mà chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng thay đổi để bổ sung chất sắt trong suốt thai kỳ và giúp tái tạo máu hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian này, người mẹ cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi hấp thụ tốt nên không thể bảo đảm đầy đủ các khoáng chất.

Vì vậy, người mẹ cần phải bổ sung thêm từ các loại thực phẩm chức năng và uống sắt mỗi ngày. Uống sắt còn hỗ trợ tổng hợp các khoáng chất giúp cho cơ thể phòng tránh tác nhân gây thiếu máu, giúp cho thai nhi hấp thu tối ưu hơn. Ngoài ra, thai nhi trong quá trình hình thành các cơ quan mà đặt biệt là sự hình thành não bộ sẽ rất cần được cung cấp đầy đủ các khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là bổ sung đầy đủ chất sắt.

Chính vì vậy ở thời gian này mẹ bầu cần chú ý uống sắt mỗi ngày để mang đến một sức khỏe tốt cho bản thân và cung cấp đầy đủ cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Đối với trẻ em:

Không chỉ thai nhi mới cần được cung cấp đầy đủ chất sắt mà trẻ nhỏ cũng rất cần bổ sung đầy đủ khoáng chất. Uống sắt mỗi ngày không những giúp trẻ bổ sung nguyên tố sắt do thiếu máu mà còn hỗ trợ và hấp thu lượng canxi cần thiết để phát triển khung xương toàn diện.

Để trẻ có một sức khỏe toàn diện thì việc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh mỗi ngày là điều rất cần thiết mà các bậc phụ huynh cần chú ý.

  • Không nên uống canxi cùng với sắt bởi vì nếu liều lượng của canxi ở mức 300mg có thể gây ra cản trở sự hấp thụ của sắt. Đây chính là một lưu ý dành cho bạn khi uống sắt, hãy cân đối liều lượng và thời gian uống thuốc để tránh gây nên hiện tượng các khoáng chất cản trở sự hấp thụ lẫn nhau.

Không nên uống canxi cùng với sắt

  • Vitamin C có tác dụng khử Fe3+ thành Fe2+ để sắt dễ hấp thu, vì vậy, bạn nên uống nước cam để chất sắt được hấp thụ vào cơ thể. Trong protein động vật cũng chứa chất giúp hỗ trợ hấp thụ sắt tối ưu, vì vậy, nên bổ sung cá, thịt trong các bữa ăn hàng ngày ngày. Tuy nhiên, cần chú ý tránh các thức uống gây kích thích như trà, cà phê, nước giải khát có gas vì chúng cản trở quá trình hấp thụ của sắt.
  • Không nên phối hợp chung thuốc sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hormone tuyến giáp.
  • Do sắt được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói và chất trong thức ăn [ là những thức ăn chứa nhiều canxi] sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt nên thời điểm tốt nhất để uống viên sắt thường là trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước và không nhai viên thuốc khi uống [đối với các dạng viên].
  • Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già không dùng dạng viên mà sử dụng dạng giọt hoặc sirô [dễ nuốt]. Cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi, khi uống dạng siro răng sẽ có màu đen [khắc phục bằng cách hút qua ống hút, pha vào nước rồi hút].

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như: Hàu, thịt bò, cá và thịt gà,... và ăn những thực phẩm này kèm với những thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Tránh uống trà, cà phê gần bữa ăn [nên uống cách bữa ăn ít nhất 1 giờ] vì những thức uống này có chứa caffein, tanin sẽ làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Dinh dưỡng khi mang thai giúp con phát triển hoàn thiện

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề