Giáo dục sức khỏe nuôi con bằng sữa mẹ

Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ tại Đơn nguyên sản gói - Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Để hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2022, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường vận động cán bộ y tế trong đơn vị mình và cộng đồng quan tâm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ. Tổ chức hoạt động tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ tại cơ sở y tế. Đặc biệt phối hợp các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông hưởng ứng Tuần lễ NCBSM trên địa bàn, tập trung các hoạt động: Truyền thông cho các cấp, các ngành và người dân về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm hiện nay. Sữa mẹ không những đảm bảo sức khoẻ lâu dài cho bà mẹ, trẻ em mà còn giúp nâng cao sức khoẻ, bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong đại dịch COVID-19. Truyền thông cho người sử dụng lao động [các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các công ty…] về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ để hỗ trợ thiết thực cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng và cách duy trì nguồn sữa khi bà mẹ trở lại làm việc sau 6 tháng nghỉ thai sản. Tập huấn tăng cường năng lực cho các đơn vị liên quan trong việc xây dựng môi trường thân thiện để bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ.

Đối với các Bệnh viện đa khoa, Trung tâm Y tế có giường bệnh, tuân thủ các quy định của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo; thực hiện qui định một số biện pháp thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Duy trì hoạt động tư vấn cho phụ nữ mang thai và bà mẹ về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ; hướng dẫn các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ cho con bú đúng, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 24 tháng và cách duy trì nguồn sữa mẹ. Thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ kể cả các trường hợp mổ đẻ nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh.

                                           Thu Hòa

Cập nhật: 19:40 - 01/08/2022 | Lần xem: 485

Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ năm 2022: Tăng cường cho con bú - Giáo dục và hỗ trợ

Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ [từ ngày 1 - 7 tháng 8 hàng năm] là một chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích hành động về các chủ đề liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ.

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sau đó tiếp tục cho trẻ bú mẹ kèm ăn bổ sung thích hợp cho trẻ đến 2 tuổi hoặc hơn thế nữa.

Tất cả các bà mẹ cần được hỗ trợ để bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt, trong giờ đầu tiên sau khi sinh và cần nhận được sự hỗ trợ thiết thực để giúp các bà mẹ có thể bắt đầu thực hành việc cho con bú và kiểm soát được những khó khăn chung khi cho con bú.

Tư vấn kỹ năng cho con bú là chìa khóa để cải thiện tỷ lệ cho con bú. Qua đó, mang lại lợi ích cho trẻ sơ sinh, gia đình và nền kinh tế. Trong đại dịch COVID-19, hơn bao giờ hết, các bà mẹ cần được hỗ trợ kỹ năng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Đại dịch đã dẫn đến việc các nhân viên y tế phải chuyển hướng để ứng phó với dịch bệnh và sự quá tải của hệ thống y tế. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm hỗ trợ các bà mẹ cho con bú, bao gồm tư vấn và hỗ trợ kỹ năng cho con bú đang bị gián đoạn. Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, chẳng hạn như giãn cách xã hội đã gây ra những khó khăn cho hoạt động tư vấn cộng đồng và các dịch vụ hỗ trợ bà mẹ. Do đó, các quốc gia phải thực hiện các giải pháp sáng tạo bao gồm tư vấn và hỗ trợ trực tuyến để cung cấp kỹ năng nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ.

Ngọc Hà, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Nguồn:

[1]//waba.org.my/wbw/

[2]//pmnch.who.int/news-and-events/events/item/2022/08/01/international-days/world-breastfeeding-week-2022

Tải file PDF tại đây!

Hưởng ứng tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ [01 – 07/08/2018] tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, Phòng CTXH – QHCC đã tổ chức buổi Truyền thông Giáo dục sức khỏe với chủ đề: “Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ”. Báo cáo viên: BS CKI Trương Thị Sang - Trưởng Khoa Sơ sinh.

Như chúng ta đã biết, sữa mẹ là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ. Không những thế, sữa mẹ lại vô cùng kinh tế và tiện lợi [sữa mẹ luôn sẵn có]. Vì vậy, các bà mẹ lưu ý nên cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và tiếp tục cho tới khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

Tại buổi truyền thông, BS Sang còn hướng dẫn tư thế cho trẻ bú đúng, để trẻ có thể bú tốt; cách giữ gìn nguồn sữa và việc cung cấp dinh dưỡng để mẹ có nhiều sữa giúp nuôi con khỏe mạnh. BS Sang còn lưu ý các bà mẹ về kiến thức tiền sản – hậu sản, hạn chế căng thẳng và trầm cảm sau sinh.

Đến với buổi truyền thông, các bậc phụ huynh đã có dịp trao đổi những kiến thức cơ bản trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Qua đó, nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của sữa mẹ trong dinh dưỡng cho trẻ. BS Sang không quên chia sẻ việc chăm sóc và làm đẹp toàn diện cho mẹ sau sinh

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là thiên chức thiêng liêng của người làm mẹ mà còn là cách để gắn chặt sợi dây tình cảm yêu thương của mẹ và bé.

Đánh giá bài này

Chị Đặng Thị Đoàn, 36 tuổi trú tại xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc mới sinh con thứ 2 được 1 ngày. Cũng như lần sinh trước chị được cán bộ y tế giúp đỡ cho con bú sớm sau sinh và hướng dẫn thực hiện cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh. Chị chia sẻ: “tôi may mắn vì có đủ sữa để nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Cháu thứ nhất, tôi cho bú kéo dài đến 24 tháng. Cháu thứ 2, tôi cũng sẽ cố gắng đảm bảo nguồn sữa để nuôi con bằng sữa mẹ theo hướng dẫn của cơ quan y tế”.

Điều dưỡng Phan Thị Đức – Điều dưỡng trưởng nhóm Đơn nguyên sản gói Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: mỗi ngày đơn nguyên tiếp đón hàng chục sản phụ vào sinh con. Chúng tôi luôn đảm bảo cho các cháu được tiếp xúc da kề da với mẹ và được bú sữa non sớm nhất có thể. Ngay cả với các sản phụ sinh mổ cũng được chúng tôi hướng dẫn cho trẻ bú sớm để kích thích sữa về, đảm bảo cho trẻ có được nguồn sữa quý giá của mẹ”.

Theo các chuyên gia y tế sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có các kháng thể có tác dụng giúp cho trẻ phòng chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung từ tròn 6 tháng tuổi kết hợp với bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.

BsCKI. Trần Thị Huệ - Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm kiểm soát bệnh tật cho biết thêm: Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong sữa mẹ có chứa các chất đề kháng và dưỡng chất, các chất này đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thay đổi của bé và bảo vệ bé khỏi viêm nhiễm và bệnh tật. Trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời sẽ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ,  sức đề kháng tốt, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp. 

Để đảm bảo nguồn sữa cho con bú, các bà mẹ cần chú ý cho trẻ bú đúng cách, bú sữa mẹ hoàn toàn, hạn chế cho bé bú kết hợp cả sữa công thức, cho bé bú đến khi mẹ cạn sữa. Với những mẹ vốn ít sữa, hãy kiên nhẫn cho bé bú đến khi nào bé tự nhả vú mẹ. Nếu được, mẹ hãy cho bé bú cả 2 bên ngực trong mỗi lần. Mẹ cần nghỉ ngơi đủ và để tinh thần thư thái: không tạo nên quá nhiều áp lực cho bản thân, mẹ cần tin tưởng mình sẽ có đủ sữa cho con. Bữa ăn của mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm chất bột đường[ cơm, khoai, bánh mì, bún phở…]; Nhóm chất đạm [thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua…..]; nhóm chất béo [dầu, mỡ, bơ, lạc….]; Nhóm Vitamin và khoáng chất [rau xanh, quả chín]. Mỗi bữa ăn mẹ nên ăn thêm một bát cơm hoặc một củ khoai cùng ít thịt cá, trứng, đậu đỗ, rau củ và quả chín…. Nên ăn nhiều bữa và ăn nhiều hơn bình thường; Không nên ăn các loại thức ăn nhiều gia vị [ớt, tiêu, hành tỏi]; Không uống rượu, cà phê và hút thuốc lá. Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày [1,5 đến 2 lít/ngày], có thể là uống sữa hay nước ép trái cây đều rất tốt trong thời gian cho bé bú, uống đủ nước giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa cho bé hơn. Mẹ cũng chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến nguồn sữa cho trẻ.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho con bú đến 2 tuổi có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Gia đình và cộng đồng cần nhận thức đúng đắn vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ và tạo điều kiện hỗ trợ cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thành công.

Theo Cổng thông tin điện tử Ngành Y tế Hà Tĩnh

Video liên quan

Chủ Đề