Giấy phép lái xe a1 là gì

Rất nhiều bạn trẻ khi đăng ký học bằng lái xe máy thường gặp khó khăn khi không biết nên đăng ký bằng lái xe A1 hay A2. Trường dạy lái xe Sài Gòn Tourist sẽ phân tích rõ sự khác nhau của 2 loại bằng lái này.

Bằng lái xe A1 chạy được xe gì?

Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải ngày 15/04/2017 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2017, quy định về việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được quy định như sau:

Bằng lái xe máy A1 hay còn được gọi là giấy phép lái xe hạng A1 được sở GTVT của các tỉnh cấp cho những người đã vượt qua kỳ thi sát hạch giấy phép lái xe hạng A1.

Giấy phép lái xe hạng A1 là loại giấy phép lái xe được chấp nhận trong điều kiện người lái xe sử dụng phương tiện với dung tích xi lanh đạt từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Đây là loại bằng lái xe xếp hạng cơ bản nhất chỉ dành cho người điều khiển xe 2 bánh và người khuyết tật sử dụng xe 3 bánh.

Hiện tại, bằng lái xe máy A1 được cấp là bằng PET và có mã QR. Những người đã có bằng lái xe ô tô sẽ được không cần thi bài thi sát hạch lý thuyết mà chỉ thi thực hành.

Học viên có thể chọn tích hợp 2 bằng lái xe gồm bằng lái xe máy A1 và bằng lái xe ô tô thành 1 bằng thuận tiện cho việc mang theo.

Bạn có thể tham khảo bài viết: Thi bằng lái xe A1 tại TPHCM cấp tốc

Bằng lái xe A2 chạy được xe gì

Cũng theo như thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải quy định giấy phép lái xe hạng A2 như sau:

Bằng lái xe A2 hay còn gọi là giấy phép lái xe hạng A2 có giá trị cao hơn bằng lái xe A1. Bằng lái xe A2 có thể điều khiển tất cả các phương tiện quy định trong bằng A1. Kèm với đó giấy phép lái xe hạng A2 có thể điều khiển phương tiện mô tô , xe máy có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

Cũng chính vì bằng A2 có giá trị cao hơn A1 nên trong phần thi sát hạch lý thuyết cũng yêu cầu cao hơn bằng lái xe máy A1.

Cụ thể, đối với phần thi lý thuyết sát hạch lái xe máy A1 bạn chỉ cần làm đúng 21/25 câu và không sai câu điểm liệt sẽ đạt yêu cầu. Còn đối với bằng lái hạng A2 yêu cầu phải đạt 23/25 câu và không sai câu điểm liệt.

Bạn có thể tham khảo bài viết: Mẹo thi lý thuyết bằng lái xe máy đậu 100%

Các loại bằng lái xe hạng A

Ngoài bằng lái xe máy hạng A1 và A2 thì đối với giấy phép lái xe hạng A còn có giấy phép lái xe hạng A3 và giấy phép lái xe hạng A4.

Bằng lái xe hạng A3: Bằng lái xe hạng A3 bao gồm các phương tiện được phép điều khiển ở 2 loại bằng trên. Đồng thời một khi đã vượt qua điều kiện thi bằng lái xe máy hạng A3, bạn có thể điều khiển các loại xe mô tô 3 bánh khác như xe lam, xe xích lô sử dụng động cơ máy.

Bằng lái xe hạng A4: Được cấp cho những người điều khiển xe máy với trọng tải đạt 1000 kg. Khác với 3 loại giấy phép lái xe ở trên. Bằng lái xe hạng A4 chỉ có thời hạn trong 10 năm. Vậy nên bạn cần phải đi thi lại bằng lái xe sau khi đã hết thời hạn.

Mức phạt đối với lỗi hành vi không có bằng xe máy

Người điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh không lớn hơn 50 cm3 không có bằng lái xe khi lưu thông trên đường bị xử phạt từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.

Đối với những điều điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 50 cm3 – dưới 175 cm3 khi điều khiển phương tiện nhưng không có bằng lái xe bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng và tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi ra quyết định giữ phạt.

Trường hợp điều khiển phương tiện moto có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên khi lưu thông trên đường không có bằng lái A2 sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi ra quyết định.

Trường hợp có bằng lái nhưng không mang theo sẽ bị xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Bằng lái xe hay giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, cho phép tham gia giao thông với loại xe phù hợp. Mỗi hạng lái xe A1, A2, A3, A4 cũng cho phép cá nhân tham gia giao thông và điều khiển mỗi phương tiện khác nhau.

Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin rõ hơn về bằng lái xe A1, A2, A3, A4 là gì và các hạng bằng này có thể sử dụng để điều khiển những loại xe nào? cũng như quy trình học thi giấy phép lái xe mô tô tại Hà Nội.

Bằng lái xe A1 là gì? Chạy được những loại xe nào?

Ở bài trước chúng tôi đã giới thiệu về bằng lái xe A1, dành cho những ai chưa biết thì:

Bằng lái xe A1 là hạng bằng lái thấp nhất và cơ bản nhất, cho phép một cá nhân điều khiển xe moto 2 bánh có dung tích xy-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 và người khuyết tật điều khiển xe moto 3 bánh dùng cho người khuyết tật.

  • Bằng lái xe máy A1 được làm từ chất liệu nhựa PET có thể chịu đựng nhiệt độ lên đến 200 độ C và cực kỳ bền.
  • Khác với các loại bằng lái xe ô tô B2, C, D thì bằng lái xe máy A1 có thời gian là “vô thời hạn”. Vì vậy, Các bạn có thể yên tâm chỉ phải thi 1 lần mà ko cần đi gia hạn bằng.

Bằng lái xe A2 là gì? Chạy được những loại xe nào?

Bằng lái xe A2 là hạng bằng lái xe cho phép một cá nhân điều khiển xe moto 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và bao gồm cả các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng A1.

Với quy định về bằng lái xe A1, A2 chạy được những loại xe gì ở trên, có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc bằng lái A1 có chạy được xe 175cc không?

Vì bằng lái xe A1 được sử dụng cho xe có dung tích xi lanh dưới 175cc, còn bằng A2 thì sử dụng cho xe từ 175cc trở lên. Vậy khi bạn điều khiển xe máy dung tích 175cc thì cần có bằng lái A2 chứ không phải A1.

Bằng lái xe A3 là gì? Chạy được những loại xe nào?

Bằng lái xe A3 là bằng lái xe cấp cho cá nhân để điều khiển xe moto 3 bánh, bao gồm cả xe lam 3 bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng A1.

Bằng lái xe A4 là gì? Chạy được những loại xe nào?

Bằng lái xe A4 được cấp cho cá nhân để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải lên đến 1 tấn.

Điều kiện học thi lấy giấy phép lái xe A1, A2

Độ tuổi thi bằng lái xe máy

Quy định về độ tuổi [tính đến ngày dự thi bằng lái xe] để đăng ký học thi lấy giấy phép lái xe hạng A: người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe moto 2 bánh, xe moto 3 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg.

Sức khỏe, trình độ

Theo quy định của Bộ giao thông vận tải, điều kiện để học lái xe hạng A là bạn cần có sức khỏe tốt, không mắc bệnh về rối loạn tâm thần, không điều khiển được hành vi. Bạn cần có giấy khám sức khỏe tại cơ sở y tế có thẩm quyền cấp đảm bảo đầy đủ sức khỏe tham gia học, thi lấy giấy phép lái xe.

Điều kiện khác

Dựa vào điều 7, Thông tư 12/2017 TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với người học lái xe là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin quy định về đào tạo, sát hạch, chế độ thu phí trong Luật giao thông đường bộ 2008:

Thông tư 17/2017/TT-BGTVT: quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới.

Thông tư 188/2016/TT-BTC: quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe, lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dụng.

Quy trình thi bằng lái xe A1, A2

Với những người đang có nhu cầu đăng ký thi bằng lái xe A1, A2 thì tìm hiểu về các thủ tục đăng ký thi cũng khá là cần thiết , mời các bạn đọc thêm quy trình chuẩn bị để thi giấy phép lái xe mô tô nhé.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký học lái xe

Với người học lái xe lần đầu cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo gồm:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
  • Bản sao CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam
  • Hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng và thẻ tạm trú hoặc thường trú hoặc CMT ngoại giao hoặc CMT công cụ đối với người nước ngoài.
  • Giấy khám sức khỏe

Đối với người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết Tiếng Việt học lấy giấy phép lái xe A1 cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ [từ ngày 1/12/2019]:

  • Giấy tờ chuẩn bị tương tự với người học lái xe lần đầu
  • Giấy xác nhận của xã, phường, thị trấn nơi trú [thường trú, tạm trú] xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết Tiếng Việt.

Khi đến với trung tâm đào tạo lái xe Thái Việt các bạn học viên chỉ cần mang theo 1 chứng minh thư nhân dân bản gốc để đăng ký. Mọi thủ tục sẽ được trung tâm hoàn thiện.

Bước 2: Học lý thuyết, thực hành

Đăng ký học lái xe bằng A1, A2, A3, A4 được tự học các môn lý thuyết nhưng phải đăng ký học tại cơ sở được phép đào tạo ôn luyện, kiểm tra.
Thời gian đào tạo cụ thể:

Bằng lái xe A1: 12 giờ – 10 giờ lý thuyết, 2 giờ thực hành

Bằng lái xe A2: 32 giờ – 20 giờ lý thuyết, 12 giờ thực hành

Bằng lái xe A3, bằng lái xe A4: 80 giờ – 40 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành

Bước 3: Tham gia kỳ thi sát hạch, cấp bằng lái xe

Nội dung sát hạch cấp bằng lái xe hạng A bao gồm:

Thi lý thuyết: thi trắc nghiệm thực hiện trên máy vi tính

Thi thực hành:

  • Bằng lái xe A1, A2: điều khiển xe máy qua 4 bài sát hạch
  • Bằng lái xe A3, A4: điểu khiển xe tiến qua chữ chi và lùi theo hướng ngược lại

Quy trình thi bằng lái xe A1, A2

Bước 1: Học viên đến địa điểm sân thi theo như thông báo từ trung tâm.

Bước 2: Xem thông tin cá nhân trong danh sách thi dán trên bảng thông báo. Lưu ý số thứ tự trong danh sách là số báo danh. Các bạn cần phải nhớ số báo danh.

Bước 3: Vào phòng chờ để nghe thông báo và gọi số báo danh đến ai thì người đó vào thi lý thuyết.

Thí sinh thực hiện bài thi trên máy tính trong thời gian là 15 phút và số câu hỏi là 20 câu. Thí sinh làm đúng ít nhất 16/20 câu thì sẽ vượt qua phần thi lý thuyết.

Bước 4: Thi đỗ phần thi lý thuyết học viên ra sân thi thực hành. Như phần thi lý thuyết đọc đến số báo danh học viên nào thì học viên ra thi.

Đối với phần thi thực hành thí sinh phải đạt 80/100 điểm thì mới đủ điều kiện đỗ. Có một số lỗi chỉ cần phạm phải sẽ bị hủy thi ngay lập tức.

Các lỗi trừ điểm của phần thi thực hành lấy bằng lái xe A1 , A2

– Xe bị chết máy -5 điểm/ lần – 1 bánh chạm vạch -5 điểm/lần – Chống chân -5 điểm/lần – Đi cả 2 bánh ra ngoài TRƯỢT

– Đi sai thứ tự bài thi TRƯỢT

Video liên quan

Chủ Đề