Giới hạn từ 0 độ C đến 100 độ C được gọi là gì trong quy luật lượng -- chất

Giới hạn từ 0 độ C đến 100 độ C được gọi là gì trong quy luật lượng -- chất

60 điểm

NguyenChiHieu

Giới hạn từ 0oC đến 100oC được gọi là gì trong quy luật lượng - chất?
a. Độ
c. Lượng
b. Chất
d. Bước nhảy

Tổng hợp câu trả lời (1)

Giới hạn từ 0 độ C đến 100 độ C được gọi là gì trong quy luật lượng -- chất

NguyenHieu

01:01:54 01-Jan-2022

a. Độ

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân, thể hiện mối quan hệ giữa A. quyền lợi và nghĩa vụ. B. tội phạm và Nhà nước. C. công dân và xã hội. D. Nhà nước và công dân.
  • Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây ? A. Che dấu phạm nhân. B. Lạng lách đánh võng. C. Đề nghị li hôn. D. Thay đổi giới tính.
  • Giá trị sử dụng của hàng hóa: a. Tính hữu ích cho người sản xuất ra nó b. Tính hữu ích cho người mua c. Cho cả người sản xuất và cho người mua d. Các phương án trên đều đúng
  • Lựa chọn [HUI.VN] ĐÁP ÁN đúng. Quan hệ giữa cá nhân và tập thể được xây dựng trên cơ sở nào? a - Sở thích b - Lợi ích c - Nghề nghiệp d - Thói quen
  • Ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh trong trường hợp nào thì được miễn, giảm thuế? A. Tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân. B. Nông sản sạch. C. Được Nhà nước khuyến khích. D. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.
  • Để thực hiện các quan hệ cơ bản nhất trong gia đình mới XHCN Ở Việt Nam cần phải tuân thủ nguyên tắc gì? a. Đạo lý làm người. b. Cùng có lợi. c. Thỏa mãn những nhu cầu tâm sinh lý. d. Bình đẳng, thương yêu và chia sẻ.
  • Phản ánh năng động, sáng tạo đặc trưng cho dạng vật chất nào?
  • Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm mấy bước? A. 2 bước B. 3 bước C. 4 bước D. 5 bước
  • heo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai? a. Không có hình thức tồn tại thuần tuý không chứa đựng nội dung. b. Nội dung nào cũng tồn tại trong một hình thức nhất định. c. Nội dung và hình thức hoàn toàn tách rời nhau
  • Hãy chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy lên dốc. A. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, tăng tay ga và đi nhanh qua đỉnh dốc. B. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, tránh chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, tăng tay ga và đi nhanh qua đỉnh dốc. C. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, tránh chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, giảm tay ga và buông trôi qua đỉnh dốc. D. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, giảm tay ga và trả ga qua đỉnh dốc.

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

  • Trắc nghiệm Văn 12
  • Giải Toán 12
  • Trắc nghiệm Sinh 12
  • Trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng 12 có đáp án
  • Sơ đồ tư duy Vật lý 12
  • Seri Câu hỏi Hóa học
  • Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 12 hay nhất
  • Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 12 hay nhất
  • Ôn tập Tiếng Anh 12
  • Đề kiểm tra, Đề thi Công nghệ 12
  • Trắc nghiệm Tin học 12 có đáp án
  • Thể dục 12
  • Tóm tắt Lý thuyết GDCD 12

xem thêm

Trang Web chia sẻ tài liệu, lời giải miễn phí.

Thông tin liên hệ

Chính sách bảo mật

Giới hạn từ 0 độ C đến 100 độ C được gọi là gì trong quy luật lượng -- chất

Khái niệm “chất” dùng để chỉ tính quy định của sự vật về phương diện tổng hợp các thuộc tính cơ bản, khách quan, vốn có của một sự vật nào đó; cái mà nhờ đó, sự vật là nó, khác với sự vật khác.

-     Khái niệm chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy với tư cách là những phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

+ Khái niệm “chất” dùng để chỉ tính quy định của sự vật về phương diện tổng hợp các thuộc tính cơ bản, khách quan, vốn có của một sự vật nào đó; cái mà nhờ đó, sự vật là nó, khác với sự vật khác.

+ Khái niệm “lượng” dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự vật (tạo thành cơ sở khách quan cho sự tồn tại của chất của sự vật) về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.

Ghi chú: Một sự vật có thể có nhiêu loại lượng và nhiều loại chất (tương ứng với từng loại lượng cụ thể).

+ Khái niệm “độ” dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa chất và lượng (trong khoảng đó, những biến đổi của lượng chưa làm cho chất tương ứng của nó thay đổi).

+ Khái niệm “điểm nút" dùng để chỉ giới hạn tại đó với những sự thay đổi của lượng trực tiếp dẫn đến những thay đổi về chất.

+ Khái niệm “bước nhảy’’ dùng để chỉ quá trình thay đổi về chất của sự vật diễn ra tại điểm nút.

Ví dụ, xét “nước” (H20) nguyên chất, trong điều kiện

atmotphe ở trạng thái thể lỏng (chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0°C đến 100°C (độ). Khi lượng nhiệt độ biến thiên nằm ngoài khoảng giới hạn 0°C hoặc 100°C đó (điểm nút) thì tất yếu xảy ra quá trình biến đổi trạng thái của nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy).

-       Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng với tư cách là phương thức vận động, phát triển của sự vật

+ Chất và lượng của sự vật là hai mặt của cùng một sự vật, chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và ngược lại.

Ví dụ, tương ứng với cấu tạo H - 0 - H (cấu tạo liên kết nguyên tử hyđrô và 1 nguyên tử ôxy) thì 1 phân tử nước (H20) được hình thành với tập hợp các tính chất cơ bản, khách quan, vốn có của nó là: không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan muối, axít,...

+ Vì giữa chúng có mối quan hệ quy định lẫn nhau như vậy, nên những sự biến đổi về lượng sẽ tất yếu có khả năng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại.

Ví dụ, quy định nên trạng thái thể lỏng của nước chính là lượng nhiệt độ của nó (chứ không phải là số lượng nguyên tử hyđrô và ôxy); do vậy, khi lượng nhiệt độ này biến thiên thì tất yếu có khả năng dẫn tới sự biến đổi về trạng thái của nước sang thể rắn hay lỏng.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chất và lượng của sự vật có những sự tồn tại độc lập tương ứng. Vì vậy, không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức có thể dẫn đến sự thay đổi về chất của nó. Sự thay đổi này chỉ có thể diễn ra trong thực tế với những điều kiện xác định. Thông thường, điều kiện đó là: sự thay đổi của lượng phải đạt tới giới hạn điểm nút.

-     Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

+ Muốn hiểu biết đầy đủ về sự vật, cần phải nghiên cứu trên cả hai phương diện chất và lượng.

Ví dụ, khi nghiên cứu về các chất trong hoá vô cơ hay hữu cơ, người ta không chỉ nghiên cứu để xác định các tính chất hoá học cơ bản vốn có của nó mà còn phải nghiên cứu giải thích tính chất đó được tạo ra bởi số lượng các nguyên tố nào với cấu tạo liên kết nào. Nhờ đó có thể tạo ra sự biến đổi của các chất đó trên cơ sở làm thay đổi lượng tương ứng.

+ Trong thực tiễn, muốn làm thay đổi chất của sự vật thì cần phải làm thay đổi được loại lượng tương ứng với chất đó đến giới hạn điểm nút. Ngược lại, nếu không muốn cho chất của sự vật thay đổi thì cần phải giới hạn sự thay đổi của lượng trong giới hạn của độ.

Ví dụ, để “tiền” có thể biến thành “tư bản” (k) thì cần phải có sự tích luỹ tiền đến một lượng nhất định và trong các điều kiện xác định về mặt chế độ kinh tế, chế độ chính trị xã hội,...

Loigiaihay.com

  • Hiểu theo nghĩa biện chứng duy vật: mâu thuẫn là gì? Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn đóng vai trò gì đối với quá trình vận động, phát triển? Tại sao? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vai trò đó? Cho một số ví dụ tương ứng

    Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát triển của chúng

  • Phủ định là gì? Phủ định biện chứng là gì? Phủ định biện chứng giữ vai trò gì đối với sự phát triển? Tại sao? Thế nào là “phủ định của phủ định”? Cho ví dụ minh hoạ

    Khái niệm phủ định dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, giai đoạn vận động, phát triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác. Theo nghĩa đó, không phải bất cứ sự phủ định nào cũng dẫn tới quá trình phát triển.

  • Chân lý là gì? Chân lý có những tính chất chung nào? Thế nào là chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối? Chân lý có vai trò gì đối với thực tiễn?

    - Khái niệm chân lý Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, khái niệm chân lý dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.

  • Lý luận nhận thức duy vật biện chứng được xác lập trên cơ sở những nguyên lý (nguyên tắc) cơ bản nào?

    Lý luận nhận thức duy vật biện chứng được xác lập trên cơ sở bốn nguyên lý cơ bản, đó là: Thứ nhất, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người.

  • Thế nào là quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể? Cho ví dụ. Các quan điểm đó được xác lập trên cơ sở lý luận nào?

    - Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, phát triển va lịch sử cụ thể: Quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể là những quan điểm cơ bản thuộc về phương pháp luận của phép biện chứng duy vật.

>> Xem thêm

Báo lỗi - Góp ý