Giống lúa mới 2023

Các đại biểu thăm quan giống lúa trồng khảo nghiệm tại xã Văn Phú

Vụ mùa 2020, Phòng kinh tế huyện giao HTX nông nghiệp Văn Phú phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam [Vinaseed], tổ chức trình diễn mô hình giống lúa thuần VNR20 diện tích 01ha và giống lúa Dự Hương 8 diện tích 01ha.

Qua thực tế tại đồng ruộng và đánh giá của các hộ dân trực tiếp sản xuất, mô hình giống lúa thuần VNR20 và giống lúa chất lượng cao Dự Hương 8 là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với cơ cấu cây trồng tại địa phương, khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh, có tiềm năng năng suất cao.

Cây lúa trưởng thành  hình dạng đẹp, gọn, độ bền lá đòng tốt, thân lá phát triển cân đối, chiều cao cây thấp từ 95 – 100 cm, chống đổ rất tốt. Đều là giống có khả năng chống chịu khá với một số loại sâu bệnh chính trên đồng ruộng như bệnh bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân, khô vằn.

Hiện nay lúa đang chín rộ và chuẩn bị cho thu hoạch, năng suất của trong đó giống VNR20 dự kiến đạt 68 tạ/ha; Giống Dự Hương 8 dự kiến đạt 60 tạ/ha, 2 giống lúa mới cao hơn so các giống khác cấy ở cùng sứ đồng. Chất lượng gạo dẻo ráo, ngon, có mùi thơm.

Diện tích lúa chuẩn bị cho thu hoạch

Là hộ dân tham gia thực hiện trồng khảo nghiệm giống lúa VNR20 và Dự Hương 8, với diện tích 4 sào ruộng, ông Nguyễn Quốc Oai cho biết, nếu như cấy đúng kỹ thuật, thâm canh tốt, phòng trừ sâu bệnh và bón Kali đầy đủ, thì năng suất lúa có thể vượt 260/sào.

Đồng chí Uông Thị Phượng – Trưởng phòng kinh tế huyện, cho rằng thành công của việc khảo nghiệm 2 giống lúa mới là căn cứ để tiếp tục mở rộng mô hình khảo nghiệm trên quy mô diện tích lớn hơn ở vụ xuân năm 2021 trong địa bàn xã, để từ đó đánh giá chính xác hơn về tiềm năng về năng suất, khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh, nhằm thay thế các giống lúa cũ năng suất, chất lượng thấp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội.

*Tại xã Khánh Hà: Các đại biểu thăm quan mô hình khảo nghiệm giống lúa TBR97 tại xã Hòa Bình 6,12ha cấy theo phương pháp hiệu ứng hàng biên và tại thôn Khánh Vân xã Khánh Hà, với diện tích 10,8ha cấy theo phương pháp SRI.

Ảnh: Các đại biểu thăm quan diện tích khảo nghiệm TBR97 tại xã Hòa Bình, Khánh Hà

Qua thực tế sản xuất trên đồng ruộng cho thấy, TBR97 là giống lúa ngắn ngày, năng suất vụ xuân đạt 69,4 tạ/ha, vụ mùa đạt 65,4 tạ/ha, cây cứng chống đổ tốt, đặc biệt là có khả năng chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá. Chất lượng gạo ngon, cơm dẻo có mùi thơm, tỷ lệ xay xát đạt 70%, giá bán thị trường từ 9.500đ – 10.500đ/kg. Đây là giống lúa chất lượng, có triển vọng để đưa vào cơ cấu giống lúa của huyện.

Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, các đại biểu đều khẳng định giống lúa TBR97 đã được trồng thử nghiệm vụ thứ 7 liên tiếp tại huyện Thường Tín, là giống lúa có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ thâm canh của nông dân. Các đại biểu mong muốn giống lúa TBR97 sẽ sớm được Trung ương cấp phép lưu hành giống để sản xuất đại trà trong thời gian tới. Từ đó góp phần thay thế các giống lúa có biểu hiện thoái hóa, năng suất, chất lượng thấp; mở rộng quy mô sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, đem lại giá trị kinh tế cho người nông dân.

    Tô Quý

       Tô Quý

Hồng Dân sơ kết công tác sản xuất và triển khai kế hoạch xuống giống lúa trên đất nuôi tôm vụ mùa 2022 - 2023

Chiều ngày 31/8 ông Nguyễn Văn Thới - Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân đã chủ trì hội nghị sơ kết công tác sản xuất vùng chuyển đổi và triển khai kế hoạch xuống giống lúa trên đất nuôi tôm vụ mùa 2022 - 2023.

Thời gian qua, với việc thích ứng với biến đổi khí hậu, mô hình tôm – lúa đã mang lại hiệu quả kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong phát triển kinh tế của huyện. Từ đó, huyện đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra các giải pháp thích hợp, hiệu quả. Trọng tâm là Hồng Dân đã làm tốt việc hợp tác, liên kết với các công ty, doanh nghiệp cung ứng vật tự đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra thông qua các HTX dịch vụ nông nghiệp, nhất là phát huy chuỗi liên kết sản xuất giữa các vùng. Cùng với đó, huyện còn chú trọng đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, hạ tầng giao thông, khai thác tốt các cống phân ranh mặn ngọt phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế vùng, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thới đề nghị: các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương phải tập trung làm tốt công tác vận động nông dân mở rộng diện tích ở những vùng đất chưa canh tác được lúa; tiếp tục nhân rộng mô hình với tên gọi “lúa thơm - tôm sạch” thân thiện với môi trường sinh thái; tuyên truyền nông dân lựa chọn những giống lúa chất lượng cao, lúa thơm đáp ứng nhu cầu thị trường để tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận; ngành nông nghiệp cần xây dựng kế hoạch mở các lớp tập huấn hướng dẫn khoa học kỹ thuật để nông dân nâng cao kỹ thuật sản xuất hiệu quả./.

Tin, ảnh: Hoàng Đặng

Chủ Đề