Gửi ngân hàng lãi suất như thế nào năm 2024

Cập nhật biểu lãi suất từ 33 ngân hàng cho thấy, đối với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, mức lãi suất cao nhất hiện nay là 4,75%/năm được áp dụng bởi các ngân hàng Bắc Á, NCB, SCB.

Lãi suất tiết kiệm thấp nhất kỳ hạn 1 tháng là 3%/năm được áp dụng bởi 4 ngân hàng thương mại nhà nước là Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank…

Lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 3 tháng là 4,75%/năm tại các ngân hàng Bắc Á, Bảo Việt, NCB, SCB…

Tại kỳ hạn 3 tháng, lãi suất của 4 ngân hàng thương mại nhà nước "Big 4" gồm Vietcombank, Agribank, BIDV, VietinBank áp dụng mức 3,3-3,5%/năm.

Lãi suất tiết kiệm còn tương đối cao ở kỳ hạn 6 tháng là 6,2%/năm, được áp dụng tại ngân hàng Đông Á, ngân hàng NCB khi áp dụng mức lãi suất 6,1%/năm, trong khi đó, một số ngân hàng thường có mức lãi suất huy động cao khác như HDBank, CBBank, PvcomBank… lãi suất chỉ còn 5,9%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 6 tháng. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng thấp nhất là 4,3%/năm, được áp dụng bởi Vietcombank, còn 3 ngân hàng thương mại nhà nước còn lại áp dụng mức lãi suất 4,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng.

Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng không có sự chênh lệch lớn so với kỳ hạn 6 tháng. Lãi suất cao nhất đối với tiền gửi kỳ hạn 9 tháng là 6,3%/năm tại ngân hàng Đông Á. Tiếp đến là Bảo Việt và HDBank cùng 6%/năm.

Lãi suất kiệm kiệm kỳ hạn 12 tháng cao nhất thuộc về GPBank với 6,55%/năm. Tiếp đến là Bảo Việt và NCB cùng 6,3%/năm, CBBank 6,2%/năm.

Ở kỳ hạn 18 tháng, lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 18 tháng là Public Bank với 6,95%/năm, Bảo Việt với lãi suất 6,6%/năm còn lãi suất tiết kiệm thấp nhất kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng là ABBank với 4,1%/năm.

Theo tính toán, nhóm "Big 4" là VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank đều đã giảm lãi suất huy động xuống mức thấp lịch sử, thấp hơn cả giai đoạn Covid-19. Đây là các ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất Việt Nam với các phòng giao dịch phủ khắp các địa phương trên cả nước.

Đây cũng là những ngân hàng có quy mô tiền gửi khách hàng lớn nhất hệ thống. Tính đến cuối quý II, Agribank có số dư tiền gửi khách hàng đạt trên 1,686 triệu tỷ đồng, tăng 3,8% so với hồi đầu năm; Agribank và BIDV (gần 1,546 triệu tỷ đồng), Vietcombank (gần 1,327 triệu tỷ đồng), VietinBank (1,310 triệu tỷ đồng). Với việc chiếm gần một nửa thị phần huy động tiền gửi toàn hệ thống, động thái của nhóm Big4 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các ngân hàng tư nhân giảm thêm lãi suất huy động trong thời gian tới.

Nhìn lại cuối năm 2022, lãi suất tiết kiệm từng lên tới 11-12% một năm trong bối cảnh nhiều ngân hàng chạy đua huy động vốn, sang đến năm 2023 lãi suất vẫn khá cao. Kể từ quý II năm 2023, sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện quyết liệt giảm lãi suất điều hành nhằm thực hiện nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn và đóng góp vào việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, đến nay, mặt bằng lãi suất huy động đã hạ nhiệt. Bên cạnh đó, một nguyên nhân là tổng cầu của nền kinh tế thu hẹp dẫn đến khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp suy giảm khiến tăng trưởng tín dụng thấp.

Do lãi suất đầu vào giảm nên lãi suất đầu ra cũng giảm theo. Hiện mức lãi suất cho vay bình quân với khoản cho vay ngắn hạn còn khoảng 5,5 %-7%/năm.

Còn lãi suất cho vay trung, dài hạn những khoản cho vay mới là khoảng 8,5-10%/năm. Có những khoản vay nợ trước đây chưa đến kỳ trả nợ thì có độ trễ trong việc hạ lãi suất do trước đây ngân hàng thương mại huy động lãi suất cao.

Tại cuộc Gặp mặt của Thường trực Chính phủ với doanh nhân nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam chiều 11-10, Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ theo xu hướng nới lỏng từng bước phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô bằng việc 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2,0%/năm nhằm định hướng và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay, góp phần tăng cường đầu tư xã hội, hỗ trợ sản xuất, tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.

Hiện nay, thông tin về lãi suất ngân hàng luôn được cập nhật liên tục hàng giờ, hàng ngày. Điều này chứng tỏ lãi suất có mức độ quan trọng và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, cũng như các hoạt động đầu tư sinh lời. Vậy lãi suất là gì, giữ vai trò như thế nào và có cách tính ra sao? Mời quý khách cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Lãi suất là gì?

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tiền vốn gửi vào/cho vay mà đơn vị nhận tiền gửi/người vay phải chi trả cho người gửi tiền/đơn vị cho vay trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là theo năm). Trong đó, các đối tượng gửi tiền/nhận tiền, cho vay/vay có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc ngân hàng. Tùy theo quy định của mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau.

Lãi suất và tiền lãi có giống nhau không?

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền gốc ban đầu. Còn tiền lãi là khoản tiền người vay/bên nhận tiền phải trả cho bên cho vay/người gửi tiền dựa trên mức lãi suất đã thỏa thuận trước đó và số tiền gốc ban đầu. Như vậy, lãi suất và tiền lãi là hai khái niệm khác nhau.

Ví dụ: Nếu khách hàng vay 200 triệu đồng với lãi suất 10%/năm thì số tiền lãi phải trả là 20 triệu đồng/năm.

2. Phân loại lãi suất phổ biến hiện nay

Dựa vào tính chất khoản vay, tính linh hoạt của lãi suất, giá trị thực của tiền lãi và cách tính lãi suất, lãi suất được phân loại như sau:

2.1. Theo tính chất khoản vay

Dựa vào tính chất khoản vay, lãi suất gồm có các loại sau đây:

  • Lãi suất tiền gửi: Là lãi suất các ngân hàng/tổ chức tài chính trả cho khách hàng khi gửi tiền, bao gồm tiền tiết kiệm (có kỳ hạn/không kỳ hạn,..), tiền gửi thanh toán. Mức lãi phụ thuộc vào loại tiền, số tiền, kỳ hạn gửi của khách hàng.
  • Lãi suất cơ bản: Là lãi suất thấp nhất được ngân hàng thương mại/tổ chức tín dụng áp dụng đối với các khoản vay và chỉ áp dụng cho đồng Việt Nam.
  • Lãi suất tín dụng: Là mức lãi suất mà ngân hàng/tổ chức tín dụng áp dụng cho các khoản vay của khách hàng. Mức lãi suất này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình vay, sự thống nhất giữa bên cho vay và bên vay,...

Gửi ngân hàng lãi suất như thế nào năm 2024

Lãi suất tín dụng là mức lãi suất mà ngân hàng quy định với các khoản của khách hàng với mục đích mua nhà, mua xe, đầu tư,...

  • Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất được quy định bởi Ngân hàng nhà nước áp dụng cho các khoản vay của ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền ngắn hạn.
  • Lãi suất tái chiết khấu: Là mức lãi suất do Ngân hàng nhà nước quy định và áp dụng với số tiền ghi trên thương phiếu hoặc các loại giấy tờ có giá trị như trái phiếu, hối phiếu, lệnh phiếu,...
  • Lãi suất liên ngân hàng: Loại lãi suất này được quy định bởi Ngân hàng trung ương và áp dụng khi các ngân hàng cho vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng.

2.2. Theo tính linh hoạt của lãi suất

Căn cứ vào tính linh hoạt, lãi suất gồm có 2 loại bao gồm:

  • Lãi suất cố định: Đây là mức lãi suất được ngân hàng quy định trong hợp đồng tín dụng với khách hàng, cam kết duy trì cố định trong suốt thời gian cho vay. Theo đó, lãi suất cố định không bị ảnh hưởng khi thị trường có sự biến động, từ đó người đi vay có thể xác định trước khoản tiền lãi phải trả.
  • Lãi suất thả nổi: Khác với lãi suất cố định, lãi suất thả nổi sẽ thay đổi theo từng thời kỳ và bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường.

2.3. Theo giá trị thực của tiền lãi

Dựa vào giá trị thực của tiền lãi, lãi suất được chia thành 2 loại sau đây:

  • Lãi suất thực: Đây là lãi suất được tính bằng cách lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất thực là cơ sở để đánh giá giá trị thực của khoản vay hoặc tiền gửi.
  • Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất danh nghĩa là lãi suất thể hiện sự tăng trưởng của tiền tệ sau một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Loại lãi suất này chưa được điều chỉnh theo tốc độ lạm phát và thường được quy định trong các hợp đồng tín dụng.

Gửi ngân hàng lãi suất như thế nào năm 2024

Lãi suất danh nghĩa biểu thị sự tăng trưởng của tiền tệ sau một thời gian cụ thể (khoảng 1 năm).

2.4. Theo cách tính lãi suất

Căn cứ vào cách tính, lãi suất có 2 loại như sau:

  • Lãi suất đơn: Loại lãi suất này được tính theo số vốn ban đầu trong suốt thời hạn vay. Theo đó, thời hạn vay càng dài thì mức lãi suất đơn càng tăng.
  • Lãi suất kép: Đây là lãi suất được tính bằng cách lấy giá trị đầu tư của tiền gốc ban đầu cộng với tiền lãi tích lũy trong các kỳ vay.

3. Công thức tính lãi suất ngân hàng

- Với các khoản vay, lãi suất tiền vay được tính theo công thức sau đây:

Số tiền lãi = (Số dư thực tế × Số ngày duy trì thực tế × Lãi suất tính lãi)/365

- Với tiền gửi tiết kiệm, lãi suất tiền tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn được tính theo công thức như sau:

  • Lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn được tính theo công thức sau đây:

Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi/365

  • Lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn được tính theo 1 trong 2 công thức như sau:

Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%năm) x Số ngày gửi/365

Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%năm)/12 x Số tháng gửi

Hiện nay, Ngân hàng Hong Leong cung cấp nhiều gói vay cho khách hàng như vay mua nhà, vay mua ô tô, vay tiêu dùng, vay thế chấp bất động sản,... Cùng với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

\>> Xem thêm: Cập nhật lãi suất ngân hàng Hong Leong mới nhất

Không chỉ tận hưởng lãi suất hấp dẫn, khi quý khách gửi tiết kiệm và vay vốn ở ngân hàng Hong Leong còn có thời gian vay linh hoạt phù hợp với nhu cầu. Đặc biệt, khách hàng có thể thực hiện gửi tiết kiệm online và vay vốn online thông qua ứng dụng HLB Connect với thao tác dễ dàng, nhanh chóng và bảo mật thông tin cá nhân.

Khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm hoặc vay vốn vui lòng liên hệ hotline 1900 633 068 để được chuyên viên Ngân hàng Hong Leong Việt Nam tư vấn chi tiết về gói vay tiêu dùng.

4. Lãi suất có vai trò như thế nào?

Lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định vay tiền, gửi tiết kiệm của khách hàng. Cụ thể, lãi suất cho vay thấp thu hút khách hàng vay vốn nhiều hơn. Còn lãi suất gửi tiết kiệm thấp, khách hàng có xu hướng hạn chế gửi tiền ngân hàng.

Ngược lại, nếu lãi suất cho vay tăng cao thì không có nhiều khách hàng lựa chọn hình thức vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, nếu lãi suất tiết kiệm cao sẽ thúc đẩy nhiều khách hàng chọn gửi tiết kiệm hơn.

5. Lãi suất tăng hay giảm phụ thuộc vào yếu tố nào?

Sau đây là các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tăng hoặc giảm:

5.1. Mức cung cầu tiền tệ

Khi có sự biến đổi về cung hoặc cầu hoặc cả cung và cầu tiền tệ không diễn ra với cùng một tỷ lệ sẽ ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường. Ngoài ra, lãi suất tăng hay giảm còn phụ thuộc vào các quy định của chính phủ và ngân hàng trung ương.

5.2. Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát tăng, dẫn đến giá trị đồng tiền giảm. Khi đó, Ngân hàng trung ương sẽ tăng mức lãi suất để hạn chế vay vốn, đồng thời khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng để giảm nguồn cung tiền ra thị trường, từ đó giúp giá trị đồng tiền tăng trở lại, kiểm soát lạm phát.

5.3. Chính sách nhà nước

Tùy từng thời kỳ mà nhà nước sẽ có chính sách điều chỉnh thị trường kinh tế phù hợp để tác động đến lãi suất. Theo đó, nhà nước có thể điều chỉnh chính sách tài khóa (thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ) và chính sách tiền tệ (điều chỉnh lãi suất, hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc, chính sách tỷ giá hối đoái,...) để điều tiết nền kinh tế.

Gửi ngân hàng lãi suất như thế nào năm 2024

Để tác động đến lãi suất, nhà nước có thể điều chỉnh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Trên đây là những thông tin giúp khách hàng hiểu rõ hơn lãi suất là gì. Do đó, bạn nên chọn những ngân hàng có uy tín trên thị trường để có thể được tư vấn hưởng lãi suất ưu đãi theo từng thời điểm vay vốn, hoặc gửi tiết kiệm, giảm thiểu được rủi ro theo biến động thị trường.