Hàn quốc đầu tư vào nước nào nhiều nhất năm 2024

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến này, với sự xuất hiện của dự án mới tới từ nhà đầu tư Vanuatu, đã nâng tổng số quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam lên 143 đối tác. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký hơn 81,5 tỷ USD [chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư]. Singapore đứng thứ hai với hơn 72,5 tỷ USD [chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư]. Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông.

Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc liên tục rót tiền đầu tư vào Việt Nam. 3 tháng đầu năm 2023, Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 474,47 triệu USD với 81 dự án cấp mới. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt khoảng 75,81 triệu USD; giá trị góp vốn, mua cổ phần đạt khoảng 57,28 triệu USD.

Tính đến 20/3/2023, lũy kế tổng vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 81,52 tỷ USD với tổng 9.619 dự án. Với số vốn này, Hàn Quốc hiện xếp thứ nhất trong danh sách các quốc gia đầu tư vào Việt Nam.

Lũy kế tổng vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam từ năm 2017 đến nay. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các nhà đầu tư Hàn Quốc tập trung đầu tư nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản; tiếp theo là lĩnh vực xây dựng. Trên thực tế, môi trường đầu tư thuận lợi tại Việt Nam tiếp tục thu hút các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng đầu tư ở các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường; phát triển năng lượng sạch; tài chính; nông nghiệp…

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại hầu hết các tỉnh, thành của Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục đầu tư nước ngoài, Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu về vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. Đứng thứ hai là Hải Phòng, đứng thứ ba là Hà Nội. Tiếp theo là Đồng Nai, Thái Nguyên, Tp Hồ Chí Minh và các địa phương khác.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, lũy kế tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Bắc Ninh đạt khoảng 14 tỷ USD, chiến gần 60% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào toàn tỉnh. Trong đó, thành công của Tổ hợp Samsung tại KCN Yên Phong gồm 3 dự án lớn đầu tư hơn 9 tỷ USD là một minh chứng điển hình cho hoạt động thu hút vốn đầu tư Hàn Quốc của Bắc Ninh.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Samsung Việt Nam Choi Joo Ho cho biết: "Trong gần 19 tỷ USD tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam, số vốn đầu tư tại Bắc Ninh chiếm gần một nửa, đạt hơn 9,3 tỷ USD".

"Con số này là minh chứng rõ nhất khẳng định sự đánh giá cao và thể hiện sự tin tưởng của Samsung đối với môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và các địa phương khác của Việt Nam nói chung", Ông Choi Joo Ho nhấn mạnh.

Ngoài ra, những dự án lớn của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Bắc Ninh là các dự án của Intops, Hanwha Techwin, Amkor..

Bắc Ninh có nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý, sát thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc và môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.

Trong nhiều năm qua, Bắc Ninh là một trong những địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài [FDI], đứng thứ 7 cả nước sau. Cụ thể, lũy kế tổng vốn FDI vào Bắc Ninh tính đến nay đạt khoảng 23,79 tỷ USD với 1.870 dự án.

Hiện nay, Bắc Ninh tập trung thu hút đầu tư nước ngoài theo chiều sâu gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Hơn nữa, tỉnh ưu tiên những dự án chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao và tập trung vào các lĩnh vực như phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố thông minh; công nghiệp hỗ trợ sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Cùng với đó, Bắc Ninh ưu tiên các dự án lĩnh vực công nghệ thông tin; nghiên cứu phát triển; du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng; đào tạo nhân lực; nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm sạch an toàn. Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh xác định rõ các thị trường, quốc gia trọng điểm là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và các tập đoàn lớn để giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Chiều 23/6, tại Hà Nội, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc năm 2023 diễn ra đã thu hút sự tham dự lãnh đạo Chính phủ, đại diện lãnh đạo các bộ ngành, địa phương và khoảng 500 doanh nghiệp cả Hàn Quốc và Việt Nam.

Diễn đàn được tổ chức bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam; Bộ Công Thương Hàn Quốc; Phòng Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc. Chủ đề của Diễn đàn nhằm hướng tới 30 năm quan hệ mới, Chiến lược hợp tác công nghiệp Việt - Hàn trong tương lai. Đồng thời, tập trung vào hợp tác chuỗi giá trị toàn cầu [GVC], chuyển đổi kỹ thuật số [DX] và chương trình hành động chống biến đổi khí hậu.

Theo Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với 9.666 dự án và trên 81,5 tỷ USD, Hàn Quốc đang dẫn đầu trong tổng số 143 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Riêng 5 tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã “rót” 666,52 triệu USD vào Việt Nam, đây là số vốn đăng ký của 167 dự án đầu tư mới, 122 dự án điều chỉnh vốn và 364 dự án góp vốn, mua cổ phần của các dự án đầu tư tại Việt Nam.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trưởng liên tục trong vòng 10 năm qua. Cụ thể, năm 2013, số vốn đầu tư Hàn Quốc chỉ đạt 3,8 tỷ USD, nhưng chỉ sau 1 năm đã tăng gần gấp đôi, với 6,1 tỷ USD vào năm 2014, trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam.

Không chỉ tăng trưởng nhanh, đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam còn có sự ổn định liên tục, đơn cử năm 2015, vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 6,72 tỷ USD thì đến năm 2016 là 7,0 tỷ USD; 2017 là 8,49 tỷ USD và 2018 là 7,2 tỷ USD; 2019 là 7,92 tỷ USD… cứ như vậy giai đoạn 10 năm [2013-2022], vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng trưởng từ mức 3,8 tỷ USD lên 81,5 tỷ USD, tăng đến hơn 20 lần.

Không chỉ gia tăng về số lượng, chất lượng các dự án đầu tư của Hàn Quốc cũng có sự tăng trưởng tích cực, nếu như trước đây, các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, thì nay đã xuất hiện nhiều dự án của những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc với những dự án có quy mô lên tới hàng tỷ USD như: Samsung, LG, Posco, Keangnam… Trong đó, một số tập đoàn của Hàn Quốc đang coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu của họ, điển hình trong số đó là Samsung.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, với tổng vốn đầu tư lớn, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong đó, với sự xuất hiện của Tập đoàn Samsung, LG, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã góp phần hình thành phát triển ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam, hiện ngành đã đóng góp tỷ trọng gần 20% tổng giá trị toàn ngành công nghiệp.

Cùng với đó, doanh nghiệp Hàn Quốc đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khi đã có hơn 250 doanh nghiệp Việt Nam trở thành vendor cấp 1 và cấp 2 cho Tập đoàn Samsung… Đặc biệt, với sự xuất hiện của gần 10.000 ngàn dự án đầu tư, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã tạo ra một lượng việc làm rất lớn cho người lao động trong nước, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Theo ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đánh giá rất cao môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là chiến lược tăng trưởng xanh mà Việt Nam đang hướng tới. Ngoài ra, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng quan tâm đến những lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam, như sản xuất chip bán dẫn, pin ôtô.

Trong khi đó, dưới góc độ doanh nghiệp, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Tập đoàn Samsung Việt Nam đã đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam, đồng thời khẳng định, tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong thời gian tới.

Có thể thấy, mối quan tâm của doanh nghiệp Hàn Quốc dành cho môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đang rất lớn, song để mối quan tâm này trở thành hiện thực, bên cạnh hoàn thiện hạ tầng pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, điện cả về chất và lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu của những dự án chất lượng cao của doanh nghiệp Hàn Quốc.

Các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ các lĩnh vực gia công đơn thuần sang các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, dự án năng lượng, tài chính - ngân hàng, dịch vụ chất lượng cao... Điển hình như Samsung, hiện Việt Nam là “cứ điểm” sản xuất hàng đầu của Samsung, chiếm trên 50% sản lượng điện thoại di động của doanh nghiệp này trên toàn thế giới.

Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp [FDI], thứ hai về hỗ trợ phát triển [ODA] và thứ ba về thương mại. Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 87 tỷ USD, tăng 11,4% so với năm 2021. Trong quý I/2023, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 18,1 tỷ USD. Đến nay, đa số các tỉnh, thành, địa phương của Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều địa phương, tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc và các nhà đầu tư đến từ xứ sở kim chi cũng đã có mặt ở 59 địa phương của Việt Nam./.

Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đứng thứ mấy?

Hàn Quốc đứng thứ 2 trong tổng 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam từ đầu năm đến nay.

Có bao nhiêu công ty Hàn Quốc ở Việt Nam?

Hiện có khoảng 8.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó khoảng 250 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại khu vực miền Trung Việt Nam.

Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam bao nhiêu tiền?

Trong đầu tư, tính đến tháng 7/2023, Hàn Quốc là đối tác đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 83 tỷ USD. Riêng năm nay, tổng vốn đầu tư mới từ Hàn Quốc vào Việt Nam là 2,3 tỷ USD, đứng thứ 2 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam đứng thứ mấy?

Nguyễn Hạnh. Trong 11 tháng năm 2023, Trung Quốc đã đầu tư 3,96 tỷ USD vào Việt Nam, đứng thứ 4 trong số 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.

Chủ Đề