Hình cắt a-a là gì

HÌNH CẮT 
1. Khái niệm
Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu chỉ dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ có nhiều nét khuất, như vậy bản vẽ không rõ ràng, sáng sủa. Để khắc phục điều đó, trong bản vẽ kỹ thuật người ta dùng loại hình biểu diễn khác, đó là hình cắt và mặt cắt.
1.1. Nội dung hình cắt – mặt cắt
Để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể ta dùng một mặt phẳng cắt tưởng tượng cất qua phần có cấu tạo bên trong như lỏ, rãnh… của vật thể, vật thể bị cắt làm hai phần. Sau khi cắt tưởng tượng, lấy đi một phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt, phần còn lại chiếu lên mặt phẳng chiếu song song với mặt phẳng cắt ta được hình cắt. [Hình 1].
Nếu chỉ vẽ phần vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt thì hình thu được gọi là mặt cắt [Hình 1-b].
Ví dụ:

 Hình 1

1.2. Ký hiệu vật liệu
Để phân biệt phần tiếp xúc với mặt phẳng cắt và phần sau mặt phẳng cát, TCVN quy định vẽ phần tiếp xúc với mặt phẳng cắt bằng ký hiệu vật liệu.
1.2.1. Cách vẽ ký hiệu vật liệu
TCVN 7-78 quy định cách vẽ vật liệu trên mặt cắt như sau:
– Các đường gạch gạch của mặt phẳng phải vẽ song song với nhau và nghiêng 45″ so với đường bao hoặc đường trục chính của hình biểu diễn [Hình 2].

Hình 2

– Nếu đường gạch gạch có phương trùng với phương đường bao hay đường trục chính thì được phép vẽ nghiêng 30″ hoặc 60° [Hình 3].

Hình 3

– Các đường gạch gạch trên mọi hình cắt và mặt cắt của một vật thể vẽ thống nhất về phương và khoảng cách: khoảng cách đó từ 2-10mm.

– Các đường gạch gạch của hai chi tiết kề nhau được vẽ theo phương khác nhau, hoặc khoảng cách khác nhau [Hình 4].

Hình 4

– Ký hiệu vật liệu trên hình cắt của gỗ, kính, đất… được vẽ bằng tay.
1.2.2. Ký hiệu mặt cắt các vật liệu khác nhau

Bảng 5-1.

 


2. Hình cắt
2.1. Định nghĩa
Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể, sau khi đã tưởng tượng cắt đi phần vật thể giữa người quan sát và mặt phẳng cắt.
2.2. Phân loại hình cắt
2.2.1. Hình cắt đứng
• Định nghĩa:
Hình cắt đứng là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng.
Ví dụ: [Hình 5]

2.2.2. Hình cắt bằng
• Định nghĩa:
Hình cắt bằng là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu bằng.
Ví dụ: hình 6

Hình 6

2.2.3 Hình cắt cạnh
• Định nghĩa:
Hình cắt cạnh là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh.
Ví dụ: [Hình 7]

Hình 7

• Quy định:
Các hình cắt đứng, bằng, cạnh nếu cắt qua trục đối xứng và biểu diễn ở vị trí hình chiếu cơ bản tương ứng thì không cần ghi kỹ hiệu.
2.2.4. Hình cắt nghiêng
• Định nghĩa:
Hình cắt nghiêng là hình cắt có mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản nào.
Ví dụ: [Hình 8]

 

 Hình 8

• Quy định:
Cách bố trí và ghi chú hình cắt nghiêng tương tự hình chiếu phụ.
2.2.5. Hình cắt bậc
• Định nghĩa:
Hình cất bậc là hình cất có các mặt phẳng cắt song song với nhau và song song với mặt phẳng chiếu.
Ví dụ: [Hình 9]

hình 9

• Quy định:
Mặt phẳng cắt trung gian [mặt phẳng nối giữa các mặt phẳng cắt song song] quy định không vẽ vết mặt phẳng cắt trên hình cắt bậc để đảm bảo cho hình dạng bên trong của các bộ phận cùng thể hiện trên cùng một hình cắt.
2.2.6. Hình cắt xoay
• Định nghĩa:
Hình cắt xoay là hình cắt có các mạt phẳng cắt giao nhau.
Ví dụ: [Hình 10]

                                                                                    hình 10
• Cách vẽ:
Sau khi tưởng tượng cắt xong, ta xoay một mặt phẳng và các phần tử có liên quan về trùng với mặt phẳng kia rồi chiếu lên mặt phẳng chiếu.
• Quy ước:
Mọi trường hợp hình cắt bậc và hình cắt xoay đều phải có ghi chú vết mặt phẳng cắt và tên hình cắt.
2.2.7. Hình cắt riêng phần
• Định nghĩa:
Hình cắt riêng phần ỉà hình cắt một phần nhỏ để thể hiện hình dạng bên trong của vật thể.
Ví dụ [Hình 11]

                                                                                           Hình 11
• Quy ước:
– Nếu biểu diền hình cắt riêng phần ra ngoài hình chiếu thì cần ghi chú.
– Nếu biểu diễn hình cắt riêng phần ngay ở vị trí tương ứng trên hình chiếu thì được giới hạn bằng nét lượn sóng. Nét này không trùng với bất kỳ đường nét nào của bản vẽ. Trong trường hợp này không cần có ghi chú.
2.2.8. Hình cắt kết hợp [Hình cắt ghép]
• Định nghĩa:
Hình cắt kết hợp là trên một hình biểu diễn, ghép một phần hình chiếu với một phần hình cắt hoặc ghép các phần hình cắt với nhau. [Hình 12]

 hình 12

• Quy định:
– Nếu hình biểu diễn đối xứng thì đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt được vẽ bằng nét chấm gạch mảnh [trục đối xứng]. Nên đặt hình cắt ở phía bên phải của hình biểu diễn. [Hình22]
– Nếu nét liền đậm trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách khi ghép hình chiếu với hình cắt .Vị trí nét lượn sóng được xác định tuỳ theo cạnh của vật thể trùng với trục đối xúng là khuất hay thấy. [hình23]

hình 13

– Nếu hình biểu diễn không đối xứng thì đường phân cách đó được vẽ bằng nét lượn sóng. [Hình 14]

 

Hình 14
2.3. Quy định về hình cắt
Trên hình cắt cần có những ghi chú về vị trí mặt phảng cắt, hướng nhìn và ký hiệu tên hình cắt.
– Vị trí mặt phẳng cắt được xác định bằng nét cắt [- -]. Nét cắt đặt tại chỗ bắt đầu, chỗ kết thúc và chỗ giao nhau của mặt phẳng cắt.
– Nét cắt đầu và nét cắt cuối được đặt ở ngoài hình biểu điền và có mũi tên chỉ hướng nhìn, bên cạnh mũi tên có ký hiệu bằng chữ tương ứng với chữ chỉ tên hình cắt.
– Phía trên hình cắt có ghi ký hiệu bằng hai chữ in hoa. Ví dụ A-A hoặc B-B.
– Trên các hình cắt, các phần tử như nan hoa, gân tăng cứng, thành mỏng, trục đặc… được quy định không vẽ ký hiệu vật liệu trên hình cắt của chúng khi bị cắt dọc. Ví du: [hình 15]

Hình 15
– Nếu trên các phần tử này có lỗ rãnh cần thể hiện thì dùng hình cắt riêng phần: [Hình 16]

 hình 16

2.4 Cách vẽ và cách đọc hình cắt
2.4.1. Cách vẽ hình cắt
Tuỳ theo đặc điểm cấu tạo và hình dạng của từng vật thể mà chọn loại hình cắt cho thích hợp. Khi vẽ trước hết phải xác định rõ vị trí của mặt phẳng cắt và hình dung được phần vật thể còn lại để vẽ hình cắt. Trình tự vẽ như sau:
• Vẽ các đường bao ngoài của vật thể [Hình 17-a]

Hình 17

• Vẽ phần bên trong của vật thể như lỗ, rãnh… [Hình 17-b]
• Vẽ các đường gạch gạch ký hiệu vật liệu trên mặt cắt [Hình 17-c]
• Viết ghi chú cho hình cắt nếu có.
2.4.2. Cách đọc hình cắt
Cách đọc hình cắt cũng tương tự như cách đọc hình chiếu. Song cần chú ý đặc điểm của hình cắt là dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt vật thể để thể hiện hình dạng bên trong của vật thể. Trình tự đọc hình cắt như sau:
• Xác định vị trí mặt phẳng cắt, căn cứ vào ghi chú về hình cắt mà xác định vị trí mặt phẳng cắt. Trường hợp không có ghi chú về hình cắt thì mặt phẳng cắt được xem như trùng vói mặt phẳng đối xứng của vật thể và song song với mặt phẳng hình chiếu. Ví dụ hình 18-a, hình cắt đứng có mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng.

                                                                                       Hình 18-a
• Hình dung hình dạng cấu tạo bên trong của vật thể, căn cứ theo các đường gạch gạch trên hình cắt để phân biệt phần cấu tạo bên trong và phần tiếp xúc với mặt phẳng cắt. Để hình dung hình dạng bên trong của vật thể, ta kết hợp dùng phương pháp phân tích hình dạng với cách gióng đối chiếu giữa các hình biểu diễn. [Hình 18-b,c]

hình 18 -b,c

• Hình dung toàn bộ hình dạng vật thể, sau khi phân tích hình dạng từng phần, tổng hợp lại để hình dung toàn bộ vật thể. [Hình 18-d]

Hình 18-d

Chủ Đề