Hộ khẩu hà nội làm hộ chiếu ở đâu

Trong thời kì hội nhập toàn cầu, phần lớn công dân Việt Nam đều quan tâm đến việc làm hộ chiếu, nhất là những người đã có kế hoạch xuất cảnh. Công dân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú ở đâu, thì sẽ đến Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh của nơi đó để làm hộ chiếu.

Nếu bạn ở Hà Nội, thì dưới đây sẽ có hướng dẫn chi tiết cho bạn. Trước hết, hãy cùng đọc những thông tin tổng hợp cập nhật, chuẩn xác mà bạn cần phải biết về việc làm hộ chiếu tại Hà Nội.

1. Hộ chiếu là gì/ Hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào?

Hộ chiếu [passport] và thị thực [visa] là hai thuật ngữ về hai loại giấy tờ khác nhau, và đến nay vẫn có rất nhiều người hiểu lầm và coi hai thuật ngữ này là một. Hai loại giấy tờ này luôn đi kèm với nhau khi công dân muốn xuất cảnh, nhập cảnh hoặc lưu trú ở nước ngoài.

Để nhập cảnh, không phải nước nào cũng yêu cầu visa, nhưng hộ chiếu là giấy tờ bắt buộc khi bạn muốn đi lại giữa hai quốc gia.

► Tìm hiểu thêm: Những nước miễn visa cho người Việt

Hộ chiếu:

  • Là giấy tờ thường được đóng thành quyển, do Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho công dân của nước đó.
  • Hộ chiếu được sử dụng để làm giấy thông hành, visa hoặc phục vụ những mục đích dân sự liên quan đến xuất nhập cảnh khác.
  • Hộ chiếu có trước, visa có sau, không có hộ chiếu thì không làm được visa.

Visa:

  • Là giấy tờ được Cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia, cấp cho công dân của một quốc gia khác với mục đích nhập và xuất cảnh vào quốc gia cấp visa.
  • Khi làm thủ tục thông hành, visa thường được dán lên những trang bên trong hoặc kẹp vào hộ chiếu.

► Như vậy, visa và hộ chiếu là do hai cơ quan khác nhau cấp, cùng với mục đích phục vụ việc xuất nhập cảnh. Hộ chiếu có thể thay thế chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước; còn visa thì không.

► Tìm hiểu chi tiết sự khác biệt giữa hộ chiếu [passport] và visa tại ĐÂY.

a. Làm hộ chiếu ở đâu ở Hà Nội?

Trước khi chuẩn bị các thủ tục làm hộ chiếu tại Hà Nội, bạn phải biết rằng Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh Hà Nội có hai địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Số 2 Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội. Phục vụ công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì và tỉnh Hà Tây cũ.
  • Cơ sở 2: Số 44 Phạm Ngọc Thạch, phường Trung Tự, quân Đống Đa, Hà Nội. Phục vụ công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại những huyện còn lại.
  • Nếu công dân ở huyện Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm thì có thể làm hộ chiếu ở cả hai cơ sở trên.

b. Làm hộ chiếu cần mang những gì?

► Giấy tờ quan trọng nhất là chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước.

► Nếu bạn tạm trú tại Hà Nội thì bạn cần làm sổ tạm trú trước. Thủ tục làm hộ chiếu cho người ngoại tỉnh tại Hà Nội cũng tương tự như người có hộ khẩu tại Hà Nội, bạn chỉ cần mang thêm sổ tạm trú mà thôi.

► Trẻ em dưới 14 tuổi cần thêm tờ khai X01, ảnh chụp sẵn và bản sao giấy khai sinh, sổ tạm trú nếu có. Nếu người nộp hồ sơ là cha mẹ nuôi hoặc người đỡ đầu, người giám hộ thì cần mang theo giấy tờ pháp lý chứng minh mới được ký hộ vào tờ khai thay trẻ. Nếu trẻ tạm trú cũng cần mang theo sổ tạm trú của trẻ.

c. Thủ tục và các bước làm hộ chiếu tại Hà Nội

► Bước 1: Khai báo hộ chiếu online tại //hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn/faces/index.jspx

  • Bạn có thể làm tại nhà hoặc tới Văn phòng ở địa chỉ trên điền tờ khai xin cấp hộ chiếu.
  • Tại đây bạn điền các thông tin cá nhân, và những thông tin liên quan được nêu bên trong mẫu đăng ký. Khi nào hiện lên thông báo “Thành công” tức là bạn đã hoàn thành việc đăng ký online.

► Bước 2: Mang chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước đến Phòng Quản Lý Xuất Nhập cảnh để đăng ký làm thủ tục tiếp nhận. Nếu bạn tạm trú tại Hà Nội thì mang thêm sổ tạm trú đến. Sau đó sẽ được xếp chứng minh nhân dân, và đợi chụp ảnh và gọi tên theo thứ tự.

► Bước 3: Đến lượt gọi tên thì mang các giấy tờ đến bàn tiếp nhận để cán bộ kiểm tra, đối chiếu. Bạn sẽ được lấy biên nhận và nộp lệ phí tại cửa thu. Sau đó bạn đăng ký để bưu điện gửi hộ chiếu về nhà theo địa chỉ đăng kí.

d. Có dịch vụ làm hộ chiếu nhanh ở Hà Nội không?

Nếu bạn bận việc và không thể có mặt tại Văn phòng Quản lý XNC thì bạn có thể nhờ đến dịch vụ làm hộ chiếu. Bạn chỉ cần cung cấp những giấy tờ cần thiết và chờ đợi kết quả. Đôi khi cách này giúp bạn lấy được hộ chiếu nhanh hơn nhiều so với việc bạn tự mình thực hiện các bước nhưng tất nhiên là chi phí sẽ cao hơn mức bình thường.

3. Làm hộ chiếu bằng chứng minh thư/thẻ căn cước có gì khác nhau?

a. Chứng minh thư và thẻ căn cước có gì khác nhau?

► Thẻ căn cước có thể gọi là chứng minh thư “nâng cấp”, có thể thay thế nhiều giấy tờ [hộ khẩu, bảo hiểm, hộ chiếu, v.v.], còn chứng minh thư thì không.

► Hạn sử dụng của chứng minh thư là 15 năm, còn thẻ căn cước thì sau khi được cấp vào năm 14 tuổi, công dân phải đi đổi vào năm 25, 40 và 60 tuổi.

► Nếu như chứng minh thư của bạn sắp hết hạn, thì lúc đó bạn sẽ được cấp thẻ căn cước để thay thế chứng minh thư cũ.

b. Thẻ căn cước có thể thay thế hộ chiếu không?

► Trong một số trường hợp, câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, đó chỉ là khi Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế, cho phép công dân được sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

► Hiện tại việc làm hộ chiếu tại Hà Nội bằng thẻ căn cước khá dễ dàng, công dân không cần đến Văn phòng XNC, chỉ cần hoàn thành những thủ tục online cần thiết là được cấp/đổi hộ chiếu.

c. Thay chứng minh thư mới có dùng được hộ chiếu với số chứng minh thư cũ không?

► Câu trả lời là KHÔNG. Công dân thay chứng minh thư thành thẻ căn cước, thì phải làm thủ tục thay đổi những thông tin này trên hộ chiếu. Nếu không, bạn không thể dùng hộ chiếu với thông tin sai lệch đó để xuất nhập cảnh được.

► Thủ tục đổi thông tin trên hộ chiếu cũng khá nhanh, bạn cần tờ khai X01, 2 ảnh 4*6 và đến Phòng XNC để làm thủ tục đổi.

4. Cách bảo quản hộ chiếu

Hộ chiếu thường là một cuốn sổ nhỏ hơn bàn tay, làm bằng giấy, nên nhất định bạn không được để hộ chiếu dính nước hay nhàu nát, hoặc làm rách. Đặc biệt là khi bạn đã xuất cảnh và đang lưu trú ở nước bạn, hộ chiếu càng phải được bảo quản tốt nhất để bạn có thể về nước suôn sẻ.

► Khi xuất cảnh, nên để hộ chiếu vào một chiếc bao da nhỏ, tránh thấm nước, để cùng với thẻ căn cước, thẻ rút tiền hay những giấy tờ quan trọng khác.

► Tuyệt đối không được làm mất hộ chiếu, vì việc cấp lại hộ chiếu từ nước ngoài là không hề dễ dàng, bạn có thể phải mất rất nhiều tiền và thời gian, công sức.

► Để cẩn thận hơn, hãy scan từng trang [kể cả trang bìa và trang trống] của hộ chiếu và lưu vào các thiết bị di động hay lưu trên internet, chẳng may có làm mất thì những hình ảnh này sẽ giúp làm lại hộ chiếu nhanh, hoặc giúp bạn có thể về nước dễ dàng hơn.

Tóm lại, việc làm hộ chiếu không phức tạp và mất thời gian bằng làm visa, nên bạn không có gì phải lo lắng. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn làm hộ chiếu ở Hà Nội một cách dễ dàng hơn. Và sau khi đã có hộ chiếu rồi, và có ý định đi du lịch nước ngoài thì đừng quên liên hệ với Visana theo Hotline 1900 0284 để được tư vấn làm visa đi nước ngoài nhé ạ.

Tôi hộ khẩu Yên Bái, làm việc tại Hà Nội. Hộ chiếu đã hết hạn, do dịch bệnh, tôi vẫn chưa thể về quê làm lại. Tôi có thể xin làm hộ chiếu ngay tại Hà Nội không? [Vũ Nga]

Luật sư tư vấn

Theo khoản 5 Điều 15 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai được thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

Như vậy, việc đăng ký hộ chiếu lần 2 không bắt buộc phải làm tại nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú mà bạn có thể đăng ký tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

Bạn đang ở Hà Nội nên bạn có thể đăng ký làm hộ chiếu lần 2 tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an Hà Nội hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông được quy định tại Điều 15 Luật Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:

Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:

- Tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 2 ảnh chân dung

- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi

- Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền

- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất

Khi nộp xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.

Trong thời hạn 8 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị.

Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hạn giải quyết không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do.

Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi nộp hồ sơ hoặc nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, công an cấp tỉnh thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề