Hóa đơn nội địa khi nhập khẩu tại chỗ

Thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ liên quan đến hồ sơ hải quan phải nộp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định; tại khoản 3 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, Bộ Tài chính đã hướng dẫn nộp hóa đơn khi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ đối với trường hợp doanh nghiệp nội địa kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu).

Theo đó, khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC và nộp phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (bản chụp) thay hóa đơn GTGT thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 13, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Khi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC và nộp hồ sơ hải quan kèm hóa đơn GTGT (bản chụp) thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan.

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 219/2013/TT-BTC về việc lập hóa đơn giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có quy định như sau:

Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp hàng hóa được coi như xuất khẩu
...
2. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật:
a) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam;
b) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan;
c) Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu ghi rõ tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam;
d) Hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam phải thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này. Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ được phía nước ngoài ủy quyền thanh toán cho người xuất khẩu tại chỗ thì đồng tiền thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
đ) Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư.

Như vậy, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật phải lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu được ghi rõ tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam để được hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT.

Hóa đơn nội địa khi nhập khẩu tại chỗ

Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có cần lập hóa đơn giá trị gia tăng không? (Hình từ Internet)

Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có được hưởng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% không?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng có quy định về thuế suất 0% như sau:

Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
- Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;
- Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:
+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.
+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.
+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
...

Theo đó, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật nằm trong đối tượng được hưởng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%.

Điều kiện để hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 219/2013/TT-BTC về điều kiện để hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào có quy định như sau:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam;

- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan;

- Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu ghi rõ tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam;

- Hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam phải thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn của pháp luật.

Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ được phía nước ngoài ủy quyền thanh toán cho người xuất khẩu tại chỗ thì đồng tiền thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

- Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư.