Học sinh cấp 2 cơ phải nộp tiền học phí không

Miễn học phí bậc THCS, nên làm ngay!

[NLĐO] - Về nguyên tắc, đã phổ cập thì phải miễn học phí nhưng ở nước ta, bậc THCS lâu nay vẫn thu học phí, đó là một nghịch lý.

  • Thu hộ học phí - Giải pháp số hóa cho ngành giáo dục

  • Giữ nguyên mức học phí đến hết năm học 2021-2022

  • Vì sao Bộ GD-ĐT rút đề xuất tăng học phí ở tất cả các cấp học?

  • Bộ GD-ĐT dự kiến tăng học phí ở tất cả các cấp học từ năm 2021-2022

Nghịch lý đó tồn tại trong nhiều năm qua, nhưng đến niên khóa này [2020-2021], TP Hải Phòng mới tiên phong để xóa bỏ.

Theo đó, bắt đầu năm học 2020-2021, học sinh mầm non và THCS ở Hải Phòng chính thức được miễn hoàn toàn học phí theo nghị quyết được HĐND TP này thông qua cuối năm 2019. Hải Phòng còn làm hơn thế nữa, khi học sinh THPT sẽ được miễn học phí từ niên khóa 2021-2022.

TP HCM cũng muốn miễn học phí bậc THCS mà chưa làm được, dù có chủ trương từ tháng 9-2018 nhưng lại vướng Nghị định 86 của Chính phủ ban hành năm 2015 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. Nghị định này quy định về khung mức thu học phí đối với các trường phổ thông công lập nên TP HCM không thể miễn học phí cho học sinh THCS.

Miễn học phí đến bậc THCS - bậc phổ cập là điều đương nhiên. Về nguyên tắc, đã phổ cập là phải miễn phí, nhưng vì sao nhiều tỉnh - thành khác cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện?

Trước khi Dự thảo Luật Giáo dục 2019 sửa đổi trình Quốc hội thông qua, Bộ GD-ĐT đã đưa đề xuất việc miễn học phí ở bậc THCS vào dự thảo nhưng lại vấp phải ý kiến phản đối của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ do lo ngại làm tăng chi ngân sách nhà nước.

Ở góc độ khác, việc phổ cập giáo dục và miễn học phí đã được hiến định từ Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, trong đó có quy định: "Nền sơ học cưỡng bách và không học phí…"; Hiến pháp những năm 1959, 1980 đều có quy định tương tự và cao hơn. Tuy vậy cho đến nay, chúng ta chỉ mới miễn phí cho học sinh cấp 1 và miễn phí giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Từ năm 2013, PGS-TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đã đề nghị nên gọi thẳng là "giáo dục bắt buộc 9 năm miễn học phí", tức miễn phí hoàn toàn cho học sinh cấp THCS.

Người dân có quyền đặt câu hỏi vì sao tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hằng năm của Việt Nam khoảng 20%, tương đương 5% GDP hoặc cao hơn, sao vẫn thiếu trước hụt sau!. Mức đầu tư cho giáo dục như vậy là khá cao so với nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước, vùng lãnh thổ có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam như Singapore [3,2%], Malaysia [5,1%], Thái Lan [3,8%], Hàn Quốc [5,2%], Hồng Kông – Trung Quốc [3,5%]. Trong khi với mức đầu tư tương đương hoặc thấp hơn, nhiều nước vẫn miễn học phí đến bậc THCS như Campuchia chẳng hạn; thậm chí học sinh còn được có bữa ăn sáng miễn phí như Chính phủ Malaysia đang áp dụng cho bậc tiểu học…

Người dân đang trông chờ cơ quan hữu trách tính toán, xem lại việc đầu tư cho giáo dục đã đạt hiệu quả tối ưu chưa. Rõ ràng cơ cấu đầu tư cho GD-ĐT chưa hợp lý thể hiện ở cơ cấu chi cho các nhiệm vụ, giữa các bậc học; nội dung chi trong từng bậc học, ngành nghề trong từng bậc học chưa tương xứng.

Nhiều ý kiến cho rằng học phí ở bậc THCS hiện không cao nhưng về mặt xã hội, nếu miễn giảm học phí từ bậc học này trở xuống sẽ là cơ sở rất quan trọng để thực hiện phổ cập giáo dục, đưa nền giáo dục quốc gia phát triển mạnh mẽ.

Một thực tế khác rất đáng nghiên cứu, khi giáo dục nước ta hiện nay học phí đóng cho nhà trường chỉ đảm bảo điều kiện học tập tối thiểu, đại đa số phụ huynh phải bỏ ra nhiều chi phí cho việc học thêm [thậm chí học sinh cấp 1 cũng phải học thêm], học tăng cường tiếng Anh. Ở bậc THCS, THPT thì hầu như các em đều phải học thêm, luyện thi… rất tốn kém.

Theo số liệu do The Economist công bố, năm 2018, người dân Việt Nam chi trả cho giáo dục lên đến 9 tỉ USD, chi tiêu cho giáo dục chiếm gần phân nửa [47%] tổng chi tiêu của mỗi gia đình. Do vậy, việc miễn học phí đến bậc THCS có ý nghĩa xã hội rất lớn trong tiến trình đưa ngành giáo dục phát triển.

Luật Giáo dục năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020, trong đó nêu rất cụ thể giáo dục bắt buộc là giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện.

Nghị quyết 29 của Trung ương cũng quy định nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục bắt buộc 9 năm sau năm 2020, nên học sinh THCS sẽ được miễn học phí.

Đó là cơ sở pháp lý để bắt đầu từ năm 2020, bậc THCS trở xuống sẽ được miễn học phí. Và Hải Phòng đã đi trước một học kỳ khi bắt đầu thực hiện việc miễn học phí ngay từ niên khóa này.

Vậy tại sao các địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh - thành có điều kiện chưa thể làm giống như Hải Phòng?.

Lưu Nhi Dũ

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 nêu rõ một số chủ trương liên quan đến dự án Luật Giáo dục [sửa đổi]. Chính phủ thống nhất thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bổ sung chính sách nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên mầm non, từ trung cấp lên cao đẳng sư phạm, theo lộ trình quy định tại dự án Luật Giáo dục [sửa đổi].

"Thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 29 khóa XI", nghị quyết của Chính phủ nêu.

Học sinh trường Lương Thế Vinh [Hà Nội] dự lễ khai giảng năm học 2015-2016. Ảnh: H.T.

Trước đó khi dự án Luật Giáo dục [sửa đổi] được Chính phủ trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3, nội dung "miễn học phí cho học sinh THCS" bị đưa ra khỏi dự luật. Hai Bộ Tài chính và Nội vụ không đồng tình với đề xuất này vì làm tăng chi ngân sách nhà nước trong khi đang gặp khó khăn.

Bộ Giáo dục giải thích, việc nhà nước mới miễn học phí đối với giáo dục tiểu học, còn trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS chưa được miễn học phí, gây khó khăn khi huy động trẻ đến trường, nhất là vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Mức thu học phí không quá cao, nhưng cũng là gánh nặng đối với gia đình thu nhập thấp, tiệm cận chuẩn nghèo.

Quảng cáo

Miễn học phí bậc THCS sẽ huy động được trẻ lứa tuổi này đến trường, định hình việc phân luồng học sinh THCS và định hướng nghề nghiệp cho các em THPT rõ ràng hơn, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế. "Miễn học phí đối với học sinh THCS sẽ góp phần giảm chi phí cho mỗi cá nhân, gia đình và tiết kiệm nguồn lực cho cả xã hội", Bộ Giáo dục khẳng định.

Hiện Việt Nam đã phổ cập giáo dục mầm non với trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học và THCS [từ lớp 6 đến 9]. Tuy nhiên, hiện mới có học sinh tiểu học được miễn học phí. Nếu thực hiện chủ trương trên của Chính phủ, mỗi năm sẽ có hơn 5 triệu học sinh được hưởng lợi.

Lấy ý kiến về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia

Trong phiên họp thường kỳ tháng 7, Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, chuyên gia, nhà khoa học về dự án Luật Giáo dục sửa đổi, trong đó có việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Quảng cáo

Trước đó, kỳ thi THPT quốc gia 2018 gây bức xúc trong dư luận khi một số địa phương như Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La có sai phạm trong chấm thi, nhiều cán bộ giáo dục bị khởi tố, bắt giam. Hiện ngoài Hà Giang, hai địa phương còn lại chưa xác định được thủ đoạn gian lận, số thí sinh được nâng điểm. 

Nhiều ý kiến sau đó cho rằng, trước mắt nên thay đổi kỳ thi THPT quốc gia theo hướng giao các đại học chủ trì tổ chức thi, chấm thi. Về lâu dài nên bỏ kỳ thi hai trong một này và giao việc xét tốt nghiệp THPT cho địa phương, để các đại học tự tổ chức tuyển sinh. 

Vấn đề về cử tuyển cũng được Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục phối hợp với Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Dân tộc rà soát. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 16/11/2017 công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục lần hai với nhiều điểm mới. Ngoài đề xuất lương nhà giáo cao nhất bảng lương hành chính sự nghiệp, dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 105 để học sinh THCS trường công lập cũng không phải đóng học phí.

Mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, Chính phủ quy định cơ chế thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập được nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên thuộc trung ương quản lý. HĐND cấp tỉnh quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh, từ đề nghị của UBND.

Cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

Khoản 22 điều 71 dự thảo Luật sửa đổi nội dung quy định về trình độ của giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học. Theo đó dự thảo quy định "có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên tiểu học".

Video liên quan

Chủ Đề