Hưng cảm tiếng anh là gì

Rối loạn lưỡng cực I: Được xác định bởi sự hiện diện của ít nhất một giai đoạn hưng cảm đầy đủ (gây ảnh hưởng các chức năng xã hội và chức năng nghề nghiệp bình thường) và thường là những giai đoạn trầm cảm. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ ngang nhau.

  • Rối loạn lưỡng cực II: Được xác định bởi sự có mặt của các giai đoạn trầm cảm chủ yếu với ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ nhưng không có các giai đoạn hưng cảm đầy đủ. Tỷ lệ mắc bệnh có phần cao hơn đối với nữ giới.
  • Rối loạn lưỡng cực không biệt định: Các rối loạn với các đặc tính lưỡng cực rõ ràng không đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể cho các rối loạn lưỡng cực khác

Nguyên nhân chính xác của rối loạn lưỡng cực là không rõ. Di truyền có vai trò quan trọng. Cũng có bằng chứng về sự rối loạn điều hòa các chất dẫn truyền thần kinhserotonin và norepinephrin và dopamine.

Có thể có những yếu tố tâm lý xã hội. Các sự kiện căng thẳng cuộc sống thường liên quan đến sự phát triển ban đầu của các triệu chứng và sau đó trầm trọng, mặc dù nguyên nhân và kết quả chưa được thiết lập.

Một số loại thuốc có thể khởi phát bệnh trầm trọng ở một số bệnh nhân rối loạn lưỡng cực; những loại thuốc này bao gồm

Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực bắt đầu với một giai đoạn cấp tính các triệu chứng, theo sau là một chu kỳ lặp đi lặp lại của sự thuyên giảm và tái phát. Sự thuyên giảm thường hoàn toàn, nhưng nhiều bệnh nhân có các triệu chứng tồn dư, và một số thì khả năng làm việc ở nơi làm việc bị suy giảm trầm trọng. Các đợt tái phát là những giai đoạn riêng biệt của các triệu chứng cường độ cao hơn, đó là hưng cảm, trầm cảm, trầm cảm nhẹ, hoặc hỗn hợp các tính trạng trầm cảm và hưng cảm.

Các đợt tập kéo dài từ vài tuần đến 3 đến 6 tháng; giai đoạn trầm cảm thường kéo dài hơn giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm.

Các chu kỳ – thời gian từ khi khởi phát của một giai đoạn đến thời điểm khởi phát giai đoạn tiếp theo - khác nhau giữa các bệnh nhân. Một số bệnh nhân có giai đoạn không thường xuyên, có lẽ chỉ một vài giai đoạn trong suốt cuộc đời, trong khi một số khác lại có các dạng chu kỳ nhanh (thường được định nghĩa là ≥ 4 giai đoạn/năm). Chỉ có một ít bệnh nhân thay đổi luân phiên giữa hưng cảm và trầm cảm trong mỗi chu kỳ; trong hầu hết, một cực hay cực khác chiếm nổi trội.

Hưng cảm

Một giai đoạn hưng cảm được định nghĩa là ≥ 1 tuần có khí sắc tăng, mở rộng hoặc dễ bị kích thích liên tục và tăng liên tục hoạt động có mục đích hoặc tăng năng lượng đáng chú ý cộng với ≥ 3 triệu chứng:

  • Tăng tính tự trọng bản thân hoặc phóng đại
  • Giảm nhu cầu ngủ
  • Nói chuyện nhiều hơn bình thường
  • Tư duy phi tán hoặc tư duy dồn dập
  • Tính dễ bị phân tán tập trung
  • Tăng các hoạt động có mục đích
  • Tham gia quá nhiều vào các hoạt động có rủi ro cao (ví dụ, mua sắm nhiều, đầu tư kinh doanh dại dột)

Các bệnh nhân hưng cảm có thể là tham gia vào nhiều hoạt động vui vẻ, có nguy cơ cao một cách không mệt mỏi, quá mức, và xung động (ví dụ, đánh bạc, thể thao nguy hiểm, hành động phô trương tình dục) mà không cần phải hiểu rõ những nguy hại có thể xảy ra. Triệu chứng trầm trọng đến nỗi họ không thể hoạt động được các vai trò chính (nghề nghiệp, trường học, trông nhà). Những đầu tư không khôn ngoan, chi tiêu và các lựa chọn cá nhân khác có thể có những hậu quả không thể khắc phục được.

Bệnh nhân trong một giai đoạn hưng cảm có thể ăn mặc màu mè rực rõ và thường nói với tốc độ nhanh, không thể dừng. Bệnh nhân có thể tạo ra các mối liên quan (những ý nghĩ mới được khởi phát bởi bằng âm thanh thay vì ý nghĩa của từ). Dễ phân tâm, bệnh nhân có thể liên tục chuyển từ một chủ đề này sang chủ đề khác. Tuy nhiên, họ có xu hướng tin rằng họ đang ở trạng thái tinh thần tốt nhất của họ.

Thiếu sự thấu hiểu và tăng khả năng hoạt động thường dẫn đến hành vi xâm phạm và có thể là một sự kết hợp nguy hiểm. Sự bất hòa giữa các cá nhân và có thể khiến bệnh nhân cảm thấy họ đang bị đối xử hoặc bị ngược đãi một cách bất công. Do đó, bệnh nhân có thể trở nên nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác. Tăng hoạt động tâm thần được bệnh nhân cảm nhận tư duy dồn dập và được quan sát là tư duy phi tán qua đánh giá của bác sĩ.

Hưng cảm loạn thần là một biểu hiện nặng hơn, với những triệu chứng loạn thần mà có thể khó phân biệt với tâm thần phân liệt Tâm thần phân liệt Tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi loạn thần (mất liên hệ với thực tại), ảo giác (các tri giác sai), hoang tưởng (các niềm tin sai lạc), tư duy và ngôn ngữ thiếu tổ chức, cảm xúc thờ ơ vô... đọc thêm . Bệnh nhân có những hoang tưởng phóng đại hoặc bị theo dõi (ví dụ, về việc là Chúa Giêsu hoặc bị FBI theo dõi), thỉnh thoảng có ảo giác. Mức độ hoạt động tăng rõ rệt; bệnh nhân có thể phóng xe nhanh và la hét, chửi thề hay hát hò. Tăng tình trạng thiếu ổn định cảm xúc, thường tăng tính dễ bị kích thích. Mê sảng (hưng cảm mê sảng) có thể xuất hiện, với sự mất mát hoàn toàn của tư duy và hành vi.

Hưng cảm nhẹ

Một giai đoạn hưng cảm nhẹ là một biến thể ít nặng nề hơn của hưng cảm liên quan đến một giai đoạn riêng biệt kéo dài ≥ 4 ngày với hành vi khác biệt rõ rệt bản thân bệnh nhân lúc bình thường không trầm cảm và bao gồm ≥ 3 trong số các triệu chứng bổ sung được liệt kê ở trên dưới hưng cảm.

Trong giai đoạn hưng cảm nhẹ, khí sắc tươi sáng, nhu cầu ngủ giảm khi năng lượng tăng lên đáng kể, và tâm thần vận động tăng nhanh. Đối với một số bệnh nhân, giai đoạn hưng cảm nhẹ được thích nghi bởi vì chúng tạo ra nhiều năng lượng, tăng tính sáng tạo, sự tự tin, và chức năng xã hội siêu thường. Nhiều người không muốn rời khỏi trạng thái vui tươi, hưng phấn. Một số hoạt động khá tốt, và hoạt động không bị suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, hưng cảm nhẹ biểu hiện như sự phân tán, dễ bị cáu gắt, và khí sắc bất ổn định, mà bệnh nhân và những người khác thấy không thích thú tình trạng đó.

Trầm cảm

  • Khí sắc trầm hầu hết trong ngày
  • Giảm sự quan tâm hoặc thích thú trong tất cả hoặc gần như tất cả các hoạt động trong hầu hết thời gian trong ngày
  • Tăng cân đáng kể (\>5%) hoặc giảm cân hoặc tăng khẩu vị
  • Mất ngủ (thường mất ngủ kiểu tỉnh giấc giữa đêm) hoặc chứng ngủ nhiều
  • Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động được quan sát bởi người khác của người khác (không phải tự nhận xét)
  • Mệt mỏi hoặc mất năng lượng
  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp
  • Suy giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung hoặc do dự thiếu quyết đính
  • Những suy nghĩ liên tục về cái chết hoặc tự sát, một nỗ lực tự sát, hay một kế hoạch tự sát cụ thể

Các đặc điểm loạn thần thường phổ biến ở trầm cảm lưỡng cực hơn trầm cảm đơn cực.

Các đặc điểm hỗn hợp

Một giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ được xác định là có đặc điểm hỗn hợp nếu ≥ 3 triệu chứng trầm cảm có mặt trong hầu hết các ngày của giai đoạn. Tình trạng này thường rất khó chẩn đoán và có thể chuyển sang trạng thái chu kỳ liên tục; sau đó tiên lượng xấu hơn so với ở trạng thái hưng cảm hay hưng cảm nhẹ.

Nguy cơ tự sát trong các giai đoạn hỗn hợp đặc biệt cao.

  • Tiêu chuẩn lâm sàng (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ Năm)
  • Thyroxin (T4) và mức TSH để loại trừ cường giáp
  • Loại trừ lạm dụng thuốc kích thích trên lâm sàng hoặc xét nghiệm máu hoặc nước tiểu

Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực được dựa trên việc xác định các triệu chứng của chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ như được mô tả ở trên, cộng với một tiền sử của sự thuyên giảm và tái phát. Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực I cần phải có các triệu chứng đủ nghiêm trọng để làm giảm đáng kể chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp hoặc phải nhập viện để ngăn ngừa nguy hại cho bản thân hoặc người khác.

Một số bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm có thể đã có trải nghiệm trước đây hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm nhưng không phản hồi về điều đó, trừ khi họ được đặt câu hỏi cụ thể. Đặt câu hỏi có kĩ năng có thể cho thấy các dấu hiệu hiện diện bệnh (ví dụ như chi tiêu quá mức, xung động phô trương tình dục, lạm dụng chất kích thích), mặc dù các thông tin đó có nhiều khả năng được cung cấp bởi người thân. Bảng kê có cấu trúc như Bảng câu hỏi về Rối loạn tâm trạng có thể có ích. Tất cả bệnh nhân phải được hỏi nhẹ nhàng nhưng trực tiếp về ý tưởng tự sát, kế hoạch, hoặc hành vi.

Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cũng có thể bị rối loạn lo âu (ví dụ, ám ảnh sợ xã hội Ám ảnh sợ xã hội Ám ảnh sợ xã hội là lo sợ và lo âu về việc bị tiếp xúc với các tình huống xã hội hoặc trình diễn nào đó. Những tình huống này bị né tránh hoặc chịu đựng với lo âu đáng kể. Ám ảnh sợ là một loại... đọc thêm , các cơn hoảng sợ Cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ Một cơn hoảng sợ là sự khởi phát đột ngột của một giai đoạn ngắn, rời rạc với các khó chịu căng thẳng, lo âu, hoặc sợ hãi kèm theo các triệu chứng cơ thể và/hoặc triệu chứng nhận thức. Rối loạn... đọc thêm , rối loạn ám ảnh nghi thức Rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD) Rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD) được đặc trưng bởi những suy nghĩ tái diễn, kéo dài, không mong muốn, sự thúc giục, hoặc những hình ảnh bị ám ảnh và/hoặc những hành vi lặp đi lặp lại hoặc những... đọc thêm ), có thể gây nhầm lẫn cho chẩn đoán.

  • Các thuốc chỉnh khí sắc (ví dụ lithium, một số thuốc chống co giật), thuốc chống loạn thần thế hệ 2, hoặc cả hai
  • Hỗ trợ và trị liệu tâm lý

Điều trị rối loạn lưỡng cực thường có 3 pha:

  • Cấp tính: Để ổn định và kiểm soát biểu hiện ban đầu, đôi khi là những tình trạng nghiêm trọng
  • Tiếp tục: Để đạt được sự thuyên giảm hoàn toàn
  • Duy trì hoặc dự phòng: Giữ bệnh nhân trong trạng thái thuyên giảm

Mặc dù hầu hết các bệnh nhân hưng cảm nhẹ có thể được điều trị như bệnh nhân ngoại trú, nhưng tình trạng hưng cảm nghiêm trọng hoặc trầm cảm thường đòi hỏi quản lý nội trú.

  • Thuốc chỉnh khí sắc: Lithium và thuốc chống động kinh, đặc biệt là valproat, carbamazepin, và lamotrigin

Các loại thuốc này được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với tất cả các pha điều trị, mặc dù ở liều lượng khác nhau.

Kích thích từ trường xuyên sọ, đôi khi được sử dụng để điều trị trầm cảm nặng, kháng thuốc, cũng đã chứng minh được hiệu quả trong chứng trầm cảm lưỡng cực.

Tận dụng sự ủng hộ của người thân là điều thiết yếu để dự phòng ngăn ngừa những giai đoạn chủ yếu.

Trị liệu nhóm thường được khuyên dùng cho bệnh nhân và bạn đời (bạn tình); ở đó, họ tìm hiểu về rối loạn lưỡng cực, di chứng xã hội của nó, và vai trò trung tâm của thuốc chỉnh khí sắc trong điều trị.

Trị liệu cá nhân có thể giúp bệnh nhân đối phó tốt hơn với các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và điều chỉnh theo cách mới để tự xác định bản thân.

Những bệnh nhân, đặc biệt là những người có rối loạn lưỡng cực II, có thể không tuân thủ các phác đồ điều trị bằng thuốc chỉnh khí sắc bởi vì họ tin rằng những thuốc này làm cho họ ít cảnh giác và sáng tạo. Bác sĩ có thể giải thích rằng: sự giảm sáng tạo thì không bình thường một cách tương đối nhưng thuốc chỉnh khí sắc thường sẽ đem lại nhiều cơ hội thực hiện hoạt động giữa các cá nhân, học thuật, chuyên môn và nghệ thuật.

Bệnh nhân nên được tư vấn để tránh các loại thuốc kích thích và rượu, để giảm thiểu tình trạng thiếu ngủ và nhận diện các dấu hiệu tái phát sớm.

Nếu bệnh nhân có khuynh hướng tiêu xài tài chính quá mức, tài chính nên được chuyển sang một thành viên đáng tin cậy trong gia đình. Bệnh nhân có khuynh hướng lạm dụng tình dục thì nên được cung cấp thông tin về các hậu quả về hôn nhân (ví dụ ly dị) và nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền, đặc biệt là AIDS.

Các nhóm hỗ trợ (ví dụ, Liên minh Hỗ trợ Bệnh nhân bị Bệnh lưỡng cực và Trầm cảm [DBSA] ) có thể giúp bệnh nhân bằng cách cung cấp một diễn đàn để chia sẻ những kinh nghiệm và cảm xúc chung của họ.

  • Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng chu kỳ liên quan đến các giai đoạn của chứng hưng cảm có hoặc không có trầm cảm (lưỡng cực 1) hoặc hưng cảm nhẹ cộng với trầm cảm (lưỡng cực 2).
  • Rối loạn lưỡng cực làm giảm một cách rõ rệt chức năng trong công việc và tương tác với xã hội, và nguy cơ tự tử là rất lớn; tuy nhiên, các trạng thái hưng cảm mức độ nhẹ (hưng cảm nhẹ) đôi khi thích nghi bởi vì chúng có thể tạo ra năng lượng cao, tính sáng tạo, sự tự tin, và chức năng xã hội siêu thường.
  • Độ dài và tần suất của chu kỳ thay đổi giữa các bệnh nhân; một số bệnh nhân chỉ có một vài giai đoạn trong suốt cuộc đời, trong khi một số khác lại có ≥ 4 giai đoạn/năm (các hình thức chu kỳ nhanh).
  • Chỉ có một vài bệnh nhân thay đổi luân phiên giữa hưng cảm và trầm cảm trong mỗi chu kỳ; trong hầu hết các chu kỳ, một cực thường chiếm ưu thế hơn cực kia.
  • Chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng, nhưng lạm dụng thuốc kích thích và các rối loạn cơ thể như cường giáp hoặc u tuyến thượng thận phải được loại trừ bằng cách kiểm tra và làm xét nghiệm.

Điều trị phụ thuộc vào biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của chúng nhưng thường được sử dụng thuốc chỉnh khí sắc (ví dụ, lithium, valproat, carbamazepin, lamotrigin) và/hoặc thuốc chống loạn thần thế hệ thứ 2 (ví dụ, aripiprazol, lurasidon, olanzapin, quetiapin, risperidon, ziprasidon).

Giai đoạn hưng cảm tiếng Anh là gì?

Mania (hưng cảm) và hypomania (hưng cảm nhẹ) là những giai đoạn mà một người cảm thấy phấn chấn, rất năng động và tràn đầy năng lượng.

Bipolar disorder là bệnh gì?

Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) là một chứng bệnh tâm thần. Người bị rối loạn lưỡng cực có các giai đoạn thay đổi tâm trạng một cách kéo dài và có thể thấy được. Họ có thể trải qua các thời kỳ trầm cảm (depression) và giai đoạn mê cuồng (mania). Mê cuồng là một tâm trạng mạnh kéo dài trong một tuần hoặc lâu hơn.

Ngược với trầm cảm là gì?

Hưng cảm hay mania là một tâm trạng hứng khởi cao bất thường hoặc dễ bị kích thích, cáu kỉnh, khuấy động và/hoặc đầy năng lượng. Trong một ngữ cảnh nào đó, nó có nghĩa trái ngược với trầm cảm. Hưng cảm là một triệu chứng để chẩn đoán một số bệnh tâm thần.

Hưng cảm kéo dài bao lâu?

Đối với mức cao thì được gọi là hưng cảm và mức thấp thì gọi là trầm cảm. Bạn có thể bị trầm cảm nghiêm trọng trong vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước khi bước vào giai đoạn hưng cảm. Cơn hưng cảm có thể kéo dài từ vài ngày đến hai tháng hoặc lâu hơn.