Hướng dẫn 3 tư thế bắn súng

Bạn có những câu hỏi hoặc những thắc mắc cần mọi người trợ giúp hay giúp đỡ hãy gửi câu hỏi và vấn đề đó cho chúng tôi. Để chúng tôi gửi vấn đề mà bạn đang gặp phải tới mọi người cùng tham gia đóng gop ý kiếm giúp bạn...

Gửi Câu hỏi & Ý kiến đóng góp »

Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa thấp vừa lệch sang trái (hoặc phải) so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ vừa thấp vừa lệch sang trái (hoặc phải) điểm định bắn trúng.

Ví dụ: Khi bắn súng AK; CKC; RPĐ khi gió thổi ngang so với hướng bắn (70º?90º), cự li 200m, tốc độ gió 2m/s mức sai lệch là 6cm; tốc độ gió 3m/s mức sai lệch là 10cm; tốc độ gió 4m/s mức độ sai lệch là 14cm.

Qua ví dụ trên ta có thể rút ra kết luận, khi bắn ở cự ly trong tầm bắn thẳng của các loại súng bộ binh có sơ tốc đầu đạn lớn, ảnh hưởng của đầu đạn là không

đáng kể, nếu người bắn làm đúng động tác bắn, đảm bảo đạn vẫn trúng và chụm.

Hình 83: Ảnh hưởng của gió đối với đầu đạn khi bay trong không khí

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

2.2. Tư thế động tác bắn, bắn và thôi bắn súng tiểu liên AK (cho động tác nằm bắn) bắn)

2.2.1. Động tác nằm bắn không tỳ

- Trường hợp vận dụng

Trong chiến đấu khi điều kiện địa hình không cho phép người bắn không thể

vận dụng các tư thế quỳ, đứng bắn. Theo lệnh của người chỉhuy, người bắn phải thực hiện động tác nằm bắn để tiêu diệt mục tiêu…

- Động tác nằm bắn không tỳ

Động tác chuẩn bị bắn

+ Khẩu lệnh: "Mục tiêu...nằm chuẩn bị bắn!".

+ Động tác: Người bắn tay phải xách súng lên ngang thắt lưng, nòng súng

chếch lên trên về trước hợp với thân người một góc 450.

Cửđộng 1: Chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải, chân trái dùng mũi bàn chân làm trụxoay gót sang trái đểngười hướng theo hướng bàn chân phải.

Cửđộng 2: Chống bàn tay trái xuống đất trước mũi bàn chân phải khoảng 20 cm, mũi bàn tay hướng chếch về bên phải phía sau, thứ tựđặt cánh tay, khuỷu tay trái, đùi trái xuống đất.

Đ ộ l ệ ch H ướ ng g ió Hướng bắn

174

Hình 84: Nằm chuẩn bị bắn

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Cửđộng 3: Tay phải lao súng về phía trước, đồng thời bàn tay trái ngửa đỡ

lấy thân súng khoảng dưới thước ngắm, duỗi chân phải về sau, người nằm úp xuống đất, hai bàn chân mở rộng bằng vai, hai mũi bàn chân hướng sang hai bên.

Người nằm chếch so với hướng bắn một góc khoảng 300.

Động tác lắp đạn: Tay phải rời ốp lót tay, dùng ngón cái tay phải đẩy lẫy giữ hộp tiếp đạn, tháo hộp tiếp đạn không có đạn ở súng trao sang tay trái. Ngón giữa và ngón đeo nhẫn tay trái kẹp giữ hộp tiếp đạn vào mép phải ốp lót tay, cửa hộp tiếp đạn quay vào người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất. Tay phải mở túi

đựng hộp tiếp đạn, lấy hộp tiếp đạn có đạn lắp vào súng, cất hộp tiếp đạn không

có đạn vào túi đựng hộp tiếp đạn.

Dùng ngón cái tay phải đẩy cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí bắn phát 1 hoặc liên thanh, đồng thời kéo bệ khoá nòng về phía sau hết cỡ rồi thả đột

nhiên đểlò xo đẩy vềđẩy bệ khoá lao mạnh vềphía trước, khoá nòng đẩy đạn vào buồng đạn, gạt cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí an toàn. Tay phải nắm tay cầm trên súng, ngón trỏ duỗi thẳng đặt ra ngoài vành cò, mặt súng hướng lên trên. Mắt luôn quan sát mục tiêu chờ lệnh.

Động tác bắn

Đang ởtư thế nằm chuẩn bị bắn; để thực hành bắn trúng mục tiêu người bắn phải thực hiện các động tác: Giương súng, ngắm, bóp cò.

175

Hình 85: Nằm bắn không tì

  1. Tay trái nắm ốp lót tay; b) Tay trái nắm hộp tiếp đạn.

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Động tác giương súng

Trước khi giương súng phải lấy thước ngắm động tác như sau:

Tay trái nắm ốp lót tay dưới, giữ súng để mặt súng hướng lên trên. Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ bóp then hãm cữ thước ngắm xê dịch cho mép trước cữ thước ngắm khớp vào vạch khấc thước ngắm định lấy. Muốn lấy thước ngắm chữ “D” bóp then hãm cữ thước ngắm, kéo cữ thước ngắm về sau hết mức, thả

tay ra rồi đẩy cữ thước ngắm về trước nghe thấy tiếng "tách'' là được. Sau đó tay

phải gạt cần định cách bắn và khoá an toàn vềđúng vịtrí đã định.

Trường hợp lấy thước ngắm ban đêm: Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ

bóp then hãm cữ thước ngắm kéo hết cỡ về sau, sau đó đẩy nhẹ núm cữ lên trên

nghe "tách" ta được thước ngắm chữ “D”, tiếp tục bóp núm cữ đẩy nhẹ lên trên cho núm cữ rời khỏi khấc mắc chữ “D” buông tay ra, thấy mắc hoặc nghe tiếng "tách", tiếp tục làm như vậy lần 2 ta được thước ngắm 1; từ thước ngắm 1 trở đi

cứ mỗi lần đẩy núm cữ lên trên nghe một tiếng "tách" là tăng 1 thước ngắm.

Động tác: Tay trái ngửa nắm ốp lót tay dưới hoặc nắm hộp tiếp đạn, tuỳ theo tay dài, ngắn của từng người và tư thế bắn. Khi nắm ốp lót tay dưới, bàn tay ngửa,

ốp lót tay dưới nằm trong lòng bàn tay, ngón tay cái duỗi thẳng hoặc cong tự

nhiên, bốn ngón tay con khép kín cùng với ngón tay cái nắm chắc ốp lót tay (với súng AK cải tiến, các ngón con bám vào gờ nổi bên phải ốp lót tay). Khi nắm hộp tiếp đạn, hộ khẩu tay đặt phía sống hộp tiếp đạn các ngón con và ngón cái nắm chắc hộp tiếp đạn; má phải cẳng tay trái sát với má trái hộp tiếp đạn, cẳng tay hợp với mặt phẳng địa hình một góc khoảng 40°- 60°.

176

Tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, về nắm tay cầm, hộ khẩu tay nắm chính giữa phía sau tay cầm, đặt cuối đốt thứ nhất đầu đốt thứ 2 của ngón trỏ

vào tay cò. Kết hợp 2 tay nâng súng lên, đặt phần trên đế báng súng vào hõm vai, 2 khuỷu tay chống xuống đất rộng bằng vai, kết hợp 2 tay giữ chắc súng cân bằng

trên vai. Nhìn sơ qua đường ngắm thấy súng chưa đúng hướng thì dịch chuyển cả thân người để chỉnh súng vào mục tiêu, không dùng tay để điều chỉnh làm động tác giữ súng không tự nhiên, gò bó.

Động tác ngắm: Khi lấy đường ngắm, má phải áp sát vào báng súng với lực vừa phải đểđầu người ít bịrung động, không gối má vào báng súng làm mặt súng nghiêng, khi bắn liên thanh dễ làm súng tụt dần xuống.

Khi ngắm: Mắt trái nheo tự nhiên, dùng mắt phải để ngắm hoặc có thể mở

cả 2 mắt nhưng tập trung thị lực vào mắt ngắm; nhìn qua khe ngắm đến đầu ngắm lấy đường ngắm cơ bản; rồi đưa đường ngắm cơ bản đến điểm định ngắm trên mục tiêu.

Động tác bóp cò: Trước khi bóp cò phải làm động tác ngưng thởđểcho người và súng bớt rung động, có thể hít vào hoặc thở ra một ít rồi ngưng thở.

Bóp cò: Dùng lực độc lập của ngón trỏ bóp cò từ từ êm đều từ trước về sau theo trục nòng súng cho đến khi đạn nổ; không tăng cò đột ngột trong quá trình bóp cò, không bóp quá nhanh, làm rung động bắn mất chính xác. Muốn bắn liên thanh từ 2-3 viên, khi bóp cò phải bóp hết cỡ rồi thả ra từ từ. Không bóp quá nhanh, mạnh, thả cò quá vội hoặc nháy cò đều dẫn đến bắn phát 1.

Động tác thôi bắn (Thôi bắn gồm có thôi bắn tạm thời và thôi bắn hoàn toàn).

Thôi bắn tạm thời (ngừng bắn). Khẩu lệnh: ''Ngừng bắn!''

Người bắn làm động tác như sau: Đang bắn hạ súng xuống, khoá an toàn hai tay giữ súng như khi chuẩn bị bắn, mắt quan sát mục tiêu. Nếu súng hết đạn, phải thay hộp tiếp đạn hết đạn ở súng ra và lắp hộp tiếp đạn có đạn vào súng.

Thôi bắn hoàn toàn, Khẩu lệnh: ''Thôi bắn tháo đạn khám súng... đứng dậy''.

Người bắn làm động tác như sau: Ngón trỏ tay phải thả cò súng ra, hai tay hạ súng xuống. Tay phải tháo hộp tiếp đạn ở súng ra trao sang tay trái, ngón giữa

và ngón đeo nhẫn kẹp hộp tiếp đạn vào bên phải ốp lót tay, cửa hộp tiếp đạn quay

vào người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất.

Tay trái vẫn giữ súng, mặt súng hướng lên trên; tay phải kéo bệ khoá nòng từ từ về sau, ngón trỏlướt trên cửa thoát vỏđạn, các ngón con khép lại chắn cửa lắp hộp tiếp đạn đểđỡviên đạn từ trong buồng đạn văng ra.

Lắp viên đạn vừa tháo ở súng ra vào hộp tiếp đạn, bóp chết cò, khoá an toàn, lấy hộp tiếp đạn không có đạn trong túi đựng hộp tiếp đạn lắp vào súng, cất hộp tiếp đạn có đạn vào trong túi đựng.

177

Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay, hơi nghiêng người sang trái, co chân

trái lên, đầu gối ngang thắt lưng đồng thời tay phải đưa súng về đặt trên đùi trái, hộp tiếp đạn quay sang phải, bàn tay trái thu vềúp dưới ngực.

Cửđộng 2: Phối hợp sức tay trái và hai chân nâng người đứng dậy, xoay mũi

bàn tay trái về trước, chân phải bước lên một bước, bàn chân ngang với mũi bàn tay trái đồng thời nâng người đứng dậy.

Cử động 3: Dùng gót chân phải làm trụ, xoay mũi bàn chân sang phải sao cho bàn chân hợp với hướng bắn một góc 22°30'; chân trái kéo lên ngang bàn chân phải vềtư thế đứng nghiêm, làm động tác xách súng hoặc mang súng.

Động tác đứng dậy vận dụng trong chiến đấu

Trong chiến đấu ta có thể vận dụng đứng dậy bằng cách thứ 2 vọt tiến; 2 cử động sau:

Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay đưa súng về sau, gập cánh tay vào phía

thân người (nắm tay ngang vai phải, bàn tay ngửa nắm súng, khuỷu tay đặt ngoài súng, hộp tiếp đạn quay sang trái), cánh tay đặt xuống đất, tay phải thu về sau, bàn tay úp xuống đất và ngang vai trái, chân phải hơi co.

Cử động 2: Dùng sức của 2 tay và chân phải nâng người lên, đồng thời chân

trái bước lên một bước nâng người đứng dậy, chân phải bước lên tiếp tục tiến.

2.2.2. Động tác bắn có tỳ

Động tác cơ bản như nằm bắn không có tỳ chỉ khác

- Do bắn có vật tỳ cho nên khi giương súng đặt lên vật tỳ, đặt từ khâu đầu nòng đến phần trước ốp lót tay dưới lên vật tỳ, hộp tiếp đạn tựa vào vật tỳđể bắn cho chắc chắn, tay trái đặt hộ khẩu tay hoặc mu bàn tay lên vật tỳ (tuỳ theo vật tỳ

cao hay thấp).

- Nếu vật tỳ cao, tay trái có thể nắm hộp tiếp đạn.

- Muốn bắn được trúng, chụm, trúng liên thanh khi giương súng phải đạt

được các yếu tố chắc; đều; bền.

- Bằng: Mặt súng phải thăng bằng.

- Chắc: Là 2 tay giữ súng chắc, ghì súng chắc vào vai. - Đều: Lực nắm súng và ghì súng phải đều nhau.