Hướng dẫn cách chơi heroes of the storm
Thích các game của Blizzard lắm chứ, vì mình có cảm tình với Blizzard mà. Cực thích các nhân vật của Warcraft nè. Warcraft 3 là game giúp mình học tiếng anh hồi còn học sinh nè. Nên khi Blizzard nói là ra mắt Heroes of the Storm – moba chính chủ của Blizzard thì mình mừng hú tú và muốn stick với nó luôn ấy. Chứ LoL thì mình không thích. Còn Dota thì có chơi mà game try hard ghê quá, 1 game 1 tiếng, đòi hỏi kĩ năng chơi cao. Nên cũng nghỉ luôn. Show
Và thế là mình háo hức lao vào chơi Heroes of the Storm. Chơi qua một thời gian thì thấy nó cũng có cái hay và cái dở. Nhưng đến một ngày, sét đánh ngang tai. Blizzard tuyên bố cắt giảm mạnh nhân sự làm Heroes of the Storm và loại bỏ hệ thống giải đấu chuyên nghiệp. Mà nhìn nhận khách quan thì là không làm tử tế nữa và cố ý để game chết dần. Whattt?? Sao lại đến nông nỗi này chứ. Không thể tin được~ :((( Tại sao? Tại vì sao? Anh đã hết yêu em rồi sao? Vì em, tại vì em, có những bất ổn trong gameplay Người ơi đành vậy thôi, game có nhược điểm chẳng bền đâu Từ đây và về sau, làm moba chớ nên như Heroes of the Storm. Mượn bài của Phan Đình Tùng 1 chút. =))) Bài này sẽ nêu ra các lí do mà Heroes of the Storm thất bại theo quan điểm của mình. 1. Lí do lớn nhất: Đã bị Dota và LOL chiếm hết thị phần người chơiTheo mình đây chính là lí do lớn nhất. Cứ cho Heroes of the Storm có thật sự hay đi nữa thì moba hoạt động dựa trên cộng đồng. Cộng đồng mà ít, game sẽ trở nên yếu ớt. Dota và LoL đã xuất hiện từ sớm rồi mà giờ nó đã chiếm gần hết số lượng người chơi. Gần bạn chẳng có ai bàn luận Heroes of the Storm, bạn vào báo game đọc không thấy tin nào về Heroes of the Storm cả. Mà thay vào đó là lượng người chơi Dota và LoL rất đông, ai cũng bàn tán, ai cũng chơi, các trang tin thi nhau viết và đúc kết kinh nghiệm. Ảnh hưởng tới từ bên ngoài làm bạn cảm thấy không nên stick với một tựa game non trẻ như Heroes of the Storm nữa mà hãy tham gia cộng đồng lớn mạnh của các game gạo cội. Ngay cả Dota dạo gần đây phân tích cũng đang trở thành Dead game thì Heroes of the Storm tuổi gì còn trụ được ở lãnh địa moba khắc nghiệt này? Đó là lí do lớn nhất cho thất bại của Heroes of the Storm. Nhưng mình lại chú tâm xem xét bản thân Heroes of the Storm có những gì bất ổn hơn là yếu tố ngoại cảnh. Sau đây là những nhược điểm của Heroes of the Storm. 2. Heroes of the Storm không đề cao cá nhânLý thuyết của Heroes of the Storm nghe rất bùi tai và mới mẻ. Đó là không làm cho các tướng quá OP để bắt buộc cả team phải phối hợp đồng đội mới thắng được combat. Cả team share chung exp. Do đó sẽ không có chuyện bạn bị thọt so với team, làm tạ cho team và cả team sẽ hòa đồng với nhau, giảm toxic. Cũng sẽ không có chuyện carry vào farm suốt trận rồi cuối game ra hổ báo. Bởi Heroes of the Storm có những mục tiêu – objective trong bản đồ mà cả team phải kéo nhau đi chiếm, nếu chiếm được thì team bạn sẽ có được lợi thế rất lớn để push nhà. Còn ngược lại nếu địch thắng objective thì bạn sẽ khốn đốn. Chưa hết, chỉ có 1 hero sẽ rất khó để giết 1 hero bên địch, muốn kill cần có từ 2 hero trở lên đánh hội đồng. Có thể rõ ràng nhận thấy phối hợp đồng đội diễn ra thường xuyên ở Heroes of the Storm bởi vì game cổ súy và bắt ép người chơi phối hợp đồng đội. Nghe hay đấy nhỉ? Tôi cũng đồng ý cái mechanic concept này có thể sẽ phát huy tốt ở những game sau này. Chứ Heroes of the Storm đã cố vận dụng concept này nhưng không thành công. Bởi vì để làm được điều này thì Heroes of the Storm phải neft cực kỳ các tướng, không cho phép tướng nào có thể dễ dàng kill người được cả. Kết quả là tất cả các tướng của Heroes of the Storm đều nửa vời trong lối đánh. Stun chẳng đến đâu, damage cũng chẳng đến đâu. Không có tướng nào được phép mạnh cả vì game bắt các tướng phải phối hợp với nhau mới kill được enemy. Thành thử ra yếu tố cá nhân của Heroes of the Storm quá mờ nhạt. Ở Dota chúng ta thường thấy mọi người khen player enigma ulti tốt nên team mới win được combat. Còn ở Heroes of the Storm win xong combat, rồi khen ai đây? Bởi vì các tình tiết trong combat không mang dấu ấn một cá nhân nào cả, combat win là do cả team. Vì vậy 1 trận trong Heroes of the Storm có rất ít chuyện để nói bởi vì chẳng thể hiện được nổi bật vai trò của cá nhân nào cả. Điều này đi ngược lại với cách thiết kế cơ bản của moba nói chung, đó là mỗi tướng là thiết kế mỗi khác nhau, nhằm mang lại dấu ấn của mỗi người trong match. Dấu ấn cá nhân của mỗi người trong Heroes of the Storm thật mờ nhạt làm sao. Tôi rất ít khi khen được support bên mình chơi giỏi, hay tank bên địch gây áp lực ghê quá. Bởi đơn giản, các tướng không được phép thể hiện quá đáng vì Heroes of the Storm muốn người chơi khen theo kiểu “vì cả team kết hợp nhuần nhuyễn nên mới win”. Win là do cả team, chứ không do riêng ai cả. Trong Heroes of the Storm bạn sẽ mất đi cảm giác hớn hở khi được người khác khen vì chơi nổi trội. 3. Giảm độ phức tạp dẫn đến không có đủ chiều sâu cần thiếtĐộ phức tạp và chiều sâu luôn là 1 bài toán nan giải trong việc thiết kế game. Chúng ta có thể hiểu rằng nếu 1 game muốn tăng chiều sâu trong gameplay, việc đó có thể giải quyết bằng cách tăng độ phức tạp lên. Nhưng nếu độ phức tạp lớn thì người chơi sẽ dễ dàng nản chí và bỏ cuộc vì game quá phức tạp trước khi cảm nhận được cái hay từ chiều sâu của nó. Vì vậy tôn chỉ mà các game hướng tới đó là làm sao để thiết kế được 1 game có độ phức tạp thấp, dễ chơi, dễ học, nhưng vẫn có được cho mình một chiều sâu tốt. Chủ trương thiết kế gameplay của Heroes of the Storm đó là làm đơn giản hóa các cơ chế đặc thù của moba để làm hài lòng người chơi mới. Đây có lẽ là 1 hướng đi mà các nhà phát triển Heroes of the Storm đúc kết được khi nhìn vào Dota 2. Gameplay của Dota 2 quả thật rất có chiều sâu nhưng để có được chiều sâu đó thì lại kéo theo 1 gameplay tương đối phức tạp. Người mới chơi khi bắt đầu chơi Dota 2 cảm thấy có quá nhiều thứ cần phải học mới có thể chơi tốt được (cần phải học rất nhiều item, cần hiểu biết về rất nhiều hero, cần phải hiểu và đọc được bản đồ, cần kinh nghiệm cắm mắt…). Những newbie sẽ không bằng lòng khi thua trước những người chơi lâu năm, không phải vì kỹ năng hay tư duy mà vì họ thua thiệt về mặt kiến thức và kinh nghiệm. Dota 2 cũng là 1 game nặng về tính try hard, giằng co kéo dài, cân não. Dota 2 thật sự là 1 game khó welcome được người mới và hướng tới dân try hard thứ thiệt. Một game moba cần mở rộng cộng đồng người chơi càng lớn càng tốt, mà thiết kế phức tạp và try hard như dota 2 thì lại khó có thể chào đón người chơi mới, khó có thể mở rộng cộng đồng. Với Heroes of the Storm, hệ thống gameplay đã được tối giản hóa hết mức. Bạn không cần phải học một mớ kiến thức về item bởi vì game không có item, game cũng không có vàng, last hit và farm bị giảm nhẹ vai trò hơn nhiều so với ở Dota 2. Bản đồ nhỏ, và có các objective nên mục tiêu chơi trong quá trình chơi được hightlight rất nổi bật. Ở Heroes of the Storm, sẽ ko có chênh lệch quá nhiều trong mức độ thể hiện của oldbie và newbie vì cơ chế của game đơn giản đến hết mức. Bạn chỉ cần chơi tầm 1 tháng là đã có kiến thức và kinh nghiệm bằng 7/10 những người chơi oldbie lâu năm rồi vì kiến thức và kinh nghiệm chơi ở Heroes of the Storm thật sự không nhiều. Thậm chí Heroes of the Storm còn có cơ chế support cho người chơi mới, như exp được chia sẻ cho cả team nên cũng không có khái niệm bạn bị thọt lv so với team, làm tạ cho team. Sở dĩ Heroes of the Storm tuân theo chủ trương tối giản hóa này là để làm hài lòng người chơi mới với mục đích hướng tới 1 trải nghiệm gameplay thoải mái, năng động và vui vẻ chứ không quá try hard. Đây thực chất là 1 sự đánh đổi, Heroes of the Storm chọn đánh đổi chiều sâu để đổi lấy tính dễ chơi. Heroes of the Storm chọn cách làm này để chào đón người mới, họ sẽ thích một game dễ chơi dễ học. Nhưng ở 1 game moba thì người chơi sẽ được chia thành 2 loại: casual và pro. Và bởi vì Heroes of the Storm thiết kế quá casual nên không đáp ứng được nhu cầu thể hiện bản thân của pro player. Những người chơi pro chẳng mặn mà gì với Heroes of the Storm bởi vì việc đánh bại đối phương quá phụ thuộc vào teamwork và lối chơi của Heroes of the Storm không đòi hỏi kỹ năng chơi thật sự cao như Dota 2. Ở Heroes of the Storm pro player không có đất diễn để thể hiện đầy đủ phẩm chất của mình. Thậm chí ngay cả dân casual sau khi chơi 1 thời gian đủ lâu cũng dễ dàng nhận thấy Heroes of the Storm chóng chán và càng về sau càng nhạt vì chẳng còn gì để tìm tòi khai thác cả. Tiến triển của nhân vật trong ván đấu chỉ thể hiện rõ rệt ở talent mà chỉ có talent thì không đủ để mang lại sự đa dạng trong lối chơi và chiều sâu cần thiết cho 1 game moba. 4. Cách thiết kế của support thật sự có vấn đềMà cái vấn đề này bắt nguồn từ cách thiết kế không item của Heroes of the Storm. Như trong Dota, bất cứ tướng nào cũng có thể hồi máu bằng cách mua tango và salve, thì trong Heroes of the Storm không hề có item, bạn chỉ có thể nhờ support hồi máu cho bạn. Biết hệ quả của việc này là gì không? Support bị biến thành bình hồi máu di động, và support bị đánh giá là tốt hay tệ dựa vào lượng máu mà nó hồi được cho đồng đội. Cho dù có stun hay damage hay gì gì đi nữa, không, chúng tôi đã có những thứ đó rồi, cái chúng tôi cần ở bạn là khả năng hồi máu tốt, thế thôi. Điều này làm cho việc chơi support ở Heroes of the Storm cựccccc kìììììì chánnnnnnn. Muốn team thắng và bạn chọn role support đúng không? Vậy thì bạn hãy chọn những hot pick như Morale hay Lili đi, những support có khả năng hồi máu tốt nhất cho đồng đội ấy. Và baby sit cho họ từ đầu cho đến hết trận. Còn lại tất cả những việc khác để họ làm, và thậm chí bạn muốn làm cũng éo làm được. Đơn cử muốn ăn camp bạn cũng có ăn được đâu. Team thắng trong combat là do assassin và tanker đánh đấm giỏi, còn bạn giữ cho họ đừng chết. Tóm lại nhiệm vụ của support ở Heroes of the Storm là giữ cho những người khác đừng chết bởi vì thắng hay thua là do những việc làm của họ hết, việc của bạn chỉ là đừng để cho họ chết thôi. Vậy thì ai điên mà chơi support?? Ồ thế thì chơi tanker nhỉ? 5. Thiết kế tanker cũng như beepThật vậy. Tanker là gì? Là những tướng máu trâu, def trâu và… skill chán như con gián. Vai trò mà Heroes of the Storm ban đầu nghĩ ra cho tanker là 1 role chịu đựng được tốt dam của đối phương và thu hút dam của đối phương vào mình để assassin dễ bề hành động. Nhưng không, thực tế người chơi Heroes of the Storm rất khôn. Họ đều ignore tanker và tập trung đánh assassin, tanker không những không thu hút được quân địch mà còn bị chẳng coi ra gì. Họ chỉ phản ứng lại nếu tanker quấy nhiễu họ quá nhiều mà thôi. Tất cả mọi người đều biết mối nguy hiểm lớn nhất trong combat là assassin, muốn win trước hết hãy giết assassin và support. Tôi trong lúc chơi chẳng thèm đếm xỉa gì đến Johana hay Dahaka của địch, vì chúng ko nguy hiểm và chúng cũng ko cản trở được gì nhiều tôi. Johana làm chậm có tí xíu, Dehaka thì dùng lưỡi bắt khó dính và có bị bắt thì cũng bị kéo đi một đoạn ngắn. Cả 2 đều gây dam thấp. Chẳng đáng để ý trong combat. Skill của tanker trong hots phần lớn là skill disable như stun, slow. Vì vậy việc chơi tanker kém thú vị hơn so với assassin ở chỗ đó. Bạn chỉ có nhiệm vụ set up combat thôi còn việc thú vị nhất là kill kẻ địch thì là việc của assassin. Cái sự fun của tanker chỉ nằm ở việc disable (stun, slow) đối phương. Tóm lại chỉ có 1 role duy nhất chơi thật sự sướng tay ở Heroes of the Storm đó là assassin. Nếu muốn thực sự uy hiếp đối phương thì bạn hãy pick assassin vì họ là những người gây damage lớn nhất. Kaelthas là nuker, có thể gây dam rất lớn chỉ trong vài giây. Raynor là dam per second, uy hiếp và rút máu của kẻ địch theo từng giây. Chơi assassin rất fun vì có thể thường xuyên uy hiếp được đối phương, nó vui hơn hẳn so với việc chơi tanker và support. Chính vì vậy nên sau này Heroes of the Storm mới có cái vụ quest khuyến khích chơi tank và sup. Nếu chơi tank hay sup thì sẽ được vàng. Than ôi! =))) 1 cơ chế gameplay đổ bể và giờ họ “vá” lỗ hổng gameplay bằng tiền thưởng. Blizzard ơi còn đâu là vua thiết kế trò chơi năm nào nữa. :((( 6. Hệ thống talent không đa dạng như được trình bày và không mang lại sự phân hóa rõ rệt trong lối chơiTalent cũng là một ý tưởng rất tốt. Game không hề có item, mỗi item mang lại hiệu quả khác nhau như dota vậy build tướng ra làm sao? Đó là bằng talent. Mỗi tướng có 1 bộ talent, ở các lv định sẵn thì người chơi phải chọn 1 trong 2-4 talent để nâng cấp tướng. Theo hướng talent có hiệu ứng này hoặc talent có tác dụng kia. Cái hệ thống talent này lúc Heroes of the Storm mới ra mắt được coi là một điểm sáng giá vô cùng. Nó làm Dota sau này phải học theo cái talent này luôn. Nhưng Dota áp dụng thì được còn ở Heroes of the Storm thì talent sẽ thất bại. Bởi ở Heroes of the Storm chỉ có talent mà thôi. Mà người chơi sẽ thường pick 1 talent có hiệu quả tốt nhất ở đa số trường hợp. Tức là talent có trọng số lớn nhất theo kinh nghiệm chơi mà người chơi đúc kết. Vì vậy tưởng là đa dạng nhưng thực ra éo có đa dạng đâu. 😐 Nếu chơi rank và thật sự muốn thắng thì bạn lo mà chọn talent tốt nhất. Đừng có biến tấu làm lều gì, cứ chắc ăn mà táng, thế thôi. Vì thế cho nên sự phân hóa style chơi của người chơi cũng không có luôn. Bởi ai cũng chọn 1-2 talent tốt nhất ở tier đó vì vậy người chơi nào cũng na ná nhau cả. Ai cầm hero nào cũng cứ có 1 bộ talent tốt nhất đó, cũng dùng style đó chứ ko đổi hẳn style chơi sang một thái cực khác làm gì. Vậy tại sao Dota thấy cái hệ thống này hay và áp dụng hiệu quả đến vậy? Câu trả lời là item. Ở Dota item kết hợp với talent mới có thể chuyển hero sang một style khác nhưng vẫn đảm bảo hữu dụng, lợi hại trong trận đấu. Còn ở Heroes of the Storm chỉ có talent nên việc chọn talent khác không thể nào có hiệu quả rõ rệt như Dota được. Mỗi tướng thì đều có chỉ số gốc, skill gốc và cách đánh gốc, cứ bám theo cái “căn cơ” đó và chọn ra những talent phù hợp với “căn cơ” đó nhất (một bằng chứng cho việc này là sau này chẳng có ai chọn cách build Uther dam như lúc đầu nữa, bởi càng chơi thì mọi người càng thấy Uther build support là tốt nhất). Gameplay của Hots quả thật eo hẹp trong việc phân hóa style chơi và không hề có những cách build độc, dị hay thú vị. Tóm lại, Heroes of the Storm không có item là tuân theo triết lí tối giản hóa của nó nhưng lại làm cho game nhạt đi vì chẳng mang lại sự đa dạng. Heroes of the Storm – một món ăn đúng gu, mới mẻ nhưng chóng chánMặc dù Heroes of the Storm có riêng cho mình những điểm sáng chói lọi như việc đa dạng map, mỗi map 1 chủ đề và 1 objective khác nhau. Ăn camp theo cách thu phục sinh ra việc giao tranh ở camp rất căng thẳng và hồi hộp. Cơ chế đơn giản nên rút ngắn thời gian chơi, 1 game chỉ tầm 30 phút. Một concept gameplay khác hẳn chứ không ăn theo Dota hay LOL. Nhưng chính concept đó làm core gameplay của Heroes of the Storm gặp phải rất nhiều vấn đề nhức nhối mà càng về sau càng lộ rõ. Triết lí tối giản làm Heroes of the Storm năng động và thoải mái hơn Dota nhưng cũng làm cho game thiếu chiều sâu trong lối chơi và chóng chán vì có quá ít thứ để khai thác. Nói cách khác, Heroes of the Storm đã thất bại từ trong trứng nước mà đội ngũ làm game đã không nhận ra. Và cuối cùng, cộng cả 2 việc: bị các đàn anh chiếm hết người chơi và concept gameplay bị lỗi, Heroes of the Storm đã thất bại và giờ còn quá ít người chơi (đấu rank không tìm nổi trận, đấu thường tìm rất lâu). Và bởi xu hướng thoái trào của moba ngày nay (đến từ bản thân game và cả việc người ta bây giờ thích xem moba hơn là tự chơi), có lẽ chúng ta sẽ không còn thấy 1 moba nào nữa của vũ trụ Blizzard, ít nhất là trong tương lai không xa. |