Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Nếu như bạn sắp thi IELTS, nhưng vẫn chưa nắm được hết các dạng có trong IELTS Writing Task 1 thì cũng đừng lo lắng quá nhé. Trong bài viết này, IZONE sẽ giúp các bạn hiểu tường tận về các dạng bài có trong bài thi này, cũng như cách viết cho từng dạng bài.

Trước khi đi vào chi tiết cách viết cho từng dạng bài, hãy cùng IZONE ôn tập 7 dạng câu hỏi có trong IELTS Task 1 nhé!

Các dạng bài IELTS Writing Task 1 thường gặp

Dạng 1: Biểu đồ đường (Line Graph)

Đây là dạng biểu đồ thường thể hiện xu hướng & sự thay đổi một hoặc một nhóm đối tượng qua một khoảng thời gian cụ thể.

Dạng bài này có hai trục:

  • Trục theo chiều dọc (trục tung): biểu thị số liệu.
  • Trục theo chiều ngang (trục hoành): thường biểu thị các mốc thời gian

Các bạn có thể tham khảo một đề IELTS Writing Task 1 – Line Graph dưới đây:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Qua đề bài & biểu đồ, ta có thể thấy:

  • Trục tung của biểu đồ này thể hiện: phần trăm (%) các du khách du lịch đi thăm quan các địa điểm hấp dẫn tại Scotland
  • Trục hoành thể hiện dòng thời gian: từ 1980 -> 2010

Để có thể hiểu chi tiết cách viết cho dạng bài này, các bạn có thể tham khảo bài sau: Viết IELTS Writing Task 1 Line Graph dễ dàng với hướng dẫn chi tiết (Có bài mẫu)

Dạng 2: Biểu đồ cột (Bar Chart)

Đây là dạng biểu đồ thường thể hiện số liệu của ít nhất 2 đối tượng.

Biểu đồ cột thường có hai dạng:

Đây là dạng mà biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi của các đối tượng theo dòng thời gian.

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Dạng này sẽ tương đối giống Line Graph, vì nếu ta nối đỉnh của các cột với nhau, ta có thể tạo ra 1 line Graph.

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Đây là dạng mà biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi của các đối tượng không theo dòng thời gian.

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Ngoài biểu đồ cột nằm dọc (như các hình trên) thì dạng bar chart còn có thể được biểu thị theo dạng nằm ngang (như hình dưới).

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Tham khảo thêm: Cách viết IELTS Writing Bar Chart ăn điểm

Dạng 3: Biểu đồ tròn (Pie Chart)

Biểu đồ tròn (Pie chart) là biểu đồ được chia thành những lát cắt nhỏ có màu sắc hoặc ký hiệu khác nhau để thể hiện tỷ lệ % (trên tổng 100%) ứng với đối tượng được phân tích.

Các dạng biểu đồ tròn (Pie chart) có thể xuất hiện trong bài IELTS Writing Task:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Dạng biểu đồ tròn có 1 hình tròn duy nhất là dạng bài cơ bản nhất đối với các dạng Pie chart. Tuy nhiên, dạng này khá hiếm gặp trong các đề thi thật.

Dựa vào thời gian, có thể chia biểu đồ dạng Pie chart nhiều hình tròn làm 2 dạng chính:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Một số lưu ý:

  • Dạng biểu đồ hình tròn cũng thường được kết với các loại biểu đồ khác để tạo nên mixed graph (biểu đồ kết hợp)

Các bạn có thể xem VD dưới đây:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

  • Với biểu đồ tròn thể hiện hiện sự thay đổi theo thời gian, các bạn cần lưu ý những xu hướng thay đổi theo thời gian (phần nào tăng, phần nào giảm, tăng/giảm nhiều hay ít..?). Đối với dạng biểu đồ này, các bạn có thể sử dụng các từ chỉ sự thay đổi giống như dạng Biểu đồ đường (Line Graph)
  • Ngược lại, với biểu đồ tròn không thể hiện sự thay đổi theo thời gian, các bạn không nên sử dụng những từ/cụm từ chỉ sự thay đổi như: increase, decrease, fall, rise… giống như biểu đồ đường, vì ở đây không có sự so sánh về sự gia tăng của số liệu trong các mốc thời gian khác nhau.

Để có thể hiểu chi tiết cách viết cho dạng bài này, các bạn có thể tham khảo bài sau: Cách viết IELTS Writing Pie Chart đơn giản, ăn điểm – Tổng hợp bài mẫu

Dạng 4: Biểu đồ dạng bảng (Table)

Biểu đồ dạng bảng là biểu đồ mà các các số liệu được thể hiện trong các hàng và cột trên một bảng.

Dựa vào yếu tố thời gian, có thể chia biểu đồ dạng bảng làm 2 dạng chính:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Với dạng biểu đồ này, các bạn có thể sử dụng các từ chỉ sự thay đổi (increase, decrease, fall, rise…) giống như line graph.

VD: Education’s rating rose over the period, while that of transportation fell. (Xếp hạng của giáo dục tăng trong giai đoạn này, trong khi xếp hạng của giao thông giảm.)

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Với dạng biểu đồ này, thay vì sử dụng các từ chỉ thay đổi, các bạn nên lựa chọn những đặc điểm nổi bật nhất của bảng số liệu và sử dụng ngôn ngữ so sánh các số liệu với nhau. Chẳng hạn: số liệu nào lớn nhất? Số liệu nào bé nhất? Có sự tương đồng hay khác biệt nào giữa các số liệu này hay không?…

Lưu ý: Một điểm khó khi làm biểu đồ dạng bảng là có quá nhiều số liệu mà bạn cần phải mô tả (VD như ở bảng trên, chúng ta có 4*6 = 24 số liệu). Nếu các bạn định nói hết tất cả các dữ liệu trong bảng thì rất có thể chúng ta sẽ không có đủ thời gian. Chính vì vậy kỹ năng nhóm các số liệu với dạng bài này vô cùng quan trọng.

Dạng 5: Quy trình (Process)

Dạng bài Process (Quy trình) yêu cầu thí sinh phải mô tả một quy trình nào đó.

Thông thường có 3 dạng bài process:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Với dạng này, các bạn sẽ thường cần phải mô tả quá trình sản xuất, chế tạo một sản phẩm hoặc tái chế đồ vật hay cơ chế làm việc của hệ thống, máy móc…

Với dạng này, các bạn phải diễn tả một quá trình tự nhiên như quá trình sinh trưởng của một loại động vật, hoặc quá trình bốc hơi nước…

Với dạng này, các bạn phải mô tả sự thay đổi của một đồ vật theo thời gian.

Cần lưu ý rằng, với Dạng 1 và Dạng 2 trong bài process (thường không có dấu hiệu về thời gian), vì vậy với 2 dạng này các bạn nên sử dụng thì hiện tại đơn.

Ngoài ra, đây là một dạng bài mà các bạn cần sử dụng nhiều các cụm từ chuyển ý (transitional phrases) để giúp mạch văn của bạn trở nên trôi chảy hơn.

Để có thể hiểu chi tiết cách viết cho dạng bài này, các bạn có thể tham khảo bài sau: Hướng dẫn viết IELTS Writing Task 1 Process chi tiết – Tổng hợp bài mẫu

Dạng 6: Bản đồ (Map)

Giống như dạng Process, dạng Map cũng được thể hiện dưới dạng hình ảnh. Khi làm dạng bài này, các bạn cần phải mô tả về những thay đổi có trong ảnh. Những thay đổi này sẽ được thể hiện qua các mốc thời gian (trong quá khứ – hiện tại) hoặc hiện tại – tương lai (dạng như bản đồ hiện tại – dự kiến thay đổi).

Dạng Map thường chia làm 2 dạng chính:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Dạng 7: Biểu đồ hỗn hợp (Mixed graph)

Đây là dạng bài gồm có 2 dạng bảng biểu kết hợp với nhau, biểu thị những thông tin khác nhau và 2 bảng biểu này thường khác khác loại với nhau.

Có thể là biểu đồ tròn (pie chart) kết hợp với dạng bảng (table)

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Hoặc biểu đồ tròn (pie chart) kết hợp với biểu đồ cột (bar chart)

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Với dạng này, bạn sẽ thường dành mỗi đoạn body paragraph cho một biểu đồ.

Hướng dẫn cách viết IELTS Writing Task 1 chi tiết cho từng dạng bài

Trước khi đi sâu vào cách viết chi tiết cho từng dạng bài, bạn có thể tham khảo cách triển khai chung cho các dạng bài IELTS Writing tại bài viết: Cách ôn Writing IELTS cho người mới bắt đầu hiệu quả nhất.

Bố cục chung để triển khai một bài IELTS Writing Task 1 thường gồm các phần sau:

  • Introduction – mở bài: Với phần này, bạn cần nêu rõ nội dung của biểu đồ là gì, nêu lại các thông tin có trong đề bài. Bạn không nên nêu ra những quan điểm & ý kiến cá nhân của mình.
  • Overview – tóm tắt: Với phần này, bạn nên nêu 2->3 đặc điểm/ xu hướng nổi bật nhất hoặc chung nhất. KHÔNG nêu số liệu trong phần này.
  • Body paragraph 1 – thân đoạn 1: Bạn cần miêu chọn/mô tả VÀ SO SÁNH chi tiết các nhóm thông tin số 1 (*) quan trọng nhất trong biểu đồ
  • Body paragraph 2 – thân đoạn 2: Bạn cần miêu chọn/mô tả VÀ SO SÁNH chi tiết các nhóm thông tin số 2 (*) quan trọng nhất trong biểu đồ

(*) việc nhóm thông tin thế nào sẽ tuỳ thuộc vào dạng biểu đồ và phong cách của người viết

Hướng dẫn các bước làm bài IELTS Writing Task 1

Khi gặp một bài Writing Task 1, có thể nhiều bạn sẽ lo lắng rằng dạng biểu đồ bảng (table) sẽ khó hơn dạng biểu đồ đường (Line graph) hay biểu đồ tròn (Pie chart). Tuy nhiên, các bạn cần nhớ rằng, cho dù biểu đồ có ở dạng nào đi nữa thì các bạn cũng làm việc trực tiếp với các số liệu, mốc thời gian (nếu có), được thể hiện trực tiếp trên biểu đồ.

Vì vậy, chỉ cần các bạn nắm được cách phân tích biểu đồ & cũng như cách làm dạng bài chung rồi luyện tập thì cho dù dữ liệu (dạng số hay dạng %) có được thể hiện dưới dạng biểu đồ nào đi nữa thì các bạn cũng không cần lo lắng.

Đây là bước mà đại đa số các bạn khi làm bài thường bỏ qua, tuy nhiên nó lại là một trong những bước quan trọng nhất để các bạn có thể viết một bài Writing Task 1.

Việc phân tích đề bài sẽ giúp bạn xác định được những thông tin quan trọng sau:

  1. Biểu đồ nói về điều gì?
  2. Các đối tượng xuất hiện trong biểu đồ là gì?
  3. Các mốc thời gian có trong biểu đồ (quá khứ, hiện tại, tương lai, hay kết hợp?)
  4. Biểu đồ có xu hướng thay đổi theo thời gian hay không?
  5. Đơn vị của biểu đồ là gì?

Nhiều bạn cho rằng chỉ cần tập trung vào việc mô tả các số liệu của biểu đồ, tuy nhiên việc không phân tích đề bài & biểu đồ kỹ càng, dẫn đến những lỗi sai cơ bản về việc sử dụng các ngữ pháp, hoặc nhìn nhầm/trích dẫn sai số liệu (VD như trường hợp Table ở trên ấy).

Ví dụ:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Có 2 câu:

  • A: In 1980, 10% of students were male, but in 1990, this figure rose by 50%.
  • B: In 1980, 10% of students were male, but in 1990, this figure rose to 50%.

Theo các bạn, câu A hay câu B sẽ đúng?

Với hình này, câu trả lời đúng sẽ là câu A.

Năm 1980: % học sinh nam: 10%. Năm 1990: % học sinh nam: 15%

Vì vậy % học sinh Nam (năm 1980) đã tăng khoảng (by) 50%. (Tức: 10 + 10 x 50% = 15%)

Nếu các bạn chọn câu B, thì ý nghĩa của câu này là:

Năm 1980: % học sinh nam: 10%. Năm 1990: % học sinh nam: 50%

Vì vậy % học sinh Nam (năm 1980) đã tăng đến (to) 50%

Tức là ta sẽ có hình sau:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Qua đây, các bạn có thể thấy rằng, nếu không phân tích biểu đồ kỹ càng thì có thể chúng ta sẽ sử dụng sai ngữ pháp, từ đó dẫn đến việc mất điểm không đáng có.

Các bạn có thể tham khảo bài sau để rõ hơn về cách dùng 2 giới từ này.

Ngoài ra, nếu đọc biểu đồ không kỹ rất dễ

  • Đọc nhầm số liệu
  • Nhìn lệch cột
  • Hiểu sai ý nghĩa số liệu

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Như đã nói, một bài IELTS Writing Task 1 thường có 4 phần chính. Trong đó, Introduction là phần mở bài. Với phần Introduction, giám khảo muốn các bạn đưa ra một câu rõ ràng cho thấy các bạn đã phân tích và hiểu các dữ kiện có trong bài.

Lưu ý rằng các bạn hãy paraphrase lại câu hỏi của đề bài nhé.Việc các bạn chép y nguyên đề bài để làm câu mở bài sẽ không được đánh giá cao, vì vậy các bạn nên thay đổi các từ/ cụm từ, hoặc sử dụng các cách diễn đạt khác để có thể đưa ra một câu văn mới mà vẫn có thể đảm bảo đầy đủ nghĩa ban đầu của nó.

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Chú ý: Những từ/ cụm từ được bôi màu giống nhau chính là paraphrase của nhau. Ngoài việc sử dụng từ đồng nghĩa để paraphrase, các bạn có thể học các cách paraphrase khác thông qua chuyên mục SERIES PARAPHRASE WRITING có trong group IELTS IZONE.

Ngoài ra, dưới đây là một số lưu ý mà các bạn nên lưu ý khi viết phần Introduction:

  1. Không đưa ra số liệu cụ thể tại phần Introduction (trừ thông tin liên quan đến năm)
  2. Không đưa quan điểm cá nhân, hay những kiến thức đã biết vào việc phân tích số liệu.
  3. Không cần dành quá nhiều thời gian để viết phần Introduction
  4. Nếu như dạng biểu đồ là Biểu đồ hỗn hợp (Mixed graph) thì các bạn nên viết 2 câu trong phần Intro. Mỗi câu sẽ nói về mỗi biểu đồ khác nhau.

Đoạn overview thường có độ dài từ 2-3 câu tương ứng với 2-3 đặc điểm/xu hướng nổi bật hoặc chung nhất. Với bước viết Overview, các bạn có thể phân các biểu đồ trên làm 2 dạng chính

Dạng 1: Biểu đồ không có sự thay đổi theo thời gian

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Lưu ý rằng, do những dạng biểu đồ này không có sự thay đổi theo thời gian, vì vậy chúng ta sẽ không thể đưa ra các xu hướng của số liệu, cho nên khi viết overview, các bạn nên đặt câu hỏi như:

  • Số liệu nào cao nhất? Số liệu nào thấp nhất? (Lưu ý: chúng ta không cần phải đưa ra số liệu cụ thể)
  • Có pattern chung nào đáng chú ý nữa không? (VD các nhóm số liệu tương đương nhau…)

Dạng 2: Biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Với những dạng biểu đồ thể hiện sự thay đổi theo thời gian, bên cạnh việc chú ý đến số liệu nào cao nhất, hay thấp nhất, các bạn có thể đưa ra câu hỏi rằng xu hướng thay đổi của các số liệu đó như nào?

Việc có thể viết được một đoạn Overview rõ ràng, và đưa ra được những đặc điểm nổi bật của biểu đồ sẽ giúp các bạn có thể có một khởi đầu tốt, và gây được ấn tượng tốt với giám khảo. Chính vì vậy, việc học cách viết một đoạn overview tốt cũng rất quan trọng trong writing task 1.

Để bắt đầu một đoạn Overview, các bạn có thể sử dụng cụm từ: Overall, In general,. by and large…. Cụm từ này sẽ giúp báo hiệu cho người đọc biết rằng đoạn này của bạn sẽ nói đến thông tin gì.

VD: Overall, it is apparent that the period witnessed growing popularity in all three appliances reported, with refrigerators being the one that underwent the most dramatic change.

Phần Body Paragraph (thân đoạn) trong một bài writing Task 1 là một trong những phần quan trọng nhất giúp giám khảo đánh giá được khả năng của bạn.

Trong phần thân đoạn, để các câu của các bạn được liên kết một cách logic, giúp bạn nói rõ được những đặc điểm, thông tin quan trọng của biểu đồ, thì Bước 1 là bước bạn không thể bỏ qua.

Ví dụ với đề bài và biểu đồ sau:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Sau khi đã xác định được các yếu tố quan trọng của biểu đồ như:

  1. Biểu đồ nói về lượng rác thải mà 3 công ty A,B,C tạo ra
  2. Các đối tượng trong biểu đồ là Công ty A, Công ty B, Công ty C
  3. Mốc thời gian của biểu đồ: Từ năm 2000 đến 2015 (sử dụng thì QKĐ)
  4. Biểu đồ có xu hướng thay đổi theo thời gian
  5. Đơn vị của biểu đồ là: tấn (ton)

Bên cạnh việc phân tích những thông tin được thể hiện trên biểu đồ như: Biểu đồ nói về cái gì, có những categories nào? Thời gian là khi nào? Đơn vị là gì? (đã được trình bày ở Bước 1), các bạn nên thì nghĩ tới việc Nhóm số liệu (chia body paragraph như thế nào) sau đó nghĩ về cách sắp xếp các ý mà các bạn định viết ngay từ ban đầu. Điều này sẽ giúp bạn có một mạch ý tốt => giúp tăng điểm Coherence & Cohesion.

Thông thường, 2 đoạn thân bài sẽ kéo dài 6 – 8 câu. Vì vậy, với mỗi một đoạn thân bài, các bạn nên viết trong 3 – 4 câu. (Lưu ý: Các bạn hoàn toàn có thể viết dài hơn, tuy nhiên điều này sẽ khiến thời gian làm task 1 lâu hơn => ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm task 2)

Word Requirement của Task 1 là 150 words. Vì vậy với cấu trúc Introduction – 1 câu, Overview – 2 câu, Body 6 – 8 câu, bài làm sẽ có tổng cộng là 9 – 11 câu (trong đó bao gồm cả những câu phức/ câu ghép), thì có thể yên tâm là đã hoàn toàn đạt yêu cầu này rồi.

Với biểu đồ trên, IZONE sẽ gợi ý các bạn cách phân tích để có thể có một thân bài tốt:

Bước 1: Cách chia đoạn (Paragraphing)

Đầu tiên, nhiều bạn sẽ có xu hướng phân tích công ty A và công ty B trong cùng một đoạn thân bài – gọi là thân đoạn 1 (vì cả lượng rác thải mà 2 công ty này tạo ra đều có xu hướng giảm đi).

Tuy nhiên, cách phân chia này dẫn đến một vấn đề đó là, với công ty C, các bạn phải trình bày trong đoạn thân bài còn lại, và trong đoạn thân bài này các bạn sẽ khó có thể so sánh với số liệu của công ty C với công ty A hay công ty B (vì số liệu của công ty A và công ty B đã được trình bày trong thân đoạn 1, nếu ta tiếp tục so sánh thì rất có thể sẽ nói trùng lại số liệu). Chính vì vậy cách chia thân đoạn này chưa hoàn toàn tối ưu.

Bước 2: Plan từng câu

Thay vì cách chia thân đoạn như trên, các bạn có thể chia 2 đoạn thân bài dựa theo mốc thời gian: 2000 – 2010 và 2010 – 2015.

VD:

Body 1: Phân tích dữ liệu từ năm 2000-2005

  • Câu 1: Năm 2000, Công ty A là công ty có lượng rác thải cao nhất, 12 tấn, theo sau là lượng rác thải của công ty B và Công ty C lần lượt xấp xỉ 8 tấn và 4 tấn
  • Câu 2: Sau 5 năm, lượng rác thải công ty A giảm nhẹ xuống khoảng 10 tấn.
  • Câu 3: Xu hướng này ngược lại với lượng rác thải của công ty B và công ty C.
  • Câu 4: Năm 2005, lượng rác thải của công ty B và công ty C cùng tăng 1 lượng bằng nhau – khoảng 3 tấn.

Body 2: Phân tích dữ liệu từ năm 2010-2015

  • Câu 1 : Năm 2010, lượng rác thải công ty A tiếp tục giảm xuống chính xác là 9 tấn trong khi đó lượng rác thải công ty C tạo ra tiếp tục tăng lên khoảng 7 tấn.
  • Câu 2: Cùng năm, lượng rác thải công ty B tạo ra giảm mạnh xuống còn 7 tấn, bằng với lượng rác thải công ty C.
  • Câu 3: Năm 2015 chứng kiện sự tiếp tục giảm của lượng rác thải công ty A tạo ra, xuống còn khoảng 8 tấn.
  • Câu 4: Mặc dù lượng rác thải mà công ty B tạo ra giảm mạnh xuống còn 3 tấn trong năm 2015, nhưng lượng rác thải công ty C tạo ra tăng 1 lượng đáng kể khoảng 3 tấn, điều này khiến công ty C là công ty tạo ra lượng rác thải nhiều nhất.

Các bạn có thể thấy, sau khi đã có được các ý theo mạch trên, các bạn sẽ không còn phải quá lo lắng về những lỗi không đáng có như lặp ý.

Những từ vựng cần lưu ý khi viết bài IELTS Writing Task 1

Dưới đây là một số những từ vựng mà các bạn có thể tham khảo khi viết các bài biểu đồ trên.

Các từ vựng chỉ thay đổi:

Tăng lên

  • Go up (v)
  • Increase (v)/(n)
  • Climb (v)
  • Rise (v)/(n) Giảm xuống
  • Go down (v)
  • Decrease (v)/(n)
  • Decline (v)/(n)
  • Drop (v)/(n) Giữ nguyên
  • Remain stable
  • Maintain stable
  • Stay/remain unchanged
  • Remain steady Dao động
  • Fluctuate (v)
  • Fluctuation (n) Đạt đỉnh
  • Peak at + number
  • reach a peak of + number
  • reach the highest point Chạm đáy
  • Bottom at + number
  • Reach/hit a bottom of +number
  • reach the lowest point

Trạng từ mức độ

Mildly

Mildly

Mildly

  • Significantly
  • Considerably
  • Dramatically
  • Slightly
  • Minimally
  • Insignificantly
  • Moderately
  • Mildly

Cách viết dữ liệu thời gian:

  • Vào năm nào: In + year
  • X năm sau: in the following + x years = in the next x years
  • X năm liên tiếp: in + x consecutive years
  • Từ năm X đến năm Y: from X to Y = between X and Y

Lưu ý: với những số nhỏ hơn 10 thì viết bằng chữ

Cách ghi số liệu phần trăm

Phần trăm của A là X%

The percentage/proportion of A + was + X %

A chiếm X %

  • A accounted for X%
  • A made up X%
  • A took up X%
  • A held X%

Hiện nay trên website của IZONE đang có chuyên mục Writing 4.5-6.0. Chuyên mục này không chỉ giúp bạn cải thiện được từ vựng & ngữ pháp liên quan đến chủ đề mà còn giúp các bạn phân tích các bài Sample Writing Task 1 của cựu giám khảo Simon. Qua việc phân tích, các bạn sẽ nắm được rõ cách triển khai một bài Writing task 1 dưới góc nhìn của 1 người bản xứ như nào.

Nếu bạn không giỏi tự học, không có người hướng dẫn và cần khắc phục sự cố chuyên sâu thì bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào các khóa học của IZONE.

Nếu bạn chưa quen với nền tảng từ vựng / ngữ pháp, hãy đăng ký Khóa học 3.0 – 4.0, và nếu bạn đã quen với các kỹ năng IELTS, hãy đăng ký Khóa học 4.0 – 5.0. Thực hành câu hỏi của bạn ở 56 hoặc 67. Ngoài khóa học chính, còn có khóa học bổ trợ SW. Để biết thêm thông tin về khóa học, hãy xem Tổng quan về các khóa học IELTS tại IZONE

Hướng dẫn viết chi tiết cho dạng quy trình (Process)

Với mỗi dạng bài IELTS Writing Task 1, IZONE đều đã có các bài hướng dẫn chi tiết. Trong bài viết này, IZONE sẽ ví dụ về các bước làm bài cụ thể cho dạng bài Quy trình (Process).

Với dạng bài Process, chúng ta vẫn sẽ bố cục gồm 4 phần chính

  • Introduction (Mở đoạn)
  • Overview (Tóm tắt)
  • Body paragraph 1 (Thân đoạn 1)
  • Body paragraph 2 (Thân đoạn 2)

Đối với dạng quy trình, các bạn vẫn cần phải phân tích đề bài một cách rất cẩn thận. Các bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Quy trình ở đây là dạng quy trình nào? (quy trình sản xuất, quy trình tự nhiên, mô tả sự thay đổi của đồ vật)
  • Quy trình này có bao nhiêu bước? Lưu ý: Các bạn có thể đếm số mũi tên có trong quy trình để xác định số bước.
  • Điểm đầu & điểm kết thúc của quy trình này diễn ra ở đâu?

Giống như mở bài của dạng biểu đồ. Thí sinh cần phải trang bị cho mình các kỹ thuật Paraphrase: sử dụng từ đồng nghĩa, thay đổi cấu trúc câu, sử dụng các từ cùng gốc…

Ví dụ:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Với câu viết mẫu trên, các bạn có thể thấy rằng tác giả đã sử dụng từ đồng nghĩa:

  • Thay thế từ show = illustrate
  • Thay thế từ recycle = reuse
  • Thay thế cụm từ the process of making clothes = the manufacturing of clothing

Lưu ý: Bên cạnh việc sử dụng từ đồng nghĩa, các bạn hoàn toàn có thể học thêm những kỹ thuật paraphrase khác thông qua SERIES PARAPHRASE WRITING có trong group IELTS IZONE.

Trong phần overview của dạng bài Process, thí sinh cần phải khái quát được 2 thông tin:

  • Có bao nhiêu bước chính có trong quá trình.
  • Giới thiệu được nguyên liệu ban đầu và thành phẩm cuối cùng là gì.

Dưới đây là một số mẫu câu mà bạn có thể áp dụng:

  • There are……steps/stages in + Noun (Có bao nhiêu bước)

Ví dụ: There are 12 stages in the process (Có 12 giai đoạn trong quá trình này)

  • The process contains/is comprised of/consists of…..steps/stages (Quá trình này bao gồm bao nhiêu bước)

Ví dụ: : The process consists of 12 steps. (Quá trình này gồm 12 bước)

  • The process starts with + Noun/when + Mệnh đề and ends/finishes + Noun/when + Mệnh đề (Quá trình này bắt đầu bằng… và kết thúc khi…)

E.g: The process begins with the collection of information about the weather and ends with being broadcast to the public. (Quá trình bắt đầu với việc thu thập thông tin về thời tiết và kết thúc bằng việc phát sóng ra công chúng)

Với dạng bài Process, thông thường chúng ta sẽ chia thành 2 body paragraph, mỗi body paragraph mô tả một nửa của quá trình.

  • Với dạng Manufacturing Process (Quá trình nhân tạo) ta sử dụng câu bị động.

Ví dụ: Starting with the collection stage, bottles of varying sizes are transported by truck to factories (Bắt đầu với công đoạn thu gom, các chai có kích thước khác nhau được vận chuyển bằng xe tải đến các nhà máy)

  • Với dạng Natural Process ( Quá trình tự nhiên), ta sử dụng câu chủ động

Ví dụ: In the first stage, salmon eggs grow and become small fish. (Trong giai đoạn đầu, trứng cá hồi lớn lên và trở thành cá nhỏ)

Vì bản chất của quy trình chính là sự tiếp nối của nhiều bước, khi viết, thí sinh cần thêm vào các “cohesive devices” để làm tăng điểm cho tiêu chí “Coherence and Cohesion”

E.g: Starting with the collection stage, bottles of varying sizes are transported by truck to factories. Next, bottles are fed through sorting lines into shredders where they are cut into small pieces. Coming out of the tapered end of the cutting machine, the shredded plastic flakes then go through a washing apparatus and a 10-hour drying process under the sun.

Để hiểu rõ hơn về cohesive devices, các bạn có thể tham khảo bài sau: IELTS Writing Unit 5: Khác biệt giữa bài viết Band 7.0 và Band 8.0

Chúng ta có thể chia “cohesive devices” của dạng bài Process thành những phần chính như sau:

Bước đầu

In the beginning, In the first step, firstly, first

Các bước tiếp theo

Next, Then, Afterwards, in the next step, in the second step, in the third step, Secondly, thirdly, at the following stage, Subsequently, in the subsequent step…….

Bước cuối cùng

Finally, in the final step, in the last step,……

Kinh nghiệm viết Task 1 IELTS writing

Không đưa ra số liệu cụ thể ở mở bài

Phần mở bài trong một bài IELTS Writing Task 1 chỉ nên đóng vai trò giới thiệu cho người đọc biết được chủ đề của bài viết là gì. Vì vậy, bạn không nên đưa số liệu cụ thể vào trong phần mở bài.

Chú ý trong việc sử dụng paraphrase

Đồng ý rằng, việc paraphrase lại đề bài là một điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bạn khi paraphrase lại có một thói quen chưa tốt đó là việc sử dụng từ đồng nghĩa nhưng không thực sự hiểu những từ đó được sử dụng trong ngữ cảnh như nào.

Chẳng hạn, có một đề bài như sau:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Đa số khi các bạn viết thì sẽ thường đều cố gắng paraphrase từ show bằng những từ đồng nghĩa như: display, depict…

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào chúng ta sử dụng các từ trên cũng sẽ hợp lý. Chẳng hạn, từ depict. Chúng ta hãy thử xem nghĩa của nó là gì? Và được sử dụng như nào:

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Theo từ điển Oxford, từ depict cũng có nghĩa là mô tả, miêu tả, tuy nhiên từ này thường được sử dụng để nói về một bức tranh nên thơ như nào? bài văn đặc sắc ra sao? Chính vì vậy, nếu sử dụng từ này trong writing task 1 để giới thiệu về biểu đồ mà bạn định mô tả thì sẽ không hợp lý.

Qua ví dụ trên, IZONE khuyên các bạn hãy thật cẩn thận khi sử dụng từ đồng nghĩa trong bài. Nếu các bạn không chắc từ “hay ho” được sử dụng trong ngữ cảnh như nào thì tốt nhất nên dùng những từ thân thuộc với mình và mình đã nắm rõ cách sử dụng nó.

Thời gian viết bao lâu là hợp lý?

Thời gian cho phần thi writing là 60 phút. Thời gian bạn nên dành cho writing task 1 là 20 phút. Lý do chúng ta nên dành thời gian ⅓ thời gian làm bài thi cho phần writing task 1 là bởi vì phần thi này chỉ chiếm ⅓ số điểm trong bài thi của bạn.

Với khoảng thời gian 20 phút. Các bạn nên phân bổ thời gian như sau:

5 phút đầu tiên

Trong 5 phút này bạn hãy cố gắng đọc hiểu thật kỹ đề bài, phân tích biểu đồ, map hoặc diagram và nhóm các số liệu, các đặc điểm nổi của biểu đồ.

5 phút sau đó

Tiếp theo, bạn nên sử dụng 5 phút này để có thể viết được phần Introduction và Overview

5 phút sau

Viết phần body paragraph 1

5 phút cuối

Viết phần Body paragraph 2

Chú ý đến việc sử dụng thì

Nhiều bạn khá chủ quan trong việc sử dụng thì với bài writing task 1. Điều này khá nguy hiểm, bởi vì nếu bạn sử dụng sai thì của động từ ngay từ đầu thì rất có thể bị sẽ bị “sai hệ thống”, dẫn đến việc bị sẽ bị trừ điểm nặng ở phần ngữ pháp, điều này kéo theo kết quả bài viết cũng sẽ không được tốt.

Sử dụng quá nhiều số liệu trong bài thi

Một trong những kỹ năng khi làm bài Writing Task 1 mà các bạn cần có chính là kỹ năng gộp nhóm các số liệu với nhau. Giám khảo không muốn bạn chỉ đơn thuần liệt kê các số liệu có trong các dạng bài biểu đồ, mà họ quan tâm đến khả năng xử lý dữ liệu của các bạn.

Hướng dẫn cách làm bài viết ielts

Giả sử nếu các bạn gặp một bài dạng table mà chỉ liệt kê dữ liệu thì chắc chắn rằng bài đó sẽ khó có thể đạt điểm cao được, bởi vì bạn không thể hiện cho giám khảo thấy được khả năng so sánh, đối chiếu, nhóm các dữ liệu với nhau.

Thậm chí điều này đã được đề cập trong đề bài: “Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant”

Ngay từ yêu cầu đề bài nó đã nói về việc select & report main features (chọn lựa và báo cáo các đặc điểm chính), chứ không phải list out all features (liệt kê tất cả các đặc điểm). Thứ 2 là nếu chỉ liệt kê không thì rất có thể bạn sẽ khó có thể – mà yêu cầu đề bài lại là “make comparisons” .

Sử dụng dạng rút gọn của một từ

Đừng bao giờ sử dụng dạng rút gọn (VD: don’t /doesn’t /isn’t…) trong một bài Writing Task 1 hay Writing Task 2 bạn nhé. Bởi vì cả 2 dạng bài này đều yêu cầu phải sử dụng lối viết trang trọng và học thuật.

Vì vậy, thay vì viết tắt là don’t/ doesn’t/ isn’t.. Các bạn hãy viết rõ và cụ thể hơn như: do not/ does not/ is not..

Trên đây là những hướng dẫn của IZONE về cách viết IELTS Writing Task 1 chi tiết cho từng dạng bài. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi của mình. Chúc bạn thành công!