Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị dengue
Hướng dẫn mới nhất này thay thế cho "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue" mà Bộ Y tế đã ban hành trước đó kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT vào ngày 22-8-2019. Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 typ huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Show
Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh. Theo hướng dẫn mới, giai đoạn sốt có các biểu hiện lâm sàng như: • Sốt cao đột ngột, liên tục. • Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. • Da xung huyết. • Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. • Nghiệm pháp dây thắt dương tính. • Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi. Giai đoạn nguy hiểm của bệnh thường vào ngày thứ 3, 7 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng như: Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Bộ Y tế nêu rõ giai đoạn hồi phục của bệnh sốt xuất huyết thường vào ngày thứ 7-10 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng như: Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều; Có thể phát ban hồi phục hoặc ngứa ngoài da; Có thể có nhịp tim chậm, không đều, có thể có suy hô hấp do quá tải dịch truyền. Hướng dẫn của Bộ Y tế cho biết bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ (theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2009): Sốt xuất huyết Dengue; Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo; Sốt xuất huyết Dengue nặng. Bộ Y tế lưu ý trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng, vì vậy khi thăm khám cần phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có kế hoạch xử trí thích hợp. Về điều trị sốt xuất huyết Dengue, theo Bộ Y tế, phần lớn các trường hợp mắc sốt xuất huyết đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời./. Hữu Quý (Theo Bộ Y tế) Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên với 4 typ huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền bệnh từ người bệnh sang người lành do muỗi Aedes aegypti trung gian truyền bệnh. Vậy theo Bộ Y tế Việt Nam hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết như thế nào? Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa và có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và tình trạng thoát huyết tương, có nguy cơ dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng. Nếu không được chẩn đoán sốt xuất huyết sớm và xử trí kịp thời có thể gây tử vong. Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện đa dạng, diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng. Bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và trải qua 3 giai đoạn: sốt, nguy hiểm và hồi phục. Phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng sẽ giúp việc chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết hiệu quả hơn. 2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết là gì?Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết hay còn gọi là phác đồ điều trị sốt xuất huyết đã được Bộ Y tế Việt Nam ban hành năm 2019. Đây là phác đồ điều trị sốt xuất huyết chung cho tất cả các trường hợp sốt xuất huyết phải vào viện điều trị. 3. Chẩn đoán bệnh và phân độ theo phác đồ điều trị sốt xuất huyếtPhân độ bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức - theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2009:
Lưu ý: Trong quá trình diễn biến bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng vì vậy khi thăm khám bác sĩ cần phân độ dựa trên lâm sàng để tiên lượng bệnh và có kế hoạch điều trị thích hợp. Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là virus Dengue:
Chẩn đoán phân biệt sốt xuất huyết với các bệnh lý sau:
4. Phác đồ điều trị sốt xuất huyết DenguePhần lớn các trường hợp sốt xuất huyết Dengue đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời. Người bệnh có chỉ định nhập viện trong các trường hợp sau đây:
Điều trị triệu chứng sốt xuất huyết Dengue:
Theo dõi sốt xuất huyết Dengue: Tái khám và làm xét nghiệm hàng ngày, nếu xuất hiện dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện điều trị, cụ thể đi khám lại ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:
5. Phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue có các dấu hiệu cảnh báo5.1. Đối với trẻ em (< 16 tuổi)Điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo cần được cho nhập viện điều trị:
Chỉ định truyền dịch khi bệnh nhân có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:
Các loại dịch truyền: Ringer lactate, Ringer acetate, NaCl 0,9%: liều 6-7ml/kg/giờ trong 1-3 giờ, sau đó 5ml/kg/giờ trong 2 - 4 giờ, cần theo dõi lâm sàng và Hct của bệnh nhân say mỗi 2 - 4 giờ. Nếu mạch, huyết áp ổn định, Hct giảm, nước tiểu ≥ 0,5-1ml/kg/giờ cần giảm tốc độ truyền Ringer lactate, Ringer acetate hoặc NaCl 0,9% xuống còn 3ml/kg/giờ trong 2 - 4 giờ, nếu cải thiện có thể ngưng sau 24 - 48 giờ. Nếu mạch nhanh, huyết áp tụt hoặc huyết áp kẹt, Hct tăng: Điều trị toan, xuất huyết, hạ đường huyết, hạ calci huyết nếu có và truyền dịch tiếp tục như sau:
Lưu ý:
Thời gian truyền dịch nói chung thường không quá 24 - 48 giờ. 5.2. Điều trị cho người bệnh người lớn (≥ 16 tuổi)Điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo cần cho nhập viện điều trị:
6. Phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue nặngNgười bệnh cần được nhập viện điều trị cấp cứu. 6.1. Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng ở đối tượng là trẻ emĐiều trị sốc sốt xuất huyết Dengue Chuẩn bị các dịch truyền sau:
Thở oxy qua gọng mũi 1 -6 lít/phút: Tất cả bệnh nhân có sốc cần thở oxy gọng kính. Điều trị suy hô hấp cấp: Bù dịch nhanh Điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng Trường hợp người bệnh vào viện trong tình trạng sốc nặng (mạch quay không bắt được, huyết áp không đo được) hoặc tụt huyết áp nặng (HA tâm thu < 70mmHg ở trẻ > 1 tuổi) hoặc hiệu áp ≤ 10mmHg cần phải xử trí khẩn trương.
Điều trị xuất huyết nặng
Điều trị toan chuyển hóa, trị hạ đường máu, hạ Calci máu
6.2. Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng ở đối tượng người lớnĐiều trị sốc sốt xuất huyết Dengue và sốc sốt xuất huyết Dengue nặng
Điều trị tái sốc Sử dụng cao phân tử để chống sốc, liều từ 10-15ml/kg/giờ, sau đó khi huyết động cải thiện nên chuyển sang Ringer lactate hoặc NaCl 0,9% tốc độ 10ml/kg/giờ x 1 giờ, sau đó giảm liều thuốc xuống còn 6ml/kg/giờ, sau đó 3ml/kg/giờ, sau đó 1,5ml/kg/giờ. Điều trị tình trạng xuất huyết nặng Biểu hiện xuất huyết nặng trên bệnh nhân:
Điều trị suy tạng nặng
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. |