Hướng dẫn chuyển nấc máy biến áp

- Đảm bảo điện áp trong giới hạn cho phép theo quy định, không gây quá áp hoặc nguy hiểm cho các phần tử trong hệ thống điện.

- Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất.

- Đảm bảo tối ưu các thao tác điều khiển.

Điều chỉnh điện áp của hệ thống điện quốc gia được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 70 Thông tư 40/2014/TT-BCT quy định như sau:

Quy định về điều chỉnh điện áp
1. Các cấp điều độ phải kiểm tra và giám sát liên tục điện áp trên hệ thống điện thuộc quyền điều khiển. Điện áp tại các điểm nút sẽ do cấp điều độ có quyền điều khiển điều chỉnh căn cứ vào những điều kiện cụ thể của hệ thống điện tại thời điểm vận hành.
2. Cấp điều độ có quyền điều khiển phải điều chỉnh điện áp của hệ thống điện bằng các thiết bị điều khiển sẵn có để đạt được lượng công suất phản kháng cần thiết nhằm giữ điện áp hệ thống điện trong phạm vi cho phép và duy trì lượng công suất phản kháng dự phòng để đáp ứng các thay đổi trên hệ thống điện do biến thiên phụ tải, thay đổi huy động nguồn hoặc kết lưới.

Căn cứ trên quy định, điều chỉnh điện áp của hệ thống điện quốc gia được thực hiện như sau:

- Các cấp điều độ phải kiểm tra và giám sát liên tục điện áp trên hệ thống điện thuộc quyền điều khiển. Điện áp tại các điểm nút sẽ do cấp điều độ có quyền điều khiển điều chỉnh căn cứ vào những điều kiện cụ thể của hệ thống điện tại thời điểm vận hành.

- Cấp điều độ có quyền điều khiển phải điều chỉnh điện áp của hệ thống điện bằng các thiết bị điều khiển sẵn có để đạt được lượng công suất phản kháng cần thiết nhằm giữ điện áp hệ thống điện trong phạm vi cho phép và duy trì lượng công suất phản kháng dự phòng để đáp ứng các thay đổi trên hệ thống điện do biến thiên phụ tải, thay đổi huy động nguồn hoặc kết lưới.

Có bao nhiêu biện pháp điều chỉnh điện áp của hệ thống điện quốc gia?

Theo Điều 73 Thông tư 40/2014/TT-BCT quy định như sau:

Các biện pháp điều chỉnh điện áp
1. Thay đổi nguồn công suất phản kháng đang vận hành của thiết bị bù ngang (tụ điện, kháng điện), máy bù đồng bộ, máy bù tĩnh, máy phát điện theo thứ tự từ gần đến xa điểm cần điều chỉnh điện áp.
2. Điều chỉnh nấc máy biến áp cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định vận hành của thiết bị. Không thực hiện điều chỉnh nấc máy biến áp (bằng tay hoặc tự động) để tăng điện áp phía hạ áp hoặc trung áp khi điện áp phía cao áp đã thấp dưới -5% so với điện áp danh định.
3. Huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng để phát hoặc nhận công suất phản kháng khi điện áp nằm ngoài giới hạn cho phép.
4. Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất trong hệ thống điện (tách đường dây truyền tải thấp trong trường hợp điện áp cao quá giới hạn cho phép và không gây quá tải đường dây còn lại).
5. Sa thải phụ tải có thể được sử dụng để tránh điện áp vi phạm các giới hạn điện áp thấp theo quy định.

Căn cứ quy định trên thì có 05 biện pháp điều chỉnh điện áp của hệ thống điện quốc gia, bao gồm:

- Thay đổi nguồn công suất phản kháng đang vận hành của thiết bị bù ngang (tụ điện, kháng điện), máy bù đồng bộ, máy bù tĩnh, máy phát điện theo thứ tự từ gần đến xa điểm cần điều chỉnh điện áp.

- Điều chỉnh nấc máy biến áp cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định vận hành của thiết bị. Không thực hiện điều chỉnh nấc máy biến áp (bằng tay hoặc tự động) để tăng điện áp phía hạ áp hoặc trung áp khi điện áp phía cao áp đã thấp dưới -5% so với điện áp danh định.

- Huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng để phát hoặc nhận công suất phản kháng khi điện áp nằm ngoài giới hạn cho phép.

- Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất trong hệ thống điện (tách đường dây truyền tải thấp trong trường hợp điện áp cao quá giới hạn cho phép và không gây quá tải đường dây còn lại).

- Sa thải phụ tải có thể được sử dụng để tránh điện áp vi phạm các giới hạn điện áp thấp theo quy định.

Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải làm nhiệm vụ điều chỉnh điện áp của máy biến áp trong điều kiện có tải.

Hướng dẫn chuyển nấc máy biến áp

Gồm 2 phần:

  • Bộ công tắc P còn gọi là dao lựa chọn làm nhiệm vụ chọn trước nấc điện áp làm việc của máy biến áp. Bộ công tắc P nằm trong thùng dầu chính ngay bên cạnh máy biến áp, các đầu dây của cuộn dây điều chỉnh đấu vào công tắc P.
  • Bộ công tắc K còn gọi là bộ công tắc dập lửa nằm trong một thùng dầu riêng gọi là thùng dầu công tắc K. Bộ công tắc K có vai trò gần giống như một máy cắt điện, có tốc độ làm việc cực nhanh từ 45 miligiây đến 50miligiây chịu được dòng điện ngắn mạch tạm thời từ 200 đến 600A, thời gian ngắn mạch tạm thời 0,1 đến 6 miligiây là thời gian hai tiếp điểm lựa chọn P cùng đóng một lúc tạo ra ngắn mạch một số vòng dây của một nấc điều chỉnh phân áp.
  • Khi dao lựa chọn P chuyển động trước và chọn xong phân nấc máy biến áp, bộ tắc K mới chuyển động. Mỗi pha của bộ công tắc K có 4 cặp tiếp điểm, từng đôi cặp tiếp điểm có lắp điện trở hạn chế dòng điện có công suất 200A (600A) còn gọi là điện trở ngắn mạch.
  • 4 tiếp điểm động cơ công tắc K được nối chung, 2 tiếp điểm tĩnh đầu và cuối của công tắc K được nối vào hai đầu dao chẵn lẻ của công tắc P. 4 cặp tiếp điểm của công tắc K có cấu tạo hình khối chữ nhật, tiếp điểm làm việc theo kiểu đóng thẳng tạo ra tiếp xúc mặt. Công tắc K theo chuyển động theo kiểu cơ cấu cu lít nghĩa là biến chuyển dộng quay của trục truyền thành chuyển động thẳng. Các nấc điều chỉnh của cuộn dây điều chỉnh điện áp đấu vào dao lựa chọn theo hệ chẵn (2,4,6,8,10) và lẻ (1,3,5,7,9).

Thông thường máy biến áp được chế tạo cuộn dây điều chỉnh riêng, dùng thêm một dao đảo chiều. Sơ đồ đấu dây đảo chiều cực tính có vai trò đảo ngược cực tính cuộn dây điều chỉnh làm cho từ thông của cuộn dây điều chỉnh ngược với chiều từ thông của cuộn dây chính có tác dụng tăng gấp đôi số lượng nấc điều chỉnh điện áp, giảm bớt được một nửa số vòng cuộn dây điều chỉnh.

Đầu cực chung của dao lựa chọn đấu vào hai cực chính 31 thuộc hệ lẻ, 32 thuộc hệ chẵn, với pha A sẽ có tên là 31A, 32A, với pha B có tên là 31 B, 32B với pha C có tên là 31C, 32C. Đầu cực chung 3 pha của công tắc K nối ra sứ trung tính 110kV MBA.

Giả sử máy biến áp đang làm việc ở nấc cũ là nấc 1, như vậy tiếp điểm số 2 đang nối vào cực 32 A, nấc số 1 đang nối vào cực 31A. Muốn chuyển về nấc 3 thì dao chọn bên lẻ phải chuyển từ nấc 1 về nấc 3 trước, sau đó công tắc K bật về 31A.

Trong quá trình công tắc K làm việc, 6 điện trở R có trị số giống nhau (từ 4 đến 8 Ω) giống nhau dùng để hạn chế dòng điện ngắn mạch tại thời điểm nấc 3 và nấc 2 của cuộn dây điều chỉnh bị chập tắt, lúc này điện trở các điện trở R đóng vai trò phụ tải.

Toàn bộ 12 bộ tiếp điểm dùng cho 3 pha của công tắc K, 1 bộ tiếp điểm nối chung của bộ công tắc K (nối ra sứ trung tính) và 6 điện trở của bộ công tắc K để được ngâm trong dầu.

Khi ngắn mạch cuộn dây điều chỉnh, nhiệt lượng sinh ra sẽ tản nhanh trong thùng dầu công tắc K. Tất cả các chuyển động trên đều thực hiện bằng cơ cấu cơ khí, lò xo thế năng đặt phía dưới bộ công tắc K. Bộ công tắc P và công tắc K dùng chung một bộ truyền động.

Hướng dẫn chuyển nấc máy biến áp

Có một số bộ ĐCĐA kiểu hình V, tiếp điểm của bộ ĐCĐADT chuyển dộng lật qua lật lại, nguyên tắc làm việc tương tự giống nhau, chỉ khác nhau ở cơ cấu truyền động cơ khí.

Hỏi đáp về QLVH Lưới điện và TBA

________________

VNK EDU gửi tặng bạn “Bộ thuyết minh bản vẽ hệ thống điện căn hộ du lịch và khách sạn Penninsula” Nhận tài liệu

Hướng dẫn chuyển nấc máy biến áp

________________ Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Kỹ sư M&E – Thiết kế hệ thống điện” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về hệ thống điện.

Nêu nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng gì?

Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt điện áp xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây sơ cấp, sẽ gây ra sự biến thiên từ thông ở bên trong 2 cuộn dây.

Hãy cho biết có những loại máy biến áp nào dùng để làm gì?

Theo chức năng, máy biến áp được chia thành 2 loại là máy biến áp tăng áp và máy biến áp giảm áp. Máy được sử dụng để tăng, giảm điện áp trong mạng lưới điện truyền tải và phân phối điện. Máy tăng áp được sử dụng tại các nhà máy điện có chức năng điện áp lên cao để truyền tải điện đi xa.

Tại sao không nên vận hành máy biến áp không tải hoặc non tại?

Khi máy biến áp vận hành không tải sẽ xuất hiện từ thông khép kín chạy trong lõi thép, do có từ trở nên lõi thép bị phát nóng gây ra tổn hao không tải.

Lõi thép có tác dụng gì khi máy biến áp làm việc?

Lõi thép của máy biến áp có tác dụng để dẫn từ thông chính của máy, được chế tạo từ những loại vật liệu dẫn từ tốt như thép kỹ thuật điện. Để giảm dòng điện xoay trong lõi thép, người ta thường dùng lá thép kỹ thuật điện, ở hai mặt được sơn cách điện và ghép lại với nhau tạo thành lõi thép.