Hướng dẫn duyệt thay đổi nhân sự chỉ huy trưởng năm 2024

Trên thực tế đã có rất nhiều Chủ đầu tư, Bên mời thầu do không nghiên cứu kỹ quy định về yêu cầu đối với nhân sự chủ chốt khi xây dựng Hồ sơ mời thầu nên đã vi phạm các quy định của Luật Đấu thầu, có những trường hợp đưa ra các yêu cầu trái quy định gây khó dễ, làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, từ đó tạo lợi thế cho 1 hoặc 1 số nhà thầu khác, gây ra cạnh tranh không bình đẳng trong đấu thầu, dẫn đến thiếu tính cạnh tranh, làm giảm hiệu quả trong đấu thầu.

Do đó để tránh mắc phải các sai phạm liên quan đến việc đưa ra các yêu cầu về nhân sự chủ chốt trong quá trình xây dựng hồ sơ mời thầu, các bên liên quan cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng quy định hiện hành đối với nhân sự chủ chốt, phân tích, đánh giá kỹ để đảm bảo đưa ra yêu cầu phù hợp với từng loại gói thầu, phù hợp với tính chất, mức độ đặc thù, phức tạp của từng gói thầu để thực hiện đúng quy định, nâng cao tối đa tính cạnh tranh, hiệu quả trong đấu thầu. Trong đó lưu ý các quy định mới nhất về nhân sự chủ chốt áp dụng từ tháng 9/2022 như sau:

– Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa:

Theo quy định tại Mẫu số 02-Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định tiêu chuẩn đánh giá về nhân sự chủ chốt: Không được yêu cầu về huy động nhân sự chủ chốt đối với phần công việc cung cấp hàng hóa. Đối với hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường, không đòi hỏi nhân sự thực hiện dịch vụ liên quan (như: lắp đặt, đào tạo, chuyển giao công nghệ…) phải có trình độ cao thì không yêu cầu về nhân sự chủ chốt. Chỉ được yêu cầu về nhân sự chủ chốt đối với các dịch vụ liên quan có yếu tố đặc thù, phức tạp cần thiết phải có nhân sự có hiểu biết, nhiều kinh nghiệm đảm nhận.

Trường hợp yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt, trong tờ trình phê duyệt E-HSMT phải nêu rõ lý do để chủ đầu tư xem xét, quyết định. Chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm việc yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt không dẫn đến làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Đối với gói thầu có yêu cầu về nhân sự chủ chốt, trường hợp nhân sự chủ chốt mà nhà thầu kê khai trong E-HSDT không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT, bên mời thầu cho phép nhà thầu làm rõ, thay đổi, bổ sung nhân sự chủ chốt để đáp ứng yêu cầu của E-HSMT trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Đối với mỗi nhân sự không đáp ứng, nhà thầu chỉ được thay thế một lần. Trường hợp nhà thầu không có nhân sự thay thế đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì E-HSDT bị loại.

Trong mọi trường hợp, nếu nhà thầu kê khai nhân sự không trung thực thì nhà thầu không được thay thế nhân sự khác, E-HSDT của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

– Đối với gói thầu xây lắp:

Theo quy định tại Mẫu số 01-Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về nhân sự chủ chốt: Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và pháp luật về xây dựng mà chủ đầu tư đưa ra yêu cầu về nhân sự chủ chốt trong E-HSMT cho phù hợp. E-HSMT không được yêu cầu về nhân sự chủ chốt đối với các vị trí mà pháp luật về xây dựng không có yêu cầu về tiêu chuẩn đối với chức danh đó hoặc các vị trí kỹ thuật thông thường, công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông.

Đối với gói thầu có yêu cầu về nhân sự chủ chốt, trường hợp nhân sự chủ chốt mà nhà thầu kê khai trong E-HSDT không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT, bên mời thầu cho phép nhà thầu làm rõ, thay đổi, bổ sung nhân sự chủ chốt để đáp ứng yêu cầu của E-HSMT trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Đối với mỗi nhân sự không đáp ứng, nhà thầu chỉ được thay thế một lần. Trường hợp nhà thầu không có nhân sự thay thế đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì E-HSDT bị loại.

Trong mọi trường hợp, nếu nhà thầu kê khai nhân sự không trung thực thì nhà thầu không được thay thế nhân sự khác, E-HSDT của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

– Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn:

Theo quy định tại Mẫu số 03-Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định yêu cầu về nhân sự chủ chốt: Không yêu cầu về nhân sự chủ chốt đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn không đòi hỏi nhân sự có chuyên môn cao, trừ trường hợp cần lao động có trình độ cao, lao động lành nghề thực hiện công việc đặc thù. Trường hợp dịch vụ phi tư vấn có yếu tố đặc thù, phức tạp cần thiết phải có nhân sự có trình độ cao, lao động lành nghề, nhiều kinh nghiệm đảm nhận thì có thể đưa ra yêu cầu về huy động nhân sự chủ chốt để thực hiện các công việc đặc thù, phức tạp này. Ngoài ra, không yêu cầu nhân sự chủ chốt là lao động phổ thông đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn.

Trường hợp yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt, trong tờ trình phê duyệt E-HSMT phải nêu rõ lý do để chủ đầu tư xem xét, quyết định. Chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm việc yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt không dẫn đến làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Đối với gói thầu có yêu cầu về nhân sự chủ chốt, trường hợp nhân sự chủ chốt mà nhà thầu kê khai trong E-HSDT không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT, bên mời thầu cho phép nhà thầu làm rõ, thay đổi, bổ sung nhân sự chủ chốt để đáp ứng yêu cầu của E-HSMT trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Đối với mỗi nhân sự không đáp ứng, nhà thầu chỉ được thay thế một lần. Trường hợp nhà thầu không có nhân sự thay thế đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì E-HSDT bị loại.

Trong mọi trường hợp, nếu nhà thầu kê khai nhân sự không trung thực thì nhà thầu không được thay thế nhân sự khác, E-HSDT của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

– Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn:

Theo quy định tại Mẫu số 04-Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định tiêu chuẩn đánh giá về nhân sự chủ chốt: chỉ đưa các tiêu chuẩn đánh giá về trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm trên cơ sở phù hợp với vị trí công việc của mỗi nhân sự chủ chốt nêu tại khoản 3 của Bảng trên mà không đưa tiêu chuẩn đánh giá đối với nhân sự khác.

Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, phần nhân sự chủ chốt thuộc phần đánh giá kỹ thuật (gói thầu tư vấn theo mẫu số 04 Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT tiêu chuẩn đánh giá chỉ bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ và kỹ thuật, không có tiêu chuẩn đánh giá năng lực kinh nghiệm), và được áp dụng phương pháp đánh giá chấm điểm, trong đó quy định mức điểm tối thiểu đối với tiêu chuẩn tổng quát và chi tiết của các nội dung về nhân sự chủ chốt.

Yêu cầu về nhân sự chủ chốt được số hóa dưới dạng Webform trên Hệ thống. Kinh nghiệm trong các công việc tương tự được thể hiện ở số năm tối thiểu nhân sự thực hiện các công việc tương tự hoặc số hợp đồng tối thiểu trong các công việc tương tự. Số năm kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt được tính từ thời điểm nhân sự bắt đầu thực hiện công việc tương tự đó đến thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải cung cấp thông tin chi tiết về các nhân sự chủ chốt được đề xuất theo Mẫu để chứng minh rằng mình có đầy đủ nhân sự cho các vị trí chủ chốt đáp ứng yêu cầu.

Như vậy để tránh mắc phải sai phạm hay phiền toái khi phải trả lời, làm rõ E-HSMT do các Nhà thầu tham gia yêu cầu làm rõ (trên thực tế đã xảy ra nhiều, thậm chí có những trường hợp phải điều chỉnh HSMT hoặc hủy thầu,…), các Chủ đầu tư, Bên mời thầu cần đặc biệt lưu ý các nội dung trong bài viết chia sẻ trên để đảm bảo việc triển khai đấu thầu đúng quy định, nâng cao tối đa tính cạnh tranh, hiệu quả trong đấu thầu, từ đó cũng đảm bảo được tiến độ các cuộc thầu do tránh được việc phải làm rõ HSMT hoặc phải hủy thầu làm lại.

Lưu ý các yêu cầu được coi là làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu như ví dụ liệt kê dưới đây để tránh mắc phải:

– Quy định về số lượng nhân sự chủ chốt quá mức cần thiết để thực hiện gói thầu;

– Quy định nhân sự thực hiện gói thầu phải được đóng bảo hiểm xã hội, phải là nhân sự đang ký hợp đồng lao động với nhà thầu;

– Quy định các tiêu chí mà pháp luật chuyên ngành không yêu cầu như: giấy phép hành nghề, các yêu cầu về chứng chỉ, chứng nhận mà pháp luật chuyên ngành không quy định (Ví dụ: gói thầu chỉnh lý tài liệu yêu cầu nhân sự phải là lưu trữ viên hoặc lưu trữ viên chính, nghĩa là nhân sự phải là viên chức thì quy định này trong E-HSMT được coi là vi phạm khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP).

– HSMT gói thầu xây lắp mà yêu cầu về nhân sự chủ chốt đối với các vị trí mà pháp luật về xây dựng không có yêu cầu về tiêu chuẩn đối với chức danh đó hoặc các vị trí kỹ thuật thông thường, công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông;

– HSMT gói thầu xây lắp yêu cầu nhân sự chủ chốt phải thuộc quyền quản lý của nhà thầu, phải ký hợp đồng lao động với nhà thầu từ năm….

– HSMT gói thầu xây lắp quy định Chỉ huy trưởng công trường phải thuộc quyền quản lý của nhà thầu mà không được thuê từ bên ngoài.

– HSMT gói thầu xây lắp yêu cầu nhà thầu phải đệ trình danh sách công nhân lao động khi tham dự thầu.

– HSMT gói thầu mua sắm hàng hóa mà yêu cầu về nhân sự chủ chốt đối với phần công việc cung cấp hàng hóa;

– HSMT gói thầu mua sắm hàng hóa yêu cầu nhân sự tốt nghiệp đại học chuyên ngành kiến trúc hoặc mỹ thuật công nghiệp khi các nhân sự này không trực tiếp thực hiện các công tác lắp đặt, hướng dẫn chạy thử, vận hành…

– HSMT gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế cho công trình có tính chất đơn giản nhưng lại đưa ra yêu cầu cao về trình độ, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn.

– HSMT gói thầu cung cấp dịch vụ thu dọn vệ sinh trong bệnh viện A yêu cầu nhà thầu phải kê khai cụ thể trong HSDT họ tên, trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm… của các nhân sự dự kiến huy động để thực hiện công việc thu dọn vệ sinh trong bệnh viện,…

Tham khảo thêm các bài viết có liên quan dưới đây (click vào đường link để đọc):

– https://baodauthau.vn/nhieu-ben-moi-thau-da-kip-thoi-sua-sai-post134582.html

– https://baodauthau.vn/goi-thau-tu-van-quan-ly-du-an-khu-dan-cu-tai-binh-dinh-tu-van-apcc-phan-ung-ve-tieu-chi-moi-thau-post133911.html

– Các mẫu cam kết nộp kèm E-HSDT theo yêu cầu của E-HSMT ban hành theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT.

– Các lỗi, sai lầm đáng tiếc của Hồ sơ dự thầu khiến nhà thầu bị trượt thầu (nhà thầu cần lưu ý để tăng cơ hội trúng thầu).

– Hướng dẫn các bước nộp hồ sơ dự thầu qua mạng thành công (gồm các hướng dẫn về điều kiện đầy đủ để tham gia thầu qua mạng; quy trình các bước tải, nộp HSDT; các kinh nghiệm, lưu ý giúp tăng cơ hội trúng thầu).

– Trường hợp nào không phải nộp bảo lãnh dự thầu khi tham dự thầu ?

– Các mốc thời gian quy định trong đấu thầu qua mạng.

– Nguyên tắc, quy định về làm rõ hồ sơ dự thầu là gì ?

– Trường hợp nhà thầu có số năm thành lập ít hơn số năm theo yêu cầu của E-HSMT về doanh thu bình quân hằng năm thì nhà thầu có bị coi là không đáp ứng tiêu chí này và bị loại hay không ?

– Khi nào nhà thầu yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu ?

– Khi nào đề nghị bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị trong đấu thầu ? quy trình thực hiện kiến nghị trong đấu thầu diễn ra như thế nào ?