Hướng dẫn giám sát bệnh quai bị năm 2024

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus quai bị gây bệnh, lây bệnh chủ yếu qua các giọt bắn chứa virus quai bị. Virus có ái tính cao với các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến sinh dục,… Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên, biểu hiện lâm sàng cấp tính với viêm tuyến mang tai hay gặp nhất. Ngoài ra có thể gặp tổn thương cơ quan khác như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não,… Chẩn đoán xác định căn nguyên virus có thể sử dụng các xét nghiệm xác định virus hoặc xét nghiệm huyết thanh. Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là các biện pháp điều trị hỗ trợ và triệu chứng. Tiêm phòng vắc xin phòng quai bị là biện pháp phòng bệnh quan trọng, giảm tỉ lệ mắc bệnh đáng kể trong thời gian gần đây.

Hướng dẫn giám sát bệnh quai bị năm 2024

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus quai bị gây bệnh


Nguyên nhân Bệnh quai bị

Virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus, cấu trúc hình cầu, đường kính khoảng 120 -200 nm, vật chất di truyền là RNA sợi đơn, được bao bên ngoài là lớp vỏ lipid kép. Virus có thể tồn tại khá lâu ngoài cơ thể, virus có thể tồn tại khoảng 1 năm ở nhiệt độ -25 đến -70 độ C, 3 tháng ở nhiệt độ 15-20 độ C, ở nhiệt độ 37 độ C có thể tồn tại khoảng 1 tuần. Virus gây bệnh có hai loại kháng nguyên chính là kháng nguyên V và kháng nguyên S, có ái tính mạnh với các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến sinh dục, tuyến tụy và thần kinh. Khi cơ thể bị nhiễm virus quai bị, miễn dịch thu được là khá bền vững.

Hướng dẫn giám sát bệnh quai bị năm 2024

Nguyên nhân gây bệnh là virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus


Triệu chứng Bệnh quai bị

Bệnh quai bị có thể tồn tại dưới 2 hình thức chính: Thể ẩn gặp ở khoảng 20 – 40% người bị nhiễm virus, người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, là nguồn lây nhiễm khó kiểm soát; thể bệnh biểu hiện tổn thương đặc trưng tại các tuyến cơ quan đích, trong đó tuyến nước bọt mang tai là hay gặp nhất.

Hướng dẫn giám sát bệnh quai bị năm 2024

Khi mắc quai bị, bệnh sẽ tiến triển theo từng giai đoạn

Thời kỳ ủ bệnh: từ 2 -3 tuần. Người bệnh không có triệu chứng, tuy nhiên sau khoảng 2 tuần, có thể đào thải virus và gây bệnh.

Thời kỳ khởi phát: thường trong 1 – 2 ngày. Triệu chứng đầu tiên là đau vùng tai, mức độ đau khác nhau trên từng đối tượng, thường đau trước ống tai, lan ra xung quanh tai, đau làm hạn chế há miệng, nói khó. Bên cạnh đó, người bệnh có các triệu chứng toàn thân như: người mệt mỏi, chán ăn, ăn kém, đau mỏi cơ, đau mỏi người kèm theo có sốt 38 – 39 độ. Đặc điểm đau có tính chất gợi ý đến viêm tuyến nước bọt mang tai là: đau tại các vị trí khớp thái dương hàm, mỏm xương chũm, góc dưới xương hàm.

Thời kỳ toàn phát: trong khoảng 1 tuần. Biểu hiện sưng và đau tuyến nước bọt mang tai ngày càng rõ rệt. Ban đầu thường sưng một bên, lan sang tuyến mang tai đối diện sau 1 – 2 ngày, 70% các trường hợp có sưng tuyến mang tai 2 bên, thừng sưng đau tối đa trong vòng 1 tuần. Khi sưng nhẹ có thể không làm biến dạng khuôn mặt, nếu sưng nề to hơn mặt có thể lan xuống cổ, ngực. Tại vị trí tuyến mang tai bị sưng, da màu sắc bình thường, không có tấy đỏ. Khi thăm khám ấn vào chỗ sưng, có cảm giác đàn hồi, không lõm xuống, lỗ Sténon ở phía trong má thấy phù nề, tấy đỏ nhưng không chảy dịch mủ, ấn đau toàn bộ tuyến mang tai. Ngoài ra người bệnh có thể có các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi toàn thân, hạch góc hàm và trước tai sưng đau, thăm khám có thể thấy biểu hiện viêm họng, ở trẻ nhỏ có thể có triệu chứng chảy máu cam.

Thời kỳ hồi phục: người bệnh bắt đầu hết sốt, tuyến mang tai đỡ đau và đỡ sưng, dần trở về bình thường sau khoảng 01 tuần.

Bệnh thường lành tính và hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên ở một số người bệnh có thể xảy ra các biến chứng, biểu hiện lâm sàng nặng nề hơn như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy, viêm màng não, viêm não, viêm tuyến lệ, viêm cơ tim, viêm phổi,… (mục 9 phần biến chứng).

Các bất thường trên xét nghiệm như: số lượng bạch cầu thường bình thường hoặc giảm nhẹ, trường hợp có viêm tinh hoàn bạch cầu có thể tăng. Sinh hóa máu thấy men amylase tăng, trường hợp có viêm tụy lipase tăng, biến loạn dịch não tủy của viêm màng não – viêm não virus.


Các biến chứng Bệnh quai bị

Như đã trình bày trên, bệnh quai bị thường lành tính. Một số trường hợp có thể có các biến chứng sau:

- Viêm tinh hoàn: thường gặp ở thanh thiếu niên sau tuổi dậy thì, chiếm khoảng 20-30% các trường hợp mắc quai bị ở người lớn. Đa số các trường hợp sưng đau tinh hoàn xảy ra sau khi sưng tuyến mang tai từ khoảng quanh 1 tuần, số ít trường hợp xảy ra đồng thời với sưng đau tuyến mang tai. Biểu hiện lâm sàng, người bệnh sau khi đỡ sưng tuyến mang tai, bắt đầu sốt cao trở lại, đau đầu, mệt mỏi; vùng tinh hoàn đau nhói, có thể lan xuống đùi, đau tăng khi đi lại, hoạt động mạnh, sờ nắn tinh hoàn thường đau, thậm chí có tràn dịch tinh hoàn, tuy nhiên màn tinh và thừng tinh vẫn bình thường. Người bệnh đau và sưng tinh hoàn ngày một nhiều, có thể sưng to gấp 2 -3 lần so với kích thước bình thường, đa số các trường hợp là viêm tinh hoàn một bên. Khoảng 7 – 10 ngày sau, triệu chứng bắt đầu giảm dần, tinh hoàn giảm sưng đau, trở lại bình thường, triệu chứng sốt cũng hết dần dần. Biến chứng sau viêm tinh hoàn do quai bị có thể gây teo tinh hoàn, thường đánh giá sau 2-6 tháng, người bệnh bị teo tinh hoàn cả hai bên có thể gây vô sinh.

Hướng dẫn giám sát bệnh quai bị năm 2024

Biến chứng của quai bị rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến vô sinh ở nam và nữ giới

- Viêm buồng trứng: ít gặp hơn so với viêm tinh hoàn ở nam giới, đối tượng thường là phụ nữ qua tuổi dậy thì, chẩn đoán bệnh thường khó, tuy nhiên diễn biến khá lành tính. Bệnh nhân có thể sốt cao trở lại, đau vùng hố chậu, hạ vị, có thể sờ thấy khối hai bên hạ vị, rong kinh,….

- Viêm tụy: hiếm gặp, thường xảy ra tại tuần thứ 2. Sau tuyến mang tai đỡ sưng, người bệnh sốt cao trở lại, đau bụng tăng, nôn, đầy bụng và đi ngoài phân lỏng, chán ăn,… Xét nghiệm amylase trong máu và nước tiểu đều tăng cao. Bệnh thường lành tính, di chứng có thể có nang giả tụy.

- Tổn thương thần kinh trung ương: viêm não, viêm màng não quai bị; tổn thương dây thần kinh sọ não; hội chứng Guillain-Barré. Viêm màng não có thể gặp 10 – 20% số trường hợp, thường xuất hiện sau sưng tuyến mang tai từ 3 – 10 ngày, bệnh nhân sốt cao trở lại, có hội chứng màng não: đau đầu, nôn, táo bón, gáy cứng, Kernig dương tính,…trẻ nhỏ có thóp phồng. Dịch não tủy biến đổi giống viêm màng não nước trong do các căn nguyên khác: dịch trong, áp lực tăng nhẹ, tế bào tăng thường từ vài trăm đến khoảng 1000 tế bào/mm3- chủ yếu là bạch cầu lymphocyte, protein dịch não tủy tăng nhẹ, glucose dịch não tủy thường bình thường,… Viêm não quai bị ít gặp hơn viêm màng não, tiên lượng nặng, người bệnh có biểu hiện sốt cao kèm theo có rối loạn tri giác, ý thức, tổn thương thần kinh trung ương như động kinh, co giật, liệt chi,…

- Các biến chứng ít gặp hơn là: viêm tuyến lệ, ức, vú, giáp,…; viêm cơ tim; viêm đa khớp; viêm giác mạc, mống mắt, kết mạc,…

- Phụ nữ mang thai mắc quai bị nguy cơ biến chứng cao hơn. Có thể tăng tỉ lệ sẩy thai tự nhiênn trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai có thể chết lưu.


Đường lây truyền Bệnh quai bị

Con người là vật chủ duy nhất, là nguồn bệnh duy nhất. Không có tình trạng người lành mang virus. Khi có triệu chứng nhiễm bệnh, người bệnh thường đào thải và lây truyền virus. Mặc dù trên lâm sàng, khoảng ¼ số bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng.

Hướng dẫn giám sát bệnh quai bị năm 2024

Đường lây truyền của quai bị chính là đường hô hấp

Đường lây truyền chính là đường hô hấp, virus lan truyền qua các giọt nước bọt từ người bệnh sang người khác thông qua các hành động như nói chuyện, hắt hơi, ho khạc,… Trong nước bọt của người bệnh khoảng 6 ngày trước khi sưng tuyến mang tai và khoảng 1 tuần sau khi sưng, đã xuất hiện virus quai bị, từ đó có khả năng lây lan cho người khác


Đối tượng nguy cơ Bệnh quai bị

Virus là bệnh phổ biến tại lứa tuổi trẻ em, ngày nay nhờ tiêm phòng vắc xin, tỉ lệ nhiễm bệnh đã giảm đi rõ rệt. Bệnh có xu hướng xảy ra quanh năm tại các nước vùng nhiệt đới trong khi bệnh phổ biến vào mùa đông và mùa xuân tại phía bắc và phía nam bán cầu. Trẻ em từ 3 – 14 tuổi và thanh nhiên là lứa tuổi hay mắc bệnh nhất. Bệnh xảy ra ở giới nam nhiều hơn giới nữ. Ở trẻ nhỏ < 1 tuổi, do thường có miễn dịch từ mẹ truyền sang nên nguy cơ mắc bệnh thường thấp. Đối tượng người trưởng thành nguy cơ mắc bệnh thấp hơn do thường có đáp ứng miễn dịch mắc phải. Đa số người lớn (80 – 90%) có thể có huyết thanh dương tính do nhiễm virus từ nhỏ.

Người tiếp xúc với các bệnh nhân quai bị (ở cùng nhà, học cùng lớp, nhà trẻ,…) đặc biệt khi áp dụng không tốt các biện pháp phòng tránh sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.


Phòng ngừa Bệnh quai bị

Phòng bệnh đặc hiệu

Nhờ hiệu quả của tiêm vắc xin phòng quai bị, tỉ lệ nhiễm bệnh đã giảm đi rất nhiều. Vắc xin quai bị thường được sử dụng là vắc xin sống giảm độc lực, hiệu quả miễn dịch tốt, có thể bền vững > 15 năm. Có các loại vắc xin đơn giá và vắc xin đa giá. Chỉ định tiêm cho các đối tượng trên 12 tháng tuổi. Khuyến cáo nên tiêm nhắc lại 2 liều để hiệu quả bảo vệ cao.

Hướng dẫn giám sát bệnh quai bị năm 2024

Cần tuân thủ đúng theo lịch tiêm chủng, tiêm đủ mũi để phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu

  • Người bệnh cần phải cách ly ít nhất 2 tuần hoặc đến khi tuyến nước bọt mang tai hết sưng. Không đến các khu vực công cộng, đông người trong ít nhất 1 tuần từ khi khởi phát triệu chứng.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh
  • Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn khác.
  • Thông báo dịch với cơ quan y tế có thẩm quyền.

Các biện pháp chẩn đoán Bệnh quai bị

- Các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên:

+ Xét nghiệm xác định virus: trong giai đoạn cấp của bệnh, virus quai bị có thể được phân lập từ máu, nước bọt, dịch tụy, dịch não tủy, tinh dịch, sữa, nước tiểu của bệnh nhân. Virus phân lập dễ trên phổi gàn, tế bào thận khỉ, thận của phôi người, tế bào Helta. Ngoài nuôi cấy và phân lập virus, có thể phát hiện RNA virus quai bị bằng kỹ thuật RT PCR.

- Xét nghiệm huyết thanh học: phương pháp đơn giản và nhanh hơn các xét nghiệm xác định virus. Sau khoảng 05 ngày bị bệnh, kháng thể IgM đặc hiệu với quai bị có thể phát hiện, đạt đỉnh trong 1 tuần và có thể tồn tại sau vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Tuy nhiên, ở bệnh nhân đã tiêm phòng quai bị, kháng thể IgM có thể âm tính. Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn, tồn tại lâu hơn, cần được làm 2 lần để đánh giá động lực kháng thể. Lần thứ nhất trong 4 ngày đầu của bệnh, lần thứ hai sau khoảng 1 tuần - 10 ngày.

Chẩn đoán bệnh quai bị cần dựa vào các yếu tố gồm: dịch tễ ( chưa mắc quai bị và có tiếp xúc với người bị quai bị trong 2 -3 tuần), biểu hiện lâm sàng đã mô tả trên, các xét nghiệm huyết thanh hoặc xét nghiệm virus.

Cần chẩn đoán phân biệt bệnh quai bị với một số bệnh khác như viêm tuyến mang tai do các vi khuẩn, virus khác; mọc răng số 8; sỏi tuyến nước bọt; viêm hạch góc hàm; viêm tinh hoàn do các căn nguyên khác; viêm màng não do căn nguyên virus khác;


Các biện pháp điều trị Bệnh quai bị

- Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị bệnh quai bị gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

- Sưng tuyến mang tai: cần cách ly người bệnh trong giai đoạn phát tán virus; nghỉ ngơi; hạn chế hoạt động mạnh; dùng các thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol liều 10 – 15 mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 – 6 tiếng; chườm ấm vùng sưng đau; vệ sinh răng miệng; ăn lỏng, ăn đồ mềm, thức ăn dễ nhai, dễ nuốt;…

Hướng dẫn giám sát bệnh quai bị năm 2024

Khi mắc bệnh, người bệnh cần phải được theo dõi điều trị sát sao

- Viêm tinh hoàn: người bệnh cần nghỉ ngơi, kiêng sinh hoạt tình dục; sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol nói trên; chỉ định corticoid trong khoảng 3 -5 ngày ( ví dụ prednisolone 60 mg/ngày); khi tình trạng viêm tinh hoàn cải thiện, dừng sử dụng các thuốc trên. Chú ý tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng.

- Viêm màng não, viêm não do quai bị: điều trị giảm đau, hạ sốt, an thần; sử dụng manitol khi có biểu hiện tăng áp lực nội sọ; chỉ định corticoid trong 3 -5 ngày ( thường dùng dexamethasone liều 0,3 – 0,5 mg/kg/ngày). Chú ý tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng. Chọc lại dịch não tủy đánh giá tiển triển của bệnh.

- Viêm tụy: trường hợp nặng cần nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch; giảm đau; truyền dịch; bù điện giải; tập ăn trở lại sớm,