Hình thức của hợp đồng môi giới là gì năm 2024

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công của doanh nghệp chính là xây dựng một môi trường làm việc tích cực và mối quan hệ lao động bền vững và Hợp đồng lao động chính là nền tảng quan trọng để đảm bảo sự ổn định và công bằng trong quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên.

Hình thức của hợp đồng môi giới là gì năm 2024

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 với những thay đổi về quy định quyền tác giả có tác động quan trọng đến ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa, hơn hết là tác động đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng.

Hình thức của hợp đồng môi giới là gì năm 2024

Bài viết này Taslaw sẽ giúp các bạn hiểu về tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu trong kinh doanh

Hợp đồng môi giới thương mại là là hợp đồng thương mại mà theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) trong việc đàm phán, mua bán giữa các bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ và bên môi giới được nhận thù lao theo hợp đồng môi giới.

2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc soạn thảo hợp đồng môi giới thương mại

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng môi giới thương mại là Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005.

3. Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại

Bao gồm các thông tin về 2 bên chủ thể, nhằm mục đích xác định chủ thể là ai.

  • Cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số CMT, số điện thoại
  • Pháp nhân: Tên pháp nhân, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật/ người đại diện được ủy quyền…

*Lưu ý: Đảm bảo các thông tin trên là chính xác dựa trên các giấy tờ hoặc nguồn thông tin tin cậy.

4. Đối tượng và nội dung môi giới trong hợp đồng môi giới thương mại

Hai bên thỏa thuận với nhau rõ về đối tượng môi giới của hợp đồng và cần có đầy đủ thông tin chi tiết về đối tượng môi giới đó, tránh nhầm lẫn đối với những đối tượng môi giới tương tự khác.

Ngoài ra, cần xác nhận nội dung về việc bên môi giới được bên được môi giới đồng ý giao cho bên môi giới thực hiện việc môi giới đối với đối tượng của hợp đồng.

5. Phí dịch vụ và phương thức thanh toán trong hợp đồng môi giới thương mại

Hai bên trong hợp đồng thỏa thuận về số tiền phí môi giới mà bên môi giới sẽ được nhận khi hoàn thành việc môi giới, trong đó gồm có mức thù lao môi giới, hoa hồng môi giới và số tiền cần phải ghi rõ bằng cả số, chữ, đơn vị tiền tệ sử dụng.

Ngoài ra, hai bên phải thỏa thuận rõ số tiền dịch vụ này có bao gồm các chi phí liên quan khác phát sinh ngoài dịch vụ môi giới không.

Hai bên thỏa thuận với nhau về phương thức thanh toán, cần ghi rõ việc thanh toán sẽ được thực hiện trong bao nhiêu lần, mỗi lần sẽ được thanh toán với số tiền là bao nhiêu và việc thanh toán được thực việc trực tiếp hay chuyển khoản ngân hàng, thời hạn của mỗi lần thanh toán là trong bao lâu.

6. Thời gian thực hiện môi giới trong hợp đồng môi giới thương mại

Hai bên thỏa thuận về thời gian thực hiện việc môi giới đối với đối tượng đã được thỏa thuận. Sau khi hết thời gian thực hiện, hai bên có thể thỏa thuận về việc gia hạn thêm thời gian thực hiện môi giới thêm và được ký kết bằng một phụ lục hợp đồng.

7. Quyền của bên môi giới trong hợp đồng môi giới thương mại

Bên môi giới có các quyền sau đây:

  • Yêu cầu bên được môi giới cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng môi giới trong hợp đồng.
  • Được nhận thù lao môi giới, hưởng hoa hồng theo thỏa thuận trong hợp đồng môi giới.
  • Được nhận một phần số tiền đặt cọc khi khách hàng chấp nhận
  • Thuê tổ chức, cá nhân môi giới khác thực hiện công việc môi giới đối tượng trong phạm vi hợp đồng môi giới nếu được bên được môi giới đồng ý nhưng phải chịu trách nhiệm trước bên được môi giới về kết quả môi giới.
  • Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng môi giới và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên được môi giới vi phạm hợp đồng do hai bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Hai bên thỏa thuận về thời gian thực hiện việc môi giới đối với đối tượng đã được thỏa thuận. Sau khi hết thời gian thực hiện, hai bên có thể thỏa thuận về việc gia hạn thêm thời gian thực hiện môi giới thêm và được ký kết bằng một phụ lục hợp đồng.

8. Nghĩa vụ của bên môi giới trong hợp đồng môi giới thương mại

Bên môi giới có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thực hiện việc môi giới theo đúng như thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Phải bảo quản và giao lại cho bên được môi giới những tài liệu và phương tiện được giao khi hoàn thành công việc.
  • Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc môi giới.
  • Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên được môi giới, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
  • Thường xuyên báo cho bên được môi giới biết về tiến độ thực hiện công việc và phối hợp với bên được môi giới để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công việc;
  • Chịu mọi chi phí liên quan đến phạm vi công việc mà mình thực hiện.
  • Giữ bí mật thông tin mà bên môi giới biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc phát luật có quy định.

9. Quyền của bên được môi giới trong hợp đồng môi giới thương mại

Bên được môi giới có các quyền sau đây:

  • Không chịu bất kỳ chi phí nào khác cho bên môi giới ngoài phí dịch vụ môi giới nếu giao dịch thành công.
  • Được nhận một phần số tiền đặt cọc khi khách hàng chấp nhận mất cọc hoặc khi khách hàng bị mất cọc do vi phạm cam kết, mức được nhận hai bên thỏa thận trong hợp đồng.
  • Yêu cầu bên môi giới thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận.
  • Trường hợp bên môi giới vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên được môi giới có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

10. Nghĩa vụ của bên được môi giới trong hợp đồng môi giới thương mại

Bên được môi giới có các nghĩa vụ sau đây:

  • Cung cấp đầy đủ và kịp thời cho bên môi giới những thông tiên, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc môi giới.
  • Chịu các chi phí phát sinh khi ký kết với khách hàng do bên môi giới giới thiệu.
  • Thanh toán phí môi giới cho bên môi giới theo thỏa thuận của Hợp đồng.

11. Vi phạm hợp đồng môi giới thương mại

Hợp đồng quy định các trường hợp vi phạm hợp đồng:

  • Trường hợp bên được môi giới không thanh toán hoặc thanh toán không đủ hoặc không đúng phí môi giới cho bên môi giới theo thỏa thuận
  • Trường hợp bên môi giới không tiến hành thực hiện dịch vụ hoặc thực hiện dịch vụ không đúng như đã thỏa thuận

Nếu một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trái với các thỏa thuận trong Hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng đó phải chịu một khoản tiền phạt theo thỏa thuận của hai bên.

12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng môi giới thương mại

Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên được môi giới thì bên được môi giới có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên môi giới biết trước một thời gian hợp lý; bên được môi giới phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

Trường hợp bên được môi giới vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên môi giới có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

13. Giải quyết tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại

Trong trường hợp các bên có xảy ra tranh chấp thì phải tích cực giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi. Nếu trường hợp các bên không thể tự giải quyết thì có thể thống nhất khiếu nại tại Tòa án.

14. Hiệu lực của hợp đồng môi giới thương mại

Các bên thỏa thuận với nhau về thời gian hợp đồng có hiệu lực, số bản hợp đồng, bên giữ hợp đồng, giá trị của hợp đồng…