Hướng dẫn giao dịch cfd năm 2024

Các giao dịch CFD được thực hiện sẽ giảm thiểu một phần chi phí và những rủi ro của các hình thức giao dịch truyền thống. Đây được xem là một công cụ tài chính và khá phổ biến với các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Vậy CFD là gì? Ưu và nhược điểm ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu CFD là gì?

1.1 Khái niệm

Khái niệm CFD được nhiều nhà đầu tư mới, chưa nhiều kinh nghiệm thắc mắc trước khi tham gia giao dịch. CFD được viết tắt bởi Contracts for Difference và gọi là hợp đồng chênh lệch. Đây là một dạng thỏa thuận giữa 2 bên gồm bên mua và bên bán. Hợp đồng có hiệu lực khi có sự chênh lệch về giá chứng khoán hoặc của một loại tài sản nào đó tại một thời điểm mở lệnh hoặc đóng lệnh nhất định.

Hướng dẫn giao dịch cfd năm 2024

Nói cách khác, CFD sẽ mô phỏng được quá trình giao dịch thông thường, có nghĩa là dựa vào mức chênh lệch giá mở và giá đóng của một loại sản phẩm nào đó để thực hiện giao dịch thu lợi.

1.2 Ưu điểm

  • Được sử dụng đòn bẩy để tham gia giao dịch với mức vốn cao hơn nhiều so với số vốn thực tế.
  • Khả năng thu lời cao hơn gấp nhiều lần so với số tiền bỏ ra.
  • Khả năng vẫn kiếm được lợi nhuận trước những biến động tăng hoặc giảm của thị trường.
  • Đa dạng sàn giao dịch hoặc nhà mối giới để lựa chọn thực hiện lệnh.
  • Đa dạng các loại tài sản giao dịch như cổ phiếu, tiền điện tử, ngoại hối, hàng hóa, chỉ số,...
  • Trong cùng 1 ngày, nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua bán nhanh chóng thông qua hợp đồng CFD thay vì chờ đợi cổ phiếu mới như các cách thức giao dịch thông thường.
  • Chỉ cần thanh toán các khoản thuế lãi vốn, không cần thanh toán thêm bất kỳ các loại thuế khác.
  • Có thể giao dịch mua bán với hợp đồng chênh lệch ngay trong cùng 1 ngày thay vì chờ đợi 3 ngày cổ phiếu mới về như giao dịch thông thường.

Hướng dẫn giao dịch cfd năm 2024

1.3 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, giao dịch thông qua hợp đồng CFD cũng có một số rủi ro tiềm tàng:

  • Mức tỷ lệ rủi ro cao tương ứng với tỷ lệ sinh lãi.
  • Không thích hợp với những nhà đầu tư mới, chưa nhiều kinh nghiệm thực chiến.
  • Phù hợp với những nhà đầu cơ, những nhà đầu tư lướt sóng.
  • Bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin, phân tích kỹ thuật và dự đoán tín hiệu, xu hướng từ thị trường để đưa ra quyết định chuẩn xác.

1.4 Giao dịch CFD

Đối với các giao dịch truyền thống, các nhà đầu tư cần chọn ra cổ phiếu tiềm năng và mức giá phù hợp với nhu cầu. Theo đó, nhà đầu tư sẽ bán ra khi giá tăng lên nhằm kiếm lợi từ giá trị chênh lệch và sẽ chịu lỗ nếu cổ phiếu bị rớt giá. Có thể thấy, nhà đầu tư phải bỏ ra một khoản tiền để mua cổ phiếu về trước khi bán ra.

Khi bạn đã hiểu CFD là gì, chắc chắn bạn biết rõ đối với giao dịch CFD, nhà đầu tư không cần thiết phải sở hữu cổ phiếu đó mà vẫn tham gia vào thị trường tài chính và kiếm lời từ đó. Cụ thể, giao dịch được thực hiện từ những biến động giá ở thời điểm mở hoặc đóng hợp đồng. Bên bán sẽ trả cho nhà đầu tư phần mức chênh lệch dựa trên giá hợp đồng khi giao dịch kết thúc. Trường hợp thua lỗ, bên mua phải chi trả mức giá trị chênh lệch cho bên bán.

Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch ở nhiều thị trường tài chính như cổ phiếu, tiền điện tử, chứng khoán,... Bạn cần nắm rõ khái niệm CFD là gì cũng như cách thức hoạt động thật kỹ để xây dựng chiến lược đầu tư chuẩn chỉnh cho bản thân vì lợi ích từ giao dịch CFD cao hơn hẳn so với giao dịch thông thường.

Cách thức hoạt động giao dịch CFD là gì?

Khi hiểu về CFD, bạn sẽ nhận ra giao dịch được thực hiện khi nhà đầu tư không cần sở hữu tài sản cơ bản nào. Thay vào đó, các giao dịch sẽ được tiến hành từ những thay đổi về giá của tài sản đầu tư đó và tính doanh thu cho nhà đầu tư.

Hướng dẫn giao dịch cfd năm 2024

Các nhà giao dịch sẽ mở lệnh và đặt thông số như đòn bẩy, số tiền đầu tư, vị thế mua khống hoặc bán khống,... Các lệnh sẽ được mở cho đến khi nhà giao dịch đóng hoặc được đặt lệnh tự động đóng khi đã đạt điểm chốt lời, cắt lỗ hoặc hợp đồng hết hạn. Dựa vào những phân tích kỹ thuật, thông tin và đưa ra dự đoán. Nếu dự đoán chính xác, sau khi đóng lệnh có lời, các sàn hoặc nhà môi giới sẽ chi trả tiền cho nhà đầu tư. Trường hợp lỗ, nhà môi giới sẽ tiến hành thu khoản chênh lệch đó từ nhà giao dịch.

Thắc mắc CFD có lừa đảo không?

Khi bạn trở thành một nhà giao dịch CFD, bạn không nhất thiết phải sở hữu một loại tài sản nào đó như sở hữu cổ phiếu. Bạn chỉ cần dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và đưa ra những dự đoán về giá tài sản đó trong thời gian tới sẽ tăng lên hoặc giảm xuống. Có thể nói hợp đồng chênh lệch CFD cho thấy dự đoán của bạn về mức xu hướng giá.

  • Ngắn hạn: Nhà đầu tư khi dự đoán tài sản đó tăng giá thì họ sẽ vào vị trí “lệnh bán”. Tiếp đến, họ sẽ ở vị thế bằng lệnh mua nếu mức giá giảm xuống.
  • Dài hạn: Nhà đầu tư khi tin dự đoán giá của tài sản đó sẽ tăng lên sẽ đặt lệnh mua trong giao dịch mở cửa. Thời gian sau khi mức giá tăng lên, nhà đầu tư nên cân nhắc việc bán đi tài sản đó để đóng vị thế và thu về lợi nhuận.

Từ bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về CFD là gì, ưu nhược điểm cũng như cách thức vận hành giao dịch ra sao. Anfin hy vọng bạn hiểu rõ về loại hình này và có thể xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý, tính toán được những rủi ro liên quan. Hãy theo dõi Anfin để cập nhật ngay nhiều thông tin về lĩnh vực tài chính nhé.