Hướng dẫn kiểm tra chất lượng giằng móng năm 2024

Đà kiềng, giằng cột là cấu kiện nối liền các cột với nhau, ở vị trí gần chân cột, có cos cao hơn đài móng hay đế móng, Đà kiềng thường được dùng để đỡ tường xây

Trong thực tế, có thể gặp công trình mà chỉ có dầm móng và tường xây trực tiếp lên nó. Lúc này nhiều người cũng gọi nó là đà kiềng. Cũng có thể gặp công trình chỉ có đà kiềng như 1 số nhà cấp 4 chẳng hạn, lúc này một số người lại gọi nó là dầm móng.

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng giằng móng năm 2024
Ngoài Bắc, đà kiềng và đà giằng đều được gọi là giằng móng (dầm móng).

Giúp định vị chân cột, giữ cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột không thay đổi trong quá trình làm việc của công trình.

Tham gia với toàn bộ hệ kết cấu (khung, dầm, cột) chịu ứng suất công trình sinh ra do độ lún lệch (lún thắng đứng) xảy ra ở bất kỳ vị trí móng nào của công trình. Trong trường hợp tính kết cấu của phần bên trên mà ta chưa kể đến ảnh hưởng của tác dụng này (lún lệch) thì đà kiềng sẽ chủ yếu giữ nhiệm vụ này.

Chịu tải trọng bản thân của tường, tránh nứt tường của tầng trệt trong quá trình sử dụng công trình.

Đà Giằng nằm phía dưới Đà Kiềng, thường đặt chìm trong đài móng có tác dụng giúp định vị chân cột, giữ cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột không thay đổi trong quá trình làm việc của công trình.

Nói đơn giản dễ hiểu thì :

  • Đà kiềng có tác dụng nối các chân cột lại với nhau, chịu tải tường ngang dồn xuống móng. Đà kiềng chịu lực uốn kéo, võng.
  • Đà giằng có tác dụng nối các móng lại với nhau, ổn định móng theo 2 phương chống lún lệch. Đà giằng chịu kéo, vòng.

Giằng móng

Giằng móng (hay dầm móng) là kết cấu nằm theo phương ngang nhà, có nhiệm vụ đỡ tường bao che (hoặc tường ngăn trong nhà) truyền vào móng. Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí của tường. Có thể nằm ngoài, giữa và mặt trong của cột.

Giằng móng thường có cấu tạo bê tông cốt thép. Dựa theo hình dáng, giằng móng được phân thành giằng móng dạng chữ nhật, chữ T hay hình thang.

Cấu tạo của giằng móng và liên kết với các kết cấu khác

Do được gối lên móng nên kích thước và hình dáng của giằng móng phụ thuộc vào khoảng cách cột. Với khoảng cách cột 6m, giằng móng thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình thang. Với khoảng cách cột 12m, giằng móng thường có dạng hình chữ T.

Cao độ mặt trên của giằng móng thường lấy thấp hơn mặt nền 50mm để bố trí lớp cách nước. Để chống biến dạng, phía dưới và bên dầm móng được chèn bằng cát, đá dăm nhỏ,…

Giằng móng là một bộ phận nhỏ nằm trong hệ thống móng và có ảnh hưởng cực kỳ lớn tới chất lượng công trình. Tuy nhiên không nhiều người biết rõ về cấu kiện này. Vậy nên bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích cũng như các nguyên tắc bố trí thép giằng móng chuẩn để công trình của bạn được hoàn hảo nhất.

Giằng móng trong công trình là gì?

Thuật ngữ giằng móng được nhắc đến nhiều nhất trong các công trình xây dựng nhà ở dân dụng. Đây là bộ phận đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình thi công móng. Tác dụng của nó là liên kết các bộ phận trong hệ thống móng để tạo ra độ vững chắc cho công trình ngay từ những công đoạn thi công đầu tiên. Bên cạnh đó, bộ phận giằng móng còn tăng cường độ cứng, giảm tối đa sự biến dạng của sàn khi chịu tác động từ lực của toàn bộ công trình về sau này.

Giằng móng được thiết kế theo phương ngang và nằm ngay trên bề mặt của móng. Việc liên kết các bộ phận của móng và phân bố lực đồng đều để không có cột móng nào phải chịu quá tải. Đồng thời chúng còn giúp giữ ổn định vị trí, chống xoay lệch các điểm nút ở chân cột. Giằng móng tưởng chừng như là một chi tiết nhỏ trong cấu tạo của móng, thế nhưng lại ảnh hưởng lớn tới tổng thể công trình về sau này, vì vậy cách bố trí thép giằng móng làm sao cho chuẩn nhất cũng cần được lưu tâm.

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng giằng móng năm 2024
Cách bố trí thép giằng móng làm sao cho chuẩn

Xem thêm:

  • Giải đáp: Thép chịu lực đặt trên hay dưới?

Như các bạn cũng đã biết, giằng móng là một cấu kiện cơ bản và không thể thiếu trong cấu tạo móng của các công trình lớn nhỏ. Việc bố trí thép giằng móng càng chuẩn thì độ vững chắc của móng càng cao. Để đạt được hiệu quả này thì các bạn hãy theo dõi những nguyên tắc bố trí thép dầm móng sau đây được chính xác nhất.

Đầu tiên đó là xác định và lựa chọn đường kính thép làm giằng móng chuẩn xác nhất. Đường kính của thép chịu lực trong giằng móng sẽ vào khoảng 12-25cm. Cốt thép chính thì có thể lên tới 32mm. Lưu ý là không lựa chọn đường kính thép vượt quá 1/10 chiều rộng của giằng và không được phép vượt quá 3 lần đường kính cốt thép chịu lực.

Nguyên tắc tiếp theo trong bố trí thép giằng móng đó là cần phải có một lớp cốt thép bảo vệ, nhiều người rất hay nhầm lẫn với lớp cốt thép chịu lực, thế nhưng chúng là 2 thành phần khác nhau. Trong bất kể trường hợp nào thì chiều dày lớp cốt thép bảo vệ phải lớn hơn đường kính của cốt thép.

Nguyên tắc về khoảng hở khi bố trí thép giằng móng, khoảng hở chính là khoảng cách thông thủy, vì thế mà giá trị của nó không được nhỏ hơn trị số lớn cũng như đường kính cốt thép. Điều này còn ảnh hưởng tới quá trình đổ bê tông vào bên trong, vì thế chúng phỉ đảm bảo được các nguyên tắc sau:

  • Lớp cốt thép đặt trên khoảng hở tối thiểu phải là 30mm
  • Lớp cốt thép đặt dưới khoảng hở tối thiểu phải là 25mm
  • Lớp cốt thép đặt thành 2 hàng thì khoảng hở hàng trên phải tối thiểu là 50mm

Nguyên tắc tiếp theo đó là về độ cao của móng luôn phải thấp hơn so với nền khoảng 50mm và cách nước. Chèn cát và đá dăm ở phía dưới để chống biến dạng hoặc các tác nhân có thể gây hại tới giằng móng và toàn bộ móng.

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng giằng móng năm 2024
Các nguyên tắc bố trí thép giằng móng chuẩn để công trình đạt chất lượng cao

Xem thêm:

  • Bảng giá bê tông tươi tại quận 9 mới nhất 2024

Các cách bố trí thép giằng móng phổ biến hiện nay

Giằng móng như chúng ta đã tìm hiểu thì nó là bộ phận gối lên móng, vậy nên hình dáng của giằng móng hay cách bố trí thép giằng móng sẽ phụ thuộc vào khoảng cách của các cột với nhau. Ví dụ như đối với các công trình nhà ở dân dụng thông thường, khoảng cách giữa các cột cách nhau 6m thì sẽ sử dụng các loại giằng móng hình thang hoặc hình chữ nhật là nhiều, ngoài ra còn có loại giằng móng hình chữ T. Trên là cách phân loại giằng móng phụ thuộc vào hình dáng của bộ phận, nếu dựa theo độ tương thích đối với loại móng của công trình đang sử dụng thì có thể chia thành 3 loại như sau:

Giằng móng đơn

Giằng móng đơn được bố trí cốt thép dày và đổ bê tông bên trong. Sử dụng loại giằng móng này sẽ giúp cho hệ thống móng của công trình nhà bạn được vững chắc hơn, chống được tối đa các tác động của ngoại lực. Tuy nhiên hạn chế của việc bố trí thép giằng móng này đó là quá trình thi công tốn nhiều thời gian, chi phí khá cao vì thế mà độ phổ biến không rộng. Trong trường hợp nền đất quá yếu thì chủ thầu mới sử dụng tới phương án thi công giằng móng này.

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng giằng móng năm 2024
Bố trí thép giằng móng đơn không được phổ biến bởi chi phí thi công cao

Xem thêm:

  • Công thức tính bê tông móng đơn chính xác và đơn giản nhất bạn nên xem

Giằng móng băng

Giằng móng băng chính là một lớp bê tông trải dài trên bề mặt móng được xem là lớp lót móng, kết hợp với cốt thép được bố trí một cách hợp lý, từ đó tạo ra một dải liên kết móng. Giằng móng bằng thường có kích thước tiêu chuẩn là 300 x 700mm. Bởi độ tương thích với công trình cao cũng như chi phí sản xuất rẻ và dễ dàng thi công, vì thế mà loại giằng móng băng đang được áp dụng nhiều cho các công trình nhà ở dân dụng hiện nay.

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng giằng móng năm 2024
Giằng móng băng là loại hình đang được sử dụng nhiều tại các công trình nhà dân dụng hiện nay

Quý khách có nhu cầu mua bê tông tươi tại các tỉnh thành Miền Nam vui lòng liên hệ theo Hotline

Liên hệ ngay

Bảng giá được cập nhật ngày 21/01/2024 tại Bê tông Minh Ngọc

Giằng móng bè

Giằng móng bè hay được sử dụng cho những công trình móng xây dựng trên nền đất yếu. Bởi ưu điểm của kiểu bố trí thép giằng móng này đó là khả năng chịu lực tốt. Phần giằng móng bè là lớp bê tông có bề dày khoảng 100m, được trải rộng khắp mặt nền của công trình và tạo sự liên kết cho hệ thống móng của công trình.

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng giằng móng năm 2024
Bố trí giằng móng bè được sử dụng nhiều đối với công trình xây dựng trên nền đất yếu

Xem thêm:

  • Bảng báo giá cục kê thép sàn 2024

Bố trí thép giằng móng trong thi công xây dựng chuẩn mang tới lợi ích gì?

Việc bố trí thép giằng móng chuẩn trong thi công xây dựng sẽ giúp phân bổ đều lực tải của tổng thể công trình lên móng trong quá trình thi công và đảm bảo độ vững chắc và cân bằng, không gây biến dạng mặt sàn. Hơn thế nữa, giằng móng giúp nâng đỡ một phần cho sàn nhà nếu bạn muốn xây dựng thêm nhiều tầng hơn. Giằng móng được tạo ra để liên kết các cột lại với nhau giúp cho hệ thống móng của công trình xây dựng được vững chắc và có độ bền bỉ cao.

Không chỉ đối với hệ thống móng mà bố trí thép giằng móng chuẩn sẽ tạo độ bền vững cho toàn bộ công trình, hạn chế đi những hiện tượng biến dàn hoặc sụt lúc của mặt sàn công trình. Đối với những mặt bằng xây dựng kém chất lượng, cụ thể như nền đất yếu thì sử dụng giằng móng sẽ giúp các góc cột ổn định, chống xoay lệch hướng hiệu quả.

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng giằng móng năm 2024
Bố trí thép giằng móng chuẩn sẽ giúp cho hệ thống móng được vững chắc và tổng thể công trình đạt chất lượng cao

Hy vọng với những chia sẻ của Bê tông Minh Ngọc trên bài đã giúp bạn nắm rõ được nguyên tắc bố trí thép giằng móng chuẩn cũng như vai trò của chúng trong thi công xây dựng. Mọi yêu cầu về tư vấn và hỗ trợ khác, chúng tôi xin được tiếp nhận tại địa chỉ:

CÔNG TY CP SẢN XUẤT THANG MÁY GHT VIỆT NAM

Hotline: 0984.696.683

Địa chỉ: Block 1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Block1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng giằng móng năm 2024

Tôi Trung Hoàng, kiến trúc sư kiêm kỹ sư xây dựng. Hiện tại, tôi đang là CEO – Chuyên gia tư vấn tại Công ty Bê tông Minh Ngọc với những kiến thức đã được đúc kết trong thời gian nghiên cứu và làm việc. Tôi mong muốn mang tới những thông tin – giải pháp tốt nhất cho công trình của bạn!