Huy động vốn của ngân hàng thương mại năm 2022

Ngân hàng "đua" hút vốn qua trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp là công cụ khá quan trọng để ngân hàng huy động vốn và cho vay, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề trong hoạt động kinh doanh

  • 4 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng làm Tổ trưởng các tổ công tác "thúc" giải ngân vốn đầu tư công

  • TP HCM: Có dự án chỉ giải ngân được 1,6% vốn đầu tư công

  • Chủ tịch UBND TP HCM vừa ký công văn khẩn liên quan vốn đầu tư công

  • Lập 6 tổ công tác kiểm tra giải ngân vốn đầu tư công

Theo số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam [VBMA], tại thời điểm ngày 31-12-2021, có 10 ngân hàng có dư nợ cho vay trái phiếu doanh nghiệp [DN], mỗi ngân hàng cho vay khoảng 3.000 đến hơn 60.000 tỉ đồng.

Cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp?

VBMA dẫn dữ liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, cho thấy trong khoảng 4 tháng đầu năm nay, tổng khối lượng phát hành trái phiếu DN đạt 56.674 tỉ đồng, trong đó tỉ lệ phát hành riêng lẻ chiếm đến 84,66%. Đáng lưu ý, trong khoảng thời gian này, có 9 đợt phát hành ra công chúng với tổng trị giá 8.696 tỉ đồng. Tính riêng các đợt phát hành ra công chúng, có 57,6% trái phiếu được thực hiện vào tháng 1, trong đó nhóm các ngân hàng thương mại chiếm gần 50% khối lượng phát hành.

So với cùng kỳ năm 2021, tổng khối lượng phát hành trái phiếu DN trong quý đầu năm nay tăng khoảng 18,98%, tương ứng 18.346 tỉ đồng, chủ yếu xuất phát từ nhóm DN bất động sản, xây dựng và ngân hàng. Một số DN mới phát hành với khối lượng lớn, như: Công ty CP Air Link [3.810 tỉ đồng], Công ty CP Xây dựng Kiến Hưng Thịnh [3.610 tỉ đồng], Công ty CP Đầu tư và Phát triển Eagle Side [3.930 tỉ đồng], Công ty CP Worldwide Capital [3.410 tỉ đồng]... Đặc biệt, nhóm 6 ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 9.350 tỉ đồng.

Về dư nợ cho vay trái phiếu DN [không tính ngân hàng mua trái phiếu do ngân hàng khác phát hành], số liệu thống kê 10 ngân hàng của VBMA cho thấy tại thời điểm 31-12-2021, mỗi ngân hàng mua từ khoảng 3.000 tỉ đồng đến hơn 60.000 tỉ đồng. Riêng Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội [SHB] công bố khối lượng đầu tư trái phiếu ở mức 6.600 tỉ đồng, trong đó lĩnh vực bất động sản là 4.100 tỉ đồng.

Mặc dù tài sản bảo đảm trái phiếu mà một số ngân hàng đầu tư đều an toàn, có tính thanh khoản cao song không ít chuyên gia am hiểu thị trường tài chính cho rằng có thể ngân hàng ồ ạt mua trái phiếu DN thời gian gần đây nhằm cơ cấu lại nợ cho DN. "Nếu đến kỳ hạn không có tiền trả nợ thì việc phát hành trái phiếu sẽ giúp DN trả nợ đúng hạn, nợ xấu của ngân hàng không tăng lên" - một chuyên gia lý giải.

Mặt khác, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước siết cho vay đầu tư dự án nhà đất thì việc mua trái phiếu DN có thể là cách thức để các ngân hàng thương mại cho vay bất động sản nhằm mở rộng quy mô tăng trưởng tín dụng. Việc này cũng giúp ngân hàng thương mại được cấp hạn mức cho vay nhiều hơn vào năm tiếp theo, đồng thời tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại giảm không quá 3% theo đúng quy định.

Nhiều ngân hàng ồ ạt cho vay trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian quaẢnh: TẤN THẠNH

Săn tìm lợi nhuận cao

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo nhiều ngân hàng cho biết trái phiếu DN là một kênh huy động vốn và đầu tư tài chính khá hiệu quả của mỗi ngân hàng. Khi một ngân hàng phát hành trái phiếu thành công nghĩa là đã huy động được hàng ngàn tỉ đồng tiền gửi dài hạn để tăng thêm nguồn lực tài chính, phục vụ hoạt động kinh doanh, nhất là tài trợ vốn dài hạn cho các dự án lớn. Ngược lại, ngân hàng bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng mua trái phiếu do DN phát hành là một hình thức đầu tư tài chính, nói cách khác là ngân hàng cho DN vay tiền thông qua việc mua trái phiếu.

"Với cách thức này, DN chỉ cần có tài sản hình thành trong tương lai rồi giao tài sản đó cho ngân hàng nắm giữ, có mục đích sử dụng vốn rõ ràng, các dự án đầu tư có tính khả thi... là vay được tiền. Bù lại, ngân hàng sẽ cho vay với lãi suất cao nhằm đạt chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra" - lãnh đạo một ngân hàng phân tích.

TS Lê Đạt Chí, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, nhìn nhận nếu bên vay sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư dự án hiệu quả thì việc ngân hàng cho DN vay tiền thông qua mua trái phiếu sẽ đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà ngân hàng phải mua trái phiếu DN bằng mọi giá hoặc trường hợp DN phát hành mất khả năng thanh toán vì nguyên nhân khách quan thì ngân hàng sẽ dính nợ xấu. "Khi đó, hai bên phải phối hợp để xử lý số tài sản mà DN đã giao cho ngân hàng giữ hộ và không biết bao giờ giải quyết xong!" - TS Lê Đạt Chí cảnh báo.

Không được mua trái phiếu doanh nghiệp để cơ cấu nợ

Theo TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính - Marketing, sau khi nhiều vụ việc liên quan đến phát hành trái phiếu xảy ra gần đây, có thể các ngân hàng thương mại sẽ hết sức cẩn trọng trong việc đầu tư vào trái phiếu DN. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư 16/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15-1, quy định khá chặt chẽ về cho vay thông qua trái phiếu. Theo đó, các ngân hàng thương mại chỉ được mua trái phiếu DN khi ngân hàng đó có tỉ lệ nợ xấu dưới 3%, phải giám sát dòng tiền của DN phát hành sau khi mua trái phiếu của DN và không được mua trái phiếu DN để cơ cấu nợ cho DN phát hành; góp vốn mua cổ phần và để tăng vốn...

Thy Thơ

Đường đua lãi suất huy động tiết kiệm những tháng đầu năm 2022 trở nên sôi động hơn khi có thêm nhiều nhà băng công bố tăng lãi suất. Mức cao nhất trên thị trường hiện nay là 11,6%/năm thuộc về Ngân hàng [NH] TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] áp dụng đối với tháng gửi đầu tiên trong kỳ hạn 15 tháng tiết kiệm Prime Savings, cao hơn mức cũ 1%/năm.

Lãi suất huy động tăng do nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh tăng cao

Lãi suất những tháng sau đó quay về mức 5,8%/năm. Khách hàng tham gia chương trình này có số tiền gửi tiết kiệm từ 300 triệu đồng trở lên. Đối với khoản tiết kiệm dưới 300 triệu đồng, lãi suất tiết kiệm tháng đầu tiên của kỳ hạn 15 tháng là 11,2%/năm, tháng sau là 5,6%/năm.

Lãi suất kỳ hạn 6 tháng từ 10 - 10,6%/năm tháng đầu tiên, tháng sau giảm còn 5 - 5,3%/năm… Thông tin từ VPBank cho hay NH đang muốn huy động vốn từ sản phẩm này nên đã tăng lãi suất huy động tháng đầu tiên lên gấp đôi so với lãi suất của những kỳ hạn khác.

Trước đó, một số nhà băng cũng điều chỉnh tăng lãi huy động tiết kiệm tiền đồng từ 0,15 - 0,4%/năm. Chẳng hạn ngày 18.1, Techcombank tăng lãi suất tiết kiệm tiền đồng kỳ hạn 36 tháng 0,3 - 0,4%/năm, lên 5,2 - 5,4%/năm tùy theo khách hàng trên hay dưới 50 tuổi.

Sacombank tăng lãi suất 0,1 - 0,2%/năm, mức lãi suất cao nhất là 6,8%/năm cho kỳ hạn 36 tháng… SCB cũng vừa tăng lãi tiết kiệm thêm 0,15%/năm ở các kỳ hạn, mức lãi suất cao nhất của nhà băng này là 7%/năm ở kỳ hạn 12 tháng. Trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm online, mức lãi suất cao nhất là 7,35%/năm.

Ngược lại, lãi suất giao dịch trên thị trường liên NH có chiều hướng giảm liên tục những ngày gần đây, khoảng 30 - 50% so với đầu tháng 1. NH Nhà nước công bố lãi suất bình quân liên NH ngày 14.1 giảm từ 0,6 - 0,9%/năm so với đầu tháng 1.

Cụ thể, lãi suất kỳ hạn qua đêm còn 0,98%/năm, 1 tuần còn 1,37%/năm, 2 tuần còn 1,64%/năm, 1 tháng ở mức 2,04%/năm, 3 tháng ở mức 2,18%/năm… Trong khi doanh số giao dịch tăng mạnh, ở kỳ hạn qua đêm tăng 14.000 tỉ đồng, lên 11.471 tỉ đồng; 1 tuần tăng gần 600 tỉ đồng, lên hơn 9.435 tỉ đồng; 2 tuần tăng 600 tỉ đồng, lên 1.139 tỉ đồng; 1 tháng tăng vọt gần 4.300 tỉ đồng, lên hơn 5.000 tỉ đồng; 3 tháng tăng 600 tỉ đồng, lên 3.120 tỉ đồng…

Tín dụng thêm 1,4 triệu tỉ đồng

Lý giải hiện tượng một số NH điều chỉnh lãi suất huy động hiện nay, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NH Nhà nước [NHNN] chi nhánh TP.HCM, cho rằng đó là nhằm đáp ứng kế hoạch khai thác vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn giữa các kỳ hạn cho phù hợp.

Huy động vốn năm 2021 trên địa bàn TP tăng trưởng 8,5%, tương đương khoảng 3 triệu tỉ đồng nhưng không đồng đều giữa các quý. Quý 3/2021, tín dụng tăng trưởng thấp do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Qua quý 4/2021, khi mở cửa kinh tế, tăng trưởng mạnh hơn kéo tín dụng cả năm tăng 11,85%, đạt 2,8 triệu tỉ đồng. Đà này sẽ được kéo qua tháng 1 năm 2022 nhằm đáp ứng vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cá nhân tiêu dùng thời điểm cuối năm. “Hiện tại các NH đã bắt đầu nguồn vốn để chuẩn bị tham gia 2 chương trình lớn trong năm, đó là chương trình của NHNN về cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp như miễn, giảm lãi, cơ cấu nợ… Đặc biệt, gói tín dụng hỗ trợ lãi suất 2%, tối đa 40.000 tỉ đồng vừa được Chính phủ ban hành Nghị quyết. Sau khi NHNN có văn bản hướng dẫn điều kiện, đối tượng cho vay, các NH sẽ triển khai nhanh để dòng vốn giá rẻ đi vào cuộc sống”, ông Lệnh cho hay.

Theo Nghị quyết 43 của Chính phủ về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình hồi phục kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2%/năm, tối đa 40.000 tỉ đồng thông qua hệ thống các NH thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua; cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tối đa 300 tỉ đồng… Dư nợ tín dụng của gói hỗ trợ lãi suất này tương đương khoảng 1 triệu tỉ đồng.

Năm 2021, với tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành NH là 13,53% so với cuối năm 2020, tương ứng lượng vốn bơm ra thêm hơn 1,243 triệu tỉ đồng, lên hơn 10,4 triệu tỉ đồng. Như vậy qua năm 2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành NH dự kiến 14% so với năm 2021, tương ứng lượng vốn đưa ra thị trường khoảng 1,46 triệu tỉ đồng, lên hơn 11,86 triệu tỉ đồng. Chính vì vậy mà các NH đã phải chạy nước rút trong việc huy động nguồn vốn cho vay.

“Nguồn vốn tín dụng năm 2022 sẽ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Lãi suất điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các NH tiếp tục giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế”.

Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề