Làm rõ vai trò của văn học dân gian đối với thiếu nhi qua truyện cổ tích tích chu

Câu truyện cổ tích cậu bé Tích Chu là một câu truyện mang đầy ý nghĩa sâu sắc để giáo dục cho các bé biết quan tâm, yêu thương mọi người nhất là những người trong gia đình của mình, biết vâng lời người lớn, không được ham chơi. Qua đó còn cho các bé thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình đã giúp cho cậu bé Tích Chu vượt qua rất nhiều khó khăn.

Tóm tắt câu truyện cậu bé Tích Chu

Chuyện kể về cậu bé Tích Chu vì ham chơi bỏ mặc người bà bị bệnh. Sau đó, cậu phải vất vả đi tìm nước tiên về cho bà. May mắn thay bà đã trở lại thành người.

Ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu. Bố mẹ của cậu bé Tích Chu mất sớm, nên cậu ở với bà của mình. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật rất vất vả để kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức ăn nào ngon bà cũng nhường phần cho Tích Chu hết. Ban đêm khi cậu bé đã ngủ say giấc thì bà lại thức để quạt cho Tích Chu mát.

Thấy bà thương Tích Chu nhiều như vậy nên cậu đã nói với bà rằng lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển, lớn lên chắc chắn Tích Chu sẽ chẳng bao giờ quên công ơn nuội dạy này của bà. Nhưng buồn thay khi Tích Chu lớn lên cậu lại chẳng thương bà. Bà thì phải đi làm việc vất vả kiếm tiền, còn cậu bé Tích Chu thì suốt ngày đi rong chơi với bạn bè, chẳng quan tâm gì đến người bà ở nhà của mình cả.

Vì làm việc quá mệt nhọc, ăn uống lại kham khổ nên bà đã bị ốm, bà lên cơn sốt cao nhưng chẳng có ai chăm sóc vì Tích Chu chỉ mãi đi chơi với bạn bè. Buổi trưa hôm nọ, trời rất nóng, cơn sốt lên cao, bà quá khác nước nên đã gọi Tích Chu lấy cho bà một ly nước nhưng không ngờ bà gọi Tích Chu đến ba lần nhưng vẫn không thấy cậu trả lời. Và đến khi Tích Chu trở về nhà thì đã muộn mất rồi, bà của cậu đã hóa thành chim bay lên trời.


Cậu bé Tích Chu ham chơi mặc bà bị bệnh

Tích Chu hối hận lắm nhưng bà bảo rằng bà khát quá nên đành biến thành chim để đi tìm nước uống và sẽ không về với Tích Chu nữa đâu. Tích Chu buồn bã, hối hận òa khóc thì một bà Tiên hiện ra bảo với cậu rằng nếu muốn cứu bà thì phải đi lấy nước suối Tiên cho bà uống, đường đến suối Tiên rất xa. Nhưng cậu vẫn quyết định đi lấy để giúp bà trở lại thành người. Cậu hỏi bà Tiên đường đến suối Tiên và lập tức lên đường đi không chần chừ chút nào. Tích Chu đã phải vượt qua bao nhiêu rừng núi hiểm trở để đến được suối Tiên.

Cậu mang nước về cho bà uống, sau đó bà trở lại thành người, cậu mừng rỡ ôm lấy bà. Cậu xin lỗi bà và từ đó Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà của mình.

Ý nghĩa câu truyện cậu bé Tích Chu

Qua câu truyện sẽ cho các bé thấy được tình cảm thiêng liêng của người bà một mực dành cho Tích Chu, dù già yếu nhưng bà vẫn cố gắng làm việc vất vả để nuôi nấng Tích Chu, có đồ ăn ngon đều nhường cho Tích Chu, khi Tích Chu chỉ biết mãi ham chơi không quan tâm đến bà nhưng bà vẫn không nói gì và vẫn tiếp tục làm việc để nuôi cậu bé.

Còn cậu bé Tích Chu vừa đáng khen vừa đáng trách. Đáng trách ở chỗ cậu chỉ biết mãi ham rong chơi cùng chúng bạn mà không quan tâm đến người bà phải làm việc vất vả ở nhà của mình, đến khi bà ngã bệnh nặng cậu vẫn không ở nhà trông nom chăm sóc cho bà. Cậu bé mới lớn nên ham chơi với bạn là điều dễ hiểu, cậu vẫn có thể rong chơi cùng chúng bạn lúc bình thường nhưng khi bà của mình bị bệnh thì cậu nhất định phải ở nhà chăm sóc bà chứ không được đi chơi mà không quan tâm bà đến mức bà phải hóa thành chim để đi tìm nước uống.

Đáng trách là vậy nhưng cậu bé Tích Chu vẫn rất đáng khen khi trở về nhà thấy bà hóa thành chim thì liền cảm thấy hối hận. Cậu òa khóa khi nghe chim nói rằng bà sẽ bay đi tìm nước và không trở về với cậu nữa. Cậu biết hối hận và buồn khi biết tin rằng bà sẽ đi mãi không về. Khi nghe bà Tiên bỏ có cách cứu bà bằng cách lấy nước suối Tiên cho bà uống thì cậu đã không hề ngần ngại chút nào liền lập tức lên đường đi tìm nước suối Tiên mặc dù đường đi rất xa và hiểm trở. Nhưng cuối cùng cậu vượt qua mọi khó khăn trắc trở để tìm nước Tiên cứu bà, bà của cậu đã trở lại thành người.

Câu truyện cậu bé Tích Chu đã giáo dục cho các bé một bài học rất sâu sắc rằng các bé nhỏ phải biết quan tâm, yêu thương mọi người trong gia đình, những người có công ơn nuôi nấng mình. Khi người lớn dạy bảo những gì các bé đều phải lắng nghe và vâng lời, không được ham chơi mà bỏ mặc người lớn khi bệnh hoạn.
 


Cuối cùng bà đã trở về với cậu bé Tích Chu

Nhưng đồng thời cậu bé Tích Chu cũng cho các bé thấy được rằng sức mạnh gia đình, tình yêu thương đối với ba mẹ, ông bà đã giúp Tích Chu vượt qua mọi khó khăn, trắc trở để đi đến được suối Tiên mang nước suối Tiên về cho bà với một mong ước rằng bà của mình sẽ trở lại thành người. Các bé còn phải học tập ở Tích Chu về việc nếu mình làm sai thì phải biết nhận lỗi và tìm cách sửa lỗi trước khi quá muộn màng.

Xem thêm:

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được nhân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Mỗi câu truyện cổ tích đều mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, sẽ giúp cho các trẻ em phát triển tư duy lành mạnh, trong sáng với nhiều phẩm chất tốt đẹp.

Truyện cổ tích rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non. Vì đây là thể loại truyện phù hợp với tâm lí của trẻ nhỏ. Những câu truyện cổ tích được bà, mẹ hay cô giáo kể cho các bé nghe đều sẽ đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi bé, giúp tuổi thơ các bé lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp – xấu, cái thiện – ác trong cuộc sống. Các câu truyện kể mang đến cho bé những điểm mốc trong ứng xử cần phải có trong đời. Với trẻ em, chúng sẽ luôn bị thích thú bởi những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn, cái đẹp, những điều kì diệu. Đặc biệt là ở trường lớp, cô giáo kể chuyện thường kết hợp  với hình ảnh pawpoi, tranh càng tạo cho truyện hấp dẫn, sinh động và giúp trẻ ấn tượng sâu sắc về những gì được nghe, được nhìn.

Cô bé quàng khăn đỏ đưa bánh cho con mang biếu bà ngoại góp phần giáo dục lòng hiếu thảo của con, cháu

Cám lừa tấm để chút giỏ tém, xui Tấm trèo lên cây cau để mẹ con Cám cầm dao đốn gốc giúp trẻ cảm nhận và biết được ai xấu -  ác; ai hiền lành – thật thà

 

Tấm từ quả thị chui ra và trở thành hoàng hậu bên vua giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp, ở hiền gặp làn

          Truyện cổ tích mang lại nhiều hình ảnh đa dạng để trẻ khám phá. Khi nghe những câu truyện cổ tích, các em sẽ rất vui khi được hòa mình vào điệu nhảy cùng nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy, chàng hoàng tử tốt bụng hay đôi khi là những con vật quen thuộc có thể nói chuyện được với nhau, có tính cách ngộ nghĩnh như một con người. Ngược lại trong một số câu truyện về chó sói, các em sẽ có thể bị sợ bởi hình ảnh con chó sói xấu xí, độc ác nhưng nó cũng có thể khiến bé cười, mơ mộng khi thấy sói bị thỏ xỏ mũi. Thông qua câu truyện cổ tích sẽ giúp trẻ được hòa nhập vào nhân vật các câu truyện như vui, buồn, lo lắng và hồi hộp trải qua mọi cung bậc tình cảm một cách tự nhiên.

Hình ảnh trên gợi trẻ nhiều cảm nhận và khám phá một cách phong phú, ý vị

Cô bé quàng khăn đỏ đi vòng qua rừng mang bánh cho bà vui tươi, hớn hở ngay cả khi được Thỏ nhắc nhở kẻo bị Sói ăn thịt

Cô bé quàng khăn đỏ thấy chó Sói nằm trên giường bà tạocảm giác bất ngờ, sợ hãi

Không những vậy truyện cổ tích còn giúp các bé nhỏ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ long tự hào dân tộc. Chẳng hạn qua truyện sự tích Hồ Gươm  trẻ hiều được Lê Lợi là vị anh hùng dân tộc, lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc Minh giúp đất nước được hòa bình tự do, nhà nhà ấm no. từ đó giáo dục trẻ  ngoan ngoãn, học giỏi vâng lời cô giáo, ông bà cha mẹ.

Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng người đọc đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta. Điều thú vị là truyện cổ tích dành cho bé lại mang thông điệp tình thương giữa người với người. Sau khi nghe truyện các bé sẽ thấy trân trọng tình cảm gia đình hơn, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà.

Qua những phân tích ở trên, ta thấy vai trò truyện cổ tích quan trọng như thế nào đối với sự phát triển nhân cách của trẻ nhỏ, bởi bài học được rút ra từ chính câu chuyện sẽ là những điều giúp trẻ noi theo để học hỏi. Những nhân vậy sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm những người nghèo khó kém may măn hơn mình, … Thông qua đó,  những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật sẽ in sâu vào tâm trí các em, góp phần quan trọng quyết  định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của các bé sau này.

                                                                                         Tác giả: Vũ Thị Kim Oanh

Video liên quan

Chủ Đề