Huyệt kiên ngung ở đâu

Huyệt Kiên Ngung còn được biết tới dưới các tên gọi khác như: Kiên Cốt, Biên Cốt, Kiên Tỉnh, Thượng Cốt, Trung Kiên Tỉnh… là huyệt đạo quan trọng trên cơ thể, được sử dụng để trị liệu cho các bệnh lý liên quan đến vai gáy, da, liệt nửa người.

Vị trí Huyệt Kiên Ngung

Đây là huyệt thứ 15 trên đường kinh Đại Trường. Là giao của của các kinh Đại Trường, Tiểu Trường và Dương Duy mạch.

Về mặt giải phẫu, huyệt nằm ở dưới da, là giao của cơ delta và khé giữa bó đòn, chịu sự tác động từ dây thần kinh C4, do vậy liên quan đến các chứng đau mỏi vai gáy, đau cổ.

Để xá định chính xác huyệt các bạn đưa cánh tay lên cao và tìm phần lõm ở ngoài bờ vai. Vị trí gia giữa xương vai với cánh tay chính là huyệt vị. 

Cách khác là dang hai cánh tay ra hai bên, tìm phần giao giữa mấu động của xương cánh tay với mỏm cùng vai sẽ thấy điểm bị lõm xuống. Điểm lõm ở hơn ở trước chính là vị trí của Huyệt Kiên Ngung. 

Công dụng của Huyệt Kiên Ngung trong trị liệu

Do vị trí là giao điểm của nhiều kinh mạch trên cơ thể nên tác động vào Huyệt Kiên Ngung có tác dụng bồi bổ nguyên khí và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh.

Các sách Đông y ghi nhận, Huyệt Kiên Ngung có tác dụng điều hòa hỏa khí, giải nhiệt, khu phong, nên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng bị đau ở tay – vai – khớp do phong thấp, người bệnh nằm lâu một chỗ do liệt nửa người.

Kiên Ngung thường được kết hợp với các huyệt đạo khác để tăng cường khả năng trị liệu. Cụ thể:

- Kết hợp cùng với huyệt Dương Khê trị ban sởi, bệnh phong.

- Kết hợp cùng các huyệt Phong Môn, Đại Trữ, Trung Chử trị lưng bị sưng đau, bệnh vai gáy.

- Kết hợp cùng các huyệt Điều Khẩu, Linh Đạo, Túc Tam Lý, Ôn Lưu, Hạ Cự Ôn trị nhũ ung.

- Kết hợp cùng huyệt Phúc Trì trị hạch lao.

- Kết hợp cùng các huyệt Bá Hội, Phát Tề, Túc Tam Lý, Khúc Trì, Phong Thị, Tuyệt Cốt phòng ngừa trúng gió.

- Kết hợp cùng các huyệt Dương Lăng Tuyền, Phong Trì, Khúc Trì trị phong thấp và đau nhức xương mãn tính.

- Kết hợp cùng các huyệt Kiên Liêu, Nhu Du, Kinh Trinh trị đau mỏi vai, khớp.

- Kết hợp cùng các huyệt Khúc Trì, Kiên Nội Lăng, Kiên Liêu trị khớp vai bị viêm nhiễm.

- Kết hợp cùng các huyệt Kiên Liêu, Dương Lăng Tuyền trị chứng viêm ở bao khớp bên dưới vai.

- Kết hợp cùng các huyệt Khúc Trì, Hợp Cốc cho người bệnh liệt nửa người.

- Kết hợp cùng các huyệt Kiên Liêu, Nhu Du, Kiên Trinh trị đau mỏi vai gáy.

Cách tác động lên Huyệt Kiên Ngung

Bấm huyệt Kiên Ngung

Do nằm trên vai nên bấm huyệt Kiên Ngung giúp trị các chứng đau mỏi vai gáy rất hiệu quả. Khi áp dụng kĩ thuật xoa bóp bấm huyệt đúng cách các khớp và gân sẽ được thư giãn, giảm đau mỏi.

Các bước cụ thể như sau:

- Xác định chính xác huyệt vị.

- Tiến hành day bấm huyệt với lực vừa phải.

- Không nên áp dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Châm cứu huyệt Kiên Ngung

Sử dụng kim để châm vào dưới da, tác dụng giúp khi huyết lưu thông, đẩy độc tố ra bên ngoài cơ thể, mang đến sự thoải mái. 

Dưới đây là các bước thực hiện

- Lựa chọn kim châm phù hợp.

- Vệ sinh kim và tay.

- Xác định huyệt vị.

- Đâm thẳng xuống 0.5 – 1.5 thốn. Ôn cứu trong khoảng thời gian 5 – 15 phút, 3 – 5 tráng, tùy theo thể trạng người bệnh.

Châm cứu huyệt Kiên Ngung trị co cơ: Với người bệnh bị co cơ bó cùng và bó đòn thì người thực hiện được châm cứu đưa tay xuôi xuống, bác sĩ trị liệu đâm sâu 0.5 – 1 thốn. Sau đó đưa mũi kim hướng ra hai bên, sâu vào 2 – 3 thốn. Người bệnh khi có cảm giác giống như bị điện giật thì dừng.

Châm cứu huyệt Kiên Ngung trị lệch tay: Với người bệnh bị lệch tay ra phía ngoài thì bác sĩ trị liệu thực hiện luồn kim xuống dưới da và đâm qua phần cơ tam giác.

Lưu ý khi tác động lên huyệt Kiêng Ngung

- Không nên thực hiên phương pháp massag bấm huyệt khi người bệnh đói hoặc vừa ăn no.

- Không thực hiện cho người bệnh có vết thương hỏi miệng tại vị trí huyệt, bị bầm tím, có bệnh ngoài da [có thể gây nhiễm trùng].

- Huyệt Kiên Ngung rất tốt trong HỖ TRỢ điều trị các bệnh lý xương khớp, nhất là ở người già, người bệnh mãn tính. Tuy nhiện khi tác động cần cẩn thận, nhất là với châm cứu, các bạn nên đến các bệnh viện Đông y để được chăm sóc đúng cách.

Trên đây là một số chia sẻ về Huyệt Kiên Ngung: Vị trí, tác dụng, cách tác động. Mong rằng các bạn đã có thêm các thông tin hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình hiệu quả !

HUYỆT KIÊN NGUNG

«Linh khu – Kinh mạch».

Tên gọi của huyệt Kiên Ngung:

– “Kiên” có nghĩa là vai. – “Ngung” có nghĩa là đầu xương vai.

Huyệt này ở đầu xương vai và có dấu hiệu ở sự rối loạn vai nên gọi là Kiên ngung [Đầu xương vai].

Tên Hán Việt khác của huyệt Kiên Ngung:

Trung Kiên-tỉnh, Thiên ngung, Biên cốt, Ngung tiêm, Kiên cốt, Thượng cốt.

HUYỆT KIÊN NGUNG

Huyệt thứ:

15 Thuộc Đại trường kinh.

Đặc biệt của huyệt Kiên Ngung:

Giao hội của Thủ Dương minh, Dương kiều.

Mô tả của huyệt Kiên Ngung:

1. Vị trí xưa :

Khe hõm ngoài vai, khoảng giữa hai xương, đưa cánh tay lên lấy huyệt ỏ chỗ hõm [Đồng nhân, Phát huy, Đại thành].

HUYỆT KIÊN NGUNG

2. VỊ trí nay :

Khi điểm huyệt dang cánh tay thắng, mỏm cùng vai và mấu động lớn xương cánh tay làm thành hai chồ hõm. Huyệt ở chồ hõm nhỏ phía trước, sát bò trước mỏm củng vai.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Kiên Ngung:

là khe giũa bo đòn và bó cùng-vai của cơ Delta, khe khóp- giữa xương bả vai và xương cánh tay – Thần kinh vận dộng cơ là dây thần kinh mũ. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh C4.

HUYỆT KIÊN NGUNG

Hiệu năng của huyệt Kiên Ngung:

Sơ tán phong thấp ở kinh lạc, thanh tiết hỏa khí ở Dương-minh, thông lợi các khớp, đuổi tà giải nhiệt.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Kiên Ngung:

1. Tại chỗ, Theo kinh :

Trúng phong, liệt nửa người, đau nhức thần kinh hoặc cơ do phong thấp, viêm khớp vai.

2. Toàn thân :

Huyết áp cao, chứng nhiều mồ hôi.

HUYỆT KIÊN NGUNG

Lâm sàng của huyệt Kiên Ngung:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Dương khê trị phong chẩn [Bách chứng]. Phối Kiên tỉnh, Khúc trì trị đau vai, cánh tay [Đại thành].

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Kiên Nội-lăng, Kiên liêu, Khúc trì, trị viêm khớp vai. Phối Kiên liêu, Dương Lăng-tuyển trị viêm bao khớp dưới xương vai. Phối Khúc trì, Hợp cốc đê chữa liệt chi trên.

HUYỆT KIÊN NGUNG

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Dang tay lên, châm thẳng tới huyệt Cực tuyền 2 – 3 thốn trong điều trị viêm cơ bó đòn, bó cùng, xuôi tay xuống châm mũi kim giữa khớp xương cánh tay, và khớp vai, sâu 0,7 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức hoặc lan đến quanh khớp vai thì mũi kim hướng ra Kiên Nội- lăng, Kiên liêu, Tam-giác cơ mà châm 2 – 3 thốn, có cảm giác càng tức hoặc lan đến quanh khớp vai hoặc như điện giật xuống vùng cánh tay – Châm dưới da trong trường hợp tay lệch ra bên ngoài có thể hướng kim ra phía cơ tam giác sâu 2 – 3 thốn. Có cảm giác căng tức ở vùng cánh tay.
2. Cứu 3 – 5 lửa.

1. Ôn cứu 5-15 phút.
* Chú ý: Không nên cứu nhiều.

HUYỆT KIÊN NGUNG

Tham khảo của huyệt Kiên Ngung:

1. «Giáp ất» quyến thứ 10 ghi rằng: “Trong vai nóng, đau ngón tay cánh tay, dùng huyệt Kiên ngung làm chủ”. 2. «Thiên kim» quyến thứ 8 ghi rằng: “Châm một huyệt Kiên ngung thì có thể bắn cung được, Chân Quyền”.

3. «Đại thành» quyên thứ 6 ghi rằng: “Kiên ngung chủ trị trúng phong tay chân không cử động được, liệt nửa người, phong nhiệt nóng trong vai, đầu không quay được, vai cánh tay đau nhức, vai yếu, tay không đưa tới đầu, co quắp, phong nhiệt ẩn dưỚi da, sắc mặt tiều tụy, suy nhược tiết tinh, thương hàn nhiệt chưa dứt, tay chân nóng, các loại bướu cổ”.


4. «Đại thành» quyển thứ 9 ghi rằng: “Vai lưng sưng đỏ đau, dùng huyệt Kiên ngung, Phong môn, Trung chử, Đại trử“. 5. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Kiên ngung, Dương khê tiêu ẩn phong do nhiệt cực” [Kiên ngung, Dương khê tiêu ấn phong chi nhiệt cực].

6. «Đồ dực» ghi rằng: “Ngày xưa có bệnh phong tý, cánh tay đau yếu sức, không thể cầm cung. Chân Quyền châm vào đó có thể bắn cung. Huyệt này nếu cứu bán thân bất toại dạng phong từ 7 – 40 mồi không thể nhiều hơn, e sợ sệ teo cơ. Nhưng cứu không phải như châm, nên kiêng cữ rượu thịt, năm loại chất cay. Huyệt này chủ về tả nhiệt của tứ chi với Vân môn, Uy trung, Yêu du điều trị như nhau. Huyệt này có sách nói nên châm sâu và kích thích mạnh mới có hiệu quả”.


7. Theo “Kỳ kinh bát mạch khảo” ghi rằng, huyệt Kiên ngung hội của Thủ Dương-minh, Thiếu dương, Dương-kiều.
8. Căn cứ. theo “Đồ dực” ghi huyệt Kiên ngung là hội của Thủ Thái-dương, Dương-minh, Dương-kiều. HUYỆT KIÊN NGUNG

9. Huyệt này có công hiệu sơ phong hoạt lạc, thông lợi quan tiết có thể trị được bệnh chứng thuộc kinh của nó và teo cơ ở chi trên, đau rút cũng như bại xuôi ở chi trên. 10. Kiên ngung trong “Thiên kim phương” gọi là Trung Kiền-tỉnh, “Ngoại đài” gọi là Biên cốt

11. Theo “Giáp ất” ghi, huyệt này là hội của Thủ Dương-minh và Dương-kiều mạch.

12. Có sách nói không nên cứu quá 14 lửa, vì cứu nhiều tay sẽ nhỏ và yếu.

13. Hai huyệt Kiên ngung, Khúc trì đều thuộc Thủ Dương-minh Đại-trường kinh, mà Đại- trường là phủ của phế, bỏi lẽ ấy nên phép này có đặc hiệu là điều lý được phế khí, nhất là nhờ ở chỗ kim chích tại huyệt Kiên ngung lại để nằm [ngọa châm] nó có tượng thư thông, Khúc trì thì lại chạy bao biến chỗ này qua chỗ khác chứ không có thủ yên một nơi thành thử tuyên được khí, hành được huyết và khu trục được phong tà. Hai huyệt ấy phối hợp với nhau thật có thể gọi là “châu liên bích hợp”. Hê đối với các khí khách tà nó xâm nhập vào kinh lạc, các thứ bệnh sinh ra vì khí huyết rối loạn mà dùng phép này thi kinh lạc được thư sướng, khí huyết được điều hòa hơn nữa đối với các chứng trúng phong, bán thân bất toại, phong thấp, bảy chứng khí mà dùng phép này thì lại càng đắc lực. Đó chính là “Một chỗ thông thi toàn chỗ đều thông” vậy. Ngày xưa Trọng Cảnh nói: “Khách khí, tà phong, trúng vào người thì phần đông phải chết”. Nếu biết dự phòng, phép này vào người, hoặc chẳng giảm bớt sợ người có thể chết vì trúng phong hay sao ?

Video liên quan

Chủ Đề