K là viết tắt của từ gì trong y học năm 2024

Các từ viết tắt sau được sử dụng trong toàn bộ văn bản; các từ viết tắt khác được mở rộng ở lần đề cập đầu tiên trong chương hoặc trong tiểu mục.

ABG khí máu động mạch ACE men chuyển angiotensin ACTH hoóc môn hướng vỏ thượng thận ADH hoóc môn chống lợi tiểu AIDS hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ALT alanine aminotransferase (tên gọi trước đây là SGPT) AST aspartate aminotransferase (tên gọi trước đây là SGOT) ATP adenosine triphosphate BCG bacille Calmette-Guérin bid 2 lần mỗi ngày BMR tốc độ chuyển hóa cơ bản BP huyết áp BSA diện tích bề mặt cơ thể BUN urea nitrogen trong máu C độ C; độ bách phân; bổ thể Ca can xi cAMP adenosine monophosphate vòng CBC công thức máu cGy centigray Ci curie CK creatine kinase Cl clo; clo cm xăng-ti-mét CNS hệ thần kinh trung ương CO2 khí cácbônic COPD bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính CK creatine kinase CK-MB isoenzyme creatine kinase dải cơ CPR hồi sức tim phổi CSF dịch não tủy CT chụp cắt lớp vi tính cu bậc ba D & C nong và nạo dL đề-xi-lít (= 100 mL) DNA deoxyribonucleic acid DTP bạch hầu uốn ván ho gà (giảm độc lực/vắc xin) D/W hoặc D dextrose trong nước ECF dịch ngoại bào ECG điện tâm đồ EEG điện não đồ ENT tai, mũi và họng ERCP nội soi chụp tụy mật ngược dòng ESR tốc độ máu lắng F Độ F FDA Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ft foot; feet (đo) FUO số không rõ nguyên nhân g gram GFR tốc độ lọc cầu thận GI tiêu hóa G6PD glucose-6-phosphate dehydrogenase GU niệu sinh dục Gy gray h giờ Hb hemoglobin HCl acit clohidric; hydrochloride HCO3 bicarbonate Hct hematocrit Hg thủy ngân HIV vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HLA kháng nguyên bạch cầu người HMG-CoA hydroxymethyl glutaryl coenzyme A Hz hertz (chu kì/thứ hai) ICF dịch nội bào ICU khoa hồi sức tích cực IgA, v.v. globin miễn dịch A, v.v. IL interleukin IM trong cơ INR tỉ lệ chuẩn hóa quốc tế IPPB hô hấp với áp lực dương ngắt quãng IU khoa quốc tế IV đường tĩnh mạch IVU chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch K kali kcal kilo calo (calo từ thức ăn) kg ki-lô-gam L lít lb pao LDH lactic dehydrogenase M răng hàm m mét MCH lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu MCHC nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu mCi millicurie MCV thể tích trung bình hồng cầu mEq mi-li đương lượng Mg magiê mg mi-li-gam MI nhồi máu cơ tim MIC nồng độ ức chế tối thiểu mIU mi-li đơn vị quốc tế mL mi-li-lít mm mi-li-mét mmol milimol mo tháng mol wt trọng lượng phân tử mOsm milliosmole MRI chụp cộng hưởng từ N ni-tơ; bình thường (hàm lượng của dung dịch) Na natri NaCl Clorua natri ng nanogram (= mi-li-microgram) nm nanometer (= mi-li-micron) nmol nanomol npo không được ăn uống gì NSAID thuốc chống viêm không có steroid O2 ô-xi OTC không cần đơn (dược phẩm) oz ao-xơ P phốt pho; áp suất/áp lực PAco2 áp lực riêng phần khí CO2 ở phế nang PAco2 áp lực riêng phần khí CO2 ở động mạch PAo2 áp lực riêng phần khí O2 ở phế nang Pao2áp lực riêng phần khí O2 ở động mạch PAS nhuộm acid-Schiff định kỳ Pco2 áp lực (lực ép) riêng phần khí CO2 PCR phản ứng chuỗi polymerase PET chụp cắt lớp phát xạ positron pg picogram (= micromicrogram) pH nồng độ hydrogen ion PMN bạch cầu đa nhân po đường uống Po2 áp lực (lực ép) riêng phần khí ô-xi PPD dẫn xuất protein tinh khiết (tuberculin) ppm các phần trong mỗi một triệu prn khi cần PT thời gian prothrombin PTT thời gian thromboplastin riêng phần q mỗi qid 4 lần mỗi ngày RA viêm khớp dạng thấp RBC hồng cầu RNA ribonucleic acid Sao2 độ bão hòa ô-xi động mạch SBE viêm nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn sc dưới da SI Hệ thống đơn vị quốc tế SIDS hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh SLE lupus ban đỏ hệ thống soln dung dịch sp loài (số ít) spp loài (số nhiều) sp gr trọng lượng riêng sq bình phương SSRI thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin STS xét nghiệm huyết thanh học về giang mai TB bệnh lao qid 3 lần mỗi ngày TPN dinh dưỡng ngoài đường ruột hoàn toàn URI nhiễm trùng đường hô hấp trên UTI nhiễm trùng đường tiểu WBC bạch cầu WHO Tổ chức Y tế Thế giới wt cân nặng μ micro-; micron μ Ci microcurie μ g mi-crô-gam μ L mi-crô-lít μ m mi-crô-mét (= micron) μ mol micromol μ Osm micro-osmol m μ millimicron (= nanometer)

Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vitamin K là gì và vai trò của vitamin K đối với sức khỏe con người qua bài viết sau nhé!

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tam_quan_trong_cua_vitamin_k_doi_voi_suc_khoe_2_f7758198ea.jpg)Vitamin K có tầm quan trọng đối với sức khỏe con người

Vitamin K là gì?

Vitamin K là một thành phần của hệ enzym của gan, tổng hợp ra các yếu tố tham gia quá trình đông máu và kiểm soát sự đông đặc của máu như prothrombin,… Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe? Đây là vitamin hòa tan trong chất béo, hỗ trợ sự chuyển hóa xương và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu.

Vậy thiếu vitamin K gây bệnh gì? Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K, máu sẽ không thể đông được, và chỉ cần một vết thương xuất huyết sẽ có thể dẫn đến tử vong.

Vitamin K là vitamin rất quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên khái niệm vitamin K vẫn chưa thật sự phổ biến với mọi người. Thậm chí có nhiều người còn lầm tưởng vitamin K có phải là kali không? Nguyên nhân người ta thường nhầm lẫn Kali và vitamin K là do trong bảng tuần hoàn, Kali được viết tắt là K.

Vitamin K và Kali đều là những vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần để phát triển và hoạt động bình thường. Cả hai có một số đặc điểm chung, nhưng chúng không giống nhau. Mỗi loại đều có một thuộc tính khác nhau về tính chất và cấu tạo hóa học, trong khi vitamin K thuộc nhóm vitamin còn Kali thuộc về khoáng chất.

Những loại vitamin K

Vitamin K là một tên gọi chung của nhóm các loại vitamin K, trong đó có 2 dạng là vitamin K1, K2. Vitamin K có nhiều trong thực phẩm mà con người sử dụng hàng ngày.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tam_quan_trong_cua_vitamin_k_doi_voi_suc_khoe_3_7b2998843e.jpg)Vitamin K có nhiều trong nhiều thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày

Vitamin K1 (phytonadion) có nhiều trong thực vật, thịt, cá, cà chua, bắp cải, rau má… Đó cũng là nguồn cung cấp chính cho vitamin K. Bên cạnh đó, vitamin K2 (menaquinon) là loại vitamin K ít phổ biến hơn, có trong một số thực phẩm nguồn gốc động vật (thịt, phomai, trứng…) và lên men.

Ngoài ra còn có vitamin K3 là một vitamin nhân tạo, được tổng hợp từ vitamin K1 và K2. Loại vitamin này có thể được chuyển đổi thành vitamin K2 trong gan. Dù vitamin K3 không được chấp thuận dùng làm thuốc bổ sung cho người vì những lo ngại về an toàn.

Công dụng của vitamin K đối với sức khỏe

Một số tác dụng của vitamin K đối với cơ thể như:

  • Ngăn ngừa những vấn đề đông máu ở trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin K.
  • Điều trị xuất huyết do các thuốc như salicylate, sulfonamide, quinine, quinidine hoặc kháng sinh.
  • Ngăn ngừa và điều trị yếu xương và giảm triệu chứng ngứa trong bệnh xơ gan mật.
  • Uống vitamin K2 (menaquinone) để trị loãng xương, mất xương do sử dụng steroids cũng như hạ cholesterol máu ở những người lọc máu.
  • Thoa lên da để loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện, vết bầm tím, vết sẹo, vết rạn da và bỏng.
  • Thoa lên da để trị bệnh trứng cá đỏ, gây mụn đỏ trên da và mặt.
  • Trong phẫu thuật, vitamin này thường được dùng để thúc đẩy nhanh quá trình lành da, giảm sưng và bầm.

Bổ sung vitamin K đúng cách

Tuy là một vitamin cần thiết cho cơ thể, nhưng không phải cứ bổ sung càng nhiều là sẽ tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyến khích tăng cường Vitamin K1 và K2 để tốt cho cơ thể. Còn Vitamin K3 - đây là một dạng vitamin K nhân tạo được tổng hợp từ hai loại trên, chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Ngoài cách bổ sung qua thực phẩm ăn hàng ngày, bạn có thể tiêm hoặc uống thêm Vitamin K. Tuy nhiên, cách bổ sung qua thực phẩm là cách an toàn và tốt nhất cho cơ thể.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tam_quan_trong_cua_vitamin_k_doi_voi_suc_khoe_4_2e2f6d8efd.jpg)Bạn nên tìm hiểu cách bổ sung vitamin K đúng cách và nghe theo sự tư vấn của bác sĩ

Liều dùng tham khảo khi sử dụng vitamin K:

Người lớn:

Liều thông thường cho người lớn bị thiếu hụt vitamin K do thuốc do suy dinh dưỡng: 10-40mg mỗi ngày.

Liều thông thường cho người lớn gặp vấn đề về đông máu: Có thể uống đến 5mg.

Liều thông thường cho người lớn để bổ sung dinh dưỡng:

  • Nam giới uống 120mcg/ ngày.
  • Nữ giới uống 90 mcg/ ngày.

Trẻ em:

Trẻ từ 0-6 tháng: Cho trẻ uống 2mcg mỗi ngày.

Trẻ từ 6-12 tháng: Cho trẻ uống 2,5mcg mỗi ngày.

Trẻ từ 1-3 tuổi: Cho trẻ uống 30mcg mỗi ngày.

Trẻ từ 4-8 tuổi: Cho trẻ uống 55mcg mỗi ngày.

Trẻ từ 9-13 tuổi: Cho trẻ uống 60mcg mỗi ngày.

Trẻ từ 14-18 tuổi: Cho trẻ uống 75mcg mỗi ngày.

Bạn cần tìm hiểu Vitamin K mua ở đâu để đảm bảo chất lượng nhé, bạn cần tìm mua loại vitamin tại các nhà thuốc lớn như nhà thuốc Long Châu để được sản phẩm với chất lượng tốt nhất. Tuy vậy, bạn vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi sử dụng loại vitamin này nhé!

Khi nào cần bổ sung vitamin K?

Ngoài việc bổ sung Vitamin K bằng những thực phẩm xanh hàng ngày, ở những người có loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài hoặc do bệnh lý ở đường tiêu hóa làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột cần điều trị dự phòng thiếu hụt vitamin K.

Dự phòng rối loạn đông máu do thiếu hụt vitamin K.

Dùng Vitamin K để điều trị chảy máu sau khi sử dụng các loại thuốc quinine, salicylate hoặc kháng sinh.

Vitamin K được sử dụng để đẩy nhanh quá trình lành da và giảm sưng bầm sau khi phẫu thuật.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tam_quan_trong_cua_vitamin_k_doi_voi_suc_khoe_5_a367b82712.jpg)Vitamin K thường được dùng dự phòng cho rối loạn đông máu

Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng vitamin K

Một số phản ứng phụ ít gặp khi sử dụng vitamin K bao gồm:

  • Chán ăn
  • Giảm vận động
  • Khó thở
  • Sưng gan, phù
  • Kích ứng, cứng cơ
  • Tái xanh, vàng mắt hoặc da

Ngoài ra, một số phản ứng phụ hiếm gặp khác cũng có thể xảy ra như:

  • Khó nuốt, thở nhanh hoặc thở không đều
  • Đầu óc quay cuồng hoặc ngất xỉu, khó thở
  • Phát ban da, nổi mẩn đỏ hoặc ngứa
  • Đau thắt ngực, khó thở hoặc thở khò khè

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Vitamin K là một vitamin quan trọng của cơ thể. Hy vọng qua bài viết này, nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về vitamin K và việc bổ sung Vitamin K cho cơ thể một cách phù hợp.