Kế toán cây xăng cần làm những gì

Các bạn hãy cùng trung tâm đào tạo kế toán, tin học chuyên nghiệp nhất tại Thanh Hóa tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Hướng dẫn tổng hợp Kế toán mua xăng dầu

a. Khi nhập khẩu xăng dầu về

– Khi nhập khẩu xăng dầu về dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 152, 156…
  • Có TK 112, 131…
  • Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Kế toán cây xăng cần làm những gì

– Đồng thời phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, ghi:

  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

– Trường hợp nhập khẩu xăng dầu về dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

  • Nợ TK 152, 156…
  • Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

b. Khi mua xăng dầu ở trong nước

– TH1: Khi mua xăng dầu trong nước dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá vốn của xăng dầu mua vào theo giá mua đã có phí xăng dầu, ghi:

  • Nợ TK 152, 156, 641, 642 (bao gồm giá mua có phí xăng dầu)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 112, 331… (Tổng giá thanh toán).

– TH2: Khi mua xăng dầu ở trong nước dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, mua xăng dầu dùng cho HCSN, kế toán phản ánh giá vốn của xăng dầu mua vào theo giá đã có phí xăng dầu và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 152, 156, 641, 642… (Tổng giá thanh toán)
  • Có TK 112, 331… (Tổng giá thanh toán)
  • Nếu bạn là một sinh viên kế toán mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm kế toán thực tế,
  • Là kế toán viên muốn học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,
  • Là dân văn phòng, muốn nâng cao hiệu suất công việc;
  • Hay bạn là nhà quản lý muốn học thêm về kế toán để dễ dàng kiểm soát và quản lý nhân viên,
  • Thậm chí, bạn là người chưa biết gì về kế toán… và muốn học để có một nghề mới trong tay thì đừng bỏ qua các khóa học kế toán tại ATC nhé!

Bài viết trên chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị.

Nghề kế toán sẽ có những điều thú vị riêng nếu như bạn có đủ đam mê với nghề.

Nếu muốn theo đuổi nghề này, bạn có thể tham khảo chương trình học của trung tâm đào tạo kế toán thực tế ATC.

Đây là một trong những địa chỉ đáng tin cậy và nhận được nhiều đánh giá tích cực về công tác dạy – học.

Chúc bạn thành công!

Liên hệ Chuyên viên Tư vấn:

TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC- THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, Cách Bưu Điện Tỉnh 1km về phía Đông hướng đi BigC)

Xăng dầu là một loại hàng hóa đặc biệt, ngoài việc phải trả số tiền cho nhà cung cấp, doanh nghiệp còn phải trả thêm số tiền khác như: chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản… do đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc phân bổ chi phí mua hàng chi tiết cho từng đợt hàng.

Doanh nghiệp không chỉ cung cấp xăng dầu cho khách hàng tại một địa điểm mà còn mở rộng thêm các cây xăng kinh doanh.

Doanh nghiệp xăng dầu khác biệt so với doanh nghiệp khác vì phải nộp thêm khoản lệ phí xăng dầu cho nhà nước.

Các công ty xăng dầu thường có hoạt động nhập khẩu xăng dầu từ cơ sở khác hoặc từ nước ngoài.

Vì vậy báo cáo thuế cây xăng như thế nào, có các quy định gì về báo cáo thuế cây xăng.

1. Đối tượng áp dụng:

Đối tượng chịu phí xăng dầu:

Đối tượng chịu phí xăng dầu là: xăng, dầu, mỡ nhờn (gọi chung là xăng dầu) xuất, bán tại Việt Nam.

Đối tượng nộp phí xăng dầu là các tổ chức, cá nhân nhập khẩu (kể các nhập khẩu uỷ thác), sản xuất, chế biến các loại xăng dầu bao gồm:

  • Tổ chức trực tiếp nhập khẩu xăng dầu.
  • Tổ chức nhận uỷ thác nhập khẩu xăng dầu, không phân biệt hình thức nhận uỷ thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho tổ chức đi uỷ thác hay nhận uỷ thác nhập khẩu đồng thời nhận uỷ thác xuất, bán đều là đối tượng trực tiếp kê khai, nộp phí xăng dầu.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất nhận gia công đồng thời nhận uỷ thác bán xăng dầu, chế biến xăng dầu. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhận gia công nhưng không nhận uỷ thác bán hàng thì tổ chức, cá nhân giao gia công là đối tượng nộp phí xăng dầu khi xuất, bán xăng dầu tại Việt Nam

Đối tượng không chịu phí xăng dầu:

Xăng dầu xuất khẩu, bao gồm xuất ra nước ngoài, xuất vào khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất; xăng dầu tạm nhập - tái xuất; xăng dầu tạm xuất - tái nhập.

2. Cách làm báo cáo thuế cây xăng:

Tờ khai thu nộp phí xăng dầu theo mẫu số 01/PHXD ban hành kèm theo Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007.

Người nộp thuế phải ghi đầy đủ các thông tin của kỳ kê khai phí xăng dầu (tháng) và các thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế theo hướng dẫn sau.

Chỉ tiêu [01] Kỳ tính thuế : kê khai cho kỳ kê khai nào (tháng)

Chỉ tiêu [02] Người nộp thuế: Người nộp thuế phải ghi chính xác tên như tên đã đăng ký trong tờ khai đăng ký thuế.

Chỉ tiêu [03] Mã số thuế: Ghi mã số thuế được cơ quan thuế cấp khi đăng ký nộp thuế.

Chỉ tiêu [04],[05],[06] Địa chỉ, Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố: Ghi rõ số nhà, tổ, đường phố, Quận/Huyện, tỉnh/Thành phố theo địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.

Chỉ tiêu [07],[08],[09] Điện thoại, Fax, Email: Ghi số điện thoại, Fax, Email của Người nộp thuế để cơ quan thuế có thể liên lạc khi cần thiết.

Nếu có sự thay đổi các thông tin từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [09], Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo quy định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.

Tờ khai nộp phí xăng dầu:

Cột Chỉ tiêu: ghi đúng theo tờ khai phải tách riêng xăng, dầu

Cột Đơn vị tính:

  • xăng dầu tính bằng lít
  • Mức phí tính bằng đồng Việt Nam:

- Cột Thực hiện:

Dòng 1: là số lượng xăng dầu bán ra trong kỳ (tính bằng lít)

Dòng 2 : mức phí nhà nước quy định cho một lít xăng, dầu (theo quy định tại Thông Tư 06/2001/TT-BTC ngày 17/01/2001 là: Xăng 500đ/lít, Dầu Diezel 300đ/lít) .

Dòng 3: Số tiền phí xăng, dầu phát sinh trong kỳ

Số tiền phí xăng dầu phát sinh trong kỳ = Số lượng xăng dầu xuất bán trong kỳ x mức phí từng loại

Đó là cách kê khai các chỉ tiêu cho báo cáo thuế cây xăng, sau đây là các quy định về thời hạn kê khai báo cáo thuế cây xăng cần nhớ.

3. Thời hạn kê khai, nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo thuế cây xăng

Phí xăng dầu là loại kê khai theo tháng, Quyết toán theo năm.

Thời hạn nộp hồ sơ kê khai tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ nộp phí xăng, dầu.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

4. Các hình thức xử phạt của cơ quan thuế đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về phí của Người nộp thuế:

Hình thức xử phạt và mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký, kê khai việc nộp phí xăng, dầu:

- Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu (nộp chậm so với thời hạn từ 5 ngày đến 20 ngày làm việc)

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đăng ký, kê khai với cơ quan quản lý nhà nước chậm so với thời hạn quy định từ 5 ngày đến trên 20 ngày làm việc.

- Phạt tiền 750.000 đồng đối với hành vi khai không đúng, khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước.

Xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ phí nhưng không thuộc trường hợp xác định là khai thiếu phí, trốn phí, gian lận về phí thì tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 550.000 đồng đến 1.100.000 đồng.

Mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền phí xăng, dầu là 0,05% số tiền chậm nộp trên mỗi ngày chậm nộp.

Mức xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền phí xăng, dầu phải nộp là 10% tính trên số tiền phí khai thiếu.

Mức xử phạt đối với hành vi trốn phí, gian lận phí: Người nộp thuế có hành vi trốn phí, gian lận phí thì phải nộp đủ số tiền phí trốn, số tiền phí gian lận, ngoài ra tuỳ theo hành vi vi phạm còn bị phạt từ 1 đến 3 lần tính trên số tiền phí trốn, số tiền phí gian lận.

Để biết các mức phạt cụ thể, Người nộp thuế có thể tham khảo thêm Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí và Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.

Đó là những quy định về thuế khi làm các báo cáo thuế cây xăng mà các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần chú ý khi báo cáo thuế cây xăng

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc về cách báo cáo thuế cho cây xăng

Nếu có thắc mắc gì về việc báo cáo thuế cây xăng hay các nghiệp vụ kế toán khác hãy liên hệ ngay Công ty luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé.