Khái niệm bản chất nhà nước là gì thầy năm năm 2024

Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật trong điều kiện nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. DSpace/Manakin Repository. ... Login. Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật trong điều kiện nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Show full item record. ...

Để hiểu được sự phát triển của công tác thông tin đối ngoại ở Việt Nam, bài viết này đã khảo sát hoạt động thông tin đối ngoại của Hồ Chí Minh - người đã đặt nền móng cho hoạt động này. Ngay từ buổi đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm đến tuyên truyền thông tin đối ngoại, coi đó là một phần quan trọng của công tác ngoại giao và công tác tuyên truyền. Bằng nhiều hình thức khác nhau, Hồ Chí Minh đã cung cấp nhiều thông tin hai chiều về Việt Nam cho thế giới và thông tin thế giới tới người dân Việt Nam. Những thông tin này đã góp phần lớn vào nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam về các vấn đề quốc tế, tạo sự đồng thuận trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; tuyên truyền đường lối ngoại giao của Đảng, thể hiện rõ quan điểm chính trị của Việt Nam trong xây dựng mối quan hệ giữa các nước và giải quyết các vấn đề quốc tế thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được xem là giai đoạn “giao thời”, với sự đấu tranh giữa thơ Cũ và thơ Mới, giữa truyền thống và cách tân, tồn tại nhiều khuynh hướng, dòng phái khác nhau. Từ góc độ thể loại, không ít người cho đây là thời điểm thơ tự do thắng thế, thơ Đường luật nói chung bị xem là hết mùa, lỗi thời. Song vẫn còn đó một minh chứng hùng hồn cho sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX, đó là Nôm Đường luật Phan Bội Châu. Bài viết trên cơ sở chỉ ra một vài đặc điểm về ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, từ đó cho thấy những đổi mới, cách tân của Phan Sào Nam trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc.

Hiện nay, tại chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) còn lưu giữ được tấm bia cổ duy nhất thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có niên đại từ thời nhà Lý. Nội dung văn bia chép về dòng họ Hà và những đóng góp của dòng họ này đối với vùng đất Vị Long nói riêng và đất nước nói chung ở thế kỷ XI - XII. Trong đó phải kể đến công lao to lớn của nhân vật lịch sử Hà Di Khánh.

TÓM TẮT: Rút gọn thuộc tính là bài toán quan trọng trong bước tiền xử lý dữ liệu của quá trình khai phá dữ liệu và khám phá tri thức. Trong mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ (Fuzzy Rough Set FRS) nhằm nâng cao độ chính xác mô hình phân lớp. Tuy nhiên, số lượng thuộc tính thu được theo tiếp cận FRS chưa tối ưu do ràng buộc giữa các đối tượng trong bảng quyết định chưa được xem xét đầy đủ. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm (Intuitionistic Fuzzy Rough Set IFRS) dựa trên các đề xuất mới về hàm thành viên và không thành viên. Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu cho thấy, số lượng thuộc tính của tập rút gọn theo phương pháp đề xuất giảm đáng kể so với các phương pháp FRS và một số phương pháp IFRS khác.

Bài giảng môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Chương trình Đại học, hệ chuẩn, ngành luật học

Người soạn chương trình: TS. Đỗ Mạc Ngân Doanh

Nội dung

1. Khái niệm về Nhà nước

– Tiếp cận chức năng

+ Nhà nước là công cụ quản lý xã hội

+ Nhà nước là công cụ cai trị giai cấp

+ Nhà nước là “người gác đêm”

+ Nhà nước là nhà cung cấp (nhà nước phúc lợi)

+ Nhà nước điều tiết

– Tiếp cận thể chế

+ Nhà nước là một tổ chức có cấu trúc thứ bậc về bộ máy, cơ quan

+ Nhà nước là sự kết ước (khế ước) giữa các công dân

+ Nhà nước là một tổ chức có mục đích tự thân

2. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của nhà nước

Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của NN được hiểu là những dấu hiệu phân biệt Nhà nước với các thiết chế khác trong xã hội.

– Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt tách rời khỏi xã hội và áp đặt với toàn bộ xã hội (khác với quyền lực tư ở các thiết chế khác)

Quyền lực mang tính chất công cộng của nhà nước

+ Quyền lực tách biệt khỏi xã hội

+ Độc quyền sử dụng sức mạnh vũ lực

+ Quyền lực mang tính giai cấp

+ Quyền lực dựa trên những nguồn lực (kinh tế, chính trị, tư tưởng) mạnh nhất trong xã hội

– Nhà nước quản lý cư dân theo sự phân chia lãnh thổ (khác với quản lý nhân sự ở các thiết chế khác)

+ Lý do nhà nước phân chia lãnh thổ và quản lý cư dân theo sự phân chia này

+ Chỉ có nhà nước có thể phân chia cư dân và lãnh thổ

– Nhà nước có chủ quyền quốc gia (các thiết chế khác không có)

+ Chủ quyền quốc gia là khả năng và mức độ thực hiện quyền lực của nhà nước lên cư dân và trong phạm vi lãnh thổ

+ Lý do nhà nước có chủ quyền quốc gia

– Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật (khác với điều lệ, quy chế ở các thiết chế khác)

+ Vai trò, ý nghĩa của việc ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước

+ Nhà nước cần phải tôn trọng pháp luật

– Nhà nước thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc (khác với vấn đề về tiền tệ hay vốn của các thiết chế khác)

+ Lý do thu thuế của nhà nước

+ Ý nghĩa của việc thu thuế

3. Khái quát về sự hình thành nhà nước trong lịch sử nhân loại

Xét về thời gian, những nhà nước sơ khai đầu tiên ra đời sớm nhất ở Phương Đông cổ đại là ở Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ và ở Phương Tây cổ đại là Hy Lạp, La Mã. Bước sang thời Trung cổ, những nhà nước này do ảnh hưởng của tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài, quyền lực nhà nước thời Trung Cổ bị chia sẻ với các thế lực của giáo hội, yếu tố quyền lực của những nhà nước này ở Phương Tây bị hạn chế.

  1. Các nhà nước phương Tây đầu tiên

– Nhà nước Aten: là hình thức thuần túy nhất, nhà nước nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc. Từ cuộc cách mạng Xô-lông (594TCN) và Klix-phe (509TCN) dẫn đến sự tan rã toàn bộ chế độ thị tộc, hình thành Nhà nước vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên.

– Nhà nước Rôma: hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, từ cuộc đấu tranh bởi những người thường dân (Ple-bêi) chống lại giới quý tộc thị tộc La Mã (Pá-tri-sép).

– Nhà nước Giéc-manh: hình thành khoảng giữa thế kỷ V trước công nguyên, từ việc người Giéc-manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại. Do Nhà nước hình thành không do sự đấu tranh giai cấp, xã hội Giéc-manh vẫn tồn tại chế độ thị tộc, sự phân hóa giai cấp chỉ mới bắt đầu và còn mờ nhạt.

  1. Các nhà nước cổ điển ở Phương Đông cổ đại

– Sự xuất hiện Nhà nước ở các quốc gia phương Đông:

+ Nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại,… được hình thành từ rất sớm, hơn 3000 năm trước công nguyên.

+ Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy và mang tính đặc thù trong sự ra đời nhà nước của các quốc gia phương Đông.

  1. Phương thức hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam

Ở Việt Nam, những kết quả nghiên cứu mới nhất của giới sử học, khảo cổ học cho thấy nhà nước đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là vào cuối thời đại văn hóa Đông Sơn, tức là cách ngày nay khoảng 2500 – 2700 năm dựa trên những chứng cứ khảo cổ học qua việc phân tích sự khác biệt của các ngôi mộ táng, đặc biệt là ngôi mộ cổ Việt Khê (ở Hải Phòng).[10] Hai nhân tố trị thủy và chống ngoại xâm là những yêu cầu khách quan thúc đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, một nhà nước đầu tiên rất sơ khai ở Việt Nam. Nhà nước này ra đời thực chất là một quá trình rất lâu dài. Khi mới ra đời, nhà nước được tổ chức theo hình thức quân chủ, người đứng đầu là Hùng Vương, thành lập theo nguyên tắc cha truyền con nối. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc mang tính chất là một tổ chức cao hơn làng, tổ chức ấy có đặc trưng là tính đại diện cao, tính liên kết mạnh và tính giai cấp yếu.[11]

4. Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc nhà nước

Nhà nước là một hiện tượng xã hội đa dạng và phức tạp. Việc nghiên cứu nguồn gốc nhà nước giữ một vị trí quan trọng bởi đây là vấn đề cốt lõi làm cơ sở để đánh giá và nghiên cứu các vấn đề khác. Việc nhận định đúng đắn nguồn gốc ra đời của nhà nước giúp chúng ta hiểu rõ các thuộc tính cơ bản về nhà nước, bản chất nhà nước và sự tồn tại của nhà nước trong quá trình phát triển của dòng chảy lịch sử. Từ thời kỳ cổ đại, trung đại và cận đại đã có rất nhiều quan điểm khác nhau bàn về nguồn gốc ra đời của nhà nước.

– Thuyết thần quyền: đã khẳng định nhà nước ra đời là do Chúa và Thượng đế sinh ra. Nhà nước là sản phẩm của thượng đế và nhà nước là lực lượng siêu nhiên và tất yếu quyền lực nhà nước bất biến, vĩnh cửu. Quyền lực của nhà nước là quyền lực của thượng đế và tất cả các thành viên trong xã hội phải phục tùng quyền lực này. Đại diện cho quan điểm của học thuyết này có các nhà tư tưởng như Ph. Acvin, Masiten, Koct…

– Thuyết gia trưởng: Theo quan điểm của Arixtot, Mikhailop, Merdooc… đại diện cho thuyết gia trưởng thì cho rằng nhà nước ra đời là sản phẩm của sự phát triển gia đình và quyền lực của người gia trưởng trong gia đình còng giống như quyền lực của nhà nước.

– Thuyết bạo lực: Theo Gumplovich, E.Đuyring, đại diện cho quan điểm của thuyết bạo lực lại cho rằng nhà nước ra đời là kết quả của việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà thị tộc chiến thắng đã nghĩ ra bộ máy nhà nước để trấn áp thị tộc

chiến bại. Với quan điểm này, nhà nước là công cụ thống trị của kẻ mạnh đối với kẻ yếu.

– Thuyết tâm lý: Thuyết tâm lý cho rằng nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu tâm lý của người nguyên thủy muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ. Do đó, L.Peteraziki,

Phơreder đại diện của học thuyết này cho rằng nhà nước là tổ chức của những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội.

– Thuyết “khế ước xã hội”: Thuyết khế ước xã hội đã ra đời và đa số các nhà học giả tư sản như: John Locke, Montesquieu, DenisDiderot, Jean Jacques Roussau đều cho rằng nhà nước ra đời là sản phẩm của một hợp đồng được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Nhà nước thể hiện và bảo vệ lợi ích của các thành viên trong xã hội.

Thuyết khế ước xã hội cho rằng chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân và nếu như vai trò của nhà nước không được giữ vững, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết thỏa ước mới. Với ý nghĩa như vậy, thuyết này là cơ sở cho thuyết dân chủ cách mạng và là cơ sở cho cách mạng tư sản lật đổ ách thống trị phong kiến.

Có thể nói, các học thuyết trên cho rằng nhà nước là hiện tượng tồn tại mãi cùng xã hội loài người, giải thích nguồn gốc ra đời của nhà nước đã tách rời nhà nước cùng với quá trình vận động và phát triển của đời sống vật chất xã hội loài người, không nhìn thấy nguyên nhân kinh tế là yếu tố nền tảng thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước. Các học thuyết trên đều chứng minh nhà nước là của toàn xã hội không phụ thuộc giai cấp nào. Những học thuyết trên do bị hạn chế về lịch sử và thế giới quan nên chưa giải thích được đúng đắn và khoa học về nguồn gốc ra đời của nhà nước.

5. Các phương thức hình thành nhà nước cổ điển theo học thuyết Mác – Lênin

– Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác-LêNin được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ăngghen. Đây là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm duy vật về lịch sử” của Mác, tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu “Xã hội cổ đại” của nhà bác học Mỹ – Lewis H.Morgan (Móocgan).

– Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng:

+ Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.

+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

Quá trình hình thành nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác

Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc bộ lạc và quyền lực xã hội

– Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiến đoạt tài sản của người khác.

– Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một đơn vị kinh tế – xã hội. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống. Xã hội chưa phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.

– Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng.

– Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc. Quyết định của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và có tính bắt buộc đối với mọi thành viên. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự,… để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc.

Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện Nhà nước

– Sự chuyển biến kinh tế và xã hội:

+ Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các công cụ lao động bằng đồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá và được cải tiến. Con người phát triển hơn cả về thể lực và trí lực, kinh nghiệm lao động đã được tích lũy.

+ Ba lần phân công lao động là những bước tiến lớn của xã hội, gia tăng sự tích tụ tài sản và góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu.

+ Sự xuất hiện gia đình và trở thành lực lượng đe dọa sự tồn tại của thị tộc. Chế độ tư hữu được củng cố và phát triển.

+ Sự phân biệt kẻ giàu người nghèo và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gia tăng.

+ Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực.

+ Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Sự phân công lao động và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công xã nguyên thủy không còn phù hợp.

+ Chế độ tư hữu, sự chênh lệch giữa giàu nghèo, sự mâu thuẫn giai cấp đã phá vỡ chế độ sở hữu chung và bình đẳng của xã hội công xã nguyên thủy.

+ Xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu chung của cộng đồng, xã hội cần phát triển trong một trật tự nhất định.

+ Xã hội cần có một tổ chức mới phù hợp với cơ sở kinh tế và xã hội mới.

+ Sự xuất hiện nhà nước, nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng “tựa hồ đứng trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong một “trật tự”.

6. Phương thức hình thành nhà nước theo quan điểm khác

Ngoài hai nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân xã hội như học thuyết Mác-Lênin chỉ ra, sự xuất hiện nhà nước sơ khai (hay còn gọi là nhà nước tiền công nghiệp) còn có nhiều nhân tố khác với mức độ ảnh hưởng nhiều ít, trực tiếp hoặc gián tiếp rất khác nhau,[8] trong đó có các yếu tố:

– Yếu tố bên trong, như vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn cung cấp thức ăn, giao thông… Chính những yếu tố này là cơ sở để thu hút sự tập trung dân cư, khiến cho có nơi này nhà nước ra đời sớm hơn nơi khác, trở thành trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá sớm hơn các vùng khác;

– Yếu tố bên ngoài, như nhu cầu hợp nhất các cộng đồng dân cư tạo sự thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán (Inter-Polity Trade); nhu cầu tự vệ trước khả năng chiến tranh (War); sự ra đời hay phát triển của các nhà nước láng giềng (Tributary or Client State Formation); sự cạnh tranh về sinh thái và chủng tộc (ethnic and ecological competition); sự phát triển về vũ khí quân sự của các nhà nước láng giềng (military technology)…;

– và các yếu tố văn hoá – kinh tế – khoa học, kĩ thuật, như sự ra đời của chữ viết, sự ra đời của các thành thị[9], sự tiến bộ về kĩ thuật, sự ra đời, ảnh hưởng của tôn giáo, sự tập trung hoá về chính trị, sự thống nhất về tư tưởng, ý thức hệ.

7. Xu hướng vận động, phát triển của các nhà nước đương đại

Ngày nay trên thế giới, các nhà khoa học lý luận về nhà nước đã phân chia nhà nước thành hai dạng: nhà nước sơ khai (early state), hay còn gọi là nhà nước tiền công nghiệp (pre-industrial state) và nhà nước hiện đại (mordern state), hay còn gọi là nhà nước công nghiệp (industrial states).[12] Theo đó nhà nước tiền công nghiệp là phương thức tổ chức quyền lực chính trị chưa hoàn chỉnh, chưa mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một nhà nước.

Các học thuyết, tư tưởng đầu tiên về nhà nước hiện đại (mordern state) chỉ bắt đầu từ thời kỳ khai sáng, với những đại diện tiêu biểu như John Locke (1632-1704), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Charles Louis Montesquieu (1689-1775) … Các nhà tư tưởng này đều lấy lý thuyết về quyền tự nhiên làm tiền đề tư tưởng để luận giải.

John Locke (1632-1704) trong tác phẩm Hai khảo luận về chính quyền (Two Treaties of Government) đã đặt cơ sở cho thuyết khế ước xã hội.[16] Theo John Locke, mọi người dân đều tự do, bình đẳng. Nhà nước ra đời là sản phẩm của một khế ước (hợp đồng) được ký kết trước hết giữa những con người tự do trên cơ sở mỗi người tự nguyện nhường một phần trong số quyền tự nhiên vốn có của mình giao cho một tổ chức đặc biệt đó là nhà nước, để bảo vệ lợi ích chung. John Locke đã nhấn mạnh rằng mặc dù có việc ủy quyền nhưng quyền lực nhà nước vẫn thuộc về nhân dân.[17] Sau này Jean Jachques Rousseau (1712-1778) trong tác phẩm Khế ước xã hội (Du Contrat Social) cũng khẳng định rằng nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước (souveraineté populaire). Nhà nước chỉ là người đại diện và quyền lực nhà nước có được là do người dân ủy quyền.[18] Đặc biệt sau này trong tác phẩm Tinh thần pháp luật (De L’eprit des lois), Montesquieu (1689-1755) đã kế thừa, phát triển và nâng lên thành học thuyết phân quyền (gọi tắt của từ “phân công quyền lực giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [Distribution des pouvois]).[19] Ông cho rằng bản chất khi có quyền lực là dễ dẫn tới tình trạng lạm quyền, vì vậy cần phải phân công, kiểm soát và giới hạn quyền lực để tránh lạm quyền và bảo vệ dân quyền.[20]

Cụ thể hóa các tư tưởng của các nhà khai sáng về nhà nước, vào năm 1900, Georg Jellinek (1851-1911)[21], một nhà luật học người Đức, đã chỉ ra rằng dưới góc độ pháp lý, một tổ chức được coi là “nhà nước hiện đại” phải thỏa mãn các tiêu chí cả bên trong và bên ngoài. Ở bên trong, phải hội tụ đủ những tiêu chí như: 1) quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; 2) có cơ chế phân công quyền lực, cân bằng, giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước; 3) có một hệ thống các quyền cơ bản có hiệu lực trực tiếp và có cơ chế bảo vệ hiệu quả. Ở bên ngoài, nhà nước được hiểu là quốc gia (Sovereign state) đặt trong mối quan hệ đối ngoại với các chủ thể khác của Công pháp quốc tế, được công nhân là một chủ thể cơ bản của Công pháp quốc tế.[22]

Georg Jellinek cũng cho rằng khái niệm nhà nước (state) rộng hơn khái niệm quốc gia (sovereign state).[23] Nhà nước được hiểu ở cả hai khía cạnh: “Khía cạnh quan hệ đối nội (tức là quan hệ bên trong nhà nước, giữa nhà nước và công dân – thuộc góc độ nghiên cứu của lĩnh vực Hiến pháp) và khía cạnh quan hệ đối ngoại (tức là quan hệ bên ngoài nhà nước, giữa các nhà nước với nhau – thuộc góc độ nghiên cứu của lĩnh vực luật quốc tế)“.[24] Bên cạnh đó, Georg Jellinek cũng đưa ra luận thuyết ba yếu tố (Drei-Elemente-Lehre) trong đó khẳng định một nhà nước hiện đại được luật pháp quốc tế công nhận khi có các điều kiện về dân cư (Staatsvolk), lãnh thổ (Staatsgebiet) và chủ quyền (Staatsgewalt).[25]

Từ cuối thế kỷ 20, đặc biệt là đầu thế kỷ 21, tư duy, quan niệm về nhà nước đã có rất nhiều thay đổi, do bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa.[26] Thay đổi đó do cả những yếu tố bên trong và bên ngoài nhà nước đem lại. Bên trong là việc gia tăng xu hướng tư nhân hóa các nhiệm vụ của nhà nước, sự lớn mạnh của xã hội dân sự, kinh tế tư nhân và phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ và minh bạch hóa trách nhiệm của nhà nước. Bên ngoài là việc gia tăng xu hướng liên kết giữa các nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề chung mà một nước không thể tự giải quyết được như suy thoái kinh tế, dân số, môi sinh, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm quốc tế…Những tác động đó, dẫn đến hàng loạt các yếu tố từ tư tưởng, học thuyết về nhà nước đến bản chất, bộ máy, hình thức và vai trò, chức năng của nhà nước cũng thay đổi theo. [27]

Ở bên trong, xu hướng của nhà nước hiện đại không còn là cai trị, áp đặt, mệnh lệnh nữa, mà là xu hướng dân chủ, pháp quyền, gắn kết hài hòa giữa kinh tế thị trường và giải quyết các vấn đề xã hội, phục vụ người dân; quyền lực nhà nước (thay vì tập trung) đã dần định hình xu hướng phân công quyền lực[28] trong sự kiểm soát và cân bằng giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; các quyền tự do, dân chủ của người dân ngày càng được thừa nhận, mở rộng và đảo đảm thực hiện.

Ở bên ngoài, các nhà nước cũng có sự biến đổi mạnh mẽ thể hiện ở xu hướng hợp nhất hay ly khai ở nhiều quốc gia hay xu hướng liên minh liên kết giữa các quốc gia để cùng giải quyết các vấn đề chung trên bình diện khu vực hoặc quốc tế.[29]

Trên phương diện quốc tế, có thể thấy từ thực tế lịch sử, trong một không gian và thời gian xác định, một nhà nước có thể ra đời hoặc diệt vong.[30] Nguyên lý chung, một nhà nước không tồn tại, khi thiếu hoặc mất đi một trong ba yếu tố: dân cư, lãnh thổ hoặc quyền lực. Các nhà nước đương đại hiện nay có hai xu hướng chính là xu hướng ly khai và xu hướng hợp nhất.

Ly khai có hai dạng thức bao gồm: ly khai thay thế (dismemberment) và ly khai chia tách (secession).[33]

Ly khai thay thế là trường hợp trên lãnh thổ một nhà nước cũ ra đời một hay nhiều nhà nước mới, đồng thời dẫn đến hệ quả là nhà nước cũ bị diệt vong.[34] Thí dụ: Năm 1918, nền quân chủ Áo – Hung sụp đổ do sự ly khai thành các nhà nước Áo, Hung, Tiệp khắc và Nam Tư. Tương tự như vậy, vào năm 1993 là sự tan rã của Tiệp khắc bởi sự ly khai thành Cộng hòa Séc và Xlôvakia, hay sự sụp đổ của Nam Tư và Liên bang Xô Viết năm 1991.

Ly khai chia tách là việc tách ra hình thành nhà nước mới từ một nhà nước cũ mà nhà nước cũ vẫn không mất đi.[35] Việc chia tách này được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, thông qua một thỏa thuận quốc tế nhất định, Thí dụ: Nhà nước Eritrea ly khai khỏi Ethiopia trở thành một quốc gia độc lập và được quốc tế công nhận vào năm 1993; hoặc Nhà nước Montenegro sau một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tháng 5 năm 2006, tách ra khỏi liên bang Serbia và Montenegro (một quốc gia hậu thân của Liên bang Nam Tư cũ) vào ngày 3/6/2006.

Hợp nhất có hai hình thức là hợp nhất đơn quốc gia (incorporation) và hợp nhất đa quốc gia (merger).[36]

Hợp nhất đơn quốc gia (incorporation) là việc một nhà nước sáp nhập một cách tự nguyện vào một nhà nước khác đã tồn tại[37]. Thí dụ: Các hiệp ước vào năm 1871 về việc hợp nhất của các nhà nước ở miền Nam nước Đức vào liên bang của miền Bắc nước Đức hoặc việc hợp nhất của nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức) vào nhà nước Cộng hòa liên bang Đức (Tây Đức) vào năm 1990; Trước ngày 22/5/1990, trên lãnh thổ của Yemen tồn tại hai nhà nước Bắc và Nam Yemen. Sau ngày này trên cơ sở sự thống nhất của nguyên thủ hai nhà nước, Yemen đã trở thành một nhà nước Cộng hòa nghị viện, đa đảng.

Hợp nhất đa quốc gia (merger) là việc ít nhất hai nhà nước cùng tự nguyện sáp nhập với một nhà nước khác đã tồn tại[38]. Thí dụ: Sự hợp nhất của các nhà nước Italia thành đế chế Italia độc lập trong những năm 1815 đến 1870.

Trên thực tế, sự hình thành nhà nước mới hay giải tán một nhà nước hoặc việc làm thay đổi các yếu tố cấu thành nhà nước còn có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác. Có các trường hợp cụ thể như: 1). Thông qua một hiệp định được ký kết bởi những nhà nước khác dẫn đến ra đời nhà nước mới. Thí dụ: Việc ra đời một nhà nước đảo Zypern là bắt nguồn từ Hiệp định ngày 16/8/1960 giữa ba nước Vương quốc Anh, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.[39]; 2). Thông qua một hình thức sang nhượng hợp pháp làm thay đổi các yếu tố về dân cư, lãnh thổ. Thí dụ: Mỹ mua lại vùng đất Louisiana rộng 280.000 dặm vuông từ Pháp vào năm 1803 và vùng Alaska rộng 586.412 dặm vuông của Đế chế Nga năm 1867.[40]; 3). Thông qua một hiệp định thống nhất dân tộc. Thí dụ: Đế chế Đức vào năm 1871 được hình thành thông qua một Hiệp định hòa bình do nhu cầu thống nhất thành một nhà nước của tất cả những người Đức.[41]; 4). Thông qua một đạo luật. Thí dụ: việc giải tán Khối Thịnh Vượng Chung (British Commonwealth) và thực hiện chính sách phi thực dân hóa là trên cơ sở đạo luật Westminster của Anh (United Kingdom) ngày 11/11/1931.[42]

Ngày nay, Liên hiệp quốc (United Nations) là một tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới. Tại thời điểm thành lập năm 1945, tổ chức này chỉ có khoảng 80 nhà nước thành viên (member states), cho đến nay tổ chức này đã có 193 nhà nước thành viên (số liệu năm 2013). Điều này cũng phần nào phản ánh sự đa dạng về các khả năng hình thành nên những nhà nước mới trên toàn thế giới trong một khoảng thời gian rất ngắn. Quá trình ly khai hay hợp nhất các nhà nước đều có thể đưa đến hệ quả là nhà nước mới ra đời hoặc một nhà nước cũ bị thay thế.

Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa đã và đang làm thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ các yếu tố bên trong và bên ngoài nhà nước. Để có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về nhà nước, cần thiết phải nghiên cứu nhà nước trong tiến trình lịch sử để thấy rõ sự đổi thay cả về phương diện bản chất, chức năng, hình thức, bộ máy của nhà nước. Nhà nước nào cũng phải thay đổi để tồn tại trong một môi trường quốc tế ngày càng cởi mở, bình đẳng. Đó là con đường đi tất yếu của thời đại.

8. Bản chất của Nhà nước

Bản chất của NN được hiểu là những thuộc tính căn bản và ổn định hình thành nên tính chất và sự phát triển của nhà nước. “Bản chất” cùng với “hiện tượng” là cặp phạm trù triết học có mối quan hệ qua lại với nhau. Cụ thể:

– Tính giai cấp của nhà nước

+ Khái niệm tính giai cấp: là sự tác động mang tính chất quyết định của yếu tố giai cấp đến nhà nước quyết định những xu hướng phát triển và đặc điểm cơ bản của nhà nước.

+ Biểu hiện tính giai cấp của nhà nước: thông qua việc thực hiện các chức năng của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà nước đặt ra và qua các hình thức thực hiện quyền lực kinh tế, chính trị, tư tưởng của nhà nước.

+ Nhà nước có tính giai cấp vì giai cấp là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hình thành nhà nước và nhà nước cũng là công cụ quan trọng để trấn áp giai cấp.

– Tính xã hội của Nhà nước:

+ Khái niệm: là sự tác động của những yếu tố xã hội bên trong quyết định những đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước.

+ Biểu hiện của tính xã hội: thộng qua việc thực hiện chức năng của nhà nước nhằm đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước.

+ Nhà nước có tính xã hội bởi nhà nước ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của xã hội và nhà nước cũng chính là một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội.

– Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước

+ Là mối quan hệ giữa những mặt, những yếu tố thuộc bản chất của nhà nước.

+ Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội thể hiện sự mâu thuẫn và thống nhất giữa hai mặt của khái niệm bản chất nhà nước.

+ Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước không chỉ chịu sự tác động của từng yếu tố (tính giai cấp và tính xã hội) mà nó còn chịu sự tác động của mối quan hệ tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội.

Kết luận: Nhà nước là một tổ chức chính trị có quyền lực công cộng đặc biệt, được hình thành và bị quyết định bởi nhu cầu trấn áp giai cấp và nhu cầu quản lý các công việc chung của xã hội.

Khái niệm bản chất nhà nước là gì thầy năm năm 2024
Liên hệ

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005, tái bản 2007

2. Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo Dục, trường ĐHKHXH và NV- Khoa Luật, 1996,( thư viện Khoa Luật)

3. Raymond Wacks, A very short introduction: Phisolophy of Law, Published in the United States by Oxford University Press Inc., New York, 2006.

4. Nguyễn Minh Tuấn, Một góc nhìn khác về nguồn gốc và xu hướng vận động của Nhà nước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 8 (304) năm 2013, tr. 3–9.

5. Nguyễn Minh Tuấn, Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.