Khi nào cần xin giấy phép kiểm dịch thực vật

Bước 1: Tổ chức, cá nhân (thương nhân) nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Bảo vệ thực vật hoặc gửi qua đường bưu điện và trực tuyến trên website: Dịch vụ công trực tuyến Của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật phải cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu 05/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

– Trường hợp không cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018;

– Hợp đồng thương mại;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ

  • 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
  • 18 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ thông qua đường bưu điện

Thương nhân chỉ được phép nhập khẩu vật thể thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam hoặc quá cảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

4. Các văn bản pháp luật liên quan

– Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;

– Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Trong bài viết này chúng tôi đã hướng dẫn cách xin Cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đã liệt kê ở đầu trang.

Hy vọng bạn tìm thấy thông tin hữu ích cho việc làm thủ tục của mình.

Nếu bạn thấy các bước phức tạp, và muốn thuê dịch vụ logistics để làm thủ tục nhập khẩu tôi có thể giúp bạn.

Nếu bạn muốn thông quan nhanh chóng, giải phóng hàng đúng tiến độ, cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian cho công ty mình, thì vui lòng liên hệ với tôi

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục Cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu liên hệ với Công ty để được tư vấn cụ thể:

Quy định đối với nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu rất khắt khe, và tuỳ theo mỗi nước sẽ có các quy định áp lên hàng hoá khác nhau, nếu bạn muốn xuất khẩu mặt hàng đó vào nước nào thì phải tuân thủ theo đúng điều kiện mà nước đó đặt ra, đặc biệt là các nước châu Âu.

Khi đã làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bạn sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc với các chứng từ xuất nhập khẩu. Và giấy kiểm dịch thực vật là một trong những chứng từ quan trọng mà bạn cần quan tâm.

Kiểm dịch thực vật là biện pháp ngăn chặn những loài sâu bệnh, cỏ dại nguy hiểm trên các mặt hàng thực vật không lây lan khi vận chuyển từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.

Mục đích kiểm dịch thực vật là đảm bảo chất lượng hàng hoá để hàng hoá không mang các mần bệnh độc hại và nguy hiểm vào thị trường nước khác.

Giấy kiểm dịch thực vật là loại chứng từ xuất nhập khẩu chứng minh hàng hoá đủ điều kiện nhập khẩu vào thị trường của nước nhập hàng.

Đối với một số nước nhập khẩu, giấy kiểm dịch thực vật là một chứng từ bắt buộc của hàng hoá mà bên xuất khẩu cần xuất trình khi qua cửa hải quan, nếu không có, hải quan có quyền tịch thu và huỷ hàng hoá, phạt tiền bên cung ứng hoặc trả lại hàng về nước xuất khẩu.

Khi nào cần xin giấy phép kiểm dịch thực vật
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Nguồn: Cục bảo vệ thực vật

Mặt hàng cần kiểm dịch

Tra cứu Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT để biết chính xác Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch. Về cơ bản, mặt hàng phải kiểm dịch thực vật thường bao gồm:

+ Hàng hóa có nguồn gốc, liên quan đến thực vật như gỗ, nông sản ( chè, gạo, cà phê,…)

+ Hàng hóa được đóng gói, bao bì từ gỗ, pallet là gỗ

Khi nào cần xin giấy phép kiểm dịch thực vật
Các loại nông sản trái cây cần giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Hồ sơ khi đăng ký kiểm dịch thực vật

1-Đơn đăng ký kiểm dịch theo mẫu (2 bản).

2-Giấy kiểm định thực vật được phát hành bởi cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Có thể sử dụng bản sao hoặc bản gốc để đăng ký.

3-Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

4-Bản sao vận đơn.

5-Nếu là hàng thực phẩm thì kèm theo giấy đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu (2 bản).

Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa phải kiểm dịch thực vật nhập khẩu:

Nộp Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vào bộ hồ sơ khai hải quan lô hàng nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, chuyển vào kho ngoại quan và quá cảnh để đăng ký làm thủ tục hải quan.

Lô hàng chỉ được cho phép thông quan khi đã nộp bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho cơ quan hải quan.

Không cho phép nhập khẩu cây mang theo đất dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với trường hợp này, Cục Bảo vệ thực vật sẽ cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và có thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan.

Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa phải kiểm dịch thực vật xuất khẩu, KDTV tái xuất khẩu:

Nộp Giấy đăng ký kiểm dịch có xác nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật vào hồ sơ làm thủ tục thông quan lô hàng và có trách nhiệm nộp lại bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho cơ quan hải quan trong vòng 10 ngày kể từ ngày thông quan.

Trường hợp lô hàng xuất khẩu không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch sẽ thông báo ngay cho cơ quan hải quan biết để dừng không cho thông quan (đối với lô hàng chưa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam).

Đối với lô hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu, yêu cầu chủ vật thể nộp bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu vào bộ hồ sơ lô hàng để làm thủ tục hải quan…

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch, Cơ quan kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

Khi nào cần xin giấy phép kiểm dịch thực vật
Để xuất nhập khẩu gạo đi các thị trường khác cần có giấy kiểm dịch thực vật

Địa chỉ các chi cục kiểm dịch

Trên toàn quốc có 9 Chi cục kiểm dịch vùng (đánh số từ 1 đến 9) trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Dưới đây là địa chỉ các chi cục để bạn tiện tra cứu: