Khi nhận được chiến Lợi Phạm của Liễu Thăng Mộc thạch có thái đó như thế nào

Tóm tắt mục 2. Trận Chi Lăng - Xương Giang [tháng 10 - 1427]

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Những câu hỏi liên quan

1. Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan [10-12-1427] để rút quân về nước, vì?  

A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động - Chúc Động.                    

B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.

C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết.

D. Cả ba phương án A, B, C.

2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh thời gian nào?

A.  07 – 02 – 1418        B. 17 – 12 – 1416         C. 28 – 6 – 1417    D.  12-7 1418

3. Dựa vào thông tin dưới đây, hãy cho biết tên nhân vật lịch sử này là ai?  

A. Ông là một nhà quân sự, chính trị lỗi lạc, là tác giả của bài Đại Cáo Bình Ngô.

B. Ông là người cùng Lê Lợi lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa chống giặc Minh thắng lợi.

Trả lời: Ông là: …….....................................

4. Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống?

“Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải…………”

A. Giết chết       B. Chặt đầu      C. Đi tù         D. Tru di  

D. Quang Bình – Hà Tĩnh

5. Luật pháp thời Lê Sơ khác thời Lý - Trần ở điểm nào?  

A. Bảo vệ quyền lợi của vua và quý tộc.              B. Khuyến khích sản xuất.

C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.               D. Xác nhận quyền sở hữu tài sản.

6. Chọn các thông tin sau [Lê Sơ, 989, 26, 20] và điền thông tin vào chỗ trống  cho thích hợp trong câu sau:

Thời …… [1] [1428 - 1527] tổ chức được …… [2] khoa thi. Đỗ …… [3] tiến sĩ và ………[4] trạng nguyên.

7. Đâu là chính sách nổi bật của nhà Lý- Trần trong xây dựng quân đội?

A. “Ngụ binh ư nông”.                                B. “Tiên phát chế nhân”.

C. “Vườn không nhà trống”.                       D. Luân phiên cày cấy.

8. Nhà Tống khi chuẩn bị tiến hành xâm lược Đại Việt với mục tiêu chính là  

A. Tạo cơ sở để tiến hành cải cách trong nước

B. Lấy chiến tranh bên ngoài lãnh thổ để ổn định tình hình trong nước

C. Làm bàn đạp để mở rộng xâm lược xuống phía Nam

D. Chinh phạt Đại Việt do không chịu thần phục

9. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế

A. quân chủ chuyên chế.                                     B. cộng hòa quý tộc.

C. quân chủ lập hiến.                                           D. dân chủ chủ nô.

10. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại?                

A. Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi.

B. Quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí.  

C. Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

D. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộ

Cuối năm 1427, vua nhà Minh là Tuyên Tông xuống chiếu sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân từ Quảng Tây, Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang tăng viện cho Vương Thông.

Nghe tin nhà Minh chuẩn bị điều 150.000 quân sang tiếp viện cho Đông Quan, không ít tướng lĩnh Lam Sơn nôn nóng đề nghị phải nhanh chóng tấn công, lấy lại thành Đông Quan từ Vương Thông vì lo sợ quân viện binh nhà Minh sang tới nơi thì sẽ mất thời cơ lấy thành. Tuy vậy, Nguyễn Trãi lại tham mưu cho Bình Định vương Lê Lợi rằng, tuyệt nhiên không nên đánh thành. Với lực lượng của Vương Thông đang có trong thành và sự kiên cố của thành Đông Quan, nếu lấy được thành, quân đội Lam Sơn cũng phải chịu tổn thất rất lớn. Khi ấy, mặc dù đã lấy được thành, nhưng với sự tổn hao binh lực như thế cũng khó giữ được thành trước lực lượng viện binh lớn đang ào ạt tiến quân sang Đại Việt. Kế hay nhất là vẫn vây hãm thành Đông Quan, đồng thời tiêu diệt viện binh ở những điểm xung yếu. Lê Lợi thuận theo kế của Nguyễn Trãi, phân công các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn Linh và Đinh Liệt mang quân đi mai phục ở Chi Lăng [Lạng Sơn] để đón đánh đạo quân chủ lực do Liễu Thăng cầm đầu; các tướng Lê Văn An, Nguyễn Lý mang theo quân sẵn sàng tiếp ứng khi tiền quân gặp nguy cấp. Mặt khác, Lê Lợi phân công Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả ém quân, sẵn sàng đối phó với cánh quân của Mộc Thạnh.

Vua Lê Lợi

Điểm đặc biệt trong tầm nhìn và khả năng “biết địch, hiểu địch” của Lê Lợi và Nguyễn Trãi trong trận đánh quyết định này là sự phán đoán tình huống từ bản tính của Mộc Thạnh. Các ông cho rằng, là một viên tướng tinh ranh, Mộc Thạnh chắc chắn sẽ không chủ động tấn công, mà chờ cánh quân của Liễu Thăng đánh trước và căn cứ vào diễn biến của trận chiến ấy mà ra quyết định. Chính bởi vậy, Lê Lợi yêu cầu các tướng đón đánh Mộc Thạnh chỉ được ém quân, chưa vội tiến đánh, chờ lúc Mộc Thạnh hoảng hồn nghe tin thua trận mới được tấn công.

Tại ải Nam Quan, nơi đoàn quân của Liễu Thăng tiến quân qua, Lê Lợi ra lệnh cho tướng trấn giữ biên ải là Trần Lựu chỉ được thua, không được thắng, dụ địch vào tử địa Chi Lăng. Bởi vậy, Trần Lựu vẫn đưa quân, làm như đánh chặn Liễu Thăng, rồi giả thua chạy dài về Ải Lưu. Liễu Thăng thúc quân đánh đuổi Trần Lựu tới tận Ải Lưu, Trần Lựu lại giả thua chạy tiếp về Chi Lăng. Liễu Thăng bấy giờ tự đắc, bèn chỉ mang theo 100 quân kị binh tinh nhuệ đuổi đánh, quyết tâm bắt sống hoặc giết chết Trần Lựu để tăng nhuệ khí cho đoàn viện binh. Ngày 20-9 âm lịch, Liễu Thăng và 100 kỵ binh rơi vào trận địa mai phục của tướng Lê Sát, Trần Lựu, bị chém rụng đầu.

Sau khi tiêu diệt được Liễu Thăng, thừa lúc quân Minh đang vỡ trận, các tướng lĩnh Lam Sơn hô quân xông lên giết giặc, tiêu diệt được hơn 1 vạn quân Minh, chém được viên tướng khác của nhà Minh là Lương Minh. Viên tướng Lý Khánh hoảng hồn vội tự sát. Hai tướng nhà Minh còn lại là Hoàng Phúc, Thôi Tụ vội thu quân chạy về Xương Giang, định vào thành đó trú ẩn. Đến nơi, quân Minh mới hay thành này đã bị quân Lam Sơn lấy được, đành phải đóng quân bên ngoài. Lê Lợi bèn sai Trần Nguyên Hãn dẫn quân đánh chặn đường tiếp lương thảo của địch, lại sai các tướng Phạm Vấn, Nguyễn Xí tiếp ứng cho tướng Lê Sát làm 3 mũi giáp công, tấn công Xương Giang. Quân Minh lại bị thua tan tác, hơn 5 vạn quân bị giết. Hoàng Phúc, Thôi Tụ và hơn 3 vạn quân còn lại bị bắt sống.

Mộc Thạnh hay tin Liễu Thăng bị chém đầu, đoàn viện binh chủ lực bị đánh tan tành, khiếp vía bèn quay đầu bỏ chạy. Bấy giờ, các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả mới thừa thắng xông lên giết hơn 1 vạn quân, bắt sống hơn 1000 người, ngựa…

Nguyễn Tào

QPTD -Thứ Sáu, 31/08/2012, 07:42 [GMT+7]

Nghệ thuật đánh địch trong trận Chi Lăng – Xương Giang lịch sử

Sau gần 10 năm dựng cờ khởi nghĩa kháng chiến chống quân Minh xâm lược [giữa năm 1427], dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi, tuy Nghĩa quân Lam Sơn đã kiên trì, anh dũng chiến đấu, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nhưng vẫn chưa hoàn toàn quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, dựng lại nền thái bình cho dân tộc.

Do vậy, Nghĩa quân quyết định vây các thành [trong đó có Thành Đông Quan] và diệt viện binh địch. Trước tình thế quân đồn trú trong các thành có thể bị tiêu diệt hoàn toàn, Nhà Minh vội điều quân tăng viện, ứng cứu, do Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường Vân Nam và Quảng Tây. Qua phân tích, đánh giá kỹ tình hình, Bộ Thống soái quyết định chọn đạo quân Quảng Tây do Liễu Thăng chỉ huy làm đối tượng tác chiến chủ yếu. Bởi lẽ, đạo quân này tuy có nhiều ưu thế, mạnh hơn, nhưng nếu bị tiêu diệt thì đạo quân Vân Nam dù không bị đánh cũng tự phải rút chạy. Nhiệm vụ đặt ra cho Nghĩa quân lúc này là phải tiếp tục vây hãm các thành, không cho địch hợp quân với viện binh; đồng thời, nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt [dựng rào, đắp luỹ]; chọn những địa bàn hiểm yếu, “thuận” đối với ta, nhưng lại “nghịch” đối với địch để bố trí lực lượng mai phục; thực hiện nhiều mưu, kế, lừa, dụ địch vào thế trận đã bày sẵn để tiêu diệt. Với sự phân tích, đánh giá và nghệ thuật dùng binh tài tình, độc đáo của Lãnh tụ Nghĩa quân, chúng ta đã làm nên một trận Chi Lăng - Xương Giang lịch sử, thất kinh, bạt vía quân thù.

Dụ địch đến, khéo léo dẫn chúng vào trận địa mai phục để tiêu diệt. Nghĩa quân Lam Sơn quyết định chọn Chi Lăng làm nơi bày thế trận; bởi Chi Lăng có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc mai phục, giấu quân, đánh gần, đánh từ trên xuống… Nơi đây đã từng là mồ chôn quân cướp nước ở nhiều thế kỷ trước. Lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi quyết định bố trí 1 vạn quân của các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Lĩnh, Đinh Liệt, Lê Thụ mai phục ở Chi Lăng, còn quân trấn giữ Ải Pha Luỹ do tướng Trần Lựu chỉ huy có nhiệm vụ vừa đánh vừa lui từng bước [từ Pha Luỹ về Ải Lưu rồi về Chi Lăng] để dụ, dẫn địch vào thung lũng Chi Lăng.

Thế trận đã bày sẵn, nhưng điểm mấu chốt là phải dụ địch như thế nào để chúng tiến thẳng vào Chi Lăng1? Do đại phá viện binh địch được Nghĩa quân xác định là nhiệm vụ tối quan trọng, nên Lãnh tụ Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã có mặt tại trận địa để trực tiếp chỉ huy. Với nghệ thuật khích tướng khéo léo, Nghĩa quân đã đánh trúng tâm địa kiêu ngạo, coi thường đối phương của Liễu Thăng, làm cho hắn “hăm hở” dẫn cả 1 vạn quân tiên phong thẳng tiến vào Chi Lăng. Bộ Thống soái Lam Sơn đã trực tiếp chỉ đạo quân trấn giữ Ải Pha Luỹ vừa chiến đấu ngăn chặn, làm giảm tốc độ, sức mạnh tiến quân của địch, vừa lui dần, dụ địch về Chi Lăng, nhưng tuyệt đối không để địch phát hiện ra mưu kế của ta. Bằng nghệ thuật dùng binh và thực hiện các biện pháp đánh địch tài tình, Nghĩa quân đã khôn khéo để quân tiên phong của Liễu Thăng dễ dàng đẩy lui và vượt qua các cửa ải. Liễu Thăng đã lầm tưởng là quân của tướng Trần Lựu chặn đánh “quyết liệt” từ Pha Lũy, Ải Lưu, thậm chí ngay tại cửa Ải Chi Lăng, Trần Lựu vẫn còn giao chiến mà vẫn “không chặn được bước tiến của chúng”. Những tình huống trên làm cho Liễu Thăng chủ quan, mất cảnh giác. Cùng với nghệ thuật đánh vào tâm lý, nghệ thuật vừa đánh vừa lui của Nghĩa quân đã làm cho Liễu Thăng cùng toàn bộ quân tiên phong của chúng bị dụ vào Chi Lăng và bị tiêu diệt hoàn toàn.

Ghìm chân, căng địch ra mà đánh. Chiến thắng Chi Lăng đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, trong đó có cả chủ tướng Liễu Thăng. Đây là một đòn sấm sét bất ngờ đánh vào đội quân xâm lược, làm đảo lộn hệ thống chỉ huy, xáo trộn mọi kế hoạch tác chiến của chúng và gây ra tình trạng rối loạn, hoang mang cao độ trong hàng ngũ binh lính của địch. Nhiệm vụ tác chiến ở Chi Lăng đã hoàn thành, các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt và Trần Lựu… được lệnh rút quân ra khỏi Chi Lăng, tiếp tục bám sát, khoá đuôi, chờ thời cơ tiến công tiêu diệt địch. Tuy nhiên, địch vẫn còn khoảng 9 vạn quân và chúng vẫn đủ sức vượt qua Chi Lăng để tiến về Đông Quan, nên Nghĩa quân quyết định ghìm chân địch trên đường hành quân, nhằm tiêu hao, tiêu diệt, giảm tốc độ tiến công của chúng. Trên đường tiến quân, có đoạn quân địch nối tiếp nhau trải dài tới chục ki-lô-mét; hành quân trong tình trạng rối loạn, không có đội hình, chỉ huy thiếu chặt chẽ… Trước tình hình đó, quân của các địa phương [thổ binh, hương binh] được lệnh bí mật, bất ngờ, lúc ẩn, lúc hiện cả ngày lẫn đêm “băm vằm” địch suốt dọc đường, buộc chúng phải thận trọng đề phòng và tìm cách đối phó. Quân của Triều đình theo lệnh của Bộ Thống soái luôn bám sát địch, khi thì tập trung, lúc thì phân tán thành tốp nhỏ, đánh mạnh vào hai bên sườn, phía sau và cả phía trước, làm cho địch luôn phải căng kéo đội hình chống đỡ. Khi sức mạnh bị suy giảm đáng kể, không thể tiếp tục hành quân, địch quyết định dừng chân nghỉ tại Cần Trạm. Nhưng vừa đến nơi, chúng đã bị quân của các tướng Lê Lý, Lê Văn An [khoảng 3 vạn quân] ở các vị trí mai phục tiến ra bao vây. Địch hoàn toàn bị bất ngờ, giữa vòng vây không kịp điều chỉnh đội hình đối phó, bị ta đánh thiệt hại nặng; chủ tướng Lương Minh cũng bị giết tại trận. Sau khi chủ tướng chết, tham tướng của địch là Thôi Tụ lên nắm quyền, dốc sức mở đường máu thoát vây để chạy xuống cánh đồng Xương Giang, với hy vọng có thể được quân trong Thành Xương Giang ra chi viện, ứng cứu. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt, linh hoạt của Bộ Thống soái, các đạo quân đã “mở đường” cho chúng chạy về Xương Giang. Ngày 18-10-1427, đạo kỳ binh do tướng Trần Nguyên Hãn chỉ huy bất ngờ tiến ra đánh vào bên sườn, chia cắt đội hình đang chạy về Phố Cát của địch. Đội quân lương của địch đi sau cũng bị quân của Trần Nguyên Hãn và các đạo quân của Lê Lý, Lê Sát bao vây cô lập, thu hết lương thảo, khí giới. Được tin đội quân lương bị ta tiêu diệt, tướng tham mưu của địch là Lý Khánh đã vô cùng tuyệt vọng, thắt cổ tự tử.

Gói địch lại mà diệt. Tướng địch Thôi Tụ, Hoàng Phúc kéo được tàn quân đến Xương Giang, mới hay Thành đã bị quân ta chiếm. Xương Giang trở thành “khu vực chốt”, chặn đường tiến quân, chia cắt hoàn toàn đạo quân viện binh với địch trong Thành Đông Quan. Địch rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, tiến thì bị quân thủy, quân bộ của Nghĩa quân trên sông Thương và Thành Xương Giang chặn đánh và địch cũng chưa có phương hướng tiến thế nào? Còn lui cũng không xong, vì các đạo quân của tướng Lê Lý, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú vẫn bám sát phía sau. Trong tình trạng rệu rã về tổ chức vì hai lần mất chủ tướng, tổn thất quân số đã đến một phần ba, kiệt quệ về thể lực, bại hoại về tinh thần, địch lâm ngay vào thế phải “phơi mình” trên cánh đồng Xương Giang trống trải.

Về phía ta, Bộ Thống soái đã chủ động triển khai sẵn thế trận bao vây, cô lập chúng ở Xương Giang để tiêu diệt. Nhưng khi địch đã nằm gọn trong vòng vây, Nghĩa quân không vội tiến công ngay mà chủ trương vây hãm, nhằm một mặt tiếp tục để chúng khốn đốn, kiệt sức hơn nữa; mặt khác, dành thời gian để giải quyết các vấn đề cấp bách hơn. Đó là, kịp thời thực hiện kế hoạch tiêu diệt đạo quân Mộc Thạnh, không cho chúng tiến sâu vào đất nước ta ứng cứu, giải toả bọn đang bị vây khốn trên chiến trường. Mặc dù bị bao vây, khốn đốn nhưng địch vẫn ngoan cố, án binh, bất động, chờ quân cứu viện từ Đông Quan, Bình Than, Vân Nam tới. Tình hình đó đòi hỏi Nghĩa quân phải có hành động kiên quyết. Ngày 03-11-1427 [tức 15-10 năm Đinh Mùi], các đạo quân của ta ở mặt trận Xương Giang được lệnh tiến công tiêu diệt địch. Trận đánh lịch sử Chi Lăng - Xương Giang kết thúc khi “Đô đốc Thôi Tụ quỳ gối chịu tội/ Thượng thư Hoàng Phúc trói tay nộp mình” [Bình Ngô đại cáo].

Tích cực “đánh vào lòng người”, làm lung lay ý chí quân xâm lược, tăng thêm sức mạnh cho các lực lượng tiến công. Đây là nghệ thuật kết hợp tài tình, khéo léo giữa chính trị với quân sự của Nghĩa quân, nhằm mục đích giành thắng lợi với tổn thất ít nhất không chỉ cho ta mà cho cả địch. Khi biết Liễu Thăng chỉ huy một đạo quân tiến vào nước ta, để kích động tính kiêu ngạo, khinh thường kẻ khác của Liễu Thăng, Nguyễn Trãi đã khéo léo dụ Liễu Thăng bằng những lời lẽ của người chắc thắng [nên lui quân, nếu không sẽ bị đánh, hối không kịp], làm cho Liễu Thăng càng hung hăng, mất cảnh giác. Vốn là tên tướng kiêu ngạo, khi nhận được thư của Nguyễn Trãi, Liễu Thăng đã không thèm quan tâm, cứ dẫn quân tiến vào Chi Lăng. Đối với đạo quân của Mộc Thạnh, Nghĩa quân Lam Sơn sử dụng nghệ thuật “khuếch trương chiến quả” bằng tin thắng lợi của các trận Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát [mang bằng sắc, ấn tín của Liễu Thăng] và bức thư của Lê Lợi đến báo tin cho Mộc Thạnh biết rằng đạo quân Quảng Tây đã bị thiệt hại nặng, đang sắp bị tận diệt. Mộc Thạnh nhận được thư, trông thấy ấn tín, bằng sắc của Liễu Thăng và nghe tin Lương Minh, Lý Khánh tử trận, vô cùng kinh hãi “sợ mà vỡ mật” [Bình Ngô đại cáo]. Hắn vội vàng ra lệnh rút quân về nước ngay trong đêm và một mình một ngựa tẩu thoát về Vân Nam. Trận này, Nghĩa quân toàn thắng “mà không tốn một mũi tên” [Bình Ngô đại cáo]. Trong lúc quân địch bị bao vây khốn đốn, Nguyễn Trãi lại gửi cho địch một bức thư như một tối hậu thư, nói rõ là mở đường về cho chúng, trong ba ngày phải lên đường... đã làm lung lay ý chí quân xâm lược, tạo điều kiện cho trận Xương Giang toàn thắng.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã có những trận đánh xuất sắc, tiêu biểu, kết thúc thắng lợi nhiều cuộc chiến tranh, mà trận Chi Lăng - Xương Giang là một trong số đó. Nghệ thuật đánh địch đặc sắc, độc đáo của ông cha ta trong trận Chi Lăng - Xương Giang xưa kia để lại nhiều bài học quý báu vẫn còn nguyên giá trị; ngày nay cần tiếp tục nghiên cứu để phát huy trong điều kiện mới./.

HÀ THÀNH
__________

[1] - Trong cuộc xâm lược Đại Việt [tháng 01-1077], tướng Quách Quỳ [nhà Tống] đã đi theo đường tắt, không qua Ải Chi Lăng.

Video liên quan

Chủ Đề