Khoa ngoại ngữ, trường đại học đồng tháp

Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Đồng Tháp được hình thành trên cơ sở Khoa Ngoại ngữ Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp năm 1982 và chính thức tuyển sinh hệ đại học chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh vào năm học 2003-2004.
Năm 2013, Khoa đổi tên thành Sư phạm Ngoại ngữ , theo Quyết định số 273/QĐ-ĐHĐT ngày 9 tháng 5 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp. Hiện tại, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ có 28 cán bộ giảng viên: 01 PGS - Giảng viên cao cấp, 03 Tiến sĩ, 22 nghiên cứu sinh - thạc sĩ và 02 đại học, được cơ cấu thành 02 bộ môn:

1. Giới thiệu chung về các khoa đào tạo


1.1. Khoa Giáo dục
Khoa Giáo dục của Trường Đại học Đồng Tháp có lịch sử hình thành từ Trường THSP Đồng Tháp [thành lập theo quyết định ngày 26/12/1975 của Bộ Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo]. Tháng 4/1989, Trường THSP Đồng Tháp hợp nhất với Trường CĐSP Đồng Tháp, toàn bộ Trường THSP Đồng Tháp đổi tên thành Khoa Trung học có nhiệm vụ đào tạo giáo viên tiểu học cho tỉnh Đồng Tháp. Tháng 8/1993, Khoa Trung học sáp nhập với Khoa Tự nhiên và Khoa Xã hội đổi tên thành Khoa Giáo dục, Đến tháng 6/1998, các ngành đào tạo giáo viên tiểu học và giáo viên mầm non tách ra thành Khoa giáo dục Tiểu học - Mầm non. Đến tháng 8/2018, sáp nhập Khoa Tâm lý và Quản lý giáo dục với Khoa giáo dục Tiểu học - Mầm non đổi tên thành Khoa Giáo dục. Hiện nay, Khoa Giáo dục có tổng số 65 cán bộ, giảng viên, trong đó có 02 PGS, 16 tiến sĩ, 42 thạc sĩ và 05 đại học, được cơ cấu gồm 05 bộ môn:
Bộ môn Tiếng Việt - Văn học và Phương pháp dạy học Tiếng Việt.
Bộ môn Toán và Phương pháp dạy học Toán.
Bộ môn Tự nhiên - Xã hội
Bộ môn Giáo dục mầm non
Bộ môn Tâm lý học - Giáo dục học.
- Các ngành đào tạo chính: Khoa Giáo dục quản lý các chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học [Cử nhân, Thạc sĩ], Giáo dục Mầm non [Cử nhân] và Quản lý Giáo dục [Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ].
- Quy mô đào tạo: Khoa Giáo dục có hơn 3.500 sinh viên hệ chính quy và học viên hệ vừa làm vừa học.
- Mục tiêu đào tạo: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:
+ Thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục ở trường tiểu học, trường mầm non và quản lý các cơ sở giáo dục;
+ Tham gia quản lý chuyên môn và các hoạt động khác ở các phòng, sở Giáo dục và Đào tạo;
+ Tự nghiên cứu và tiếp tục học tập để có trình độ cao hơn.
- Liên kết khu vực: Nhà trường đã hợp tác trong đào tạo với Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, sinh viên thuộc Khoa Giáo dục hàng năm đều có kế hoạch đến thực hành, thực tập tại các trường tiểu học, mầm non và các cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục cộng đồng, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể,… trên toàn địa bàn Tỉnh. Ngoài ra, Trường còn tạo điều kiện để sinh viên của Khoa được chủ động lựa chọn và tham gia thực tập ở các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Khoa Giáo dục cũng lập kế hoạch mời chuyên gia giáo dục tại các trường đại học, các sở, phòng Giáo dục và Đào tạo tham gia vào Hội đồng khoa, báo cáo chuyên đề cho giảng viên và sinh viên, tham gia hướng dẫn sinh viên rèn luyện, thực hành, thực tập.
- Học bổng:
+ Trường Đại học Đồng Tháp cấp học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ cho sinh viên có kết quả học tập xếp loại từ khá trở lên.
+ Chi hội Khuyến học Trường Đại học Đồng Tháp tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân theo quy định, thường xuyên xem xét cấp học bổng cho sinh viên vượt khó học tốt, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Một số học bổng nổi bật: Quỹ học bổng Nguyễn Sinh Sắc, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Oanh, Học bổng của Tổ chức Beautiful Mind, Học bổng WEAV [Hoa Kỳ], Học bổng của Công ty Cổ phần Cỏ May [Đồng Tháp], Ngân hàng Sacombank Đồng Tháp và các tổ chức khác.
- Địa chỉ liên hệ : Dãy nhà A9, Trường Đại học Đồng Tháp. Số 783, Đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
+ Điện thoại: [0277] 3881 613 
+ E-mail:
1.2. Khoa Sư phạm Toán học


Khoa Sư phạm Toán học là khoa đào tạo của Trường Đại học Đồng Tháp, trải qua 16 năm hình thành và phát triển. Cụ thể:
+ Ngày 10/01/2003, Khoa Toán học được thành lập.
+ Ngày 01/7/2013, Khoa Toán học và Khoa Công nghệ thông tin được sáp nhập thành Khoa Sư phạm Toán - Tin.
+ Ngày 21/3/2018, nhằm cơ cấu lại các khoa đào tạo sư phạm theo tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới, Khoa Sư phạm Toán học được thành lập từ Khoa Sư phạm Toán - Tin sau khi chuyển ngành Tin học sang Khoa Kỹ thuật - Công nghệ. Hiện tại, Khoa có 18 cán bộ, giảng viên: 01 Phó Giáo sư, 05 Tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh - thạc sĩ, 02 Cử nhân, được cơ cấu thành 2 bộ môn:
Bộ môn Đại số - Hình học - Phương pháp dạy học Toán
Bộ môn Giải tích - Toán ứng dụng.
- Các ngành đào tạo chính: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán [Thạc sĩ], Sư phạm Toán học [Cử nhân].
- Mục tiêu đào tạo:
+ Giảng dạy toán học trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các trường chuyên nghiệp khác;
+ Làm công tác giáo dục trong các cơ sở đào tạo; làm việc trong các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục hoặc các cơ sở nghiên cứu toán học;
+ Tham gia học tập ở các chương trình đào tạo sau đại học trong nước và ngoài nước; tự học, tự bồi dưỡng.
- Liên kết khu vực: Liên kết với giảng viên, nhà nghiên cứu từ một số trường đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước về giảng dạy đại học và sau đại học, về nghiên cứu và trao đổi học thuật. Cụ thể:
+ Hợp tác, nghiên cứu với Viện nghiên cứu cao cấp về Toán [Việt Nam]; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
+ Hợp tác, nghiên cứu với Thammasat University, King Mongkut's University of Technology, Valaya Alongkorn Rajabhat University under the Royal Patronage, Pathumtani; Department of Mathematics, Faculty of Science, Naresuan University, Phitsanulok 65000 [Thailand]; University of Belgrade, University of Pristina-Kosovska Mitrovica [Serbia]; Babes-Bolyai University [Romania]; Islamic Azad University [Iran]; University of Lodz [Poland]; Thapar Institute of Engineering and Technology [India]; Deakin University [Australia]; University of Colorado, Colorado Springs, CO, USA;
+ Tham gia chương trình Sea Teacher, là chương trình nhằm tạo cơ hội cho sinh viên thực hành giảng dạy tại các trường học trong khu vực Đông Nam Á, trực thuộc SEAMEO.
- Học bổng:
+ Trường Đại học Đồng Tháp cấp học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ cho sinh viên có kết quả học tập xếp loại từ khá trở lên.
+ Chi hội Khuyến học Trường Đại học Đồng Tháp tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân theo quy định, thường xuyên xem xét cấp học bổng cho sinh viên vượt khó học tốt, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Một số học bổng nổi bật: Quỹ học bổng Nguyễn Sinh Sắc, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Oanh, Học bổng của Tổ chức Beautiful Mind, Học bổng WEAV [Hoa Kỳ], Học bổng của Công ty Cổ phần Cỏ May [Đồng Tháp], Ngân hàng Sacombank Đồng Tháp và các tổ chức khác.
- Địa chỉ liên hệ: Dãy nhà A7, Trường Đại học Đồng Tháp. Số 783, Đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
+ Điện thoại: [0277] 3881 623 
+ Email: 
1.3. Khoa Sư phạm Ngữ văn
Khoa Ngữ văn trực thuộc Trường Đại học Đồng Tháp, được thành lập từ năm 2003 sau khi có Quyết định số 08/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp. Ban đầu, Khoa bao gồm cả Ngữ văn và Địa lý. Đến năm 2006, Ngữ văn được tách riêng thành một khoa độc lập. Cùng với sự phát triển của Nhà trường, Khoa Sư phạm Ngữ văn đã trưởng thành trên mọi mặt và đã đạt được những thành tích nhất định. Đến năm 2010, Khoa Sư phạm Ngữ văn đổi tên thành Khoa KHXH&NV, đào tạo 04 ngành: Sư phạm Ngữ văn, Công tác xã hội, Văn hóa Du lịch, Khoa học Thư viện. Đến năm 2013, Khoa KHXH&NV đổi tên thành Khoa Sư phạm Ngữ văn - Sử - Địa, đào tạo 03 ngành: Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý. Đến tháng 3 năm  2018, Khoa Sư phạm Ngữ văn được cơ cấu thành đơn vị chuyên môn, đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn theo Quyết định số: 125/ QĐ-ĐHĐT ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp. Hiện nay, đội ngũ giảng viên ngành Ngữ văn gồm 12 cán bộ giảng viên: 05 Tiến sĩ, 07 nghiên cứu sinh - thạc sĩ và cơ cấu thành 02 bộ môn:
Bộ môn Ngôn ngữ và PPDH Ngữ văn
Bộ môn Văn học và LLVH
- Ngành đào tạo chính: Ngôn ngữ Việt Nam [Thạc sĩ], Sư phạm Ngữ văn
- Về mục tiêu đào tạo:                   
+ Đào tạo đội ngũ giáo viên Ngữ văn năng động, tiên tiến đáp ứng yêu cầu đổi mới nền giáo dục phổ thông; cán bộ nghiên cứu, chuyên viên phụ trách chuyên môn tại các cơ sở giáo dục;  nghiên cứu viên tại các cơ quan văn hóa và có thể học tiếp sau đại học.
+ Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, về ngành sư phạm, Văn học và Ngôn ngữ học; có năng lực và phẩm chất cần thiết của người giáo viên; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết những yêu cầu của lý luận, thực tiễn dạy học Ngữ văn; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc, tự thích ứng để học tập suốt đời.
- Liên kết khu vực: Liên kết giảng dạy chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo như trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên tại các tỉnh thành, nổi bật là Cần Thơ, Đà Lạt, Bình Phước, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh.
- Học bổng:
+ Trường Đại học Đồng Tháp cấp học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ cho sinh viên có kết quả học tập xếp loại từ khá trở lên.
+ Chi hội Khuyến học Trường Đại học Đồng Tháp tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân theo quy định, thường xuyên xem xét cấp học bổng cho sinh viên vượt khó học tốt, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Một số học bổng nổi bật: Quỹ học bổng Nguyễn Sinh Sắc, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Oanh, Học bổng của Tổ chức Beautiful Mind, Học bổng WEAV [Hoa Kỳ], Học bổng của Công ty Cổ phần Cỏ May [Đồng Tháp], Ngân hàng Sacombank Đồng Tháp và các tổ chức khác.
- Địa chỉ liên hệ: Dãy nhà A7, Trường Đại học Đồng Tháp. Số 783, Đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
+ Điện thoại: [0277] 3882 008
+ Email: 
1.4. Khoa Sư phạm Lý - Hóa - Sinh
Khoa Hóa học và Khoa Sinh đều được thành lập vào năm 2004, sau đó sáp nhập lại thành Khoa SP Hóa - Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp vào năm 2013. Đến năm 2018, trước nhu cầu đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam, Khoa SP Lý - Hóa - Sinh được thành lập trên cơ sở sáp nhập Khoa SP Hóa - Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp với Khoa Sư phạm Lý - Kỹ thuật Công nghiệp. Hiện tại, Khoa Sư phạm Lý - Hóa - Sinh có 34 cán bộ giảng viên, gồm 02 giảng viên cao cấp, 03 giảng viên chính, 28 giảng viên và 01 chuyên viên [02 Phó giáo sư, 11 Tiến sĩ, 23 nghiên cứu sinh - thạc sĩ] cơ cấu thành 06 bộ môn:
Bộ môn Hóa lý - Hữu cơ
Bộ môn Vô cơ - Phân tích
Bộ môn Phương pháp Dạy học
Bộ môn Động vật học
Bộ môn Thực vật học
Bộ môn Vật lý  lý thuyết - Kỹ thuật Công nghiệp
- Các ngành đào tạo chính: Hóa lý thuyết và Hóa lý [Thạc sĩ]; Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp và Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp [Cử nhân].
- Mục tiêu đào tạo:            
Đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THPT về quy mô, chất lượng, hiệu quả, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội; nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ cộng đồng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Liên kết khu vực: Liên kết giảng dạy chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo như trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tham gia Chương trình Sea - Teacher.
- Học bổng:
+ Trường Đại học Đồng Tháp cấp học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ cho sinh viên có kết quả học tập xếp loại từ khá trở lên.
+ Chi hội Khuyến học Trường Đại học Đồng Tháp tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân theo quy định, thường xuyên xem xét cấp học bổng cho sinh viên vượt khó học tốt, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Một số học bổng nổi bật: Quỹ học bổng Nguyễn Sinh Sắc, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Oanh, Học bổng của Tổ chức Beautiful Mind, Học bổng WEAV [Hoa Kỳ], Học bổng của Công ty Cổ phần Cỏ May [Đồng Tháp], Ngân hàng Sacombank Đồng Tháp và các tổ chức khác.
- Địa chỉ liên hệ: Dãy nhà A7, Trường Đại học Đồng Tháp. Số 783, Đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
+ Điện thoại: [0277] 3882 650
+ Email: 
1.5. Khoa Sư phạm Ngoại ngữ
Bộ môn Phát triển kỹ năng
Bộ môn Lý thuyết và Phương pháp dạy học
- Các ngành đào tạo chính: Sư phạm Tiếng Anh; Ngôn ngữ Anh [Biên – Phiên dịch Tiếng Anh, Tiến Anh kinh doanh]; Ngôn ngữ Trung Quốc.
- Về mục tiêu đào tạo: Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo quy định hiện hành.     
- Liên kết khu vực: Liên kết giảng dạy chuyên ngành tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo như trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên tại 12 tỉnh thành trong cả nước, nổi bật là Kiên Giang, Bến Tre và Sóc Trăng.
- Học bổng:
+ Trường Đại học Đồng Tháp cấp học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ cho sinh viên có kết quả học tập xếp loại từ khá trở lên.
+ Chi hội Khuyến học Trường Đại học Đồng Tháp tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân theo quy định, thường xuyên xem xét cấp học bổng cho sinh viên vượt khó học tốt, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Một số học bổng nổi bật: Quỹ học bổng Nguyễn Sinh Sắc, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Oanh, Học bổng của Tổ chức Beautiful Mind, Học bổng WEAV [Hoa Kỳ], Học bổng của Công ty Cổ phần Cỏ May [Đồng Tháp], Ngân hàng Sacombank Đồng Tháp và các tổ chức khác.
- Địa chỉ liên hệ: Dãy nhà A7, Trường Đại học Đồng Tháp. Số 783, Đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
+ Điện thoại: [0277] 3882 006
1.6. Khoa Sư phạm Nghệ thuật
Khoa Sư phạm Nghệ thuật tiền thân là Khoa Thể dục - Nhạc - Họa được thành lập năm 2003 [Quyết định số 3584/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 07/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo]. Trong suốt chiều dài hơn 16 năm đào tạo với các tên gọi: Khoa Thể dục - Nhạc - Họa [2003], Khoa nghệ thuật [2008] và Khoa Sư phạm Nghệ thuật [2013], Khoa đã đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ giáo viên giảng dạy các ngành năng khiếu trong trường phổ thông: giáo viên mỹ thuật, giáo viên âm nhạc. Hiện tại, Khoa Sư phạm Nghệ thuật có 17 cán bộ giảng viên: 01 tiến sĩ và 16 nghiên cứu sinh - thạc sĩ, được cơ cấu thành 02 bộ môn:
Bộ môn Mỹ thuật
Bộ môn Âm nhạc
- Các ngành đào tạo chính: Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật
- Về mục tiêu đào tạo: Sinh viên sau khi tốt nghiệp:
+Với ngành Sư phạm Mỹ thuật:  Có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học và quản lý chuyên môn ở trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường trung cấp, cao đẳng có đào tạo ngành mĩ thuật; Có khả năng nghiên cứu khoa học và sáng tác mĩ thuật, tham gia các hoạt động mĩ thuật; Có khả năng phụ trách và đảm nhiệm các công việc tại các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân liên quan đến mĩ thuật; Tự nghiên cứu và tiếp tục học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. tham gia học tập ở bậc học cao hơn ở trong nước.
+ Với ngành Sư phạm Âm nhạc:  Có khả năng giảng dạy Âm nhạc trong các trường phổ thông; Chuyên viên quản lý chuyên môn và các hoạt động khác tại các Phòng Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo trong cả nước; Tự nghiên cứu và tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn.
- Liên kết khu vực: Đào tạo giáo viên ngành Âm nhạc và Mỹ thuật liên thông từ trung cấp lên đại học và từ cao đẳng lên đại học với các cơ sở giáo dục đào tạo trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và một số tỉnh Nam Trung Bộ.
- Học bổng:
+ Trường Đại học Đồng Tháp cấp học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ cho sinh viên có kết quả học tập xếp loại từ khá trở lên.
+ Chi hội Khuyến học Trường Đại học Đồng Tháp tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân theo quy định, thường xuyên xem xét cấp học bổng cho sinh viên vượt khó học tốt, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Một số học bổng nổi bật: Quỹ học bổng Nguyễn Sinh Sắc, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Oanh, Học bổng của Tổ chức Beautiful Mind, Học bổng WEAV [Hoa Kỳ], Học bổng của Công ty Cổ phần Cỏ May [Đồng Tháp], Ngân hàng Sacombank Đồng Tháp và các tổ chức khác.
- Địa chỉ liên hệ: Tầng 2 - Dãy nhà B2, Trường Đại học Đồng Tháp. Số 783, Đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
+ Điện thoại: [0277] 3882 116
+ Email: 
1.7. Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục Chính trị
Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục Chính trị được thành lập theo Quyết định số 124/QĐ-ĐHĐT ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp trên cơ sở hợp nhất 03 ngành đào tạo sư phạm: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Chính trị. Hiện nay, Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục Chính trị có 28 cán bộ giảng viên: 07 Tiến sĩ, 19 Nghiên cứu sinh - Thạc sĩ và 02 Cử nhân, với 04 Bộ môn trực thuộc:
Bộ môn Lý luận xã hội
Bộ môn Chính trị học
Bộ môn Lịch sử
Bộ môn Địa lý.
- Các ngành đào tạo chính: Lịch sử Việt Nam [Thạc sĩ], Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý và Giáo dục Chính trị
- Về mục tiêu đào tạo: Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
- Liên kết khu vực: Liên kết giảng dạy chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo như trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên tại 12 tỉnh thành trong cả nước.
- Học bổng:
+ Trường Đại học Đồng Tháp cấp học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ cho sinh viên có kết quả học tập xếp loại từ khá trở lên.
+ Chi hội Khuyến học Trường Đại học Đồng Tháp tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân theo quy định, thường xuyên xem xét cấp học bổng cho sinh viên vượt khó học tốt, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Một số học bổng nổi bật: Quỹ học bổng Nguyễn Sinh Sắc, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Oanh, Học bổng của Tổ chức Beautiful Mind, Học bổng WEAV [Hoa Kỳ], Học bổng của Công ty Cổ phần Cỏ May [Đồng Tháp], Ngân hàng Sacombank Đồng Tháp và các tổ chức khác.
- Địa chỉ liên hệ: Dãy nhà A4, Trường Đại học Đồng Tháp. Số 783, Đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại: [0277] 3882 338
1.8. Khoa Giáo dục thể chất - Giáo dục Quốc phòng và An ninh
Khoa Giáo dục thể chất - Giáo dục Quốc phòng và An ninh tiền thân là Khoa Thể dục - Nhạc - Họa được thành lập năm 2003 [Quyết định số 3584/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 07/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo]. Đến năm 2004, Khoa Giáo dục thể chất được thành lập và bắt đầu đào tạo ngành Giáo dục thể chất trình độ đại học và giảng dạy các môn về thể dục thể thao. Đến tháng 6/2013 Khoa Giáo dục thể chất đổi tên thành Khoa Sư phạm Thể dục Thể thao theo quyết định số: 273/QĐ-ĐHĐT ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp. Đến năm 2015, Khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh sáp nhập với Khoa Sư phạm TDTT thành Khoa Giáo dục thể chất và Quốc phòng - An ninh theo quyết định số: 23/QĐ-ĐHĐT, ngày 13/01/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp.
Ngày 21 tháng 3 năm 2018, Khoa Giáo dục thể chất và Quốc phòng - An ninh được đổi tên thành Khoa GD Thể chất - GD Quốc phòng và An ninh theo Quyết định số 124/QĐ-ĐHĐT ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp. Hiện nay, Khoa có tổng số 32 cán bộ giảng viên, trong đó:  03 Tiến sĩ, 25 Thạc sĩ và 04 Cử nhân với 04 bộ môn:
Bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học Giáo dục thể chất
Bộ môn Điền kinh và Võ thuật
Bộ môn Bóng và Cầu lông
Bộ môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh
- Ngành đào tạo chính: Giáo dục thể chất
- Về mục tiêu đào tạo: Đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành giáo dục thể chất, khi ra trường là giáo viên giảng dạy giáo dục thể chất ở các trường phổ thông, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hoặc làm công tác quản lý, công tác phong trào TDTT ở các sở, ngành... Đáp ứng được nguồn nhân lực cho việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và góp phần phát triển nền thể dục thể thao nước nhà.
- Liên kết khu vực: Đào tạo hệ liên thông trình độ đại học ngành giáo dục thể chất tại Đồng Tháp và các tỉnh liên kết gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng.
- Học bổng:
+ Trường Đại học Đồng Tháp cấp học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ cho sinh viên có kết quả học tập xếp loại từ khá trở lên.
+ Chi hội Khuyến học Trường Đại học Đồng Tháp tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân theo quy định, thường xuyên xem xét cấp học bổng cho sinh viên vượt khó học tốt, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Một số học bổng nổi bật: Quỹ học bổng Nguyễn Sinh Sắc, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Oanh, Học bổng của Tổ chức Beautiful Mind, Học bổng WEAV [Hoa Kỳ], Học bổng của Công ty Cổ phần Cỏ May [Đồng Tháp], Ngân hàng Sacombank Đồng Tháp và các tổ chức khác.
- Địa chỉ liên hệ: Dãy nhà B2, Trường Đại học Đồng Tháp. Số 783, Đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
+ Điện thoại: [0277] 3882 339
+ Email: 
1.9. Khoa Văn hóa - Du lịch
Ngày 09/05/2013, Khoa Văn hóa - Du lịch được thành lập theo Quyết định số 273/QĐ-ĐHĐT của Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp. Hiện nay, Khoa Văn hóa - Du lịch, hiện có 17 cán bộ giảng viên: 02 tiến sĩ, 15 nghiên cứu sinh - thạc sĩ với 03 bộ môn:
Bộ môn Việt Nam học
Bộ môn Quản lý văn hóa - Khoa học thư viện
Bộ môn Công tác xã hội
- Các ngành đào tạo chính: Việt Nam học [Văn hóa du lịch], Công tác xã hội, Quản lý văn hóa, Khoa học thư viện.
- Mục tiêu đào tạo: Khoa Văn hóa - Du Lịch có những bước đột phá về nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy, năng lực quản lý và hỗ trợ sinh viên, để trở thành một đơn vị đào tạo, phát triển các dịch vụ văn hóa - du lịch; mở rộng khả năng liên thông, liên kết với các cơ sở đào tạo trong cả nước và khu vực ASEAN.
- Liên kết khu vực:
Tổ chức đào tạo liên thông trình độ đại học ngành: Việt Nam học [văn hóa du lịch]; Quản lý văn hóa; Khoa học thư viện; Công tác xã hội tại tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh liên kết.
Tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn trong lĩnh vực: du lịch, nhà hàng, khách sạn, nghiệp vụ quản lý văn hóa, nghiệp vụ thư viện cho các cơ quan, công ty.
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ công tác bồi dưỡng, đào tạo nghề cho tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học - công nghệ cấp cơ sở, khu vực, quốc gia theo kế hoạch; tham gia phản biện và tư vấn các đề tài, đề án phát triển văn hóa du lịch cho các đơn vị sự nghiệp.
- Học bổng:
+ Trường Đại học Đồng Tháp cấp học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ cho sinh viên có kết quả học tập xếp loại từ khá trở lên.
+ Chi hội Khuyến học Trường Đại học Đồng Tháp tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân theo quy định, thường xuyên xem xét cấp học bổng cho sinh viên vượt khó học tốt, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Một số học bổng nổi bật: Quỹ học bổng Nguyễn Sinh Sắc, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Oanh, Học bổng của Tổ chức Beautiful Mind, Học bổng WEAV [Hoa Kỳ], Học bổng của Công ty Cổ phần Cỏ May [Đồng Tháp], Ngân hàng Sacombank Đồng Tháp và các tổ chức khác.
- Địa chỉ liên hệ: Dãy nhà B2, Trường Đại học Đồng Tháp. Số 783, Đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
+ Điện thoại: [0277] 3882 043
+ Email: 
1.10. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Ngày 21/08/2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp đã ký Quyết định số 368/QĐ-ĐHĐT về việc thành lập Khoa Kinh tế trên cơ sở tách bộ môn Kinh tế  từ Khoa Công nghệ thông tin trước đây. Ngày 09 tháng 5 năm 2013, Khoa Kinh tế chính thức được đổi tên thành Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh. Đến nay, Khoa Kinh tế&QTKD đã đào tạo và cung cấp cho tỉnh Đồng Tháp, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp cho đất nước hàng nghìn cử nhân kinh tế thuộc các chuyên ngành đào tạo của Khoa, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội. Hiện nay, Khoa có 25 cán bộ giảng viên: 03 Tiến sĩ, 20 Nghiên cứu sinh - Thạc sĩ và 02 Cử nhân, cơ cấu thành 02 bộ môn:
Bộ môn Kinh tế học và Quản trị kinh doanh
Bộ môn Tài chính - Kế toán.
- Các ngành đào tạo chính: Tài chính ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh.
- Mục tiêu đào tạo: Giữ vững, phát huy và khẳng định vị thế là khoa có quy mô đào tạo lớn của trường, phát triển đào tạo đa ngành bao gồm Kế toán, Tài chính ngân hàng và Quản trị kinh doanh, nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Cụ thể:
Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, chuẩn hoá đội ngũ giảng dạy và phục vụ; tạo ra sự đột phá về chất lượng đào tạo ở một số ngành, chuyên ngành mũi nhọn, đạt tiêu chuẩn khu vực, đảm bảo sự lan toả và làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng toàn diện các hệ đào tạo.
Mở rộng, phát triển và khẳng định vị thế là một trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn kinh tế có uy tín trong khu vực ĐBSCL.
Phát triển quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ và nâng cao vai trò đào tạo, nghiên cứu và tư vấn trong mạng lưới các trường đại học có đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh, trong hệ thống giáo dục đại học,Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp; mở rộng quan hệ hợp tác trao đổi có hiệu quả với các trường đại học, Viện nghiên cứu và các Tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Phấn đấu trở thành Khoa đào tạo với đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị tiên tiến, môi trường phục vụ và nghiên cứu đạt tiêu chuẩn.
- Liên kết khu vực:
Khoa đã có nhiều hoạt động liên kết trong và ngoài nước. Đối với các hoạt động trong nước như liên kết với các Doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển chương trình đào tạo cũng như có môi trường thực tế cho sinh viên tham quan học hỏi. Ngoài ra, còn tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề với sự tham gia của các lãnh đạo các doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh.
Khoa có ngành Quản trị kinh doanh hợp tác đào tạo với Trường Đại học Cao Hùng[ Đài Loan] theo chương trình 2+2, 2 năm học ở Việt Nam và 2 năm học ở Đài Loan, bằng cấp do trường Đài Loan cấp.
- Học bổng:
+ Trường Đại học Đồng Tháp cấp học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ cho sinh viên có kết quả học tập xếp loại từ khá trở lên.
+ Chi hội Khuyến học Trường Đại học Đồng Tháp tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân theo quy định, thường xuyên xem xét cấp học bổng cho sinh viên vượt khó học tốt, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Một số học bổng nổi bật: Quỹ học bổng Nguyễn Sinh Sắc, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Oanh, Học bổng của Tổ chức Beautiful Mind, Học bổng WEAV [Hoa Kỳ], Học bổng của Công ty Cổ phần Cỏ May [Đồng Tháp], Ngân hàng Sacombank Đồng Tháp và các tổ chức khác.
- Địa chỉ liên hệ: Dãy nhà B2, Trường Đại học Đồng Tháp. Số 783, Đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
+ Điện thoại: [0277] 3883 369
+ Email: 
1.11. Khoa Kỹ thuật - Công nghệ
Khoa Kỹ thuật - Công nghệ được chính thức thành lập theo Quyết định số 124/QĐ-ĐHĐT ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp. Hiện nay, Khoa có 38 cán bộ giảng viên: 09 Tiến sĩ, 27 Nghiên cứu sinh - Thạc sĩ và 02 Cử nhân, cơ cấu gồm 04 bộ môn:
Bộ môn Khoa học Môi trường
Bộ môn Quản lý đất đai
Bộ môn Nuôi trồng thủy sản
Bộ môn Công nghệ thông tin
- Các ngành đào tạo chính: Sư phạm Tin học, Khoa học Môi trường, Quản lý Đất đai, Nuôi trồng Thủy sản, Nông học, Khoa học Máy tính.
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo quy định hiện hành, các yêu cầu của xã hội trước sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
   - Liên kết khu vực: Liên kết giảng dạy chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo như trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên tại 12 tỉnh thành trong cả nước.
- Học bổng:
+ Trường Đại học Đồng Tháp cấp học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ cho sinh viên có kết quả học tập xếp loại từ khá trở lên.
+ Chi hội Khuyến học Trường Đại học Đồng Tháp tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân theo quy định, thường xuyên xem xét cấp học bổng cho sinh viên vượt khó học tốt, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Một số học bổng nổi bật: Quỹ học bổng Nguyễn Sinh Sắc, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Oanh, Học bổng của Tổ chức Beautiful Mind, Học bổng WEAV [Hoa Kỳ], Học bổng của Công ty Cổ phần Cỏ May [Đồng Tháp], Ngân hàng Sacombank Đồng Tháp và các tổ chức khác.
- Địa chỉ liên hệ: Tầng 2 Dãy nhà A9, Trường Đại học Đồng Tháp. Số 783, Đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
+ Điện thoại: [0277] 3881 624
+ Email: 
2. Thông tin về các ngành đào tạo
2.1. Quản lý giáo dục [trình độ Tiến sĩ]
2.1.1. Thời gian đào tạo và tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo: Từ 3 đến 4 năm năm học tập trung [kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh].
- Tổng số tín chỉ tối thiểu 90 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ và tối thiểu 120 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng đại học.
2.1.2. Yêu cầu về tiếng Anh
 Thỏa mãn 01 trong các yêu cầu sau đây:
- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác.
- Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
- Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS  từ 5.0 trở lên hoặc các chứng chỉ tương đương khác do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 24 tháng, tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
2.1.3. Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai
* Mục tiêu kiến thức
Kiến thức chung
- Trên cơ sở các kiến thức nền tảng của bậc đại học, thạc sĩ, người tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục có hiểu biết chuyên sâu về các quy luật, các nguyên lý của triết học Mác Lê-Nin, phương pháp luận biện chứng. Từ đó, người học nâng cao trình độ tư duy lý luận và vận dụng sáng tạo tư duy biện chứng vào lĩnh vực công tác chuyên môn của bản thân.
- Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và nghiên cứu chuyên ngành.
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu các tài liệu tham khảo chuyên ngành.
Kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành
- Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về hành chính giáo dục và quản lý giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Bảo đảm kiến thức chuyên ngành sư phạm liên quan đến quá trình giáo dục và dạy học ở các cơ sở giáo dục.
- Nắm vững các kiến thức cơ bản, hiện đại và cập nhật về chính trị, văn hoá, quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.
- Nắm vững những kiến thức cơ bản, hiện đại về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục.
- Có năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm trong các hoạt động xã hội.
* Mục tiêu kỹ năng
- Có  kỹ năng tốt cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và quản lý ở các trường học và cơ sở giáo dục.
- Có kỹ năng phát hiện, đặt vấn  đề và tiến hành khảo sát, nghiên cứu các vấn đề về Quản lý giáo dục.
- Có kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động hành chính giáo dục và quản lý giáo dục ở các cơ sở văn hoá - giáo dục, các tổ chức kinh tế - xã hội;
- Có kỹ năng giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục và việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục;
- Có kỹ năng tự học, nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và khoa học quản lý giáo dục nói riêng.
- Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là biết khai thác các tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức quản lý trường học cũng như các hoạt động dạy học và giáo dục;
- Kỹ năng tổ chức đánh giá hiệu quả công tác quản lý trường học, các hoạt động dạy học và giáo dục;
- Giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, đọc các tài liệu bằng tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành.
* Mục tiêu thái độ
- Trung thành với Tổ quốc, với nhân dân. Có phẩm chất chính trị, đạo đức và ý thức phục vụ nhân dân;
- Có lòng yêu ngành, yêu nghề. Trung thực trong chuyên môn và trong cuộc sống;
- Không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của tập thể và bản thân trong khoa học đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.
* Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ Quản lý giáo dục,  học viên có thể:
+ Đảm nhận tốt các công tác quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục đào tạo và các tổ chức xã hội có thực hiện chức năng giáo dục đào tạo.
+ Giảng dạy và nghiên cứu quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục và viện nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục.
2.2. Giáo dục Tiểu học [cao học]
2.2.1. Thời gian đào tạo và tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo: 2 năm [24 tháng]
- Tổng số tín chỉ cho mỗi chuyên ngành đào tạo là: 60 tín chỉ [trong đó luận văn tốt nghiệp là 10 tín chỉ]
2.2.2. Yêu cầu về tiếng Anh
 Chuẩn đầu ra ngoại ngữ tiếng Anh cho học viên các chuyên ngành đào tạo đạt trình độ B1.
2.2.3. Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai
* Mục tiêu kiến thức
Kiến thức cơ bản
- Trên cơ sở các kiến thức nền tảng của bậc đại học và những kiến thức chuyên sâu nâng cao của chương trình, người tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục Tiểu học vận dụng được hiểu biết về các quy luật các nguyên lý của triết học; các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Những hiểu biết về chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước; Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học; Hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động văn hoá, lễ hội truyền thống của các địa phương… vào thực hiện các nhiệm vụ học tập, phát triển tư duy và rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo.
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Tâm lý học, Giáo dục học; kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và khoa học xã hội và nhân văn; các kiến thức cơ bản về Toán và khoa học tự nhiên để giảng dạy và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn giáo dục Tiểu học ở địa phương, đơn vị công tác.
Kiến thức, kỹ năng cơ sở ngành
Vận dụng và phát huy được các kiến thức cơ sở đã học ở bậc đại học và kiến thức cơ sở nâng cao của chương trình thạc sĩ về Ngôn ngữ học, Toán học, Tâm lý học, Xu hướng dạy học hiện đại, Giáo dục môi trường …, vào thực hiện nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy theo yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với đối tượng học sinh Tiểu học.
Kiến thức, kỹ năng chuyên ngành
- Áp dụng được các kiến thức về Tiếng Việt - Văn học và Phương pháp dạy học Tiếng Việt để phát triển kỹ năng dạy học Tiếng Việt, tăng cường hiệu quả của dạy học các phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học;
- Áp dụng các kiến thức về Toán và Phương Pháp dạy học Toán để phát triển kỹ năng giảng dạy toán, rèn luyện tư duy cho học sinh, đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức, dạy học phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh [lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học, làm chủ lớp học, xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự học; sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học hợp lý...
Kiến thức, kỹ năng sư phạm
- Trình bày được các bài học theo đặc thù của từng môn học ở Tiểu học;
- Phân tích được các bước lập kế hoạch một môn học, một bài học, các mẫu thiết kế giáo án, phiếu dự giờ đánh giá giảng dạy;
- Mô tả được những hoạt động tổ chức quản lý dạy học ở các trường tiểu học theo mục tiêu quản lý chất lượng;
- Chuẩn bị dạy học: viết được mục tiêu dạy học [lý thuyết, thực hành, tích hợp]; lập được kế hoạch dạy học các môn học, bài học;
- Thiết kế được giáo án dạy học trên cơ sở lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức dạy, tổ chức dạy học có hiệu quả;
- Thực hiện được các kỹ năng đứng lớp cơ bản, sử dụng được các phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh;
- Tổ chức và quản lý được quá trình dạy học thông qua một tiết dạy lý thuyết hoặc thực hành, thông qua các môn học;
- Thiết kế và sử dụng được phương tiện dạy học điện tử [sử dụng tốt một số phần mềm trong giảng dạy ở tiểu học như iMindmap, Powerpoint, Violet, …];
- Tham gia hoạt động chính trị - xã hội, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp; chủ động giải quyết được các tình huống giáo dục trong các công tác tham gia;
- Thực hiện được kỹ năng đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Thực hiện kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục phục vụ dạy học và đổi mới hoạt động dạy học, giáo dục ở Tiểu học.
* Mục tiêu kỹ năng
- Khả năng làm việc hợp tác cao, tôn trọng, sáng tạo trong hoạt động của tập thể giáo viên;
- Khả năng giao tiếp hiệu quả bằng văn bản và các phương tiện giao tiếp khác;
- Khả năng giao tiếp, ứng xử tốt với cha mẹ học sinh, với học sinh và đồng nghiệp;
- Giao tiếp tiếng Anh thông thường ở trình độ năng lực bậc 3/6 bậc của Việt Nam; Đọc hiểu các tài liệu bằng tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.
* Mục tiêu thái độ
- Có nhận thức tư tưởng chính trị đúng đắn, thực hiện tốt trách nhiệm công dân, yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ;
- Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước;
- Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động;
- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học; có nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng, phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp;
- Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân;
- Không ngừng rèn luyện năng lực sư phạm nghề nghiệp và những phẩm chất của người giáo viên và cán bộ quản lý ở Tiểu học.
* Khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
- Làm tốt vai trò giáo viên cốt cán, giảng dạy tại các trường tiểu học hoặc làm cán bộ nghiên cứu ở các cơ sở nghiên cứu giáo dục sau khi tốt nghiệp;
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp nảy sinh từ thực tiễn giáo dục Tiểu học;
- Có thể tiếp tục học nghiên cứu sinh đạt trình độ Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục tiểu học hoặc Giáo dục học, Quản lý giáo dục.
2.3. Ngôn ngữ Việt Nam [cao học]
2.3.1. Thời gian đào tạo và tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo: 2 năm [24 tháng]
- Tổng số tín chỉ cho mỗi chuyên ngành đào tạo là: 60 tín chỉ [trong đó luận văn tốt nghiệp là 10 tín chỉ]
2.3.2. Yêu cầu về tiếng Anh
   Chuẩn đầu ra ngoại ngữ tiếng Anh cho học viên các chuyên ngành đào tạo đạt trình độ B1.
2.3.3. Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai
 * Mục tiêu kiến thức
Kiến thức chung
- Trên cơ sở các kiến thức nền tảng của bậc đại học, người tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam có hiểu biết sâu về các quy luật, các nguyên lý của triết học Mác - Lênin, phương pháp luận biện chứng. Từ đó, người học nâng cao trình độ tư duy lý luận và vận dụng sáng tạo tư duy biện chứng vào lĩnh vực công tác chuyên môn của bản thân.
- Có thể sử dụng tiếng Anh trong lĩnh vực đời sống và áp dụng vào phục vụ lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp của mình.
- Có kiến thức cơ bản về tin học để sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành, phần mềm thống kê, xử lý số liệu.
- Có kiến thức cơ bản của một số môn thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến ngành để từ đó có thể vận dụng tri thức và phương pháp liên ngành trong việc tiếp cận và nghiên cứu ngôn ngữ.
 Kiến thức cơ sở ngành
Học viên học chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam sẽ được trang bị những kiến thức nâng cao về cơ sở ngành gồm: Âm vị học và âm vị học Việt ngữ, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Những vấn đề về ngữ pháp chức năng, Ngôn ngữ học xã hội, Từ Hán Việt. Những kiến thức sơ sở ngành sẽ giúp học viên hiểu sâu hơn khái niệm ngữ âm, âm vị học một cách hệ thống, nắm được các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về từ vựng tiếng Việt, biết phân tích câu tiếng Việt và phân loại câu theo những tiêu chí khác nhau, biết cách lý giải những vấn đề cơ bản về từ Hán Việt. Đồng thời, những kiến thức về ngôn ngữ học xã hội như: hiện tượng biến thể, đa ngữ, phương ngữ, biệt ngữ, kế hoạch và chính sách ngôn ngữ cũng được trang bị.
Kiến thức chuyên ngành
Khối kiến thức chuyên ngành trang bị cho học viên gồm: Dụng học Việt ngữ, Logic và tiếng Việt, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Loại hình học ngôn ngữ, Ngôn ngữ học tri nhận, Liên kết văn bản, Ngôn ngữ học và văn hóa, Phân tích diễn ngôn, Ngôn ngữ nghệ thuật. Nhờ các kiến thức chuyên sâu này, học viên sẽ có khả năng nâng cao năng lực phát hiện và luận giải những hiện tượng dụng học trong tiếng Việt, những vấn đề liên quan đến logic trong ngôn ngữ tiếng Việt, những hiện tượng ngôn ngữ học tri nhận trong tiếng Việt và trong các ngôn ngữ khác, những vấn đề liên quan đến liên kết văn bản tiếng Việt, quá trình hình thành diễn ngôn, phân tích tốt ngôn ngữ trong các tác phẩm thuộc các thể loại văn học khác nhau, nhận diện được tính chất loại hình tiếng Việt và các ngôn ngữ hữu quan khác cũng như biết cách vận dụng các thủ thuật, cách tiếp cận, đặc điểm loại hình, cấu trúc ngôn ngữ để đưa vào đối chiếu các ngôn ngữ.
* Mục tiêu kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Biết cách vận dụng các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để lý giải các hiện tượng ngôn ngữ.
- Có kỹ năng phát hiện, đặt vấn đề và tiến hành khảo sát, nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ Việt Nam.
- Có kỹ năng nghiên cứu độc lập và làm việc theo nhóm về các vấn đề liên quan đến kiến thức về ngôn ngữ.
- Có kỹ năng viết các bài báo, các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ Việt Nam và biên soạn giáo trình, bài giảng.
- Có kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ để phân tích, xử lý được các hiện tượng ngôn ngữ trong đời sống xã hội.
- Có kỹ năng sử dụng tiếng Việt và giảng dạy tiếng Việt ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học.
Kỹ năng sư phạm
- Trình bày được các bài học theo đặc thù của từng môn học;
- Phân tích chương trình và các nội dung dạy học hiệu quả;
- Chuẩn bị dạy học: viết được mục tiêu dạy học [lý thuyết, thực hành, tích hợp]; lập được kế hoạch dạy học các môn học, bài học;
- Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là biết khai thác các tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục;
- Thiết kế được giáo án dạy học trên cơ sở lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức dạy, tổ chức dạy học có hiệu quả;
- Tổ chức các hoạt động học tập và tu dưỡng của học sinh;
- Tổ chức và quản lý được quá trình dạy học thông qua một tiết dạy lý thuyết hoặc thực hành, thông qua các môn học;
- Tham gia hoạt động chính trị - xã hội, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp; chủ động giải quyết được các tình huống giáo dục trong các công tác tham gia;
- Tổ chức đánh giá hiệu quả dạy học và giáo dục;
- Thể hiện tư cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong công nghiệp và thái độ thân thiện với học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng địa phương.
         Kỹ năng mềm
- Có năng lực tư duy, diễn đạt chính xác, trình bày mạch lạc các vấn đề chuyên môn.
- Có khả năng xây dựng ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản hoặc qua các phương tiện công nghệ.
- Có khả năng làm việc hợp tác cao, tôn trọng, sáng tạo trong hoạt động tập thể.
- Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thông thường, đọc các tài liệu bằng tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành.
* Mục tiêu thái độ
- Trung thành với Tổ quốc, với nhân dân. Có phẩm chất chính trị, đạo đức và ý thức phục vụ nhân dân;
- Có lòng yêu ngành, yêu nghề. Trung thực trong chuyên môn và trong cuộc sống;
- Không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của tập thể và bản thân trong khoa học đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.
* Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc học phổ thông, cao đẳng, đại học.
- Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
- Là chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn/ ngoại ngữ ở phòng/ sở Giáo dục và Đào tạo.
- Là nghiên cứu viên ở các trường đại học, trường văn hóa nghệ thuật, trung tâm văn hóa, viện nghiên cứu về các lĩnh vực ngôn ngữ học, dịch thuật học, văn hóa học...
- Có thể là biên tập viên, phóng viên cho các đài phát thanh, truyền hình, biên tập viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông.
- Nhân viên dự án trong các dự án hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ, văn học nghệ thuật có liên quan đến ngôn ngữ.
2.4. Quản lý giáo dục [cao học]
2.4.1. Thời gian đào tạo và tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo: 2 năm [24 tháng]
- Tổng số tín chỉ cho mỗi chuyên ngành đào tạo là: 60 tín chỉ [trong đó luận văn tốt nghiệp là 10 tín chỉ]
2.4.2. Yêu cầu về tiếng Anh
   Chuẩn đầu ra ngoại ngữ tiếng Anh cho học viên các chuyên ngành đào tạo đạt trình độ B1.
2.4.3. Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai
* Mục tiêu kiến thức
Kiến thức chung
- Trên cơ sở các kiến thức nền tảng của bậc đại học, người tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục có hiểu biết sâu về các quy luật, các nguyên lý của triết học Mác Lê-Nin, phương pháp luận biện chứng. Từ đó, người học nâng cao trình độ tư duy lý luận và vận dụng sáng tạo tư duy biện chứng vào lĩnh vực công tác chuyên môn của bản thân.
- Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và nghiên cứu chuyên ngành.
- Bước đầu có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu các tài liệu tham khảo chuyên ngành.
Kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành
- Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về hành chính giáo dục và quản lý giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Bảo đảm kiến thức chuyên ngành sư phạm liên quan đến quá trình giáo dục và dạy học ở các cơ sở giáo dục.
- Nắm vững các kiến thức cơ bản, hiện đại và cập nhật về chính trị, văn hoá, quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.
- Nắm vững những kiến thức cơ bản, hiện đại về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục.
- Có năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm trong các hoạt động xã hội
* Mục tiêu kỹ năng
- Có  kỹ năng cần thiết cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và quản lý ở các trường học và cơ sở giáo dục.
- Có kỹ năng phát hiện, đặt vấn đề và tiến hành khảo sát, nghiên cứu các vấn đề về Quản lý giáo dục.
- Có kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động hành chính giáo dục và quản lý giáo dục ở các cơ sở văn hoá - giáo dục, các tổ chức kinh tế - xã hội;
- Có kỹ năng giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục và việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục;
- Có kỹ năng tự học, nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và khoa học quản lý giáo dục nói riêng.
- Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là biết khai thác các tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức quản lý trường học cũng như các hoạt động dạy học và giáo dục;
- Kỹ năng tổ chức đánh giá hiệu quả công tác quản lý trường học, các hoạt động dạy học và giáo dục;
- Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thông thường, đọc các tài liệu bằng tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành.
* Mục tiêu thái độ
- Trung thành với Tổ quốc, với nhân dân. Có phẩm chất chính trị, đạo đức và ý thức phục vụ nhân dân;
- Có lòng yêu ngành, yêu nghề. Trung thực trong chuyên môn và trong cuộc sống;
- Không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của tập thể và bản thân trong khoa học đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.
* Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ QLGD học viên có thể:
+ Đảm nhận tốt các công tác quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục - đào tạo và các tổ chức xã hội có thực hiện chức năng giáo dục - đào tạo.
+ Giảng dạy và nghiên cứu quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục và viện nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục.
2.5. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán [cao học]
2.5.1. Thời gian đào tạo và tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo: 2 năm [24 tháng]
- Tổng số tín chỉ cho mỗi chuyên ngành đào tạo là: 60 tín chỉ [trong đó luận văn tốt nghiệp là 10 tín chỉ]
2.5.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Chuẩn đầu ra ngoại ngữ tiếng Anh cho học viên các chuyên ngành đào tạo đạt trình độ B1.
2.5.3. Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai
* Mục tiêu kiến thức
Kiến thức chung
- Trên cơ sở các kiến thức nền tảng của bậc đại học, người tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Lý luận & PPDH Toán có hiểu biết sâu về các quy luật, các nguyên lý của triết học Mác Lê-Nin, phương pháp luận biện chứng. Từ đó, người học nâng cao trình độ tư duy lý luận và vận dụng sáng tạo tư duy biện chứng vào lĩnh vực công tác chuyên môn của bản thân.
- Có thể sử dụng tiếng Anh trong lĩnh vực đời sống và áp dụng vào phục vụ lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp của mình.
- Có kiến thức cơ bản về tin học để sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành, phần mềm thống kê, xử lý số liệu.
- Có kiến thức cơ bản của một số môn thuộc ngành khoa học giáo dục, khoa học toán học liên quan đến ngành để từ đó có thể vận dụng tri thức và phương pháp liên ngành trong việc tiếp cận và nghiên cứu lý luận dạy học toán.
  Kiến thức cơ sở ngành
Học viên học chuyên ngành Lý luận & PPDH môn Toán sẽ được trang bị những kiến thức nâng cao về cơ sở ngành gồm: Đại số hiện đại, Giải tích hiện đại, Số học hiện đại; Lý luận dạy học hiện đại, hình học sơ cấp nâng cao, đại số sơ cấp nâng cao v.v.. Những kiến thức sơ sở ngành sẽ giúp học viên hiểu được nền tảng toán học hiện đại, nhìn nhận toán học phổ thông dưới quan điểm của toán học hiện đại, am hiểu về lý luận dạy học làm cơ sở  cho việc nghiên cứu lý luận & phương pháp dạy học toán
Kiến thức chuyên ngành
Khối kiến thức chuyên ngành trang bị cho học viên gồm: Rèn luyện và phát triển tư duy qua dạy học môn toán; Một số xu hướng mới trong dạy học môn toán; Tổ chức các hoạt động nhận thức trong dạy học môn toán; Đánh giá kết quả trong dạy học toán; Vận dụng các quan điểm triết học trong giáo dục toán; Phương tiện dạy học môn toán;  Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu toán, Tiếng Anh chuyên ngành v.v. Nhờ các kiến thức chuyên sâu này, học viên sẽ có hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực lý luận & PPDH Toán; hiểu rõ quá trình nhận thức, phát triển tư duy, phát triển nhân cách của học sinh; có khả năng nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục toán; vận dục được tiếng Anh trong dạy học toán; phát triển khả năng đánh giá kết quả học tập trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay.
* Mục tiêu kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng vận dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương pháp dạy học toán tích cực vào dạy học môn toán.
- Có kỹ năng phát hiện, đặt vấn đề và tiến hành khảo sát, nghiên cứu các vấn đề về Lý luận dạy học toán.
- Có kỹ năng tổ chức các quá trình dạy học môn toán nhằm phát triển tư duy và giáo dục đạo đức cho học sinh;
- Có kỹ năng sử dụng các phương tiện, đặc biệt là vận dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả việc dạy và học môn toán.
- Có kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu nghiên cứu khoa học giáo dục để để giải quyết các vấn đề khác nhau trong lĩnh vực giáo dục toán
- Có kỹ năng sử dụng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong nghiên cứu và dạy học toán ở trường phổ thông.
Kỹ năng sư phạm
- Trình bày được các bài học theo đặc thù của từng môn học;
- Phân tích chương trình và các nội dung dạy học toán có hiệu quả;
- Chuẩn bị tốt nhất cho quá trình dạy học: Xác định  mục tiêu dạy học [lý thuyết, thực hành, tích hợp]; lập được kế hoạch dạy học các môn học, Xây dựng các hoạt động dạy học.
- Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là biết khai thác các tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục;
- Thiết kế được giáo án dạy học trên cơ sở lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức dạy, tổ chức dạy học có hiệu quả;
 - Tổ chức các hoạt động học tập và tu dưỡng của học sinh;
- Tổ chức và quản lý được quá trình dạy học thông qua một tiết dạy lý thuyết hoặc thực hành, thông qua các môn học;
- Tham gia hoạt động chính trị - xã hội, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp; chủ động giải quyết được các tình huống giáo dục trong các công tác tham gia;
- Tổ chức đánh giá hiệu quả dạy học và giáo dục;
- Thể hiện tư cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong công nghiệp và thái độ thân thiện với học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng địa phương.
           Kỹ năng mềm
- Có năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm trong các hoạt động xã hội
- Có năng lực tư duy, diễn đạt chính xác và trình bày mạch lạc các vấn đề chuyên môn.
- Có khả năng xây dựng ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản hoặc qua các phương tiện công nghệ.
- Có khả năng làm việc hợp tác cao, tôn trọng, sáng tạo trong hoạt động tập thể.
- Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thông thường, đọc các tài liệu bằng tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành.
* Mục tiêu thái độ
- Trung thành với Tổ quốc, với nhân dân. Có phẩm chất chính trị, đạo đức và ý thức phục vụ nhân dân;
- Có lòng yêu ngành, lòng yêu nghề. Trung thực trong chuyên môn và trong cuộc sống;
- Không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của tập thể và bản thân trong khoa học đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, khoa học- công nghệ của đất nước.
* Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Giảng dạy môn Toán ở bậc học phổ thông, cao đẳng, đại học.
- Là chuyên viên phụ trách môn Toán ở phòng/ sở Giáo dục và Đào tạo.
- Là nghiên cứu viên ở các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Có thể là biên tập viên mảng lý luận dạy học ở các tạp chí khoa học. 
2.6. Hóa lý thuyết và hóa lý [cao học]
2.6.1. Thời gian đào tạo và tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo: 2 năm [24 tháng]
- Tổng số tín chỉ cho mỗi chuyên ngành đào tạo là: 60 tín chỉ [trong đó luận văn tốt nghiệp là 10 tín chỉ]
2.6.2. Yêu cầu về tiếng Anh
   Chuẩn đầu ra ngoại ngữ tiếng Anh cho học viên các chuyên ngành đào tạo đạt trình độ B1.
2.6.3. Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai
   * Mục tiêu kiến thức
- Kiến thức cơ sở ngành:
Làm chủ, có tư duy phản biện và vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành Hóa học như Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Phương pháp dạy học Hóa học, Hóa môi trường… vào quá trình học tập, nghiên cứu về lĩnh vực Hóa lý thuyết và Hóa lý, bao gồm cả trình độ tiến sĩ hoặc nghiên cứu liên chuyên ngành.
+ Kiến thức về nghiên cứu khoa học:
Hiểu biết thấu đáo khái niệm về khoa học; phương pháp nghiên cứu khoa học; trình tự nghiên cứu khoa học; cách trình bày các công trình nghiên cứu khoa học.
+ Kiến thức về dạy học và giáo dục:
Nắm vững và áp dụng được các kiến thức chung [tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục, phối hợp với gia đình, xã hội, hoạt động chính trị, xã hội…] và kiến thức chuyên biệt vào dạy học [xây dựng kế hoạch dạy học, đảm bảo nội dung kiến thức môn học, chương trình môn học, phương pháp dạy học và phối hợp hiệu quả các phương pháp, quản lý hồ sơ dạy học, phát triển cơ sở vật chất, sử dụng phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, phát triển chương trình đào tạo, xây dựng đề cương môn học, kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực…]
+ Kiến thức về tin học, sử dụng phần mềm chuyên ngành, xử lý số liệu:
Có được kiến thức cơ bản về tin học để sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành, phần mềm thống kê; xử lý số liệu thực nghiệm, xây dựng đường chuẩn; viết vẽ và biểu diễn các công thức hóa học, hình ảnh nhất là trong môn Hóa tính toán, chứng minh quy luật động học, nhiệt động học, hấp phụ…
+ Trên nền tảng cơ sở là kiến thức Hóa học lý thuyết và Hóa lý, hoàn thiện một số kiến thức về Hóa Vô cơ nâng cao, Hóa lý Vô cơ, Hóa Hữu cơ, Hóa lý Hữu cơ, Hóa phân tích và vận dụng thành thạo các kiến thức đó vào quá trình học tập, nghiên cứu cũng như quá trình tự học, tự nghiên cứu sau khi tốt nghiệp.
- Kiến thức chuyên ngành:
Trên cơ sở hệ thống kiến thức Hóa lý thuyết và Hóa lý đã có ở bậc cử nhân về Cấu tạo chất, Hóa học lượng tử, Nhiệt động lực học hóa học [Cơ sở, Các quá trình Hóa lý và cân bằng pha, Cân bằng hóa học, Nhiệt động lực dung dịch], Động hóa học, Điện hóa học, Hóa học bề mặt và các chất keo. Thạc sĩ được đào tạo có kiến thức chuyên sâu về nội dung và phương pháp luận khoa học, tư duy phản biện để có thể dạy học các môn thuộc chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý đồng thời phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ về các nội dung:
+ Cơ sở cơ học lượng tử; bài toán cấu tạo nguyên tử [nhiều e], cấu tạo phân tử; đối xứng phân tử, lý thuyết nhóm. Nắm vững các phương pháp giải quyết các bài toán định lượng, hệ e-pi.
+ Ma trận mật độ; thuyết hàm mật độ; thế hóa học; mô hình Thomas-Fermi; phương pháp Kohn-Sham; khảo sát về nguyên tử, phân tử.
+ Tốc độ và cơ chế phản ứng; các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học; phương pháp tính các đại lượng của phản ứng đơn giản, phản ứng phức tạp; các phương pháp tiến hành thực nghiệm để xác định các đại lượng động hóa học.
+ Điện hóa học và khả năng ứng dụng cũng như vận dụng vào các lĩnh vực như quang điện hóa; điện hóa hữu cơ; điện hóa sinh học; điện hóa môi trường; vật liệu; chuyển hóa và lưu trữ năng lượng điện hóa.
+ Có kiến thức cơ bản và nâng cao về xúc tác, hấp phụ, vật liệu hấp phụ. Hiểu rõ các phương pháp để tiến hành thực nghiệm và nghiên cứu về xúc tác, quy luật động học, đẳng nhiệt hấp phụ, cách tính các đại lượng động học, nhiệt động học hấp phụ trên các ranh giới phân chia pha. Khả năng ứng dụng của chúng trong công nghiệp, sản xuất hóa học, hóa dầu, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.
+ Kiến thức về cơ học thống kê cổ điển về các hệ cân bằng; thống kê lượng tử; tính toán các hàm nhiệt động và một số nội dung liên quan.
+ Nắm vững cơ sở lý thuyết và hiểu rõ về các phương pháp nhiễu loạn, biến phân; các mức độ gần đúng trong hóa lượng tử; bề mặt thế năng; ứng dụng lý thuyết nhóm trong phân tích quang phổ và cấu trúc phân tử. Nắm rõ phương pháp thực hành với các phần mềm Hyperchem và Gaussian….
* Mục tiêu kỹ năng
- Dạy học Hóa học ở trường phổ thông:
+ Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu để dạy học Hóa học ở trường phổ thông đảm bảo chính xác về nội dung, kiến thức mới, hiện đại liên quan đến thực tế như Hóa học và ứng dụng, năng lượng, bảo vệ môi trường, Olympic hóa học, một số vấn đề về Hóa hữu cơ, Hóa vô cơ, Hóa lý, cân bằng ion trong dung dịch, phân tích công cụ, định lượng.
+ Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học, hướng dẫn học sinh thực hành, thí nghiệm và giải thích thấu đáo các hiện tượng xảy ra.
+ Có phương pháp xây dựng kế hoạch dạy học, quản lý chuyên môn, bồi dưỡng học sinh giỏi, giải quyết các vấn đề mới và khó trong chương trình sách giáo khoa.
+ Phát hiện được các vấn đề cần nghiên cứu và thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, sáng tạo khoa học kỹ thuật.
+ Có phương pháp phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học cũng như có biện pháp tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Dạy học các môn thuộc chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý ở các trường cao đẳng, đại học hoặc nghiên cứu viên:
+ Vận dụng các kiến thức chuyên sâu, liên chuyên ngành để giảng dạy các môn thuộc chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý. Áp dụng để chứng minh, hướng dẫn giải bài tập trong chương trình. Sử dụng và kết hợp hiệu quả các phương pháp dạy học hiện đại, tăng cường tính tích cực, chủ động cho người học.
+ Phát triển chương trình đào tạo, xây dựng đề cương môn học theo hướng tiếp cận năng lực. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập dựa trên năng lực người học.
+ Có phương pháp, biện pháp xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng các môn thực hành, thí nghiệm, khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học. Sử dụng thành thạo các thiết bị, phương tiện dạy học hóa học.
+ Phát hiện và giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học về Hóa lượng tử tính toán; tổng hợp vật liệu hấp phụ, vật liệu xúc tác; thực hiện các quá trình hấp phụ, xúc tác bảo vệ môi trường.
+ Phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, đời sống cũng như có biện pháp tự học nâng cao trình độ nghiệp vụ.
+ Sử dụng được các thiết bị đơn giản để phân tích nồng độ các chất; đọc và đánh giá được kết quả phân tích, đặc trưng hóa lý vật liệu. Vận dụng kiến thức để xử lý kết quả thực nghiệm, quy hoạch hóa thực nghiệm.
- Kỹ năng phân tích trong các trung tâm, phòng thí nghiệm:
+ Sử dụng được các thiết bị cơ bản và hiện đại để phân tích nồng độ các chất trong môi trường đất, nước, không khí, thực phẩm, mỹ phẩm.
+ Thực hiện một số quá trình thực nghiệm như cách lấy mẫu, bảo quản mẫu; thực hiện các quá trình nghiên cứu về hóa học, môi trường.
+ Biết đánh giá kết quả thu được trong quá trình phân tích mẫu;
- Có năng lực ngoại ngữ [tiếng Anh] ở mức có thể đọc hiểu được một bài báo, một báo cáo hay bài phát biểu liên quan đến chuyên ngành. Có thể diễn đạt hoặc tranh luận, phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng tiếng Anh trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường. Có thể viết các báo cáo, kết quả nghiên cứu bằng tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành.
Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
   Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề trong giảng dạy hóa học ở phổ thông; dạy học các môn thuộc chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý; nghiên cứu các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn thuộc chuyên ngành.
   Năng lực trình bày các công trình khoa học như đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học, bài giảng môn học.
Có khả năng tự học, tự nghiên cứu độc lập cũng như hợp tác trong nghiên cứu. Đánh giá công trình khoa học, giờ dạy trong chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý. Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong dạy học và nghiên cứu khoa học. Có trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn phụ trách, đảm nhận. Phối hợp tốt với tổ chức, cá nhân  trong dạy học, đào tạo và nghiên cứu.
* Mục tiêu thái độ
Trung thành với Tổ quốc, với nhân dân. Có phẩm chất chính trị, đạo đức và ý thức phục vụ nhân dân;
   Có lòng yêu ngành, yêu nghề. Trung thực trong chuyên môn và trong cuộc sống;
   Không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của tập thể và bản thân trong khoa học đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, khoa học- công nghệ của đất nước.
* Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Giảng dạy Hóa học ở các trường phổ thông;
Giảng dạy các môn thuộc chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý ở các trường cao đẳng, đại học, quản lý chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
Nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu;
Cán bộ kỹ thuật, quản lý chuyên môn trong các Trung tâm phân tích, phòng nghiệp vụ hoặc phòng chức năng của các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Y tế [Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm], Sở Công an [Phòng kỹ thuật hình sự] và các doanh nghiệp.
2.7. Lịch sử Việt Nam [cao học]
2.7.1. Thời gian đào tạo và tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo: 2 năm [24 tháng]
- Tổng số tín chỉ cho mỗi chuyên ngành đào tạo là: 60 tín chỉ [trong đó luận văn tốt nghiệp là 10 tín chỉ]
2.7.2. Yêu cầu về tiếng Anh
   Chuẩn đầu ra ngoại ngữ tiếng Anh cho học viên các chuyên ngành đào tạo đạt trình độ B1.
2.7.3. Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai
   - Mục tiêu kiến thức:
Chương trình đào tạo trang bị cho học viên những kiến thức bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học về khoa học lịch sử. Trong đó, kiến thức lịch sử  Việt Nam chú trọng bổ sung theo hướng chuyên sâu, tăng cường kiến thức một số lĩnh vực cụ thể chủ yếu trong tiến trình lịch sử dân tộc và một số vấn đề nghiên cứu lịch sử liên quan đến lịch sử Việt Nam.
- Mục tiêu kỹ năng:
Học viên được trang bị các phương pháp nghiên cứu trong chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, kỹ năng nghiên cứu khoa học lịch sử, kỹ năng nghiên cứu vấn đề lịch sử Việt Nam cụ thểm, kỹ năng nghiên cứu ứng dụng đưa giá trị lịch sử - văn hóa vào phát huy giá trị lịch sử dân tộc với các công việc liên quan đến những vấn đề khác thuộc khối sư phạm, khoa học xã hội và nhân văn.
- Học viên tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam sẽ có khả năng độc lập nghiên cứu giải quyết các vấn đề về lịch sử Việt Nam nói riêng, của khoa học lịch sử nói chung, có đủ năng lực để tiếp tục học trình độ tiến sĩ.
- Người có bằng thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam có thể làm công tác nghiên cứu hoặc giảng dạy lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông, các cơ sở nghiên cứu lịch sử, cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch hoặc công tác tại các cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan và sử dụng đến kiến thức lịch sử Việt Nam.
Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
Học viên có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề trong giảng dạy môn Lịch sử ở phổ thông; dạy học các chuyên đề thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam; nghiên cứu các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn thuộc chuyên ngành.
Năng lực trình bày các công trình khoa học như đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học, bài giảng môn học.
Có khả năng tự học, tự nghiên cứu độc lập những vấn đề của lịch sử Việt Nam và hợp tác trong các nhóm nghiên cứu. Đánh giá công trình khoa học, giờ dạy trong chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Học viên hình thành ý thức, tính trung thực trong dạy học và nghiên cứu khoa học lịch sử, có trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn phụ trách, đảm nhận; phối hợp tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, xã hội trong dạy học và nghiên cứu để phục vụ các nhu cầu giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Mục tiêu thái độ:
   Đam mê với công tác sử học, yêu nghề, nhiệt tình, trung thực, có trách nhiệm với công việc, có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
Giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân; Giảng dạy môn thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam ở các trường cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp, hoạt động quản lý nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, khoa học xã hội nhân văn.
Chuyên viên nghiên cứu trong các cơ quan Đảng; Văn hóa thông tin; Ban Tuyên giáo các cấp; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa - Thông tin; Hội khoa học Lịch sử địa phương; các cơ quan Báo chí, Đài phát thanh - Truyền hình và các tổ chức chính trị - đoàn thể, về hoạt động nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử địa phương, lịch sử văn hóa phục vụ công tác lịch sử, văn hóa - du lịch, đơn vị kinh tế - xã hội địa phương.
2.8. Sư phạm Toán học
2.8.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 138 tín chỉ.
2.8.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Sinh viên tốt nghiệp phải đạt chuẩn ngoại ngữ tiếng Anh theo quy định chuẩn năng lực ngoại ngữ của Trường Đại học Đồng Tháp. Ngoài ra, sinh viên còn được tích lũy một học phần Ngoại ngữ chương trình toán 2 tín chỉ trong chương trình đào tạo.
2.8.3. Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
   - Định hướng mục tiêu:  
   Giảng dạy toán học trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các trường chuyên nghiệp khác;
   Làm công tác giáo dục trong các cơ sở đào tạo; làm việc trong các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục hoặc các cơ sở nghiên cứu toán học;
   Tham gia học tập ở các chương trình đào tạo sau đại học trong nước và ngoài nước; tự học, tự bồi dưỡng.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán học có khả năng giảng dạy Toán trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các trường chuyên nghiệp khác; Làm công tác tư vấn giáo dục trong các cơ sở đào tạo, hoặc làm chuyên viên trong các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục và các cơ sở nghiên cứu Toán học; Tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học ở trong nước và ngoài nước.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Liên kết với giảng viên, nhà nghiên cứu từ một số trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước về giảng dạy đại học và sau đại học, về nghiên cứu và trao đổi học thuật. Cụ thể:
TS. Nguyễn Văn Dũng: hợp tác, nghiên cứu với Thammasat University, King Mongkut's University of Technology [Thailand]; University of Belgrade, University of Pristina-Kosovska Mitrovica [Serbia]; Babes-Bolyai University [Romania]; Islamic Azad University [Iran]; University of Lodz [Poland]; Thapar Institute of Engineering and Technology [India].
TS. Lê Trung Hiếu: hợp tác, nghiên cứu với Deakin University [Australia]; Viện nghiên cứu cao cấp về toán [Việt Nam].
ThS. Ngô Tấn Phúc: hợp tác, nghiên cứu với University of Colorado, Colorado Springs, CO, USA; Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
ThS. Nguyễn Trung Hiếu: hợp tác, nghiên cứu với Faculty of Mechanical Engineering, University of Belgrade, Kraljice Marije 16, 11120 Beograd [Serbia].
ThS. Võ Minh Tâm: hợp tác, nghiên cứu với Valaya Alongkorn Rajabhat University under the Royal Patronage, Pathumtani; Department of Mathematics, Faculty of Science, Naresuan University, Phitsanulok 65000 [Thailand].
Tham gia chương trình Sea Teacher, là chương trình nhằm tạo cơ hội cho sinh viên thực hành giảng dạy tại các trường học trong khu vực Đông Nam Á, trực thuộc SEAMEO.
2.9. Sư phạm Vật lý
2.9.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 140.
2.9.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.9.3. Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Chuẩn đầu ra ngành đào tạo :
+ Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân và có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực.
+ Có kiến thức, kỹ năng tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp.
+ Có kiến thức, kỹ năng tổ chức quá trình giáo dục nhằm phát triển nhân cách người học.
+ Có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu dạy học môn vật lý trong chương trình giáo dục trung học phổ thông: Có các kiến thức cơ bản về vật lý đại cương [Cơ, Nhiệt, Điện, Quang], thí nghiệm vật lý đại cương, các kiến thức chuyên sâu như: Thiên văn học, vật lý lý thuyết, vật lý nguyên tử và hạt nhân, cơ học lượng tử…đáp ứng tốt việc dạy học vật lý ở trường phổ thông. Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học; Nắm được nội dung kiến thức vật lý thuộc chương trình vật lý phổ thông; Phân biệt và biết được nội dung của các phương pháp nhận thức, sử dụng các phương pháp này vào dạy học phù hợp với từng nội dung; Biết được tác dụng và cách sử dụng thí nghiệm, các phương tiện trực quan trong dạy học; Nắm được yêu cầu chung của việc thiết kế phương án dạy học, xác định hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
+ Có trình độ tin học ứng dụng cơ bản, sử dụng tốt một số phần mềm giảng dạy môn vật lý như: PowerPoint, LaTex, Maple.
- Định hướng nghề nghiệp: Giáo viên giảng dạy môn Vật lý  và môn Khoa học tự nhiên tại các trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX, trung tâm giới thiệu việc làm, các trường trung cấp, cao đẳng nghề…Nghiên cứu tại các Trung tâm, Viện Vật lý  hay công tác tại Sở GD&ĐT, Sở KH&CN, Sở TN&MT. Đáp ứng được với yêu cầu học tập ở các trình độ sau đại học trong lĩnh vực ứng dụng vật lý trong và ngoài nước.
2.10. Sư phạm Hóa học
2.10.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 140.
2.10.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.10.3. Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Chuẩn đầu ra ngành đào tạo:
+ Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân và có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực.
+ Có kiến thức, kỹ năng tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp.
+ Có kiến thức, kỹ năng tổ chức quá trình giáo dục nhằm phát triển nhân cách người học.
+ Có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu dạy học môn hóa học trong chương trình giáo dục trung học phổ thông: Có các kiến thức cơ bản về hoá học đại cương và kiến thức chuyên sâu về: hoá lý, hoá lượng tử, hoá học vô cơ, hoá học hữu, hoá học phân tích, hoá môi trường, thí nghiệm hoá học,…để đáp ứng được yêu cầu dạy học các môn Hóa học, giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông. Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học. Phân biệt và biết được nội dung của các phương pháp nhận thức, sử dụng các phương pháp này vào dạy học phù hợp với từng nội dung. Biết được tác dụng và cách sử dụng thí nghiệm, các phương tiện trực quan trong dạy học Hóa học; đồng thời vận dụng kiến thức hóa học vào việc giải quyết các bài toán liên môn và thực tiễn, ứng dụng các thành tựu của Hóa học hiện đại vào phục vụ sản xuất, đời sống và các hoạt động nghiên cứu khoa học.
+ Có trình độ tin học ứng dụng cơ bản, sử dụng tốt một số phần mềm giảng dạy môn hóa học như: ChemOffice, Science Teacher's Helper, Mind Map, Presenter, Origin, Hyperchem.
- Định hướng nghề nghiệp: giáo viên giảng dạy môn Hoá học và môn Khoa học tự nhiên tại các trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX, trung tâm giới thiệu việc làm, các Trường CĐ Nghề, cơ sở kinh doanh hoá chất,… có liên quan đến môn Hoá học; cán bộ nghiên cứu, chuyên viên tại các Sở như: Sở GD&ĐT, Sở KH&CN, Sở TN&MT; Tham gia phục vụ trong Quân đội hoặc ngành Công an trong một số bộ phận mà việc thực hiện nhiệm vụ cần sử dụng kiến thức về Hóa học. Đáp ứng được với yêu cầu học tập ở các trình độ sau đại học trong lĩnh vực ứng dụng Hóa học trong và ngoài nước.
2.11. Sư phạm Sinh học
2.11.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 140.
2.11.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.11.3. Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
   - Chuẩn đầu ra ngành đào tạo :
+ Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân và có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực.
+ Có kiến thức, kỹ năng tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp.
+ Có kiến thức, kỹ năng tổ chức quá trình giáo dục nhằm phát triển nhân cách người học.
+ Có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu dạy học môn sinh học trong chương trình giáo dục trung học phổ thông:  Có các kiến thức cơ bản về sinh học đại cương và kiến thức chuyên sâu về: thực vật học, động vật học, di truyền - tiến hóa, sinh thái học, vi sinh và ứng dụng, thí nghiệm thực hành Sinh học, quy luật Sinh học phổ thông…Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học. Phân biệt và biết được nội dung của các phương pháp nhận thức, sử dụng các phương pháp này vào dạy học phù hợp với từng nội dung. Biết được tác dụng và cách sử dụng thí nghiệm, các phương tiện trực quan trong dạy học Sinh học; nhằm để đáp ứng được yêu cầu dạy học các môn Sinh học, giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông.
+ Có trình độ tin học ứng dụng cơ bản, sử dụng tốt một số phần mềm giảng dạy môn Sinh học như: Violet, E - learning, phần mềm thống kê sinh học như SPSS, Stata, Minitab, MSTAC.
- Định hướng nghề nghiệp: Giáo viên giảng dạy môn Sinh học và môn Khoa học tự nhiên tại các trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX, trung tâm giới thiệu việc làm, các trường cao đẳng nghề; cán bộ nghiên cứu, chuyên viên tại các Sở như: Sở GD&ĐT, Sở KH&CN, Sở TN&MT và các viện khoa học liên quan đến kiến thức Sinh học. Đáp ứng được với yêu cầu học tập ở các trình độ sau đại học trong lĩnh vực ứng dụng Sinh học trong và ngoài nước.
2.12. Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp
2.12.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 140.
2.12.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.12.3 . Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Chuẩn đầu ra ngành đào tạo :
+ Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân và có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực.
+ Có kiến thức, kỹ năng tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp.
+ Có kiến thức, kỹ năng tổ chức quá trình giáo dục nhằm phát triển nhân cách người học.
+ Có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu dạy học môn công nghệ trong chương trình giáo dục trung học phổ thông: có các kiến thức cơ bản về sinh học đại cương, thực vật học, động vật học và ứng dụng được các kiến thức về toán thống kê, hóa, sinh, sinh thái và khí tượng vào giáo dục kỹ thuật nông nghiệp. Có kiến thức chuyên sâu về sinh lý, sinh hóa của động vật, thực vật; đất, vi sinh vật và ứng dụng công nghệ sinh học trong giáo dục và đào tạo kỹ thuật nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
+ Có trình độ tin học ứng dụng cơ bản, sử dụng tốt một số phần mềm giảng dạy môn Công nghệ như: Violet, E - learning, phần mềm thống kê sinh học như SPSS, Stata, Minitab, MSTAC.
- Định hướng nghề nghiệp: Giáo viên giảng dạy kỹ thuật nông nghiệp tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; cán bộ quản lý, nghiên cứu lĩnh vực giáo dục và nông nghiệp tại các cơ quan, tổ chức; cán bộ kinh doanh nông nghiệp; cán bộ khuyến nông. Đáp ứng được với yêu cầu học tập ở các trình độ sau đại học trong lĩnh vực ứng dụng Nông nghiệp trong và ngoài nước.
2.13 Sư phạm Công nghệ
2.13.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 140.
2.13.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.13.3 . Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Chuẩn đầu ra ngành đào tạo:
+ Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân và có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực.
+ Có kiến thức, kỹ năng tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp.
+ Có kiến thức, kỹ năng tổ chức quá trình giáo dục nhằm phát triển nhân cách người học.
+ Có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu dạy học môn Công nghệ trong chương trình giáo dục trung học phổ thông: Có kiến thức cơ bản về: Cơ khí chế tạo, Động lực, Điện, Điện tử. Có kiến thức chuyên sâu về: Chế tạo được một số chi tiết cơ khí đơn giản; tháo lắp và bảo dưỡng được một số động cơ xăng và điezel trong ôtô và xe máy; lắp ráp được các mạch điện trong gia đình  và mạch điện đơn giản trong công nghiệp; sửa chữa được một số thiết bị điện và điện tử dân dụng.
+ Có trình độ tin học ứng dụng cơ bản, sử dụng tốt một số phần mềm giảng dạy môn Công nghệ.
- Định hướng nghề nghiệp: Giảng dạy môn công nghệ và làm công tác giáo dục học sinh ở các trường THPT, các trung tâm dạy nghề, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp dạy nghề, các trường trung cấp nghề; quản lý phòng thiết bị ở các trường THPT. Các doanh nghiệp sản xuất hoặc dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo nghề có liên quan đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực, điện công nghiệp, điện tử hoặc các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục kỹ thuật - dạy nghề.
2.14. Sư phạm Ngữ văn
2.14.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 138.
2.14.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.14.3. Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài; Chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn ở phòng/ sở Giáo dục và Đào tạo; Nghiên cứu viên ở trung tâm văn hóa, viện nghiên cứu về các lĩnh vực ngôn ngữ học, văn học; Biên tập viên, phóng viên cho các đài phát thanh, truyền hình; Biên tập viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông; Chuyên viên trong các cơ quan, tổ chức liên quan kiến thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lý giáo dục, các tổ chức xã hội,… Đồng thời, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn có đủ khả năng học tập và nghiên cứu ở trình độ sau đại học, thuộc các chuyên ngành: Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lý luận văn học, Ngôn ngữ học, Phương pháp dạy học ngữ văn, Hán Nôm.
2.15. Giáo dục chính trị
2.15.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 140.
2.15.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.15.3.  Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Sinh viên được trang bị, rèn luyện sức khoẻ, giáo dục quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu rèn luyện bản thân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, lĩnh hội các kiến thức cơ bản, chuyên sâu về kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, tôn giáo, pháp luật, triết học, mỹ học, tâm lý, nghiệp vụ sư phạm và phương pháp dạy;  Về kỹ năng, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, nghiên cứu khoa học, các kỹ năng ứng dụng tin học, ngoại ngữ.
- Quá trình tổ chức dạy - học được tổ chức theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, sinh viên được tiếp cận với các phương pháp đào tạo hiện đại, liên ngành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Ngoài ra, sinh viên được tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động đoàn thể, chính trị - xã hội, các hoạt động khoa học có liên quan phục vụ công tác giảng dạy và tạo lập năng lực làm việc độc lập, sáng tạo.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp đảm nhận các công việc: Giáo viên Giáo dục công dân trường trung học; Giảng viên Lý luận chính trị tại các trường trung cấp chuyên nghiệp; trung tâm bồi dưỡng chính trị; trường chính trị; trường cao đẳng, đại học, viện và học viện; Chuyên viên, viên chức phòng, ban, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; Nghiên cứu viên tại các trung tâm, viện nghiên cứu chính trị, xã hội, giáo dục.
2.16. Sư phạm Lịch sử
2.16.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 139.
2.16.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.16.3. Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Sinh viên sẽ được nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề lịch sử thuộc 3 chuyên ngành: Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam và Phương pháp dạy học lịch sử. Với nội dung phong phú, phù hợp với yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông và thường xuyên tiếp cận các quan điểm đánh giá mới về các sự kiện và các vấn đề lịch sử.
- Sinh viên được tiếp cận các hình thức tổ chức dạy học phong phú với đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, tâm huyết với nghề. Bên cạnh học lý thuyết là những chuyến tham quan thực tế chuyên môn thăm các di tích lịch sử, văn hóa tại Tỉnh Đồng Tháp, miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ, giảng viên tiếp cận với dạy học phát triển năng lực và thường xuyên cập nhật các kỹ thuật dạy học hiện đại.
- Sinh viên ra trường với cơ hội làm việc đa dạng: Giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ hoặc giáo viên giảng dạy lịch sử ở phổ thông; Làm việc trong các viện nghiên cứu về các lĩnh vực như Lịch sử, Lịch sử quân sự, nghiên cứu chiến lược, ngoại giao;  Làm việc tại các Bảo tàng, các di tích lịch sử, các cơ sở du lịch về văn hóa, lịch sử; Làm việc ở các ban ngành như Ban tôn giáo, Ban dân tộc, Huyện đoàn, Thành đoàn, Tỉnh đoàn; Làm việc ở các đơn vị cơ sở cấp xã, phường các lĩnh vực liên quan đến văn hóa, chính sách.
2.17. Sư phạm Địa lý
2.17.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 137.
2.17.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.17.3.  Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Sinh viên chủ yếu học thông qua trải nghiệm, chuyên đề, phòng thực hành, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm. Trong quá trình học sinh viên còn được 2 lần đi thực địa dài ngày cả lớp cùng với thầy cô bộ môn tại Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên, Phú Quốc,...
- Sinh viên ra trường với cơ hội làm việc đa dạng:
+ Có khả năng làm công tác giảng dạy Địa lý tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước.
+ Có khả năng tham gia giảng dạy Địa lý các trường đại học, cao đẳng trong cả nước nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về trình độ và năng lực cao hơn.
+ Có khả năng giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học tại các trường phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
+ Có khả năng làm công tác nghiên cứu tại các phòng, trung tâm, viện nghiên cứu về khoa học Địa lý, tài nguyên và môi trường, khoa học xã hội và nhân văn, quy hoạch, nghiên cứu giáo dục, dự án dân số, đô thị hóa, phát triển nông thôn,...
+ Có khả năng làm chuyên viên và quản lý tại các bộ phận của trường học, các cơ sở giáo dục, quản lý giáo dục, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với chuyên môn như du lịch, môi trường, địa chính,...
+ Bộ môn sẽ liên kết Phòng, Sở Giáo dục-Đào tạo, cơ sở có nhu cầu để giới thiệu việc làm cho sinh viên.
2.18. Giáo dục Tiểu học
2.18.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 135.
2.18.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.18.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
+ Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học có năng lực:
- Thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh ở trường tiểu học;
- Tham gia công tác quản lý hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác ở các phòng, sở Giáo dục và Đào tạo;
- Tự nghiên cứu và tiếp tục học tập để có trình độ cao hơn.
+ Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học ngành Giáo dục tiểu học có thể đảm nhận:
- Giáo viên giảng dạy và giáo dục học sinh tại các trường tiểu học;
- Chuyên viên quản lý ngành tiểu học tại các Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục.
+ Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục tiểu học có việc làm, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tham dự các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên đề cập nhật kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, tiếp tục học các chương trình sau đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nâng cao trình độ; Có thể thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn về giáo dục tiểu học và các lĩnh vực có liên quan.
+ Mô hình liên kết
- Trong khu vực: Liên kết đào tạo sinh viên hệ chính quy thông qua hình thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kiến tập sư phạm và thực tập tốt nghiệp; mời chuyên gia giáo dục ngoài trường về làm báo cáo viên và hướng dẫn sinh viên thực hành; liên kết đào tạo đại học hệ liên thông vừa làm vừa học, văn bằng hai ở các tỉnh thành khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Hợp tác quốc tế: Tham gia chương trình Sea teacher, chương trình trao đổi sinh viên, đón sinh viên của các quốc gia khác đến làm thực tập sinh.
2.19. Giáo dục Mầm non
2.19.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 134.
2.19.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.19.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
+ Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học có năng lực:
- Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non;
- Tham gia quản lý hoạt động chuyên môn của các loại hình trường mầm non;
- Tư vấn về công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non;
- Tự nghiên cứu và tiếp tục học tập để có trình độ cao hơn ở trong nước hoặc ngoài nước.
+ Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học ngành Giáo dục mầm non có thể đảm nhận:
- Giáo viên làm việc tại các trường mầm non và các cơ sở chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non;
- Chuyên viên quản lý ngành mầm non ở các Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Cán bộ quản lý các nhóm trẻ tư thục, nhóm trẻ cộng đồng;
- Chuyên viên tư vấn về chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cho các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.
+ Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục mầm non có việc làm, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tham dự các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên đề cập nhật kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, tiếp tục học các chương trình sau đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nâng cao trình độ; Có thể thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn về giáo dục mầm non và các lĩnh vực có liên quan.
+ Mô hình liên kết
- Trong khu vực: Liên kết đào tạo sinh viên hệ chính quy thông qua hình thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kiến tập sư phạm và thực tập tốt nghiệp; mời chuyên gia giáo dục về làm báo cáo viên và hướng dẫn sinh viên thực hành; liên kết đào tạo đại học hệ liên thông vừa làm vừa học ở các tỉnh thành khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
   - Hợp tác quốc tế: Tham gia chương trình Sea teacher, chương trình trao đổi sinh viên, đón sinh viên của các quốc gia khác đến làm thực tập sinh.
2.20. Quản lý giáo dục
2.20.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 136.
2.20.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.20.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
+ Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học có năng lực:
- Tham gia thực hiện công tác quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục;
- Giảng dạy về khoa học quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, nhân viên quản lý giáo dục.
- Nghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược quản lý và phát triển giáo dục.
- Tự nghiên cứu và tiếp tục học tập để có trình độ cao hơn ở trong nước hoặc ngoài nước.
+ Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học ngành Quản lý giáo dục có thể đảm đảm nhận:
- Trợ lý, thư ký của công chức quản lý ở nhà trường và các cơ sở giáo dục.
- Chuyên viên hành chính trong các cơ quan quản lý giáo dục [Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo] và các cơ sở giáo dục, đào tạo [trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học]; các cơ sở giáo dục thường xuyên [trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận]; cơ sở giáo dục cộng đồng [trung tâm học tập cộng đồng]; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp…
- Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa - giáo dục trong các cơ quan, chính quyền các cấp [cơ quan trung ương, tỉnh, huyện, xã] và các tổ chức văn hóa - giáo dục ở cộng đồng.
- Giảng viên giảng dạy về khoa học quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, nhân viên quản lý giáo dục [các viện, trường có đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục; các khoa, tổ bộ môn quản lý giáo dục trong trường đại học và cao đẳng].
- Cán bộ nghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược quản lý và phát triển giáo dục.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục có việc làm, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tham dự các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên đề cập nhật kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, tiếp tục học các chương trình sau đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nâng cao trình độ; Có thể thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn về giáo dục mầm non và các lĩnh vực có liên quan.
+ Mô hình liên kết
- Trong khu vực: Liên kết đào tạo sinh viên hệ chính quy thông qua hình thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kiến tập sư phạm và thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục; mời chuyên gia giáo dục về làm báo cáo viên và hướng dẫn sinh viên thực hành.
- Hợp tác quốc tế: Tham gia chương trình Sea teacher.
2.21 Giáo dục Thể chất
2.21.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 136.
2.21.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.21.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
 - Đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành giáo dục thể chất, khi ra trường là giáo viên giảng dạy giáo dục thể chất ở các trường phổ thông, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hoặc làm công tác quản lý, công tác phong trào TDTT ở các sở, ngành... Đáp ứng được nguồn nhân lực cho việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và góp phần phát triển nền thể dục thể thao nước nhà.
- Đào tạo hệ liên thông trình độ đại học ngành giáo dục thể chất tại Đồng Tháp và các tỉnh liên kết gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng.
- Có thể tiếp tục học sau đại học [thạc sĩ, tiến sĩ] các chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học giáo dục thể chất. Tiếp tục học tập để trở thành huấn luyện viên các chuyên môn trong lĩnh vực TDTT.
- Giáo viên giảng dạy về chuyên ngành TDTT ở các cơ sở giáo dục và đào tạo; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, chủ yếu giảng dạy GDTC ở các trường phổ thông.
- Cán bộ nghiên cứu ở các cơ sở nghiên cứu khoa học TDTT.
- Cán bộ quản lý phong trào TDTT ở các sở, phòng văn hóa TDTT và Du lịch.
- Cán bộ cấp xã, huyện, chỉ đạo đội tuyển các môn thể thao hoặc các lớp năng khiếu thể thao ở các địa phương.
2.22 Sư phạm Mỹ thuật
2.22.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 138.
2.22.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.22.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Định hướng mục tiêu: Có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học và quản lý chuyên môn ở trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các trường Trung cấp, Cao đẳng có đào tạo ngành mĩ thuật; Có khả năng nghiên cứu khoa học và sáng tác mĩ thuật, tham gia các hoạt động mĩ thuật; Có khả năng phụ trách và đảm nhiệm các công việc tại các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân liên quan đến mĩ thuật; Tự nghiên cứu và tiếp tục học tập để nâng cao trình độ chuyên môn; Tham gia học tập ở bậc học cao hơn ở trong và ngoài nước.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Giảng dạy chương trình mĩ thuật ở các trường phổ thông hoặc các trường chuyên nghiệp có đào tạo mĩ thuật; Có thể tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân có liên quan đến mĩ thuật; Tham gia các hoạt động phong trào về mĩ thuật.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Luôn mở rộng hợp tác trong và ngoài nước, luôn gắn kết giữa trường phổ thông cũng như các cơ sở đào tạo giáo viên cùng đồng hành tham gia đào tạo giáo viên chủ yếu là trong nước. Chương trình đào tạo có tính liên thông, xuyên suốt giữa các bậc học [CĐ, ĐH], luôn cập nhật, điều chỉnh nội dung chương trình có tính tích hợp và phương thức giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay.
2.23 Sư phạm Âm nhạc
2.23.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 132.
2.23.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.23.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm Âm nhạc có khả năng: Giảng dạy Âm nhạc trong các trường phổ thông; Chuyên viên quản lý chuyên môn và các hoạt động khác tại các Phòng Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo trong cả nước; Tự nghiên cứu và tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn.
- Liên kết khu vực: Đào tạo giáo viên ngành Âm nhạc và Mĩ thuật liên thông từ trung cấp lên đại học và từ cao đẳng lên đại học với các cơ sở giáo dục đào tạo trong khu vực ĐBSCL, Đông Nam Bộ và một số tỉnh Nam Trung Bộ.
2.24 Sư phạm Ngoại ngữ
2.24.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 139.
2.24.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 5 [C1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
2.24.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Đào tạo Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
- Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Sư phạm tiếng Anh có thể:
+ Làm giáo viên các trường phổ thông [THPT, THCS, Tiểu học]; các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng [nghề], giảng viên đại học, học viện, trung tâm ngoại ngữ; 
+ Nhân viên tại các đài phát thanh, truyền hình địa phương, khu vực; 
+ Nhân viên tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước; trung tâm dịch thuật; công ty du lịch;
+ Nhân viên tại các phòng/bộ phận hợp tác quốc tế sở ngoại vụ các tỉnh thành, trường đạihọc. 
   Ngoài ra, Cử nhân Sư phạm tiếng Anh có thể tiếp tục dự thi vào các chương trình đại học văn bằng thứ 2 [phù hợp] hoặc đăng kí dự thi hoặc xét tuyển vào các chương trình sau đại học trong và ngoài nước, thuộc các chuyên ngành như: Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh; Ngôn ngữ Anh; Quản lý giáo dục; Giáo dục học; Tâm lý giáo dục; Lý luận ngôn ngữ; Ngôn ngữ học so sánh/đối chiếu; Ngôn ngữ học ứng dụng;  Ngôn ngữ các nước; Văn học Anh/nước ngoài; Đất nước học.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Đối với ngành đào tạo Sư phạm Tiếng Anh của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, trong những năm qua có giảng viên bản ngữ [giảng viên của Fulbright, giảng viên tình nguyện thuộc các chương trình trao đổi giảng viên] tham gia giảng dạy các học phần thuộc chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh như các học phần về kỹ năng nghe - nói, văn hóa và tham gia tổ chức các buổi tọa đàm về đất nước và văn hóa bản ngữ. Ngoài ra, khoa cũng tiếp nhận hướng dẫn và giảng dạy một số học phần cho sinh viên và thực tập sinh người nước ngoài trong các chương trình trao đổi sinh viên. Định hướng trong những năm tới đẩy mạnh các chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên, đặc biệt là thực tập sinh tham gia các chương trình như Sea - Teacher tại các nước Đông Nam Á.
2.25 Ngôn ngữ Anh - Biên phiên dịch
2.25.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 132.
2.25.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 5 [C1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
2.25.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ Anh chuyên ngành Biên - Phiên dịch đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp theo quy định hiện hành
- Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Ngôn ngữ Anh - chuyên ngành Biên - Phiên dịch có thể làm các công việc:
+ Biên - Phiên dịch tiếng Anh, trợ lý giám đốc trong các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước;
+ Có thể là biên tập viên, phát thanh viên ở các đài phát thanh - truyền hình địa phương hoặc trung ương;
+ Chuyên viên Biên - Phiên dịch tại phòng/bộ phận hợp tác quốc tế sở ngoại vụ các tỉnh thành, trường đại học.
+ Hướng dẫn viên du lịch
Ngoài ra, Cử nhân Ngôn ngữ  Anh chuyên ngành Biên - Phiên dịch có thể tiếp tục dự thi vào các chương trình đại học văn bằng thứ 2 [phù hợp] hoặc đăng kí dự thi hoặc xét tuyển vào các chương trình sau đại học trong và ngoài nước, thuộc các chuyên ngành như: Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh; Ngôn ngữ Anh; Quản lý giáo dục; Giáo dục học; Tâm lý giáo dục; Lý luận ngôn ngữ; Ngôn ngữ học so sánh/đối chiếu; Ngôn ngữ học ứng dụng; Ngôn ngữ các nước; Văn học Anh/nước ngoài; Đất nước học.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Đối với ngành đào tạo Ngôn ngữ Anh của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, trong những năm qua có giảng viên bản ngữ [giảng viên của Fulbright, giảng viên tình nguyện thuộc các chương trình trao đổi giảng viên] tham gia giảng dạy các học phần thuộc chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh như các học phần về kỹ năng nghe - nói, văn hóa và tham gia tổ chức các buổi tọa đàm về đất nước và văn hóa bản ngữ.
Khoa thường xuyên tổ chức các buổi tham quan công xưởng, giao lưu và tọa đàm với các doanh ngiệp trong nước cũng như các công ty liên doanh nước ngoài tại Việt Nam - họ giới thiệu về công ty và nhu cầu của doanh nghiệp đối với các vị trí việc làm cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh và khoa tổ chức các buổi trao đổi với doanh nghiệp về nhu cầu thực tế để xây dựng phát triển chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. Đồng thời cũng đưa sinh viên đến thực tập tại các công ty liên doanh nhằm giúp thực tập sinh tiếp cận tốt cho công việc trong tương lai.
2.26. Ngôn ngữ Anh - Tiếng Anh kinh doanh
2.26.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 140.
2.26.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 5 [C1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
2.26.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh chuyên ngành Tiếng Anh Kinh doanh có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm về ngôn ngữ Anh phục vụ chuyên ngành, tạo sự tự tin trong thực hành nghề nghiệp, vận dụng hiệu quả kiến thức chuyên môn vào thực tiễn hoạt động các ngành nghề liên quan đến sử dụng tiếng Anh và sản xuất kinh doanh.
- Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Ngôn ngữ Anh - chuyên ngành Tiếng Anh kinh doanh có thể làm công việc:
+ Nhân viên phòng thương mại, phòng kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
+ Nhân viên tại các tổ chức tài chính như bảo hiểm, ngân hàng,
+ Nhân viên tại các cơ quan Nhà nước có hoạt động đối ngoại.
+ Lễ tân, thư ký và nhân viên văn phòng cho các công ty có yếu tố nước ngoài.
+ Nhân viên tại các doanh nghiệp có nhu cầu nhân sự sử dụng thành thạo tiếng
Anh trong hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, Cử nhân Ngôn ngữ Anh - chuyên ngành Tiếng Anh Kinh doanh có thể nghiên cứu, giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kinh tế tại các trường đại học, cao đẳng, các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường nghề sau khi bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Đối với ngành đào tạo Tiếng Anh kinh doanh của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, trong những năm qua có giảng viên bản ngữ [giảng viên của Fulbright, giảng viên tình nguyện thuộc các chương trình trao đổi giảng viên] tham gia giảng dạy các học phần thuộc chương trình đào tạo ngành Tiếng Anh kinh doanh như các học phần về kỹ năng nghe - nói, văn hóa và tham gia tổ chức các buổi tọa đàm về đất nước và văn hóa bản ngữ.
Khoa thường xuyên tổ chức các buổi tham quan công xưởng, giao lưu và tọa đàm với các doanh ngiệp trong nước cũng như các công ty liên doanh nước ngoài tại Việt Nam - giới thiệu về công ty và nhu cầu của doanh nghiệp đối với các vị trí việc làm cho sinh viên ngành Tiếng Anh kinh doanh và khoa tổ chức các buổi trao đổi với doanh nghiệp về nhu cầu thực tế để xây dựng phát triển chương trình đào tạo ngành Tiếng Anh kinh doanh nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. Định hướng trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh việc đưa sinh viên đến thực tập tại các công ty liên doanh giúp thực tập sinh tiếp cận tốt công việc trong tương lai.
2.27. Ngôn ngữ Trung quốc
2.27.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 131.
2.27.2. Yêu cầu về tiếng Trung quốc
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 5 [HSK].
2.27.3. Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Đào tạo Cử nhân tiếng Trung trình độ đại học.
- Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Ngôn ngữ Ngôn ngữ Trung Quốc có thể làm công tác biên - phiên dịch tại:
+ Trung tâm dịch thuật;
+ Đài phát thanh, truyền hình địa phương, khu vực;
+ Các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
+ Phòng/bộ phận hợp tác quốc tế Sở ngoại vụ các tỉnh thành, trường đại học; 
+ Hướng dẫn viên du lịch
Ngoài ra, Cử nhân tiếng Trung có thể tiếp tục dự thi vào các chương trình đại học văn bằng thứ 2 [phù hợp] hoặc đăng kí dự thi hoặc xét tuyển vào các chương trình sau đại học trong và ngoài nước [để học và được cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ], thuộc các chuyên ngành như: Ngôn ngữ Trung Quốc; Phương pháp giảng dạy tiếng Trung Quốc; Ngôn ngữ học ứng dụng;  Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học ứng dụng; Lý luận ngôn ngữ; Ngôn ngữ học so sánh/đối chiếu; Ngôn ngữ các nước; Văn học Trung Quốc; Đất nước học.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Đối với ngành đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, trong những năm qua có giảng viên người Đài Loan [giảng viên tình nguyện thuộc các chương trình trao đổi giảng viên] tham gia giảng dạy các học phần thuộc chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc như các học phần về kỹ năng ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ thương mại, ngôn ngữ báo chí, đất nước học Trung Quốc và tham gia tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề, tọa đàm về đất nước và văn hóa bản ngữ.
Khoa thường xuyên tổ chức các buổi tham quan công xưởng, giao lưu và tọa đàm với các doanh ngiệp trong nước cũng như các công ty liên doanh Đài Loan, Trung Quốc tại Việt Nam - họ giới thiệu về công ty và nhu cầu của doanh nghiệp đối với các vị trí việc làm cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và khoa tổ chức các buổi trao đổi với doanh nghiệp về nhu cầu thực tế để xây dựng phát triển chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ  Trung Quốc nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của công việc.
Khoa Sư phạm Ngoại ngữ kết hợp với Phòng Hợp tác quốc tế lập kế hoạch và tổ chức cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc đi thực tập tại Đài Loan, Trung Quốc [từ 3 đến 6 tháng] nhằm tạo thêm cơ hội cho sinh viên nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và tiếp cận với văn hóa người bản ngữ phục vụ tốt cho công việc trong tương lai. Định hướng sắp tới sẽ đẩy mạnh việc trao đổi giảng viên và sinh viên và phát triển chương trình đào tạo theo hướng liên ngành [kết hợp đào tạo chứng chỉ nghề - sinh viên học trong thời gian thực tập] nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công việc của các doanh nghiệp.
2.28. Việt Nam học [Văn hóa du lịch]
2.28.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 132.
2.28.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.28.3. Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học [Văn hóa du lịch] được biên soạn dựa trên các Tiêu chuẩn kỹ năng nghề [Ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] gồm các lĩnh vực sau: Dịch vụ nhà hàng, Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch, Quản trị lữ hành. Bên cạnh đó, các kiến thức nghiệp vụ ngành du lịch được kết hợp với kiến thức về văn hóa Việt Nam, Đông Nam Á, vùng văn hóa, v.v… sẽ cung cấp cho người học nền tảng vững chắc có thể làm việc và nghiên cứu sâu về văn hóa - du lịch Việt Nam.
- Việt Nam học là một ngành tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, trong đó chủ yếu liên quan đến lĩnh vực du lịch và văn hóa. Do đó, không chỉ đòi hỏi người lao động phải có kiến thức chung về du lịch mà còn cần cả kiến thức về văn hóa, có kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn. Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về đất nước - con người Việt Nam và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội, ngành Việt Nam học thuộc khoa Văn hóa - Du lịch trường Đại học Đồng Tháp đào tạo, giảng dạy theo hướng tích hợp giữa kiến thức văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam và các kỹ năng nghiệp vụ du lịch nhằm tăng cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học có thể làm việc ở các lĩnh vực như: Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch, Quản trị lữ hành, Chuyên viên trung tâm văn hóa, thực hiện các dự án du lịch.
 - Mô hình liên kết
Tổ chức đào tạo liên thông trình độ đại học ngành: Việt Nam học [văn hóa du lịch]; Quản lý văn hóa; Khoa học thư viện; Công tác xã hội tại tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh liên kết.
Tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn trong lĩnh vực: du lịch, nhà hàng, khách sạn, nghiệp vụ quản lý văn hóa, nghiệp vụ thư viện cho các cơ quan, công ty.
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ công tác bồi dưỡng, đào tạo nghề cho tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học - công nghệ cấp cơ sở, khu vực, quốc gia theo kế hoạch; tham gia phản biện và tư vấn các đề tài, đề án phát triển văn hóa du lịch cho các đơn vị sự nghiệp.
2.29 Công tác xã hội
2.29.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 136.
2.29.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.29.3. Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Đào tạo các cử nhân ngành công tác xã hội có hệ thống kiến thức chuyên sâu về hệ thống chính sách an sinh xã hội, áp dụng linh hoạt các kiến thức trong việc giúp đỡ cộng đồng chậm phát triển; các cá nhân và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo, người nhiễm HIV, người khuyết tật, người bệnh, phạm nhân, nạn nhân của thiên tai, tội phạm, người cao tuổi. Có năng lực đánh giá, phân tích vấn đề của các cộng đồng còn yếu kém, của cá nhân và gia đình nhằm giúp họ nhận ra vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề cấp bách, khó khăn đang gặp phải. Giúp họ tiếp cận được các nguồn lực để giải quyết vấn đề của chính họ. Cử nhân ngành công tác xã hội có năng lực nghiên cứu, đánh giá, phân tích các chính sách an sinh xã hội hiện hành qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống bộ máy, chính sách, tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội. Cử nhân có năng lực viết dự án xã hội, vận động nguồn lực giúp đỡ các cộng đồng yếu thế, cá nhân, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Sinh viên tốt nghiệp ngành công tác xã hội có thể trở thành: Nhân viên xã hội tại các cơ sở xã hội; Điều phối viên chương trình, dự án; Giám đốc, quản lý các trung tâm, nhà mở, các dịch vụ xã hội hoặc có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp, bệnh viện, các cơ quan đoàn thể xã hội, các tổ chức [NGOs, INGO] trong và ngoài nước và cũng có thể giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường Đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu; cơ quan của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương, các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội.
- Các lĩnh vực đào tạo:
+ Đường lối, chính sách, pháp luật.
+ Kiến thức công tác xã hội đại cương.
+ Công tác xã hội trong trường học, bệnh viện.
+ Công tác xã hội đối với cá nhân [người cao tuổi, trẻ em] và nhóm [gia đình].
+ Chính sách an sinh xã hội; Giới và phát triển.
+ Phát triển cộng đồng.
+ Tham vấn tâm lý và quản trị trong công tác xã hội.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai
Ở nhiều quốc gia trên thế giới ngành Công tác xã hội được công nhận là một ngành nghề chuyên nghiệp đòi hỏi người nhân viên phải có bằng cấp và đào tạo chính quy. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề Công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh. Chính vì vậy đối với những bạn trẻ theo học ngành Công tác xã hội sẽ tìm cho mình nhiều cơ hội phát triển với những kiến thức được đào tạo bài bản. 
Đặt mục tiêu phát triển Công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thực hiện Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 [Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg], còn gọi là Đề án 32. Và Công tác xã hội đã chính thức coi như một ngành khoa học, một nghề chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã số ngạch viên chức. Theo đề án phát triển của chính phủ thì đang rất cần những nhân viên công tác xã hội trẻ được đào tạo bài bản để mang đến nhiều lợi ích cho xã hội. Chính vì thế theo học ngành nghề này sẽ mang đến cho bạn trẻ nhiều cơ hội việc làm cùng với cơ hội phát triển khả năng bản thân.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Trong quá trình đào tạo, khoa và nhà trường có liên kết với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong và ngoài tỉnh; UBND cấp xã, phường, thị trấn; các cơ sở xã hội, các trung tâm, nhà mở, bệnh viện, các [NGOs, INGO] trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, hỗ trợ, hướng dẫn thực tập đảm bảo tính chuyên sâu, tính thực tiễn và tính ứng dụng, giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu đồng thời hình thành kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.
2.30. Quản lý văn hóa
2.30.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 130.
2.30.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.30.3. Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Đào tạo các cử nhân có kiến thức chuyên sâu về lịch sử - văn hóa Việt Nam, kiến thức về di sản văn hóa, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa - nghệ thuật, kiến thức quản lý Nhà nước về văn hóa, các kỹ năng nghiệp vụ về xây dựng văn hóa ở cơ sở, kỹ năng tổ chức và quản lý các lễ hội, sự kiện và các kiến thức bổ trợ khác.
- Chương trình hướng đến đào tạo người cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt và có khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động tại các UBND xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố hoặc tại các Trung tâm văn hóa, Phòng Văn hóa và Sở Văn hóa.
- Đào tạo người học có khả năng hoạch định, triển khai thực hiện và điều hành các hoạt động trong các cơ quan, công ty thuộc lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật và sự kiện.
- Các lĩnh vực đào tạo:
+ Lịch sử - văn hóa Việt Nam
+ Đường lối, chính sách, pháp luật, marketing về văn hóa - nghệ thuật
+ Di sản và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa
+ Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa, văn hóa cơ sở, văn hóa cộng đồng
+ Kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành, marketing các lễ hội, sự kiện văn hóa - nghệ thuật
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã và đang là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên thế giới. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa có thể trở thành người tổ chức, điều hành các chương trình, dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Đây là công việc vừa hấp dẫn vừa có nhiều ý nghĩa.
Ngoài ra, công nghiệp văn hóa đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Cử nhân Quản lý văn hóa có thể trở thành những người nghiên cứu và sản xuất hoặc tham gia vào các khâu của các ngành công nghiệp văn hóa như: tổ chức lễ hội - sự kiện; dàn dựng - tổ chức chương trình nghệ thuật; hoạt động báo chí - truyền thông văn hóa; quảng cáo; kiến trúc; phim ảnh; phát thanh - truyền hình; mỹ thuật đồ cổ và thủ công mỹ nghệ; in ấn và xuất bản.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Trong quá trình đào tạo, Khoa và Nhà trường có liên kết với các công ty tổ chức sự kiện, công ty du lịch, sở văn hóa - thể thao và du lịch, thư viện, bảo tàng, đoàn văn công, trung tâm văn hóa, ban quản lý các di tích; tham gia giảng dạy, hỗ trợ, hướng dẫn thực tập đảm bảo tính chuyên sâu, tính thực tiễn và tính ứng dụng, giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu đồng thời hình thành kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai.
2.31. Khoa học thư viện
2.31.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 136.
2.31.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.31.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu trong việc lựa chọn, phát triển vốn tài liệu; xử lý thông tin - tư liệu, tổ chức hệ thống tra cứu và bảo quản tài liệu; phân tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm thông tin, số hóa tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục và cơ sở dữ liệu toàn văn, các sản phẩm thông tin tư liệu đa phương tiện.
- Cử nhân ngành Khoa học thư viện có khả năng tổ chức các dịch vụ thông tin và truyền thông đến nhiều đối tượng người dùng tin khác nhau. Nắm vững các hệ quản trị thư viện tích hợp trong việc quản trị thông tin, tư liệu.
- Các lĩnh vực đào tạo:
+ Chuyên sâu về lĩnh vực thư viện - thông tin
+ Chuyên sâu về lĩnh vực thư viện và thiết bị trường học
+ Chuyên sâu về lĩnh vực truyền thông - xuất bản
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
- Việc đọc nói riêng và văn hóa đọc nói chung có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Phát triển thư viện nói riêng và văn hóa đọc nói chung là mối quan tâm của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực thư viện được đào tạo bài bản là không thể thiếu. Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin được xem là nguồn tài nguyên vô tận và có giá trị nhất, ai biết cách tổ chức, quản lý và khai thác thông tin sẽ thành công. Bên cạnh khả năng làm việc cho các tổ chức về thông tin - thư viện - xuất bản - báo chí - truyền thông - thuộc chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cũng như tư nhân, cử nhân ngành khoa học thư viện cũng có thể tự mình tạo ra các dịch vụ thông tin chất lượng, uy tín trong thời đại thông tin kỹ thuật số hiện nay.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Trong quá trình đào tạo, Khoa và Nhà trường có liên kết với các trường đại học lớn trong nước, các trung tâm học liệu, thư viện quốc gia, thư viện trường đại học, các thư viện tỉnh, thư viện trường học, nhà xuất bản, bảo tàng, trung tâm văn hóa; tham gia giảng dạy, hỗ trợ, hướng dẫn thực tập đảm bảo tính chuyên sâu, tính thực tiễn và tính ứng dụng, giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu đồng thời hình thành kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai.
2.32. Quản trị kinh doanh
2.32.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 131.
2.32.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.32.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Mục tiêu của Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh được xác định rõ ràng theo các văn bản quy định về xây dựng CTĐT với các yêu cầu chặt chẽ về hình thức, mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học. Cụ thể là:
+ Đào tạo cử nhân về Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, xã hội và nhân văn; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản trị, điều hành các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu của công việc.
+ Về kiến thức: Cử nhân Quản trị kinh doanh được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về quản lý, kinh tế, xã hội và nhân văn; có kiến thức chuyên sâu, hiện đại về khởi sự kinh doanh và quản trị điều hành các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; có kiến thức về công cụ và phương pháp vận dụng các nguyên lý khoa học quản trị kinh doanh trong hoạt động thực tiễn phù hợp với điều kiện môi trường cụ thể.
+Về kỹ năng: Có khả năng hoạt động độc lập và phối hợp hoạt động theo nhóm; phong cách làm việc chuyên nghiệp, tầm nhìn sâu rộng và kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề; bảo đảm hoạt động một cách có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo
+ Về thái độ: Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Cán bộ kinh doanh hoặc quản trị kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế: : Chuyên viên phòng kinh doanh, phòng nhân sự, phòng Marketing, phòng hành chính, phòng nghiên cứu thị trường, phòng bán hàng, sales…, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ; tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân; cán bộ nghiên cứu, giảng viên về quản trị kinh doanh tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh. Ngoài ra, có thể làm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với các vị trí như giao dịch viên, giao dịch khách hàng, chăm sóc khách hàng, quan hệ khách hàng. Triển vọng nghề nghiệp có thể trở thành trưởng phòng, giám đốc bộ phận, trưởng nhóm…
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
Bộ môn và Khoa có liên kết với các tổ chức và cá nhân trong nước để thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển cho giảng viên và sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Một số mô hình liên kết như: Hợp tác với các Doanh nghiệp, Ngân hàng tổ chức các buổi báo cáo trao đổi chuyên môn, các cuộc thi cho sinh viên tiếp cận với thực tế. Đưa sinh viên tới thực tế học hỏi tại các cơ sở kinh doanh trong và ngoài Tỉnh.
Đối với hợp tác quôc tế: Hiện tại Ngành Quản trị kinh doanh đang hợp tác với Trường Đại học Cao Hùng [Đài Loan] theo chương trình 2+2 tức 2 năm học ở Trường Đại học Đồng Tháp, 2 năm học bên Đài Loan.
2.33 Kế toán
2.33.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 134.
2.33.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.33.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Định hướng mục tiêu là đào tạo cử nhân Kế toán có những kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kế toán; thiết kế và điều hành hệ thống kế toán trong các đơn vị kế toán; có tư duy độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc; tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy về kế toán.
- Sau khi hoàn thành ngành học, bạn sẽ có khả năng vào làm việc kế toán tại các Công ty trong nước và nuớc ngoài. Mỗi công ty luôn cần có Bộ máy kế toán từ 3 đến 7 người. Trong đó gồm 1 kế toán Trưởng, 1 kế toán tổng hợp và nhiều kế toán viên. Do vậy chỉ cần tốt nghiệp ngành Kế toán bạn sẽ trở thành một trong các vị trí kế toán bên dưới do nhu cầu của bạn:
+ Kế toán viên, kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng các Công ty trong nước và nước ngoài.
+ Kế toán trong các Công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán, Tư vấn thuế.
+ Nhận dịch vụ kế toán, lãnh chứng từ, sổ sách về hoàn thiện sổ sách, Báo cáo tài chính, tư vấn Thuế.
+ Thanh tra kinh tế, nhân viên thuế, chuyên viên tư vấn tài chính, nhân viên ngân hàng, nhân viên phòng giao dịch, nhân viên ngân quỹ, nhân viên quản lý tài chính các dự án.
- Với việc hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu của Việt Nam, nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Kế toán đang được đặt lên hàng đầu đối với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp mới được thành lập hay đang tái cơ cấu và kể cả các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm đều rất “khát” nhân lực Kế toán có năng lực và trình độ chuyên môn cao. Doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được đội ngũ thực sự chất lượng, giỏi về nghiệp vụ, thành thạo về kỹ năng. Vì thế cuộc cách mạng 4.0 sẽ làm gia tăng nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao đặc biệt là ngành kế toán.
2.34 Tài chính - Ngân hàng
2.34.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 134.
2.34.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.34.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Đào tạo cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng đáp ứng nhu cầu xã hội, cụ thể có:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; thái độ làm việc trách nhiệm, có thể  làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm; yêu nước và tự hào dân tộc; có khả năng làm việc trong môi trường có yếu tố nước ngoài.
+ Có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị, marketing, tài chính - ngân hàng, kế toán. Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực chuyên ngành như: Quản trị rủi ro, Quản lý nguồn vốn, Đầu tư tài chính, Quản trị ngân hàng thương mại.
+ Có khả năng làm việc ở các ngân hàng, các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các Bộ/Ban/Ngành và cơ quan nhà nước, Ngân hàng nhà nước, các công ty trong và ngoài nước.
+ Có khả năng quản trị danh mục đầu tư, lập kế hoạch tài chính và đầu tư, quản trị tài chính, thực hiện các nghiên cứu mang tính thực tiễn trong ngành tài chính- ngân hàng; tham gia nghiên cứu khoa học và giảng dạy về tài chính - ngân hàng; sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc chuyên môn.
Nghề nghiệp sau khi ra trường
+ Chuyên viên tư vấn tài chính DN
+ Chuyên viên lập kế hoạch
+ Chuyên viên mua bán sát nhập DN
+ Chuyên viên môi giới chứng khoán
+ Chuyên thẩm định dự án đầu tư
+ Chuyên viên định giá tài sản
+ Chuyên viên quản trị rủi ro
+ Chuyên viên tư vấn thuế
+ Kế toán tổng hợp
+ Nhân viên ngân hàng
+ Nghiên cứu và trợ giảng: Có khả năng nghiên cứu và trợ giảng Tài chính
Kế toán, Ngân hàng ở các trường cao đẳng, đại học.
2.35. Quản lý đất đai
2.35.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 140.
2.35.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.35.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Định hướng của ngành là đào tạo sinh viên có chất lượng cao, phục vụ nhu cầu về các công tác như sau:
+ Công tác trắc địa - bản đồ;
+ Phân tích và giải đoán ảnh viễn thám, ứng dụng GIS và viễn thám trong lĩnh vực quản lý đất đai;
+ Lập dự án và xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đai; quy hoạch nông thôn mới; quy hoạch phát triển đô thị;
+ Phân hạng, định giá đất; quản lý thị trường bất động sản;
+ Quản lý nhà nước về đất đai; tư vấn pháp luật đất đai;
+ Quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên;
- Sinh viên tốt nghiệp có đảm bảo 100% có việc làm, vì hiện nay lĩnh vực trong quản lý đất đai xã hội đang rất cần thiết như : đo đạc bản đồ, bất động sản, quản lý nhà nước về đất đai, pháp luật đất đai v.v…
- Mô hình liên kết
Hiện tại, ngành Quản lý đất đai có kết nối với 02 đơn vị đào tạo là Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long và Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ đào tạo ngành Quản lý đât đai liên thông từ Cao đẳng lên Đại học, đáp ứng nhu cầu xã hội.       
Trong tương lai sẽ tiếp tục kết nối với các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước để hợp tác nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực chuyên ngành và liên kết đào tạo.
2.36. Khoa học môi trường
2.36.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 140.
2.36.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.36.3. Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Sinh viên tốt nghiệp có đảm bảo 100% có việc làm trong các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức thuộc lĩnh vực môi trường từ trung ương đến địa phương như: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng, Công thương, Giao thông vận tải, Công an và Quốc phòng, Ban quản lý các khu/cụm công nghiệp, Khu bảo tồn [Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo vệ loài và sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan], tư vấn về môi trường ở UBND các cấp, các công ty tư vấn và thiết kế môi trường, quản lý hệ thống xử lý chất thải, ở các cơ quan, doanh nghiệp, phụ trách công tác ISO về môi trường, sản xuất sạch, công ty cấp thoát nước, môi trường đô thị,...
- Hiện tại, Ngành Khoa học môi trường có kết nối với ngành môi trường tại  trường đại học trường trong vùng để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức và chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. 
- Trong tương lai sẽ tiếp tục kết nối với các trường đại học trong và ngoài nước để hợp tác nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực chuyên ngành và liên kết đào tạo.
2.37. Nuôi trồng thủy sản
2.37.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 139.
2.37.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.37.3. Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, môhình liên kết, hợp tác quốc tế
- Đào tạo theo hướng nâng cao năng lực chuyên sâu ở các lĩnh vực:
1. Nuôi và sản xuất giống các đối tượng thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn;
2. Sản xuất các đối tượng thủy sản mới phục vụ cho giải trí, làm cảnh;
3. Quản lý vùng nuôi cá, tôm cho các doanh nghiệp
4. Tư vấn kỹ thuật cho các hộ nuôi, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất giống.
5. Kinh doanh [thương mại] các nguyên liệu, thuốc và hóa chất, thức ăn,…
6. Kinh doanh các sản phẩm thủy sản, giống thuỷ sản, ...
7. Kiểm định các nguyên liệu đầu vào của các công ty chế biến thủy sản và sản xuất thức ăn thủy sản;
8. Quản lý và tổ chức sản xuất từ khâu sản xuất giống đến chế biến thành phẩm các mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng;
9. Nghiên cứu các vấn đề mới về thủy sản trong các lĩnh vực như: sản xuất giống, nuôi thương phẩm, thức ăn, thuốc và hóa chất, phương pháp chế biến hiệu quả.
10. Quản lý nhà nước về thủy sản.
- Ngành nuôi trồng thuỷ sản trong tương lai sẽ phát triển mạnh trên nhiều đối tượng như cá, giáp xác, thân mền, rong tảo, lưỡng cư, bò sát cũng như các đối tượng làm cảnh trong vùng nuôi nước ngọt, lợ và mặn. Do đó nhu cầu kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản số lượng lớn để phục vụ trong các lĩnh vực: sản xuất thủy sản, thị trường thuốc, hóa chất, thức ăn; thị trường giống thủy sản; thị trường thủy sản thương phẩm; lĩnh vực nghiên cứu thủy sản; quản lý các vùng nuôi thủy sản; …
- Mô hình liên kết:
Chương trình đào tạo ngành nuôi trồng thuỷ sản đã kết hợp với nhiều cơ sở thủy sản trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao năng lực chuyên môn trên các lĩnh vực:
1. Sản xuất giống, nuôi thương phẩm: Trại giống Bình Thạnh [Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao Đồng Tháp]; Công ty TNHH Thủy Sản Mừng Liên; Trung tâm giống Nông nghiệp Tiền Giang; Trung tâm giống thủy sản An Giang; Trung tâm giống Quốc gia thủy sản nước ngọt Nam Bộ; Cơ sở sản xuất giống Thanh Sơn; Công ty Hồng Mỹ; Trại Thực nghiệm Thủy sản nước lợ Nam sông Hậu; Trại giống thủy sản [TT Khuyến nông Kiên Giang]; Trung tâm Hải sản cấp 1 Ninh Thuận; Công ty Trung Sơn Kiên Giang; Công ty Huy Thuận; Công ty Tân Huy Hoàng; Công ty Trung Sơn Kiên Giang; Công ty Miền Nam; Công ty Vĩnh hoàn; Công ty Hùng cá; Công ty Hoàng Long; Công ty Phát Tiến; Công ty TNHH MTV Giống Nam Mỹ VN; Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 3; Viện Nuôi trồng thuỷ sản Đại học Nha Trang;
2. Kinh doanh thuốc thú y thủy sản: Cửa hàng Thành Kim; Công ty BIOAQUA; Công ty TNHH sinh học toàn cầu Biển Việt; Công ty TNHH SX và TM Trúc Anh; Công ty Tân Huy Hoàng; Công ty Tân Hiệp Phát; Công ty Tiệp Phát;
3. Sản xuất thức ăn thủy sản: Công ty Dominal; Công ty Tongwei; Công ty thức ăn Yue hai.
4. Cơ quan nghiên cứu về thủy sản: Trung tâm giống Quốc gia thủy sản nước ngọt Nam Bộ; Trung tâm giống thủy sản An Giang;
5. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản: Chi cục chăn nuôi thú y và thuỷ sản Đồng Tháp.
2.38. Nông học
2.38.1. Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 139.
2.38.2. Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.38.3.  Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Đào tạo theo hướng nâng cao năng lực chuyên sâu ở các lĩnh vực:
1. Sản xuất giống được các đối tượng chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản.
2. Nuôi và trồng thương phẩm được các đối tượng nông nghiệp.
3. Nuôi được các loại thức ăn tự nhiên phục vụ nông nghiệp.
4. Nuôi được một số đối tượng sinh vật cảnh.
5. Phòng và trị bệnh được cho đối tượng cây con trong nông nghiệp.
6. Kinh doanh được dịch vụ về nông nghiệp.
7. Nghiên cứu và chuyển giao được công nghệ về nông nghiệp.
8. Truyền thông về nông nghiệp.
9. Kiểm định được chất lượng các nguyên liệu, thuốc và hóa chất, các sản phẩm nông nghiệp.
10. Kiểm tra, giám sát được quy trình chế biến nông nghiệp.
- Ngành nông học trong tương lai sẽ phát triển mạnh trên nhiều đối tượng trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch,… Do đó nhu cầu kỹ sư nông học rất lớn để phục vụ trong các lĩnh vực: sản xuất, thị trường thuốc, hóa chất, thức ăn, phân bón; thị trường giống nông nghiệp; thị trường nông sản; lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp; quản lý các nông nghiệp.
- Mô hình liên kết:
Chương trinh đào tạo ngành nông học đã kết hợp với nhiều cơ sở nông nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao năng lực chuyên môn trên các lĩnh vực:
1. Sản xuất giống, nuôi trồng nông nghiệp: Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao Đồng Tháp; Trung tâm giống Nông nghiệp Tiền Giang;
2. Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật: Công ty Lộc trời;
3. Sản xuất thức ăn chăn nuôi: Cty Tongwei;
4. Cơ quan nghiên cứu về nông nghiệp: Công ty UV; Trung Tâm nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp công nghệ cao ở Củ Chi.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp: Chi cục chăn nuôi thú y và thuỷ sản Đồng Tháp; Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Đồng Tháp.
2.39. Khoa học máy tính
2.39.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 137.
2.39.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.39.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Khoa học máy tính [KHMT] là ngành học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin như: ngôn ngữ lập trình hiện đại, xây dựng và phát triển phần mềm, sửa chữa, lắp ráp phần cứng, trí tuệ nhân tạo, an toàn  bảo mật hệ thống thông tin, thiết kế cài đặt mạng, thiết kế và phát triển các ứng dụng đa nền.
- Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực Khoa học máy tính [KHMT] như lập trình viên, chuyên viên tư vấn công nghệ thông tin, chuyên viên nghiên cứu và làm việc tại các công ty về phát triển công nghệ.
- Sinh viên tốt nghiệp ngành KHMT có thể làm việc tại nhiều nơi như: các công ty tư vấn, quản lý công nghệ thông tin, các công ty phần mềm, các công ty truyền thông,  các cơ quan hành chính sự nghiệp, các trường học hay bệnh viện. Vì vậy, cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính rất nhiều, bao gồm: lập trình viên, chuyên viên phân tích, chuyên viên xây dựng dự án, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học. Bên cạnh đó, cử nhân ngành KHMT có thể tham gia giảng dạy các bộ môn chuyên ngành từ bậc phổ thông đến đại học.
2.40. Sư phạm Tin học
2.40.1 Thời gian đào tạo, tổng số tín chỉ
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng số tín chỉ là 137.
2.40.2 Yêu cầu về tiếng Anh
Có trình độ tiếng Anh đạt ngoại ngữ bậc 3 [B1] theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
2.40.3 Định hướng mục tiêu, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Sư phạm Tin học là ngành đào tạo các cử nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy môn Tin học ở các cấp học phổ thông, các trung tâm, viện nghiên cứu,… Sinh viên ngành Sư phạm Tin học được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học máy tính, ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên được trang bị kiến thức tâm lý học, giáo dục học và phương pháp dạy học Tin học để trở thành người giáo viên Tin học trong hệ thống giáo dục phổ thông.
   - Hiện nay, ngành Sư phạm Tin học đang mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau tốt nghiệp. Đây là ngành học đa dạng, sau khi tốt nghiệp sinh viên không chỉ đi dạy học mà còn có thể làm nhiều công việc khác có liên quan đến lĩnh vực Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin.
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Tin học có thể đảm nhận Các vị trí công tác: Dạy học tại các trường Tiểu học, trường Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông; Giảng dạy tại các trường Trung học chuyên nghiệp, Trung tâm nghề, các trường Cao đẳng, các trường Đại học. Hoặc làm Chuyên viên tại các cơ sở giáo dục, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Ngoài ra, có thể thực hiện tốt công việc Lập trình viên, Kỹ thuật viên; Chuyên viên tư vấn dịch vụ công nghệ thông tin. Bên cạnh đó sinh viên đã tốt nghiệp cũng có thể học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.

 

Chủ Đề