Không ngủ được vì sao

Mất ngủ là bệnh gì?

Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7-8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4-11 giờ. Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy... Một số khảo sát cho thấy thời gian ngủ trung bình của con người giảm dần theo tuổi tác..

Mất ngủ có nhiều dạng bao gồm: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ.

Những dấu hiệu của bệnh mất ngủ

  • Khó ngủ.
  • Khó duy trì giấc ngủ.
  • Thức dậy sớm.
  • Không thấy tỉnh táo hoặc thấy mệt sau khi thức dậy.
  • Tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ và khó ngủ lại.

Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ
Bệnh mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nếu chỉ bị mất ngủ thoáng qua thì có thể là do một số nguyên nhân sau:

  • Căng thẳng, stress.
  • Bị rối loạn giờ thức và ngủ trong ngày vì thay đổi lịch làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ.
  • Sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu,...
  • Ăn quá no trước giờ đi ngủ, gây nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi.
  • Các yếu tố về môi trường ngủ xung quanh như: có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm ...

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu không phải do những nguyên nhân trên gây ra bệnh mất ngủ, đồng thời bị mất ngủ trong thời gian dài mà không chấm dứt thì có thể đó là mất ngủ mãn tính. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ mãn tính có thể là do người bệnh bị gặp vấn đề về sức khỏe hoặc bị mắc một số bệnh sau:

  • Bệnh dị ứng: Trong không khí có các chất gây dị ứng làm viêm đường mũi và kích hoạt sản xuất các chất gây nghẹt mũi. Những triệu chứng này xảy ra vào cả ban ngày và ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng, gây ra bệnh mất ngủ.
  • Bệnh viêm khớp: Những người bị viêm khớp gặp khó khăn khi ngủ. Viêm khớp và giấc ngủ tạo ra một vòng luẩn quẩn, bởi bệnh gây ra viêm và lo lắng, khiến người bệnh không ngủ được... Việc thiếu ngủ cũng có thể làm tăng triệu chứng viêm khớp và gây đau.
  • Bệnh tim: Bệnh động mạch vành và các vấn đề khác liên quan đến tim và phổi khác cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ.
  • Các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức làm các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể tăng tốc, khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn và tràn đầy năng lượng, gây cản trở khả năng thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ đối với những người nằm trong độ tuổi từ 45 đến 64. Triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược là ợ nóng, ho và nghẹt thở khi nằm xuống. Một số triệu chứng khác như viêm nướu, đau họng, ợ hơi và hôi miệng. Chính những triệu chứng này gây ra bệnh mất ngủ.
  • Thay đổi nội tiết tố: Độ tuổi trung bình ở phụ nữ mãn kinh là 50 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc.
  • Ngoài ra, bệnh mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, nghiện [rượu và các chất dạng thuốc phiện] tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ.
  • Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác như: ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ ... cũng gây ra bệnh mất ngủ.

Tác hại của bệnh mất ngủ

  • Dù là bị mất ngủ thoáng qua hay là mất ngủ mãn tính đều gây ra những tác hại như:
  • Tinh thần không tươi tỉnh, tỉnh táo, thường xuyên thấy buồn ngủ, kém linh hoạt.
  • Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung chú ý, trầm cảm.
  • Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc ...

Chẩn đoán mất ngủ bằng cách nào?

Mất ngủ thường được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng [khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh lý]. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số kỹ thuật chuyên sâu nhằm xác định nguyên nhân gây ra bệnh lý này như:

  • Xét nghiệm máu giúp phát hiện các vấn đề về tuyến giáp, tiểu đường, bệnh gout,…
  • Đối với những trường hợp phức tạp, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân ngủ lại tại bệnh viện để thu thập thêm dữ liệu phục vụ cho quá trình chẩn đoán. Trong khi ngủ, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ nhịp tim, hơi thở, chuyển động cơ thể, cử động mắt, sóng não,… để tìm ra nguyên nhân.

Trên thực tế, quy trình chẩn đoán mất ngủ phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng sức khỏe của từng trường hợp. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán không được đề cập trong bài viết.

Các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ

Mục tiêu chính của điều trị mất ngủ là cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian ngủ. Điều trị ưu tiên đối với bệnh lý này là điều trị hành vi bao gồm các phương pháp như kiểm soát các yếu tố kích thích, vệ sinh giấc ngủ, điều trị hành vi nhận thức, giới hạn giấc ngủ,… Trong trường hợp chất lượng giấc ngủ vẫn không được cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với thuốc.

Trên thực tế, điều trị bệnh mất ngủ thường được cá nhân hóa tùy theo mức độ tác động của tình trạng mất ngủ, đặc điểm bệnh lý ở từng trường hợp, tác dụng phụ, chi phí, khả năng đáp ứng,…Vì vậy, cách tốt nhất là được Bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp chi tiết để cải thiện bệnh.

Hãy theo dõi và gửi câu hỏi thắc mắc tới HOTLINE 19009204 của chương trình truyền hình trực tiếp lúc 9h sáng ngày 04/09/2020 trên kênh truyền hình Quốc hội để BSCC Nguyễn Tiến Tính giải đáp và tư vấn trực tiếp về "Các giải pháp cải thiện chứng MẤT NGỦ" cho quý vị và các bạn. 

Bệnh mất ngủ hay khó ngủ ngày càng rất phổ biến trong xã hội hiện nay bởi rất nhiều người mắc phải vì đủ mọi nguyên nhân và rất khó trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi chứng bệnh này và tìm lại giấc ngủ ngon lành nhờ áp dụng những cách trị mất ngủ đơn giản, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ nhanh chóng nhất. 

Bệnh mất ngủ là gì?

Mất ngủ hay thiếu ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, muốn ngủ nhưng không ngủ được, tình trạng xảy ra vào ban đêm khiến bạn luôn tỉnh táo, trằn trọc và khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, dễ giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm và khó ngủ lại được thường trên 30 phút và ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt.

Có thể chia chứng mất ngủ làm 3 loại chính:

  1. - Mất ngủ thoáng qua có biểu hiện khó ngủ dưới 1 tuần.
  2. - Mất ngủ ngắn hạn là tình trạng bị khó ngủ, không muốn ngủ kéo dài khoảng từ 1-4 tuần.
  3. - Mất ngủ mãn tính là tình trạng lâu ngày không ngủ được và kéo dài trên 1 tháng.
 


Mất ngủ là chứng bệnh khiến nhiều người lo lắng khi mắc phải

Không ngủ được là một chứng bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và thể chất của nhiều người. Hiện tượng mất ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh giấc nhiều lần trong khi ngủ…vv. Nguyên nhân của bệnh là rất nhiều nhưng nó đến từ hai yếu tố chính là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh mất ngủ

Các triệu chứng và biểu hiện khi bị mất ngủ là gì? Chúng ta thường nghĩ không ngủ được mới là triệu chứng của bệnh, nhưng trên thực tế những biểu hiện đơn giản như chỉ ngủ thiếp đi trong một khoảng thời gian ngắn, khó đi vào giấc ngủ kéo dài, trằn trọc không yên giấc, thức dậy nhiều lần trong lúc ngủ, mỗi lần dài trên 30 phút, thức khuya mà không có cảm giác buồn ngủ, không muốn đi ngủ, thức dậy sớm nhưng không ngủ lại được… cũng là một trong các triệu chứng mất ngủ.

Ngoài ra những dấu hiệu khác như ban ngày cơ thể mệt mỏi, hay có cảm giác buồn ngủ, thèm ngủ mà không ngủ đươc, làm việc không tập trung, dễ nổi cáu, dễ bị cảm cúm do cơ thể mất khả năng miễn dịch, dễ bị kích thích cũng là một dạng mất ngủ. Bệnh có thể trị dứt điểm nếu tìm và xác định được rõ nguyên nhân nhưng vì có rất nhiều nguyên nhân nên người ta rất khó tìm ra nguyên nhân và điều trị bằng 1 phương pháp.

Nguyên nhân gây nên bệnh mất ngủ

Không ngủ được có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như yếu tố ngoại cảnh do nguyên nhân khác quan, tâm sinh lý hoặc liên quan đến chứng bệnh tâm thần do nguyên nhân chủ quan gây nên.

Bạn bị mất ngủ triền miên mà không có cách khắc phục vì không biết nguyên nhân chính xác tại sao bạn bị bệnh. Bởi vì có vô số nguyên nhân gây nên triệu chứng mất ngủ thường xuyên và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Điều đáng lo ngại là bệnh này rất khó điều trị dứt điểm hoàn toàn nếu không tìm ra được nguyên nhân chính xác. Vậy nên, việc điều trị bệnh mất khá nhiều công sức và thời gian mà đôi khi không đạt hiệu quả nếu người bệnh không xác đinh được nguyên nhận chính xác dẫn đến việc bị mất ngủ là gì.

Nguyên nhân khách quan gồm có:

Yếu tố ngoại cảnh

  • - Môi trường: ô nhiễm, tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng quá nhiều, phòng ngủ.
  • - Thói quen của người ngủ cùng: ngáy, nghiến răng, mộng du.
  • - Sử dụng các chất kích thích gây hưng phấn cơ thể: rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá, các loại thuốc giảm đau chứa caffeine và chế độ ăn uống…
  • - Chênh lệch múi giờ, thay đổi lịch làm việc.
  • - Áp lực cuộc sống, bệnh lo âu, căng thẳng trong công việc, học tập. gia đình.

Môi trường: Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bệnh khó ngủ mà bạn đang phải đối mặt đó là môi trường nơi bạn sinh sống. Trong đó tiếng ồn là nguyên nhân hàng đầu làm bạn bị mất ngủ. Tiếng động trong khi ngủ cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi và các cử động của cơ thể như trằn trọc, trở mình, co chân duỗi tay, dễ bị trụt rút.

Phòng ngủ: Một yếu tố khác rất quan trong có liên quan trực tiếp đến giấc ngủ của bạn đó là phòng ngủ. Phòng ngủ có thể quyết định đến 70% giấc ngủ của bạn. Mách bạn mẹo nhỏ này, hãy xem lại không gian phòng ngủ của bạn đã thiết kế hợp lý chưa? Phòng ngủ quá ẩm thấp hoặc nhiệt độ quá cao làm cho cơ thể bạn không thoải mái khi tạo giấc ngủ. Cũng cần chú ý đến hướng đặt gường ngủ trong phòng, thường xuyên vệ sinh giữ cho phòng luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Chênh lệch múi giờ, thay đổi lịch làm việc: Bạn thường xuyên phải thay đổi giờ giấc làm việc khiến cơ thể không kịp thích ứng gây rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, việc thay đổi vị trí làm việc hay đi du lịch ở nơi có múi giờ quá chênh lệch với nơi mình sống cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ. Một nguyên nhân khác, bạn không có thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ quá nhiều vào ban ngày, vận động quá mạnh trước giờ đi ngủ, thường xuyên thức khuya làm cho cơn buồn ngủ bị quá giấc không muốn ngủ nữa và dần dần trở thành mất ngủ.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Bạn đừng bao giờ xem thường và bỏ qua nguyện nhân này bởi chúng ta thường chủ quan và nghĩ là nó không quan trọng. Nhưng thực chất chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng đến tinh thần và liên quan trực tiếp tới giấc ngủ của bạn. Chế độ ăn uống và thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn cùng lối sinh hoạt không khoa học cũng là lý do dẫn đến mất ngủ.

Áp lực cuộc sống: Với sự phát triển của xã hội hiện đại con người bị xoáy vào vòng tốc độ đó. Những áp lực từ công việc, tình yêu, gia đình, các mối quan hệ xã hội… khiến bạn phải suy nghĩ, lo toan và dẫn đến stress mất cân bằng tâm lý. Nếu bị stress trong thời gian dài sẽ dẫn đến bị khó ngủ và dần phát triển thành bệnh.

Nguyên nhân chủ quan gồm có

Yếu tố bệnh lý:

  • - Mất ngủ không rõ nguyên nhân.
  • - Do các bệnh lý nội khoa: đau dạ dày, đại tràng, hen phế quản, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, béo phì, tiêu hóa, xương khớp… Bệnh viêm xoang.
  • - Do các bệnh lý tâm thần: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, tâm thần phân liệt, rối loạn stress sau chấn thương, bệnh sa sút trí tuệ…
  • - Nghiện các chất kích thích: rượu, các dạng thuốc phiện…

Mất ngủ không rõ nguyên nhân: Bản thân có tiền sử mắc chứng bệnh khó ngủ, nhưng không rõ nguyên nhân điều này rất khó giải quyết tân gốc được mất ngủ. Với nguyên nhân này bạn nên áp dụng những phương pháp, cách dễ ngủ hay mẹo giúp dễ ngủ và ngủ ngay lập tức.

Các bệnh lý nội khoa: Là những bệnh liên quan đến béo phì, tiểu đường, huyết áp, tiêu hóa…Các bệnh về xương khớp, đau dạ dày, viêm xoang, thận kém, gan nóng, bệnh trầm cảm…gây nên những cơn đau nhức, mệt mỏi từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, cũng là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bị chứng bệnh mất ngủ.

Yếu tố sinh lý:

  • - Tuổi già
  • - Phụ nữ mãn kinh
  • - Tiền kinh nguyệt
  • - Phụ nữ mang thai
  • - Sốt, viêm đau

Phụ nữ mãn kinh, phụ nữ mang bầu, người già: Do thay đổi hooc môn trong cơ thể đẫn đến tâm sinh lý mà những đối tượng này sẽ thường xuyên bị mất ngủ. Có rất nhiều trường hợp phụ nữ sau khi sinh bị mắc chứng bệnh trầm cảm vì mất ngủ, áp lực cuộc sống gia đình. Hoặc ở người già, các chức năng của cơ quan nội tạng bị suy giảm, hoạt động kém hơn làm giảm thời gian, nhu cầu về giấc ngủ.

Chứng bệnh khó ngủ xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính nhưng đối tượng dễ bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ nhất thường là trẻ em, trẻ sơ sinh, người già, phụ nữ sau sinh, người bị áp lực công việc lớn…vv.

Tác hại của chứng bệnh rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Triệu chứng mất ngủ ban đầu có thể chỉ làm cơ thể lảo đảo, mệt mỏi thiếu sức sống, vẻ mặt ảm đạm, nhợt nhạt. Nhưng mất ngủ kéo dài khiến cơ thể suy nhược, tâm trạng chán nản, làm việc giảm năng suất, làm giảm trí nhớ, thiếu kiên nhẫn và thiếu linh hoạt trong các mối quan hệ xã giao. Chứng mất ngủ lâu dần có thể trở thành nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Mất ngủ thoáng chốc hay mất ngủ lâu dài đều có tác động xấu đến sức khỏe, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập và cuộc sống sinh hoạt của bạn. Đặc biệt đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng bệnh về tinh thần như, tâm thần, tâm thần phân liệt…vv.

Phương pháp chữa chứng mất ngủ, giúp ngủ dễ?

Khi mắc phải chứng mất ngủ, câu hỏi chúng ta thường đặt ra là bệnh có chữa được dứt điểm không? Làm cách nào chữa khỏi chứng mất ngủ? Hay là làm thế nào để dễ ngủ? Có cách nào để đi vào giấc ngủ nhanh? Có cách ngủ nào giúp ngủ dễ hơn không?…vv, nhưng vẫn không tìm được giải pháp và câu trả lời. Làm thế nào để cải thiện và điều trị khỏi dứt điểm chứng mất ngủ này được hiệu quả, đó là câu hỏi mà không ít người quan tâm. Dưới đây là những cách có thể điều trị tận bệnh gốc bằng thuốc tây y, đông y,bấm huyệt và phương pháp ngồi thiền nhằm cải biến giấc ngủ, giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh và có giấc ngủ ngon lành.

Phương pháp điều trị bệnh bằng y học hiện đại: Khi có dấu hiệu bị mất ngủ bạn nên đến bệnh viện, các trung tâm y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín chất lượng…vv để thăm khám tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời. 

Đông y: Phương pháp chữa mất ngủ bằng đông y hiện đang là sự lựa chọn của nhiều người. Đây là một trong những phương pháp lâu dài, an toàn nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho bệnh nhân mà không để lại tác dụng phụ. Chữa mất ngủ, khó ngủ  bằng đông y với các phương pháp như: bấm huyệt, châm cứu, kê đơn bốc thuốc theo tình trạng bệnh…

Phương pháp ngồi thiền: Hiện nay ngoài phương pháp chữa chứng mất ngủ bằng đông y-tây y thì rất nhiều người đã tìm đến một phương pháp khác đó là ngồi thiền hay ngủ thiền. Với phương pháp này người bệnh sẽ không phải uống thuốc hay châm cứu hay bấm huyệt mà là phương pháp trị liệu hoàn toàn là tự nhiên. Khi áp dụng cách này cơ thể bạn sẽ tự động hấp thụ trực tiếp năng lượng tươi mới từ vũ trụ bỏ những chất phế thải ra bên ngoài.

Với nguyên lý này sẽ nhanh chóng đưa cơ thể bạn về trạng thái cân bằng trong việc dưỡng thần, giải tỏa căng thẳng, áp lực giúp bạn xua tan mệt mỏi. Để có một giấc ngủ ngon bạn nên sinh hoạt, làm việc điều độ, lành mạnh, nên áp dụng các liệu pháp từ thiên nhiên, các môn tập thiền định khí công, Yoga có lợi cho sức khỏe.

Thực phẩm nên ăn trước khi ngủ giúp dễ ngủ, ngủ ngon

Để đạt hiệu quả chữa và điều trị mất ngủ tốt nhất khi áp dụng các phương pháp chữa và điều trị bệnh nêu trên. Bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể giúp cơ thể tràn đầy năng lượng giúp bạn dễ ngủ hơn. Trong 10 thực phẩm này chứa các dưỡng chất tốt cho hệ thần kinh, tim mạch, hệ thống tiêu hóa giúp an thần, thả lỏng, thư giãn thúc đẩy giấc ngủ ngon.

  • - Chuối tiêu
  • - Trà hoa cúc
  • - Sữa ấm
  • - Mật ong
  • - Khoai tây
  • - Bột yến mạch
  • - Hạnh nhân
  • - Bánh mỳ nguyên hạt
  • - Giấm ăn
  • - Sữa chua


Thực phẩm giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc

Mẹo giúp bạn ngủ ngay sau một phút

Làm thế nào mới có thể giúp bản thân có một giấc ngủ ngon từ tối tới sáng? Đặc biệt là làm sao để có thể đi vào giấc ngủ nhanh và dễ dàng. Vậy cách để ngủ nhanh nhất là gì?  

Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa và điều trị lâu dài nêu trên bạn cũng đừng quên và bỏ lỡ lựa chọn áp dụng các mẹo chữa mất ngủ đơn giản, hiệu quả ngay tức thời giúp bạn có giấc ngủ ngay trong vòng 1 phút và có một giấc ngủ sâu.

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh mất ngủ bạn có thể áp dụng một số biện pháp, mẹo đơn giản là các cách để dễ ngủ và đi vào giấc ngủ nhanh nhất như:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt
  • Tập thể dục nhè nhàng trước khi ngủ
  • Bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh
  • -​​​​​​​ Cách ngủ: áp dụng các tư thế ngủ
  • -​​​​​​​ Dưỡng sinh giấc ngủ
  • -​​​​​​​ ​​​​​​​Kỹ thuật thở 4-7-8

Báo Mạng!

Video liên quan

Chủ Đề