Tại sao bẻ khớp lại kêu

TPO - Theo các nhà khoa học, tiếng kêu khi bạn bẻ khớp tay có nguồn gốc từ các bong bóng khí trong dịch nhầy ở các khớp.

Bẻ cổ, lắc cổ kêu răng rắc chỉ là thói quen vô hại nhưng động tác này tiềm ẩn rất nhiều mối nguy. Đã có trường hợp bị liệt nửa người bên trái thậm chí đột quỵ chỉ vì hành động này. Vậy bẻ cổ là gì, có nguy hiểm không, hãy cùng Ths Nguyễn Minh Hoàng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bẻ cổ là hành động phổ biến của rất nhiều người nhằm giải phóng áp lực ở cổ do giữ nguyên một tư thế quá lâu hoặc đôi khi chỉ là phản ứng nhỏ với căng thẳng hoặc đơn thuần do thói quen. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều vẫn hay đặt câu hỏi: bẻ cổ có sao không? Bẻ cổ có tốt không và chúng có những mối nguy hiểm nào, có ảnh hưởng tới xương khớp hay không?

Bẻ cổ khiến các bong bóng khí vỡ ra tạo thành tiếng lách tách

Cổ bao gồm 7 đốt sống cổ, bó cơ và hệ thống dây thần kinh, thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ đầu và thân. Ngoài ra, chúng còn thực hiện một số chức năng như:

  • Nâng đỡ vùng đầu
  • Duy trì chức năng vận động, giúp bạn dễ dàng xoay 180 độ
  • Bảo vệ tủy sống
  • Bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh
  • Hỗ trợ mạch đốt sống

Khi bạn vặn cổ, lắc cổ hay bất kỳ khớp nào trong cơ thể, các bao khớp sẽ bị kéo căng ra. Những bao khớp chứa chất lỏng, việc kéo căng cổ sẽ cho phép chất lỏng tạo ra áp lực lên khớp, hình thành nên khí oxy, nitơ và carbon dioxide. Các khí này sẽ tạo ra những bong bóng khí nhỏ và bị vỡ, bạn sẽ nghe thấy tiếng lách tách, răng rắc mỗi khi bẻ khớp.

Ngoài ra, việc có tiếng kêu khi xoay vặn cổ còn do:

  • Các cử động của khớp, gân và dây chằng. Khi cử động khớp cổ, vị trí của gân sẽ thay đổi và hơi lệch ra ngoài. Từ đó, có thể nghe thấy tiếng tách tách khi gân trở lại vị trí ban đầu.
  • Các khớp mất đi lớp sụn bao bọc cũng dễ nghe được những âm thanh tại đây.

Đã có nghiên cứu việc bẻ cổ được chuyên gia xương khớp can thiệp có thể tác động tích cực đến tinh thần bởi nhiều người cảm thấy khi nghe được những tiếng răng rắc trong cổ sẽ giải phóng áp lực và điều chỉnh được khớp.

Trong một số trường hợp, chỉ cần người bẻ cổ cảm nhận được âm thanh răng rắc sẽ thấy dễ chịu, ngay cả khi không có áp lực nào được giải phóng hoặc các khớp không được điều chỉnh hoàn toàn. Đây được gọi là “hiệu ứng giả dược” [placebo].

Bẻ cổ cũng giúp giải phóng hormone hưng cảm endorphin ở vùng khớp cổ, giúp kiểm soát cơn đau. Đó chính là lý do vì sao khi vặn cổ, lắc cổ bạn cảm thấy rất thích thú, thoải mái.

Ngoài ra, việc nắn chỉnh cổ có chuyên môn, vặn cổ ở mức độ vừa phải có thể mang lại một số lợi ích như:

  • Hỗ trợ cải thiện đau nửa đầu
  • Cải thiện và hỗ trợ điều trị tình trạng đau cứng cổ
  • Thư giãn cột sống, giảm đau mỏi tạm thời
  • Cải thiện các bệnh lý về cột sống

Bẻ khớp cổ hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy làm tăng nguy cơ viêm khớp. Trong hầu hết trường hợp, hành động này không gây hại cho sức khỏe nhưng vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ.

Nếu không biết cách bẻ cổ hoặc bẻ quá mạnh có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Song song với sự thoải mái khi xoay vặn cổ thì việc bẻ cổ quá mạnh có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm như:

  • Chèn ép dây thần kinh cổ khiến khó hoặc không thể vận động
  • Căng cơ xung quanh khớp và bản thân các khớp
  • Kéo giãn dây chằng trong khớp, mất đi sự ổn định, có nguy cơ bị thoái hóa khớp
  • Cổ tập trung nhiều mạch máu quan trọng, bẻ cổ quá mạnh dẫn đến thủng mạch máu, hoặc cũng có thể gây ra đông máu, dẫn đến đột quỵ

Đã có trường hợp ghi nhận một bệnh nhân vô tình thực hiện thói quen bẻ cổ dẫn đến vỡ động mạch đốt sống khiến cục máu đông hình thành trong não và gây đột quỵ từ hành động tưởng như vô hại này.

>> Tìm hiểu ngay: Thoái hóa đốt sống cổ – Triệu chứng và cách điều trị ra sao?

Nên thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu bất thường ở cổ.

Nếu bạn thường xuyên vặn cổ nhưng không thấy bất kỳ dấu hiệu đau nào có thể không cần đến phương pháp trị liệu thần kinh cột sống.

Tuy nhiên, nếu gặp phải các biểu hiện dưới đây cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân:

  • Có vết sưng bất thường ở cổ bởi đây có thể là dấu hiệu của tích tụ chất lỏng, chấn thương hoặc nhiễm trùng
  • Đau các khớp cổ, đặc biệt đau mãn tính không rõ nguyên nhân
  • Các khớp co cứng, kém linh hoạt, đau mỏi cổ vai gáy
  • Không bẻ khớp cổ nhưng vẫn xuất hiện những âm thanh này với tần suất nhiều kèm theo các cơn đau

Để không gặp những “sự cố” khi vặn cổ, bạn nên nắm được cách bẻ cổ đúng cách:

Cách 1: Sử dụng lòng bàn tay và cánh tay

  • Thư giãn cổ bằng cách xoay tròn cổ theo chiều kim đồng hồ
  • Kéo căng cơ cổ bằng cách nghiêng về một bên, giữ yên tư thế trong vòng 20 giây và đổi bên
  • Một tay đặt dưới cằm sao cho lòng bàn tay ôm được phần xương quai hàm, đưa tay còn lại ra sau đầu, cong cánh tay cho thoải mái
  • Nắm chặt và giữ phần đầu kéo căng sang trái sau đó đẩy cằm ngược chiều kim đồng hồ để thư giãn
  • Làm tương tự với bên còn lại

Lưu ý:

  • Không cố gắng xoay cổ mạnh theo vòng tròn vì dễ chấn thương
  • Nếu thường xuyên muốn bẻ khớp cổ nên tham khảo ý kiến chuyên môn. Tốt nhất nên tìm cách loại bỏ vấn đề gốc rễ
  • Ngừng lắc cổ nếu như có dấu hiệu đau, tổn thương
  • Nếu thực hiện, nên làm với lực nhẹ, dần dần

Bẻ cổ tuy không nguy hiểm nhưng thói quen này tiềm ẩn những nguy cơ nhất định cho sức khỏe xương khớp và tim mạch. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

XEM THÊM: 

Ths.Nguyễn Minh Hoàng

Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

Thói quen bẻ khớp ngón tay, tự xoay, vặn cổ khá phổ biến, đa số chúng ta thường cảm thấy thích thú và nhẹ nhõm khi nghe tiếng kêu “răng rắc” tuy nhiên thói quen tưởng chừng vô hại này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

1. Tiếng kêu “răng rắc” là gì?

Trái với lầm tưởng của nhiều người là do xương di chuyển hoặc va vào nhau tạo tiếng kêu. Tiếng kêu răng rắc chúng ta thường nghe thấy thật ra là do các bọt khí vỡ ra trong chất lỏng hoạt dịch của vùng khớp. Trong thời gian các bong bóng này hình thành trở lại, bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn so với trước đó, giống như giảm bớt các áp lực trong khớp.

Tuy nhiên cảm giác này sẽ sớm đi qua và cảm giác dễ chịu sau khi bẻ khớp thật ra chỉ là một trải nghiệm tâm lý.

2. Nguy hiểm nếu tự bẻ khớp

Gần đây, trên mạng xã hội thường xuất hiện nhiều clip tự bẻ, nắn với âm thanh “rắc rắc” vui tai được lồng ghép gây thích thú cho người xem. Việc bẻ khớp này có thể gây ra nhiều nguy hại cho khớp nếu bạn thực hiện không đúng cách hoặc lực quá mạnh. Đặc biệt tại vùng cột sống cổ, lưng do đây là nơi nhiều dây thần kinh chi phối toàn bộ vận động cơ thể và các cơ quan chức năng.

Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng giám đốc phòng khám ACC: “Tiếng kêu rắc rắc gây thích thú thực ra chỉ là một trải nghiệm tâm lý, trên thực tế khi các bác sĩ chuyên khoa thực hiện thao tác nắn chỉnh có thể không tạo ra âm thanh nhưng không có nghĩa là việc nắn chỉnh không hiệu quả. Tuy nhiên nếu cố gắng xoay vặn, thực hiện các động tác không đúng kỹ thuật để tạo ra âm thanh rắc rắc sẽ mang đến nhiều hậu quả đáng ngại”:

  • Gây bất ổn định vùng khớp: Khi bẻ khớp không đúng cách hoặc lực quá mạnh, chúng ta làm giãn dây chằng bao quanh vùng khớp, đặc biệt vùng khớp cổ. Điều này đôi khi có thể dẫn tới dây chằng bị kéo căng và hư hỏng vĩnh viễn. Điều này có thể dẫn tới các bệnh viêm xương khớp, thoái hóa khớp, sụn khớp bị tổn thương và mài mòn. 
  • Hội chứng cột sống: Tác động lực sai cách hoặc cố xoay vặn cột sống để tạo ra âm thanh có thể gây ra các sai lệch trên hệ xương cột sống, một số trường hợp gây chèn ép lên dây thần kinh gây đau, sưng, viêm,… hoặc thậm chí tai biến và tử vong.
  • Chèn ép tủy sống: Tự xoay, vặn, bẻ cổ có thể gây sai lệch, biến dạng đốt sống và đĩa đệm gây chèn ép tủy sống. Các triệu chứng thường gặp là: đau, tê vùng cổ, lưng lan xuống cánh tay hoặc chân.
  • Ảnh hưởng các động mạch vùng cổ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

3. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín trong điều trị “Nắn chỉnh thần kinh cột sống Chiropractic”

Việc duy trì thói quen tự bẻ khớp hoặc thực hiện xoay, bẻ khớp tại các cơ sở mát xa, phòng khám chui không được cấp phép, bác sĩ không được đào tạo chuyên ngành chính quy có thể khiến khớp bị tổn thương, lâu dần phát triển thành thoái hóa, viêm khớp hoặc thoát vị đĩa đệm.

>> Tìm hiểu thêm: Trào lưu “bẻ xương khớp” trị đau tràn lan trên mạng xã hội – Nguy hiểm khôn lường!

Việc thực hiện liệu pháp nắn chỉnh xương, cột sống cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy tắc an toàn, thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản tại các trường đào tạo được tổ chức Y tế thế giới WHO và Liên đoàn thần kinh cột sống thế giới WFC công nhận.

Với 15 năm kinh nghiệm tại Việt Nam, phòng khám ACC tự hào đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài được đào tạo chính quy tại các trường đại học lớn trên thế giới như Palmer University, Cleveland University, New York Chiropractic, Life University… tại Mỹ, New Zealand, Canada, Pháp.

Tại đây, trước khi bắt đầu nắn chỉnh trị liệu thần kinh cột sống, các bác sĩ cần tiến hành kiểm tra cụ thể tình trạng của bệnh nhân, kết hợp phim chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ MRI để nắm bắt chính xác tình trạng của bệnh nhân, đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị rõ ràng.

Dựa vào vị trí sai khớp đã được chẩn đoán, bác sĩ Chiropractic dùng tay tác động một lực nhẹ nhàng, nhằm khôi phục cấu trúc sai lệch trong khớp cột sống, giải phóng đĩa đệm và loại bỏ áp lực chèn ép lên dây thần kinh. Nhờ đó, người bệnh có thể thoát khỏi cơn đau nhanh chóng.

Ngoài áp dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống, đội ngũ Chiropractor 100% bác sĩ nước ngoài tại phòng khám ACC còn kết hợp với vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bằng thiết bị hiện đại như: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu vận động chủ động ATM2, máy chiếu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, nhằm đẩy nhanh tiến độ phục hồi, giúp người bệnh khôi phục khả năng vận động, lấy lại niềm vui trong cuộc sống.

Video liên quan

Chủ Đề