Kinh doanh xuất nhập khẩu là gì

1. XUẤT NHẬP KHẨU LÀ GÌ?          

Kinh doanh xuất nhập khẩu là ngành học sẽ trang bị cho học sinh kiến thức chuyên sâu về phân tích, soạn thảo hợp đồng ngoại thương; lập các chứng từ thương mại; thực hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu; cách thức tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu,… Đặc biệt, học sinh sẽ phát triển khả năng suy luận trong kinh doanh giúp hoàn thiện tư duy chiến lược.

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO          

🔰 Sau khi học các môn cơ sở, sinh viên sẽ bước vào các môn chuyên ngành như: Kinh tế quốc tế, Anh văn chuyên ngành, nghiệp vụ ngoại thương,…
🔰 Ngoài ra, học sinh theo học ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu còn được đào tạo các kỹ năng tiếng Anh, kĩ năng tin học và kĩ năng mềm như kĩ năng đàm phán, thương lượng, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng giải quyết vấn đề.
🔰 Bên cạnh đó, Nhà trường đã hợp tác với hàng trăm doanh nghiệp thành viên hoạt động đa lĩnh vực, đây là cánh tay nối dài của nhà trường, hỗ trợ trường mở rộng thêm cơ sở giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp giúp các em hoàn thành các kĩ năng để bước vào con đường chinh phục thành công.

3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP      

Tốt nghiệp ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu, học sinh có thể đảm nhận các vị trí việc làm như: ✔️ Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu [Sales Xuất nhập khẩu] ✔️ Nhân viên chứng từ – dịch vụ khách hàng [CS] tại công ty Logistics

✔️ Nhân viên hiện trường [Ops] tại công ty Lgistics


* Trường Trung Cấp Vạn Tường ký HỢP ĐỒNG cam kết 100% học sinh được bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.

4. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO                        

PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN tại TRUNG CẤP VẠN TƯỜNG

ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Tốt nghiệp THCS 2 năm
Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương 1,5 năm
Tốt nghiệp ĐH, CĐ, TCCN ngành nghề khác 1 – 1,5 năm

*Lưu ý:
Những thí sinh đang là học sinh lớp 9 chưa có kết quả xét tốt nghiệp THCS năm 2021 có thể đăng ký xét tuyển học bạ ngay trong đợt đầu tiên [từ ngày 30/3/2021] bằng cách nộp trước Phiếu đăng ký xét tuyển và bản photo công chứng học bạ THCS về VẠN TƯỜNG để được ưu tiên xét tuyển.

5. MÔN HỌC TIÊU BIỂU VÀ TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH         

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu:

– Kinh tế vi mô – Kế toán đại cương

– Quản trị tài chính


– Quản trị Marketing

– Pháp luật trong kinh doanh – Thực hành thanh toán quốc tế

– Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa và khai báo hải quan

Tố chất phù hợp với ngành:
– Khả năng xây dựng chiên lược, tổ chức

– Biết tiếng Anh
– Có khả năng giao tiếp, thuyết trình và diễn đạt tốt

– Cẩn thận, chi tiết và tỉ mỉ

6. BẰNG CẤP                                                                                    

Hoàn tất tất cả các môn học trong toàn khóa học, học sinh sẽ được nhận bằng Trung cấp Kinh doanh xuất nhập khẩu do trường Trung cấp Vạn Tường cấp theo phôi bằng của Tổng cục GDNN, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Theo Điều 28 Luật Thương mại 2005, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được quy định định nghĩa như sau:

- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Chính phủ sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.

Xuất, nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản cấu thành nên hoạt động ngoại thương. Xuất, nhập khẩu là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc gia. Hoạt động xuất, nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong nước, cụ thể:

- Thị trường rộng lớn, khó kiểm soát. 

- Chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp… của các quốc gia khác nhau. 

-Thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ, hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế.

Doanh nghiệp có được tự do kinh doanh xuất, nhập khẩu? [Ảnh minh hoạ]
 

Quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp

Theo khoản 4 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu" là quyền của doanh nghiệp.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, quy định quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu như sau:

1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh Mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh Mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu .
Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động "Xuất nhập khẩu". Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan ...

Như vậy, mọi doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu mà không cần xin phép. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Kinh doanh dịch vụ logistic cần những điều kiện gì?

Kinh nghiệm mở công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.

Xuất nhập khẩu là hoạt động quan trọng nhằm lưu thông hàng hoá của một quốc gia với bên ngoài. Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực kinh doanh phổ biến của các doanh nghiệp. Để kinh doanh xuất nhập khẩu, Quý vị cần trang bị một số kinh nghiệm cũng như thủ tục pháp lý để thành lập công ty về xuất nhập khẩu.

Công ty Luật Hoàng Sa chia sẻ và tư vấn cho Quý khách hàng một số kinh nghiệm, thủ tục pháp lý để thành lập công ty kinh doanh Xuất nhập khẩu như sau:

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHUẨN BỊ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU:

1. Nghiên cứu kỹ về sản phẩm dự định kinh doanh:

  • Đây là việc đầu tiên của quá trình khởi nghiệp, nếu không nghiên cứu kỹ về sản phẩm mình dự định kinh doanh thì bạn sẽ mơ hồ về nó. Dẫn đến việc tư vấn, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của bạn sẽ kém phần hấp dẫn khách hàng. Thậm chí nó còn dẫn đến khó khăn trong công tác đào tạo cho nhân sự của bạn.
  • Kinh doanh xuất nhập khẩu nếu chỉ là cá nhân đứng ra làm thì sẽ gặp một số khó khăn như không xuất được hoá đơn VAT, khó khăn khi thanh toán, khó khăn khi tiếp cận các loại giấy phép ...

2. Nguồn vốn đủ lớn để làm nền tảng cho công ty XUẤT NHẬP KHẨU:

Điều đầu tiên mà ai cũng biết đó chính là nguồn vốn. Bất kể là việc kinh doanh hay thành lập công ty cũng đều cần đến nguồn vốn. Vậy thì nguồn vốn đó đến từ đâu?

Để mở một công ty XUẤT NHẬP KHẨU, bạn cần một nguồn vốn nhất định phụ thuộc quy mô. Dù là vay mượn hay kêu gọi đầu tư từ những người khác đều cần thiết. Bạn sẽ không thể làm được gì nếu không có cho mình một nguồn vốn đủ dư thừa. Khi “đế chế” nhỏ của bạn được thành lập sẽ có rất nhiều điều phát sinh cần đến nguồn vốn. 

3. Chiến lược quảng cáo, Marketing kiếm việc:

Khi khởi nghiệp thì vấn đề quan trọng nhất đó là nguồn việc, với thời đại hiện nay thì gần như các doanh nghiệp đều tiếp cận nguồn việc bằng nhiều kênh khác nhau. Trong đó không thể bỏ qua kênh kiếm việc online tức là quảng cáo qua các trang tin, báo chí, mạng xã hội ...

4. Lên kế hoạch kinh doanh:

Một kế hoạch kinh doanh vững chắc, chi tiết sẽ hướng dẫn bạn đi đến thành công. Nó cần thiết để trình bày ý tưởng của bạn đến các nhà đầu tư tiềm năng. Kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm một tuyên bố mục tiêu, một bản tóm tắt công ty, một dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ, một mô tả của một thị trường mục tiêu, kế hoạch tài chính và chi phí hoạt động…

Để có được chiến lược kinh doanh phù hợp, bạn cần có cái nhìn nhạy bén, khả năng đánh giá thị trường và nhìn nhận được tiềm năng của sản phẩm, đưa ra được những kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn, từ đó đúc kết kinh nghiệm và dồn lực để tiến tới những đích đến cao hơn.

5. Xác định thị trường mục tiêu:

Việc xác định được thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng chính của mình là điều rất quan trọng. Khách hàng của bạn là ai? họ làm gì? có nhu cầu như thế nào về sản phẩm?… từ đó đánh giá thị trường, nhắm vào những khách hàng có tiềm năng để làm điểm tựa phát triển. Đồng thời bạn cũng phải xác định được đối thủ của mình là ai, mức độ canh tranh ở thị trường mục tiêu của bạn ra sao, từ đó tìm cách để làm giảm sự cạnh tranh của đối thủ với doanh nghiệp mình.

6. Đừng quá sợ sự cạnh tranh:

Đừng nói xấu đối thủ cạnh tranh khi nói chuyện với chủ đầu tư hoặc khách hàng. Không cần phải trở thành một đối tượng của sự thương hại. Trong thực tế, nói chuyện theo cách này thậm chí có thể “xua đuổi” khách hàng đến một đối thủ cạnh tranh của mình [người cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng có thể không cần]. Hãy nhớ rằng, khi sự cạnh tranh tồn tại thì thị trường mới tồn tại, thì trường còn tồn tại thì doanh nghiệp của bạn mới có chỗ đứng. Hãy sử dụng kiến ​​thức đó như là nguồn cảm hứng để làm tốt hơn đối thủ.

7. Vấn đề thuê kế toán làm sổ sách:

Với một doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ thì chưa chắc cần đến tuyển một nhân sự cứng để làm công tác kế toán, thuế. Mà bạn có thể thuê kế toán dịch vụ cho tiết kiệm chi phí ban đầu. Công ty Luật có thể là địa chỉ uy tín để giới thiệu hoặc lựa chọn dịch vụ kế toán cho bạn tốt nhất.

II. LUẬT SƯ TƯ VẤN MỘT SỐ QUY ĐỊNH THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU:

1. Thành lập công ty cần những gì? 

Để có thể thành lập Công ty, thành viên/cổ đông cần chuẩn bị những tài liệu, thông tin cơ bản như sau:

  • Giấy tờ cá nhân bao gồm thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu;

  • Thông tin cho việc thành lập công ty như: Tên, địa chỉ công ty, vốn góp, tỷ lệ góp vốn, ngành nghề kinh doanh công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật công ty, thông tin giám đốc, thông tin chủ tịch, thông tin kế toán trưởng;

  • Chi phí thuê luật sư cho việc thành lập công ty, công bố thông tin, chi phí khắc dấu công ty, công bố mẫu dấu

2. Thành lập Công ty có cần bằng cấp, và hộ khẩu không?

  • Thành lập công ty có cần bằng cấp không sẽ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh công ty muốn đăng ký, đa phần là không cần bằng cấp khi thành lập công ty trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như kinh doanh dịch vụ đào tạo ngoại ngữ, hoạt động xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, lữ hành du lịch ...

  • Thành lập công ty theo quy định pháp luật hiện nay không yêu cầu thành viên/ cổ đông phải có sổ hộ khẩu tại địa phương nơi đăng ký thành lập.

3. Chi phí thành lập công ty?

  • Luật sư Công ty Luật Hoàng Sa tư vấn miễn phí và bạn chỉ phải mất các chi phí cấp đăng ký doanh nghiệp, con dấu, phí công bố, mua chữ ký số, hoá đơn điện tử và phí dịch vụ của luật sư khi thực hiện dịch vụ.

4. Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

  • Vốn điều lệ công ty là vốn góp vào của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông công ty, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu hoặc tối đa trừ những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định như Công ty kinh doanh du lịch lữ hành, Công ty kinh doanh tài chính, Công ty kinh doanh dịch vụ môi giới việc làm, công ty kinh doanh bất động sản [vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định], vốn điều lệ thành lập công ty sẽ do thành viên thỏa thuận và quyết định.

5. Nên thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần?

  • Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH hay công ty cổ phần sẽ do thành viên quyết định, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, trên. Hiện nay theo luật pháp Việt Nam việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ TNHH sang cổ phần, từ cổ phần sang TNHH, từ doanh nghiệp tư nhân sang TNHH, hay sang cổ phần và ngược lại đều được phép thực  hiện một cách dễ dàng. Do đó chúng tôi tư vấn ban đầu khách hàng nên lựa chọn loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

6. Thành lập công ty phải nộp những loại thuế gì?

  • Theo luật pháp Việt Nam hiện nay thì một doanh nghiệp khi hoạt động phải nộp nhiều loại thuế, nhưng có những loại thuế cơ bản như thuế giá trị gia tăng [khi xuất hoá đơn], thuế thu nhập doanh nghiệp [khi có thu nhập và lãi], thuế thu nhập cá nhân [khi đến mức phải chịu thuế], thuế môn bài nộp hàng năm ...

7. Các bước thành lập công ty XUẤT NHẬP KHẨU bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu 

Khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật sư bản sao hoặc bản gốc giấy tờ chứng thực cá nhân [giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu] và một số thông tin về công ty dự kiến thành lập.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ 

Ngay sau khi tiếp nhận tài liệu và thông tin về công ty, Luật sư sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho khách hàng đầy đủ theo quy định.

Bước 3: Các thủ tục thành lập công ty 

  • Cơ quan cấp phép: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính

  • Thời gian cấp phép: 4-5 ngày làm việc

  • Khắc con dấu công ty: 01 ngày làm việc

  • Công bố mẫu dấu: 01 ngày làm việc

  • Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp: 01 ngày làm việc

8. Tư vấn các công việc cần làm sau khi hoàn tất thành lập công ty XUẤT NHẬP KHẨU:

  • Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký của công ty theo quy định.

  • Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài: Trong năm đầu tiên thành lập, doanh nghiệp được miễn môn bài nhưng vẫn phải nộp tờ khai. Từ năm thứ hai trở đi, nộp lệ phí môn bài theo mức sau: Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 2.000.000 VNĐ, trên 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ.

  • Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được chọn khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng, sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề [đủ 12 tháng] để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.

  • Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.

  • Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử: Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch nhằm dễ dàng quản lý và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

  • Thuê luật sư rà soát và soạn thảo các văn bản nội bộ chuẩn theo quy định.

LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:

Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:

Video liên quan

Chủ Đề