Kinh nghiệm và năng lực quan trọng hơn bằng cấp

Bằng cấp đẹp hay kinh nghiệm dày? Câu hỏi vẫn luôn được đặt ra cho thế hệ trẻ cũng như các nhà tuyển dụng trước giờ nhưng không bao giờ dừng lại. Việc cầm một tấm bằng thật đẹp, một tấm bằng loại khá giỏi so với việc mang trong mình những kinh nghiệm dày dặn với tâm thế sẵn sàng, cái nào sẽ được ưu tiên và giành lợi thế hơn? 

Tôi có một tấm bằng thật đẹp…

Có lẽ, ai cũng muốn sở hữu cho mình một tấm bằng thật đẹp sau khi ra trường, một tấm bằng loại giỏi hay khá dĩ nhiên sẽ gây ấn tượng tốt hơn so với tấm bằng chỉ ở mức trung bình.  Cầm tấm bằng với thành tích tốt trên tay, mọi người sẽ trầm trồ, khen ngợi và đầy ngưỡng mộ. Ai chẳng thích được như thế! Để có được những tấm bằng đó, là sự đánh đổi của những năm tháng thanh xuân vùi đầu vào sách vở, là sự đánh đổi của việc không còn đủ thời gian để trải nghiệm với cuộc sống bên ngoài. Họ chỉ biết học, học và học. Và sau hết, cái họ nhận được chính là quyền sở hữu một tấm bằng được cho là đẹp.

Tôi có những kinh nghiệm thật dày…

Kinh nghiệm – đó là cả một quá trình phấn đấu và rèn luyện. Muốn có kinh nghiệm thì phải dám thử thách bản thân, dám đặt bản thân vào nhiều vị trí và hoàn cảnh khác nhau. Mỗi ngày một ít, dần dần sẽ tích lũy cho mình thật nhiều kinh nghiệm đáng giá. Kinh nghiệm là cả những thứ nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như viết mail, cứ nghĩ rằng đó là chuyện đơn giản nhưng xin thưa viết mail cũng cần phải có kinh nghiệm, phải trải qua quá trình tập luyện và tiếp xúc nhiều thì mới có thể cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Hay như việc diễn đạt, không phải cứ học theo lý thuyết là sẽ nói hay, thuyết phục được người khác. Muốn diễn đạt tốt, cứ thực hành càng nhiều sẽ càng có kinh nghiệm. 

Kinh nghiệm và năng lực quan trọng hơn bằng cấp

Những kinh nghiệm trong các công việc nhỏ nhặt là như thế. Đôi khi, nhiều người còn có thể theo đuổi đam mê dựa trên những kinh nghiệm của mình. Kinh nghiệm của con người là không giới hạn, càng tích lũy thì sẽ càng dày, càng nhiều kinh nghiệm càng mang lại lợi thế. Việc tích lũy kinh nghiệm giúp người ta theo đuổi được đam mê cũng là điều hiển nhiên và dễ hiểu. Có kinh nghiệm thì chẳng có gì khó khăn cả.

Bằng cấp đẹp hay kinh nghiệm dày?

“Bằng cấp đẹp” và “kinh nghiệm dày”. Cả hai đều nghe có vẻ thật oai! Đứng giữa ranh giới hai bờ vực, ta sẽ chọn…? Việc chọn lựa là chuyện của mỗi người, không ai áp đặt ai. Nhưng, nhìn vào thực tế, sẽ thấy cái nào quan trọng hơn cái nào.

Bạn nghĩ một nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên người có bằng cấp đẹp, bạn nghĩ một nhà tuyển dụng sẽ tuyển thẳng một người sở hữu cho mình tấm bằng loại giỏi? Không hẳn là như thế. Tấm bằng chỉ là hình thức bên ngoài. Tấm bằng có “đẹp” đến đâu đi chăng nữa, nhưng kinh nghiệm không có, không làm được việc thì cũng chẳng nơi nào muốn nhận một nhân viên như thế. Đơn giản như dù cho bạn có cầm tấm bằng với danh nghĩa là Thạc sĩ đi chăng nữa, nhưng bạn chưa hề có kinh nghiệm viết mail. Một đơn xin việc online chẳng rõ ràng, lời văn lủng củng, trình bày qua loa thì liệu công ty có nhận “Thạc sĩ danh nghĩa” đấy? 

“Hãy quên các bằng cấp đi vì chúng chỉ có giá trị tham khảo thôi” – Nguyễn Bá Ngọc (Chủ tịch công ty NBN Media). Dưới góc độ nhà tuyển dụng, cũng chẳng ai quan trọng đến bằng cấp cả. Có thể là có, nhưng, chỉ là để “tham khảo”. Tham khảo quá trình của từng người trong suốt 4 năm đại học, tham khảo thành tích đó có đúng như thực tế họ đang nhìn vào hay không? Bằng cấp, chỉ là một công cụ, không phải là vũ khí. Vũ khí chính để ta đương đầu với những va vấp của cuộc sống không gì khác ngoài kinh nghiệm. Kinh nghiệm dày dặn mới là thứ ta cần. Có thể là sở hữu một tấm bằng không như mong đợi, nhưng trong suốt những năm tháng đại học ấy, ta vươn mình ra ngoài biển lớn kia, ta đương đầu với những sóng gió, ta đặt chân đến mọi ngõ ngách để tích góp cho mình từng chút từng chút một. Và rồi, khi mọi thứ đã sẵn sàng, ta đem ra bên ngoài những gì ta đã cố gắng để giành lấy. Dĩ nhiên, một hành trang vững như thế sẽ thu hút nhà tuyển dụng hơn bao giờ hết.

Kinh nghiệm và năng lực quan trọng hơn bằng cấp

CEO Phương Bùi (Chủ tịch hội đồng quản trị Trung tâm Anh ngữ Aten) cho rằng, khi đánh giá một ứng viên, cô sẽ dựa theo 4 tiêu chí: kinh nghiệm, kỹ năng, tính cách và tiềm năng, mỗi yếu tố chiếm 25%. Đấy, bằng cấp lúc này có còn quan trọng hay chăng? Hay kinh nghiệm đã chiếm ưu thế hơn? Công ty nào cũng vậy, đâu cũng muốn bắt cho mình những con cá tốt nhất. Đã là cá thì phải có khả năng tự bơi, tự chống chọi với biển lớn. Cũng vì lẽ đó, nhà tuyển dụng sẽ chọn cho mình những người thật dày dặn kinh nghiệm để không phải tốn thời gian đào tạo lại, không phải mất công sức để chỉ ra từng lỗi nhỏ không đáng có. Có nhiều người, cầm tấm bằng với ngành nghề tài chính, nhưng khi xin việc, họ vẫn ứng cử vào các vị trí marketing, sale… và đôi khi còn làm tốt ở vị trí đó. Vì sao vậy? Đơn giản là họ đã theo đuổi những gì mình muốn, có thể việc chọn ngành là không hợp lý, nhưng khi đã nhận ra, họ sẵn sàng tìm lối đi mới, sẵn sàng đi gom nhặt những kinh nghiệm và hành trang cần thiết cho đam mê của mình. Hay có những người, họ chẳng thèm quan tâm đến việc học, nhưng luôn đi tìm tòi những kĩ năng để rồi đem ra thực hành. Và sau hết, họ dùng chính những kinh nghiệm đó để đi xin việc. Kết quả trên thực tế cho thấy, kinh nghiệm dày sẽ đem lại lợi thế hơn.

Đừng như những con gà công nghiệp, hãy bươn chải, hãy bay ra khỏi khuôn khổ đã được mặc định sẵn đi. Đi tìm, đi góp. Kinh nghiệm, kĩ năng. Hãy gom hết về. Để, một lúc nào đó, nó sẽ là vũ khí đắc lực, là cái mà ta cần đến. Thật, ta sẽ không thể quay lại và tích góp tất cả trong thời gian ngắn được. Vậy nên, tích được gì hãy tích từ bây giờ.  Đừng để bị xem là “người thiếu kinh nghiệm”. 

(Visited 458 times, 1 visits today)

Có bằng cấp cao thì dễ xin được việc làm tốt, nhưng cái quyết định hiệu quả công việc lại là kiến thức. Bạn là một sinh viên nhưng có thật sự bạn đang học để tích lũy kiến thức hay chỉ đến lớp điểm danh mỗi ngày và chờ đến ngày nhận bằng?

Kinh nghiệm và năng lực quan trọng hơn bằng cấp

Trước đây, xin việc là phải có bằng, bằng càng cao thì càng dễ xin việc. Nhiều công ty trước đây tuyển một vị trí công nhân sửa chữa bảo trì cũng đòi hỏi ứng viên có bằng cao đẳng, hay tuyển thư ký cũng cần bằng đại học. Người học cần phải có bằng cấp thật cao, thật nhiều nhưng thực tế lại không cần thiết trong công việc. Dẫn đến tình trạng thừa kỹ sư, cử nhân mà thiếu công nhân, thiếu người thợ. Người học tuy trình độ khác nhau nhưng ai cũng phải lo cho xong phần mình là phải có đủ mọi loại bằng thì mới mong tìm được việc. Điều đó dẫn đến thói quen học tập rất thụ động trong phần lớn sinh viên (SV).

Nhưng ngày nay ...


Nếu trả lời câu hỏi: “Bạn đi học vì bằng cấp hay kiến thức?” Chắc hẳn không ít SV sẽ dễ dàng xác định mục tiêu hàng đầu của mình là kiến thức. Ai cũng hiểu được tầm quan trọng của kiến thức và kỹ năng thực sự trong công việc. Trong bối cảnh đất nước mở cửa ngày càng nhiều, kinh tế thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, xã hội chỉ dung nạp những con người giỏi thực sự và con người sẽ được trả công xứng đáng với những gì mình cống hiến. Không nhà đầu tư nào muốn bỏ ra một khối tiền để trả lương cho những người không có năng lực, hay trả lương theo bậc kỹ sư để con người đó làm những công việc của một công nhân. Vì vậy, năng lực làm việc thực sự của người lao động ngày càng được đề cao. Mà năng lực đó phải được xây dựng và phát triển dựa trên nền móng là kiến thức mà bạn đã được học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn trong những hoạt động thực tế. Học để lấy kiến thức ngày càng là điều tất yếu đối với tất cả mọi người.

Hãy học vì kiến thức


Xác định mục tiêu học để tích lũy những gì cần thiết cho công việc mai sau, bạn hãy học một cách tích cực và chủ động. Nhiều SV ngày nay vẫn còn hay đổ lỗi tất cả cho chương trình giáo dục lỗi thời hay phương pháp tổ chức giảng dạy cổ hủ và so sánh nhiều với SV nước ngoài có những ưu tiên lợi thế trong học tập mà không nhận ra rằng chính bản thân của mình đang rất thụ động. Kiến thức ở mọi nơi xung quanh ta, phải thu gom, phải chủ động nắm bắt lấy nó. Không nên vì chương trình giáo dục lỗi thời, phương pháp lạc hậu mà cũng lạc hậu, lỗi thời theo.

Học chủ động là như thế nào?

- Đầu tiên là bạn hãy tự học. Đừng đợi kiến thức do thầy cô mang đến nhồi nhét vào đầu bằng cách đọc chính tả. Thầy cô chỉ là những người hỗ trợ bạn trong việc học tập. Hãy tìm hiểu thật nhiều, đọc sách thật nhiều, trau dồi nhiều bài tập và tại liệu liên quan đến môn học của mình. Chủ động thắc mắc, tự giải đáp thắc mắc và trực tiếp tham khảo ý kiến của thầy cô. Hãy làm quen với thư viện trường và giành nhiều thời gian ở đó. Lập nhóm học tập, cùng nhau trao đổi sẽ tạo sự hứng khởi và mang lại hiệu quả học tập cao.

- Hãy tham gia những khóa học ngắn hạn để trau đồi những kỹ năng xung quanh chuyên ngành học của mình. Ngày nay, trong công việc, những kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng để bạn hoàn thành công việc của mình và thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp. Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình... hay những khóa học về ngoại ngữ, tin học. Nhà tuyển dụng ngày càng đánh giá cao những kỹ năng này. Người ta cho rằng, trong thành công của người lao động ngày nay chỉ có 25% là từ kiến thức trên ghế nhà trường còn 75% là từ những kỹ năng mềm kể trên. Do đó, đây cũng là những kiến thức cần thiết mà bạn phải tích lũy song song với kỹ năng cứng từ trường chính quy. Tuy nhiên, dù học cái gì bạn hãy cố gắng thật sự để lãnh hội nó, không thôi bạn lại đi vào vết xe đổ là chạy theo bằng cấp đấy nhé.

- Một công việc bán thời gian phù hợp chuyên ngành đang học vừa để chi tiêu thêm trong đời sống SV, vừa để trau dồi và thực hành trực tiếp những kiến thức khô khan trên giảng đường và học hỏi thêm những kiến thức thực tế luôn là sự yêu thích của SV. Bạn sẽ có cơ hội cọ sát với môi trường làm việc của doanh nghiệp, vừa kiếm thêm thu nhập cho mình. Hãy thử tưởng tượng sau này khi ra trường, bạn viết vào lá đơn xin việc những kinh nghiệm bạn đã có qua hàng loạt công việc bán thời gian trong thời gian bạn còn đi học, điều đó sẽ thu hút nhà tuyển dụng như thế nào. Nhưng hãy cẩn thận, đừng quá ham mê làm thêm quá mà bê trễ nhiệm vụ chính của SV là học tập nhé.

Có vẻ như có rất nhiều cách để bạn học tập một cách chủ động mà tích lũy cho mình kiến thức và kỹ năng thật sự. Nhưng tất cả sẽ không thành công nếu bạn không bắt đầu ngay từ lúc này. Hãy phát huy thế mạnh sức trẻ để thu gom thật nhiều kiến thức. Bạn sẽ có một thời khóa biểu bận rộn nhưng không kém phần thú vị. Hãy để bằng cấp làm đúng nhiệm vụ của nó là chứng minh giá trị thực của bạn còn giá trị thực của bạn sẽ đảm bảo cho bạn một tương lai thành công.