Làm 2 công ty đóng bảo hiểm thế nào năm 2024

Khi một người làm việc tại 2 công ty, công ty thứ hai không phải đóng bảo hiểm thì khi nghỉ việc ở công ty thứ hai, người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

Cụ thể: Ông B làm việc cho công ty A với chức danh GĐ quản lý Tòa nhà xin từ chức vào ngày 30/11/2017, tính tới thời gian nghỉ việc Ông này đã có tổng số thời gian làm việc là 24 tháng 7 ngày, khi làm tại công ty A thì Cty A không đóng BHXH, BHYT, BHTN cho ông B do ông này cũng đang làm việc cho Công ty C và đang tham gia bảo hiểm tại công ty này. Theo Điều 48 của Bộ luật LĐ quy định về trợ cấp thôi việc thì Công ty chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên và thời gian tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động làm việc thực tế cho Công ty trừ đi thời gian người lao động đã tham gia BHTN và thời gian Công ty chi trả trợ cấp thôi việc. Như vậy trong trường hợp này, Công ty A có phải chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho ông Nguyễn Văn B cho toàn thời gian ông Nguyễn Văn B làm việc thực tế tại Công ty do công ty không đóng các khoản bảo hiểm cho ông B không?

Gửi bởi: Hỏi về trợ cấp thôi việc làm cho người lao động làm việc tại 02 công ty

Trả lời có tính chất tham khảo

Câu trả lời mang tính tham khảo: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động 2012:

“3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”

Khi anh B đã được đóng bảo hiểm tại công ty C và theo quy định của pháp luật công ty bạn không cần đóng bảo hiểm cho anh B nữa thì công ty bạn có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định. Với số tiền này đã coi như công ty bạn có trách nhiệm với phần bảo hiểm xã hội của anh B và khi đó công ty bạn không cần phải trả trợ cấp thôi việc nữa. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty bạn chưa chi trả một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm mà đáng ra anh B được hưởng thì công ty bạn có nghĩa vụ chi trả trợ cấp thôi việc cho anh B.

(PLO)- Người lao động có từ hai hợp đồng lao động trở lên thì đóng BHXH theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Tôi đang làm việc cho hai công ty và cả hai công ty tôi đều có ký kết hợp đồng lao động. Hiện nay, tôi đang tham gia BHXH tại công ty đầu tiên.

Xin hỏi trường hợp một người làm việc tại hai công ty cùng một lúc thì sẽ đóng BHXH như thế nào?

Bạn đọc Trần Văn Hưng (TP.HCM)

Bảo hiểm xã hội TP.HCM trả lời: Căn cứ Luật BHXH, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn dưới luật, quy định người lao động đồng thời có từ hai hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Ngoài ra, với bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ - BNN) sẽ đóng theo từng hợp đồng lao động.

Như vậy, trường hợp của bạn đã tham gia giao kết hai hợp đồng lao động thì việc đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, BHTNLĐ - BNN theo hợp đồng đầu tiên.

Đối với những nơi còn lại, bạn phải chủ động thông báo cho đơn vị được biết để thực hiện lập hồ sơ đóng BHTNLĐ - BNN theo đúng quy định nêu trên.

Ai đi làm công ty cũng phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng nếu làm cho 02 công ty cùng lúc thì đóng bảo hiểm xã hội 2 nơi được không? Câu trả lời sẽ được LuatVietnam gửi đến bạn đọc trong bài viết sau đây.

1. Có được ký hợp đồng lao động với 2 công ty không?

Theo Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả tiền công, tiền lương kèm theo điều kiện lao đông, quyền và nghĩa vụ của từng bên.

Bộ luật Lao động 2019 hiện không giới hạn số lượng hợp đồng lao động mà người lao động được ký với những người sử dụng lao động khác nhau.

Khoản 1 Điều 19 Bộ luật Lao động quy định, người lao động có thể ký nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận.

Như vậy, người lao động được phép ký hợp đồng lao động với 02 công ty cùng lúc, miễn sao đảm bảo thực hiện công việc của cả hai hợp đồng lao động.

Làm 2 công ty đóng bảo hiểm thế nào năm 2024
Ký hợp đồng lao động với 2 công ty được không? (Ảnh minh họa)

2. Cùng lúc đóng bảo hiểm xã hội 2 nơi được không?

Người lao động ký hợp đồng lao động với 02 công ty được hưởng đầy đủ quyền lợi theo từng hợp đồng lao động đã ký nhưng vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp này lại khá đặc biệt.

Dù làm việc cùng lúc cho 02 công ty nhưng người lao động sẽ không đóng bảo hiểm xã hội 02 nơi cùng một thời điểm. Thay vào đó, người lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động được ký đầu tiên.

Bởi khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp ký hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, người lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Điều này cũng được áp dụng tương tự với bảo hiểm thất nghiệp. Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013, trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động cũng chỉ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động ký đầu tiên.

Còn với bảo hiểm y tế, nếu làm việc cùng lúc 02 nơi, người lao động phải đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất (theo khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014).

Làm 2 công ty đóng bảo hiểm thế nào năm 2024
Đóng bảo hiểm xã hội 2 nơi được không? (Ảnh minh họa)

3. Hợp đồng ký sau được giải quyết quyền lợi bảo hiểm thế nào?

Đối với hợp đồng lao động được ký sau, người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội nên sẽ không được tính hưởng quyền lợi về bảo hiểm đối với hợp đồng này.

Tuy nhiên, người lao động sẽ được bù đắp quyền lợi bằng việc được người sử dụng lao động trả thêm khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế mà người sử dụng lao động phải đóng (theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019).

Số tiền này sẽ được chi trả cùng lúc với tiền lương trong từng kỳ trả lương cho người lao động.

Nếu không chi trả hoặc trả không đủ số tiền đóng bảo hiểm cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

  • Phạt từ 03 đến 05 triệu đồng: Không trả tiền cho 01 đến 10 người lao động.
  • Phạt từ 05 đến 08 triệu đồng: Không trả tiền cho 11 đến 50 người lao động.
  • Phạt từ 08 đến 12 triệu đồng: Không trả tiền cho 51 đến 100 người lao động.
  • Phạt từ 12 đến 15 triệu đồng: Không trả tiền cho 101 đến 300 người lao động.
  • Phạt từ 15 đến 20 triệu đồng: Không trả tiền cho 301 người lao động trở lên.

Cùng với việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội cộng với khoản tiền lãi tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Người lao động làm việc ở 2 công ty thì đóng BHXH như thế nào?

Theo khoản 1, Điều 42 văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam hướng dẫn: “Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ”.nullĐóng BHXH 2 nơi - Hỏi đápbaohiemxahoi.gov.vn › hoidap › Pagesnull

Làm thế nào để biết có 2 sổ bảo hiểm xã hội?

Như vậy thông qua cách lấy mã số bảo hiểm xã hội trên Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người tham gia bảo hiểm xã hội có thể biết được mình có 2 sổ bảo hiểm xã hội hay không một cách dễ dàng và chính xác nhất.nullCách xử lý khi có 2 sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?thuvienphapluat.vn › lao-dong-tien-luong › cach-xu-lykhi-co-2-so-bao-hie...null

Người lao động muốn tham gia BHXH bắt buộc tại 2 công ty trong cùng 1 lúc có được không tại sao?

Do đó, việc bạn tham gia đóng BHXH đồng thời tại cả 2 công ty là không phù hợp với quy định của pháp luật.13 thg 8, 2019nullMột người lao động có được đóng bảo hiểm xã hội tại 2 công ty?dangcongsan.vn › Hỏi – Đápnull

Ký hợp đồng lao động với nhiều công ty cùng lúc thì đóng bảo hiểm thế nào?

Bảo hiểm xã hội (quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp) đóng ở tất cả các công ty đã ký hợp đồng lao động (tuy nhiên người lao động không cần phải đóng vào quỹ này mà người sử dụng lao động sẽ đóng). Bảo hiểm thất nghiệp đóng tại công ty ký hợp đồng lao động đầu tiên.nullKý hợp đồng lao động với nhiều công ty, bảo hiểm xã hội tính thế nào?dantri.com.vn › lao-dong-viec-lam › ky-hop-dong-lao-dong-voi-nhieu-co...null