Lạm phát là gì nguyên nhân dẫn đến lạm phát năm 2024
Lạm phát là gì? Lạm phát là một cụm từ được sử dụng phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về lạm phát cũng như những nguyên nhân và sự ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn. Show
1. Lạm phát là gì? Phân loại lạm phát1.1. Lạm phát là gì?Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát (inflation) là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Lạm phát có thể gây ra nhiều vấn đề như giảm sức mua của người tiêu dùng, giảm giá trị tiền tiết kiệm và sự bất ổn trong các hoạt động kinh tế. Ví dụ về lạm phát: Trong điều kiện bình thường, giá một bát phở tại Hà Nội là 30.000 VNĐ, khi xảy ra tình trạng lạm phát thì giá tô phở tăng lên 35.000 VNĐ. Điểm 2 điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước quy định: Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Điểm 4 điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước: Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ. 1.2. Phân loại lạm phátLạm phát được phân chia thành 03 mức độ khác nhau:
2. Các nguyên nhân phổ biến của lạm phát2.1. Lạm phát do tiền tệKhi lượng tiền lưu hành trong nước tăng lên, có thể do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ để ổn định giá trị của đồng tiền quốc gia so với ngoại tệ hoặc thực hiện chính sách tăng cung tiền (mua công trái) theo yêu cầu của nhà nước làm lượng tiền lưu thông tăng lên và gây ra hiện tượng lạm phát. 2.2. Lạm phát do cầu kéoKhi nhu cầu thị trường về một sản phẩm cụ thể tăng, giá của sản phẩm đó thường cũng tăng lên. Tuy nhiên, tác động này có thể lan rộng sang các sản phẩm khác, dẫn đến sự tăng giá trên hầu hết các loại hàng hóa. Hiện tượng lạm phát do sự tăng nhanh về nhu cầu tiêu dùng thường được gọi là “lạm phát do cầu kéo.” Ví dụ tại Việt Nam, khi giá xăng tăng lên sẽ làm tăng giá cước vận chuyển của các xe hàng và dẫn đến sự tăng giá của các loại hàng hóa như: thịt lợn, các sản phẩm nông sản và nhiều mặt hàng khác. 2.3. Lạm phát do chi phí đẩyChi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như tiền lương, giá nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá của một hoặc một số yếu tố này tăng sẽ làm cho tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên. Do đó, để bảo toàn lợi nhuận, các doanh nghiệp thường phải tăng giá sản phẩm. Hiện tượng này dẫn đến sự tăng mức giá chung trên toàn nền kinh tế và được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”. 2.4. Lạm phát do cầu thay đổiKhi trên thị trường xảy ra tình huống mà nhu cầu về một sản phẩm nào đó giảm đi trong khi nhu cầu đối với sản phẩm khác tăng lên và nếu có sự tồn tại của người cung cấp độc quyền và giá của họ không thay đổi (giá không giảm xuống, ví dụ như giá điện ở Việt Nam) thì giá của sản phẩm có nhu cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó, sản phẩm có nhu cầu tăng sẽ có giá tăng thêm dẫn đến mức giá chung tăng lên và gây ra hiện tượng lạm phát. 3. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam3.1. Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tếLạm phát nhẹ có thể hỗ trợ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu lạm phát tăng cao, nó có thể dẫn đến những tác động bất lợi cho nền kinh tế và xã hội, bao gồm:
3.2. Tác động của lạm phát đến sản xuấtLạm phát có tác động lớn đến hoạt động sản xuất. Điều này xuất phát từ việc nhiều mặt hàng nguồn cung cho quá trình sản xuất tăng giá, dẫn đến sự tăng giá cả của sản phẩm. Ngược lại, những người cung cấp nguyên vật liệu hoặc nguồn cung cho sản xuất có thể nhận được nhiều lợi ích từ lạm phát. Họ thường tìm cách tăng lượng dự trữ nguồn cung với mong muốn đẩy giá sản phẩm lên cao hơn dẫn đến việc tích trữ, dồn ép hàng hóa ngày càng tăng lên. 3.3. Tác động của lạm phát đến thu nhập và việc làmDo tác động của lạm phát, nhu cầu tiêu dùng và chi phí của người dân thường sẽ tăng lên. Điều này thường dẫn đến yêu cầu tăng lương của người lao động, bởi họ cần mức thu nhập cao hơn để đối phó với giá cả ngày càng leo thang. Tuy nhiên, thực tế có thể xảy ra tình huống khi tốc độ tăng lương của người lao động không đuổi kịp tốc độ tăng giá của các sản phẩm, dịch vụ và hàng hoá trên thị trường. Điều này có thể dẫn đến mất cân đối thu nhập và giá cả, do vậy người lao động cần phải được tăng lương để duy trì chất lượng cuộc sống. Khi lạm phát kéo dài, nó có thể tạo ra sự không ổn định trên thị trường lao động, tạo ra sự khoảng cách ngày càng xa về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp trong xã hội. 4. Một số giải pháp kiểm soát lạm phát4.1. Giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thôngMột trong các nguyên nhân dẫn đến lạm phát là sự mất giá của đồng tiền. Để kiểm soát lạm phát, có một số biện pháp có thể thực hiện. Do đó cần ngừng phát hành tiền để giảm việc đưa thêm tiền vào lưu thông, từ đó giảm cung lượng tiền. Đồng thời thực hiện nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi nhằm thúc đẩy người dân gửi tiền vào ngân hàng để kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế. Ngoài ra, có thể thực hiện tăng thuế tiêu dùng. Việc tăng thuế trên một số sản phẩm và dịch vụ có thể giảm nhu cầu tiêu dùng cá nhân, đồng thời đẩy thêm hàng hoá và dịch vụ vào thị trường trong nước. 4.2. Thúc đẩy sản xuất kinh doanhBên cạnh việc kiểm soát lượng tiền trong lưu thông, một giải pháp quan trọng để kiểm soát lạm phát là thúc đẩy cung hàng hoá bởi nguyên nhân lớn gây lạm phát cao chính là do cung quá thấp so với cầu. Chỉ khi có đủ hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của người dân, tỷ lệ lạm phát mới có khả năng giảm đi. Do đó, việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo lượng cung ngang bằng với mức cầu hoặc thấp hơn so với cầu để giảm tỷ lệ lạm phát. Trên đây là tổng hợp các nội dung liên quan đến lạm phát là gì? Tác động của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam hi vọng sẽ giúp anh chị hiểu đầy đủ và chi tiết hơn về lạm phát. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là gì?Nguyên nhân gây lạm phát Cầu vượt cung, để sở hữu hàng hóa, người dân cần chi tiêu nhiều hơn để nhận được hàng hóa. Điều này đẩy giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, dẫn tới lạm phát. Lạm phát do chi phí đẩy: Trường hợp này xuất phát từ các chi phí đầu vào: vật tư cơ bản, nguyên liệu, nhiên liệu (xăng, dầu, điện,..),... Thế nào là lạm phát có các loại lạm phát nào?Lạm phát có thể được phân loại thành các mức độ khác nhau, dựa trên tỷ lệ lạm phát và tính chất của lạm phát. - Lạm phát tự nhiên: Tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm. - Lạm phát phi mã: Tỷ lệ lạm phát từ 10% đến 100%/năm. Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát trên 100%/năm. Điều gì sẽ xảy ra khi lạm phát?Khi lạm phát tăng, sức mua của đồng tiền giảm, đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng theo, gây áp lực tăng giá bán, giảm sản lượng, cắt giảm lương và nhân sự. Trong khi đó, người dân với mức lương bị cắt giảm, đồng tiền mất giá, dẫn đến sức mua càng suy giảm, không đủ cho sinh hoạt. Lạm phát quá thấp ảnh hưởng như thế nào?Tỷ lệ lạm phát thấp làm cho cung tiền trong nền kinh ít, tức là nguồn vốn cho vay của các ngân hàng bị thu hẹp. Trong khi đó nó làm cho lãi suất thực tế tăng, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu khó tiếp cận nguồn vốn cho vay, do đó khó mở rộng đầu tư sản xuất. |