Làm thế nào để biết nhóm máu của bản thân năm 2024

Biết nhóm máu của bản thân rất cần thiết trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết hoặc không ghi nhớ nhóm máu của mình. Vậy cách nhận biết nhóm máu là gì?

Làm thế nào để biết nhóm máu của bản thân năm 2024

Có những cách nhận biết nhóm máu như thế nào?

Các lý do phổ biến khiến mọi người cần kiểm tra nhóm máu bao gồm:

  • Khám thai
  • Phẫu thuật
  • Hiến nội tạng
  • Truyền máu

Nếu nhóm máu của không được lưu vào hồ sơ, bạn nên đi đến cơ sở y tế để thực hiện kiểm tra máu. Bạn cần yêu cầu được xét nghiệm máu để xác định nhóm máu.

Hiến máu – cách nhận biết nhóm máu dễ dàng và có ích

Đây là cách nhận biết nhóm máu vừa dễ dàng lại vừa giúp đỡ được người khác. Mọi người có thể tham gia hiến máu tại các bệnh viện, hoặc trung tâm hiến máu ở địa phương. Bạn cũng có thể tham gia hoạt động này do các cơ quan, đoàn thể tổ chức. Khi bạn tham gia hiến máu, hãy hỏi nhân viên để biết bạn thuộc nhóm máu nào sau khi đã hiến xong.

Tuy nhiên, bạn chưa thể biết ngay sau khi hiến vì máu cần thời gian để kiểm tra. Những người có trách nhiệm sẽ gọi lại để báo cho bạn biết một vài ngày sau đó. Bạn cũng cần lưu ý bản thân phải đáp ứng một vài yêu cầu đặc biệt về tiêu chuẩn trước khi có thể hiến máu. Ngoài ra còn có một vài tiêu chí khác khiến một người không hội đủ điều kiện hiến máu bao gồm:

  • Có hành vi nguy cơ cao gây bất an toàn về máu (người có tiêm chích ma túy, gái mại dâm, người có quan hệ tình dục hoặc lối sống bừa bãi).
  • Vừa đi du lịch đến một quốc gia khác.
  • Đang bị bệnh hoặc tiếp nhận điều trị bệnh mạn tính trước đó.

Tìm công cụ xác định nhóm máu trên mạng

Những công cụ tính toán để xác định nhóm máu được tìm thấy trên một số trang web có thể giúp bạn xác định nhóm máu của mình. Để sử dụng công cụ đó, bạn cần phải biết nhóm máu của cha mẹ đẻ mình. Bạn cũng nên biết về một số sự kết hợp nhóm máu từ cha mẹ tạo nên nhóm máu của con cái như sau:

Bố O x mẹ O = con cái O

Bố O x mẹ A = con cái A hoặc O

Bố O x mẹ B = con cái B hoặc O

Bố O x mẹ AB = con cái A hoặc B

Bố A x mẹ A = con cái A hoặc O

Bố A x mẹ B = con cái A, B, AB hoặc O

Bố A x mẹ AB= con cái A, B hoặc AB

Bố B x mẹ B = con cái B hoặc O

Bố B x mẹ AB = con cái A, B hoặc AB

Bố AB x mẹ AB = con cái A, B hoặc AB

Làm thế nào để biết nhóm máu của bản thân năm 2024

Lời khuyên từ chuyên gia

Khi đi xét nghiệm xác định nhóm máu, mọi người cũng nên kiểm tra thêm để biết có yếu tố Rh trong máu của mình hay không. Nếu bạn kiểm tra nhóm máu tại bất cứ tổ chức chuyên nghiệp nào, họ sẽ nói cho bạn biết về loại Rh. Đôi khi nhóm này cũng được gọi là nhóm máu D. Bạn có thể thuộc nhóm máu D+ hoặc D-. Ví dụ, nếu máu vón cục ở vùng A và vùng D, thì người đó thể thuộc nhóm máu A+.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Máu của con người được chia làm nhiều nhóm và mỗi nhóm máu lại mang những nét đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích với nhau. Để đảm đảo an toàn trong quá trình truyền máu, cần phải tuân thủ các nguyên tắc truyền máu cơ bản.

Nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu. Chính vì vậy, trước khi thực hiện truyền máu, điều căn bản nhất bạn cần biết đó là bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nhóm máu đó ra sao.

Máu của con người gồm nhiều nhóm sau, mỗi một nhóm sẽ có đặc tính riêng cũng như, có những kháng thể sẽ chống lại những nhóm kia, vì thế nếu truyền máu khác nhóm vào, kháng thể người nhận có thể phá hủy máu, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

Làm thế nào để biết nhóm máu của bản thân năm 2024

Truyền máu phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu

Sau đây là đặc tính của từng nhóm máu mà để đảm bảo an toàn trong truyền máu, các nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên các đặc tính này:

  • Nhóm máu A: Đặc trưng bởi sự hiện diện cho nhóm máu A là kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B có trong huyết tương. Những người mang nhóm máu A có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu hoặc mang nhóm máu AB. Những người nhóm máu A có thể được truyền máu bởi những người có nhóm máu O.
  • Nhóm máu B: Có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B hoặc những người mang nhóm máu AB. Những người mang nhóm máu B có thể nhận máu từ những người mang nhóm máu O.
  • Nhóm máu AB: Có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào. Tuy nhiên, những người mang nhóm máu AB cũng chỉ có thể hiến cho những người có cùng nhóm máu AB. Nhóm máu này không phổ biến.
  • Nhóm máu O: Đây là nhóm máu phổ biến nhất. Những người mang nhóm máu O chỉ nhận máu từ những người có cùng nhóm máu O và có thể hiến máu cho tất cả những nhóm máu khác bởi nhóm máu O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng trong huyết tương lại có cả kháng thể A và kháng thể B
  • Nhóm máu Rh (D): Yếu tố Rh là một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu. Hầu hết mọi người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu và thường gọi là Rh+ (Rh D dương). Những người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh- (Rh D âm). Cần phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Rh D đối với những người phụ nữ mang thai nhằm mục đích sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể của mẹ và bé.

Trong trường hợp người hiến máu hoặc bệnh nhân có nhóm máu khó xác định thì bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và thực hiện xét nghiệm chuyên khoa để xác định nhóm máu chính xác.

Nhận nhầm nhóm máu có thể gây nên phản ứng truyền máu tán huyết cấp sau 24h được truyền máu. Những phản ứng đồng loạt xảy ra có thể gây sốc và khiến người nhận tử vong.

2. Các nguyên tắc truyền máu cơ bản

Làm thế nào để biết nhóm máu của bản thân năm 2024

Sơ đồ truyền máu

Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình truyền máu cơ bản, tránh tình trạng tai biến có thể xảy ra, quá trình truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máu
  • Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết
  • Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợp
  • Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền rất chậm

Để tránh những tai biến trầm trọng, thậm chí là có thể tử vong có thể xảy ra, quá trình truyền máu cơ bản phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản khi truyền máu. Cần thực hiện xét nghiệm nhóm máu phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu bởi mỗi một nhóm máu sẽ mang những đặc trưng riêng biệt và nếu không được truyền đúng nhóm máu tương thích thì kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Bạn hiểu gì về nhóm máu của mình?
  • Định nhóm máu hệ ABO/Rh bằng kỹ thuật ống nghiệm
  • Xét nghiệm máu yếu tố Rh

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Làm sao để biết được mình thuộc nhóm máu gì?

Nhóm máu hệ ABO là một trong hai hệ nhóm máu quan trọng nhất trong hoạt động truyền máu. Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 45%, nhóm B khoảng 30%, nhóm A khoảng 20% và nhóm AB khoảng 5%.

Làm sao để nhận biết nhóm máu của mình?

Cách duy nhất để nhận biết nhóm máu là xét nghiệm tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Có rất nhiều người khi được hỏi về nhóm máu của mình thì hầu như họ không biết. Việc nhận biết nhóm máu của mình cũng rất cần thiết trong nhiều trường hợp.

Làm sao để biết mình nhóm máu O+ hay ở?

Dùng bộ thử máu Căn cứ vào các phản ứng trên thẻ kiểm tra, bạn có thể xác định được mình có mang nhóm máu O hay không. Các trường hợp người xét nghiệm mang nhóm máu A, B, AB, máu đều bị vón cục trên thẻ thử. Nếu máu không bị vón cục, điều đó có nghĩa là bạn mang nhóm máu O.

Làm thế nào để biết được nhóm máu của mình?

Việc của bạn chỉ là đến các trung tâm hiến máu tại địa phương hoặc các bệnh viện là được. Khi hiến máu, bạn sẽ được nhân viên lấy mẫu máu để biết bạn thuộc nhóm máu nào, bạn chỉ cần hỏi nhân viên y tế là sẽ có đáp án.