Lịch dương xuất hiện sớm nhất ở quốc gia nào năm 2024

Hiện nay, các dân tộc trên thế giới sử dụng rất nhiều cách tính thời gian khác nhau, nhưng chủ yếu là 3 loại: dương lịch, âm lịch và âm dương lịch. Việt Nam sử dụng loại “âm lịch” (hay còn gọi là nông lịch). Thực ra, đó chính là âm dương lịch chứ không phải hoàn toàn là âm lịch.

Năm âm lịch và dương lịch hình thành như thế nào?

Lịch dương xuất hiện sớm nhất ở quốc gia nào năm 2024

Mặt trăng - "sao Thái âm" - có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người châu Á.

Năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời.

Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường.

Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao đây? Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại suýt soát một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.

Năm âm lịch

Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.

Do trong chu kỳ từ ngày lạnh đến ngày nóng và từ ngày nóng đến ngày lạnh, mặt trăng thay đổi tròn khuyết hơn 12 lần, nên người xưa lấy 12 tháng (tháng âm lịch) thành một “năm” (năm âm lịch). Một năm đó có 354 hoặc 355 ngày. Đó là năm âm lịch thực sự. Thời cổ đại, Trung Quốc và Ai Cập là hai nước sử dụng năm âm lịch sớm nhất thế giới.

Năm âm dương lịch

Thế nhưng một chu kỳ thời tiết thay đổi nóng lạnh là 364 ngày, trong khi 1 năm âm lịch chỉ có 354 - 355 ngày, mỗi năm còn dư 10-11 ngày, 3 năm liền dư hơn 1 tháng. Để phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết nóng lạnh, người xưa đã cộng thêm 1 tháng vào năm thứ ba, năm đó sẽ có 13 tháng, tháng được cộng thêm vào gọi là “tháng nhuận”, năm đó sẽ có 384 hoặc 385 ngày.

Thời tiết thay đổi nóng lạnh là do trái đất quay nghiêng quanh mặt trời. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng, thời tiết thay đổi nóng lạnh một lần. Một vòng quay này là cơ sở hình thành dương lịch. Bởi vậy dùng cách chia tháng nhuận để tính lịch phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết, tức là kết hợp giữa âm lịch và dương lịch. Cách tính lịch như vậy không còn là âm lịch thuần túy nữa mà là kết hợp giữa lịch âm và lịch dương.

Theo các sử liệu, lịch sử của ngày Tết Dương lịch bắt nguồn từ hệ thống lịch của người La Mã cổ đại. Lịch La Mã được Romulus (người sáng lập thành Roma, khoảng 753 TCN) tạo ra dựa trên hệ thống âm lịch do người Hy Lạp sử dụng. Lịch này được gọi là lịch Romulus, bao gồm 10 tháng, bắt đầu từ ngày chứa điểm Xuân phân (vernal equinox - khoảng ngày 21/3 Dương lịch hiện nay).

Vị vua thứ hai của La Mã là Numa Pompillus (715 - 673 TCN) đã cải tiến lịch Romulus thành lịch Numa gồm 12 tháng. Một năm bình thường của lịch Numacó 355 ngày và vào năm có tháng mens intercalaris (tháng nhuận) thì có 385 ngày.

Lịch dương xuất hiện sớm nhất ở quốc gia nào năm 2024

Tết Dương lịch đã trở thành một ngày lễ truyền thống nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ảnh minh hoạ.

Trước khi được thay thế bằng lịch Gregorius, bộ lịch của Julius Caesar được áp dụng rộng rãi trên toàn đế quốc La Mã. 1/1 được chọn làm ngày đầu năm.

Vào thời kỳ Cộng hoà La Mã (khoảng 450 TCN), lịch Numa được sửa đổi thành lịch Cộng hoà La Mã. Theo lịch này, hai năm có tháng Mercedonius sẽ có gồm 377 và 378 ngày, hai năm còn lại có 355 ngày. Tuy đã chính xác hơn so với các lịch trước, nhưng lịch Cộng hoà La Mã vẫn còn rất phức tạp, thường bị tính sai vì nhiều lý do khác nhau.

Dựa trên bộ lịch này, La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1/1 làm ngày khởi đầu năm mới từ năm 153 TCN. Tuy nhiên, điều này ít được tôn trọng do tập quán văn hóa, chính trị ở các vùng khác nhau của La Mã.

Đến thời đại của hoàng đế Julius Caesar (100 - 44 TCN) thì hệ thống lịch này đã được cải tiến một cách căn bản thành lịch Julius, đặt nền móng cho Dương lịch ngày nay. Bộ lịch mới của Julius Caesar được áp dụng khá đồng bộ trên toàn đế quốc La Mã, vẫn giữ ngày 1/1 là ngày đầu năm. Để tưởng nhớ tới ông, Thượng nghị viện đã dùng tháng sinh nhật của ông (tháng 7) đổi tên thành tháng July từ tên cũ là tháng Quintilis.

Đến đời cháu của vua Caesar là Hoàng đế Augustus cũng có một tưởng thưởng danh dự tương tự. Theo đó, tên tháng 8 được đổi từ tháng Sextilis thành tháng August, vì ông có công sửa sai trong sự tính toán của năm nhuận.

Lịch Julius không có những sửa đổi quan trọng nào cho đến năm 1582 khi Giáo hoàng Gregory XII nhậm chức, ông đã hợp nhất phương pháp tính Lịch hiện đại để phân chia tháng năm. Giáo hoàng sửa đổi và xác nhận ngày của năm mới là ngày 1/1 bất chấp mọi chống đối của các hiệp hội tín đồ Cơ đốc giáo.

Những quốc gia Công giáo tiếp nhận ngày Năm mới sớm nhất, sau đó đến các nước theo đạo Tin lành. Nước Đức chấp nhận ngày năm mới từ năm 1700, sau đó là Anh năm 1752 và Thụy Điển năm 1753.

Những nước phương Đông ảnh hưởng của nhiều tôn giáo như Hindus, đạo Lão, Phật giáo, Hồi giáo nhưng cũng lần lượt dùng lịch giống Cơ đốc giáo. Nhật Bản chấp nhận ngày năm mới Dương lịch vào năm 1873 và Trung Quốc năm 1912.

Những giáo hội dòng chính thống giáo phương Đông đón nhận ngày Tết Dương lịch muộn hơn, khảng thập kỷ 1920. Nước Nga chấp nhận ngày này trong hai lần, lần đầu tiên năm 1918 và lần thứ hai năm 1924.

Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa ngày Tết Dương lịch tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Tết Dương lịch được áp dụng từ thời Pháp thuộc, khi lịch Tây bắt đầu được sử dụng bên cạnh Âm lịch truyền thống. Các công sở lúc đó được nghỉ những ngày này để tổ chức lễ hội đón năm mới. Ngày nay, Tết Dương lịch đã được Việt hóa và trở thành một ngày lễ truyền thống của toàn dân...

Ở Việt Nam, Tết Dương lịch là dịp gia đình tụ họp bên nhau. Các gia đình thường về quê thăm ông bà, cha mẹ. Có những gia đình lại tổ chức những chuyến đi chơi, dã ngoại đầy niềm vui và hạnh phúc.

Năm mới, mọi người đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống của gia đình cũng như đất nước đó là cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no.

Tết Dương lịch mang ý nghĩa của sự yêu thương. Vào ngày này mọi người thường gửi cho nhau những lời chúc với những tình cảm yêu thương dành cho mọi người. Cho dù năm cũ vẫn còn những điều chưa trọn vẹn, nhưng trong giây phút giao thừa, bắt đầu năm mới chúng ta quyết định quên hết nỗi buồn đã qua và chỉ giữ lại niềm vui hiện tại, cất vang bài ca hi vọng vào một năm mới.

Vào đêm giao thừa, ở Việt Nam tổ chức bắn pháo hoa, lễ hội đếm ngược - Countdown Party. Những chương trình nghệ thuật đặc sắc cũng được tổ chức hoành tráng để chào đón một năm mới đã đến.