Lời chào cao hơn mâm cỗ tiếng Trung là gì

“Dao năng liếc thì sắc/

Người năng chào thì quen”

“Một chào, hai dạ, ba thưa/

Tưởng chừng là dễ, mấy ai tận tường”

PGS.TS Trương Thị Nhàn - giảng viên Chuyên ngành Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Huế chia sẻ về “Lời chào trong tiếng Việt”.

PGS.TS Trương Thị Nhàn

Ứng xử phải phép trong lời chào cũng là góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Sự trong sáng của tiếng Việt thể qua rất nhiều khía cạnh, khía cạnh đầu tiên là cần sử dụng tiếng Việt đúng, chuẩn về mặt văn hóa và chuẩn về mặt giao tiếp. Trong các tình huống giao tiếp khác nhau, chúng ta sẽ lựa chọn sử dụng các cách chào khác nhau. Thân mật, suồng sã có cách chào riêng; trang trọng lễ phép cần dùng những lời chào riêng. “Chính việc sử dụng lời chào đúng tình huống giao tiếp cũng là một cách để chúng ta giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, PGS.TS Trương Thị Nhàn nhấn mạnh.

Lời chào trong tiếng Việt rất phong phú về hình thức. Chào là một hành vi ngôn ngữ phần nào mang tính nghi thức, thể hiện phép lịch sự xã giao giữa những người giao tiếp, tại thời điểm gặp mặt [chào gặp mặt] hay chia tay [chào chia tay]. Tuy nhiên, với tiếng Việt, tiếng chào còn là dịp để người nói thể hiện tình cảm, thái độ, sự quan tâm của những người tham gia giao tiếp. Hình thức chào do đó cũng rất phong phú, tùy thuộc vào mức độ tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau và cũng có một chút sự phân biệt nhất định về mặt vùng miền. 

Lời chào trong tiếng Việt hết sức phong phú

Về kiểu chào trực tiếp và đơn giản nhất là “Xin chào!”, “Chào nhé!”, “Chào anh!”, “Chào chị!”. Khi tạm biệt chào là “Tạm biệt!”, “Tạm biệt nhé!”. Nhưng ngay trong tiếng chào tưởng đơn giản này cũng có thể chứa những mối quan hệ thân thuộc như trong một gia đình: với anh, với chị, với ông bà, chú bác, cô dì. Người Việt rất ưa thích lối xưng hô theo quan hệ thân tộc mà ít thấy chào theo kiểu chức vụ như là “Chào chủ tịch!”, “Chào giám đốc!”, “Chào trưởng phòng!”. Bởi vậy, ngay trong tiếng chào chúng ta đã thấy mối quan hệ thân quen rất là tình cảm. Người ta có thể mở rộng lời chào ra để thể hiện mức độ lễ phép cao hơn, ví dụ thay vì “chào ông!” có thể nói là “Chào ông ạ!”, “Cháu chào ông ạ!” “Dạ, cháu chào ông ạ!”...các cấp độ, mức độ lễ phép và cách mà chúng ta dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất để chào rất phổ biến và quen thuộc với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Về kiểu chào gián tiếp, thú vị nhất là chào bằng hỏi, cũng là một hình thức chào hỏi nhưng chỉ sử dụng câu hỏi, thường trong các tình huống gặp gỡ thân mật. Ví dụ “Đi đâu đấy?”, thấy rõ ràng người ta đang mang một túi thức ăn vẫn hỏi là “Đi chợ à?” hay “Mới về à?”, “Về bao giờ?”, “Dạ, bác mới qua chơi ạ?”... Thời trước ở nhiều nơi còn phổ biến lời chào “Ăn cơm chưa?”, rõ ràng đó không phải câu hỏi chỉ để hỏi.

Tuy nhiên, khi dùng câu hỏi để chào, cần cân nhắc mối quan hệ, những câu hỏi thân mật sẽ trở nên suồng sã. Nếu như đối tượng giao tiếp của mình là người hơn tuổi hoặc là có mối quan hệ không thân mật cần phải lưu ý. Khi gặp 1 người lớn tuổi mình không nên hỏi “Bác đi đâu đấy?”, như vậy là không lịch sự. Cũng không nên hỏi vào vấn đề riêng tư. Người nghe thường sẽ không thích những “lời chào” kiểu “Sao trông bác gầy hẳn đi thế?” trong bối cảnh là người ta đang bị bệnh, hay “Sao trông cậu xanh xao thế?” trong khi cái người ta muốn hướng đến là sự khỏe mạnh.

Ở Bắc Bộ lời chào “Mời bác xơi cơm”, đây là lời chào khi người nói đang trong một bữa cơm mà gặp hoặc nhìn thấy khách. Nếu như ở vùng khác, người ta có thể hiểu rằng chủ nhà muốn mời cơm khách và có thể vô tình sẽ hồi đáp bằng cách là nhận lời mời hoặc từ chối bữa cơm. Như vậy, rõ ràng lời chào cũng có tính địa phương và phổ biến vùng Bắc Bộ cách chào này.

Ở phía Nam và từ Huế trở vào còn lưu giữ một lối chào rất lễ phép và mang tính truyền thống, đó là chào bằng “thưa”, “dạ thưa”. Ví dụ “Dạ thưa mẹ, con mới đi học về!”. Người Huế nổi tiếng với lời “dạ thưa”. Nhà thơ Bùi Giáng cũng từng viết: “Dạ thưa xứ Huế bây chừ/ Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”.

Lời chào dùng tiếng nước ngoài chỉ nên dùng trong tình huống thân mật, vui vẻ

Cân nhắc khi dùng lời chào bằng tiếng nước ngoài

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập, lời chào của tiếng Việt cũng đang phong phú hơn với lời chào mang tính ngoại lai. Ví dụ dùng tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung…để chêm xen vào trong lời chào hoặc là để thay thế lời chào nhưng chủ yếu trong các tình huống vui vẻ, thân mật và thường là giữa những người trẻ. Ví dụ: “Hello!”, “Hi!”.

Hoặc chào tạm biệt có thể dùng những câu chào tiếng Anh, ví dụ “Bye!”, “Bye bye!”, “Good bye!”, “See you soon!”, “See you late!” và thậm chí còn kết hợp Anh - Việt rất là vui vẻ: “Bye nhé!”, “Good bye đã nhé!”…Điều này cũng làm phong phú hơn lời chào tiếng Việt. Tuy nhiên, đây là lời chào trong tình huống thật là thân tình vui vẻ, nên hạn chế dùng.

“Lời chào cao hơn mâm cỗ”

Trong thực tế giao tiếp, chúng ta có thể chào nhau phát đi tín hiệu gặp nhau bằng những hành động “phi lời” như nhìn nhau mỉm cười, gật đầu, bắt tay… Tuy nhiên, người Việt vốn trọng tình. Văn hóa trọng tình thể hiện rõ qua cách người Việt lựa chọn và sử dụng lời chào, qua lời chào mà “nói với nhau” về tình cảm, thái độ, sự tôn trọng, quan tâm với nhau trong cộng đồng. Gặp nhau, chia tay nhau vẫn cần nói với nhau một lời. “Lời chào cao hơn mâm cỗ” chính là như thế.

Giải thích câu tục ngữ ‘Lời chào cao hơn mâm cỗ’ và tổng hợp những bài học về lời ăn, tiếng nói

[VOH] - Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã bảo nhau rằng ‘Lời chào cao hơn mâm cỗ’. Vậy ‘Lời chào cao hơn mâm cỗ’ là gì?

Từ xa xưa, ông cha ta đã nhắc nhở rằng ‘Lời chào cao hơn mâm cỗ’ vì lời chào đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Lời chào thể hiện nét cư xử lịch sự của bản thân và sự tôn trọng với người đối diện. Để hiểu rõ hơn về câu tục ngữ này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. "Lời chào cao hơn mâm cỗ" là gì?

Trước hết, “lời chào” là lời nói dùng để chào hỏi giữa những người thân quen hoặc cả những người xa lạ. Thông thường, người có vai vế thấp hơn, người nhỏ tuổi hơn sẽ cất lời chào trước. Lời chào là một hình thức lễ nghi trước khi bắt đầu một cuộc trò chuyện nào đó mà con người tiến hành trong giao tiếp hàng ngày. Lời chào hỏi thể hiện tình cảm, thái độ kính trọng của mình đối với người khác. Trong cuộc sống, lời chào trở thành một quy tắc ứng xử lịch sự giữ con người với con người. 

Còn “mâm cỗ” là những món ăn được bày thành mâm để cúng tổ tiên, thần phật có ý nghĩa thiêng liêng. Khi gia đình có việc trọng đại, thường sẽ tổ chức tiệc để thông báo cho mọi người xung quanh biết [cỗ cưới, cỗ giỗ…]. “Mâm cỗ” cũng có thể dùng để thết đãi khách khứa theo phong tục truyền thống.

Em bé lễ phép chào người lớn trong nhà

Trong một bữa tiệc, lời chào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Biết chào hỏi nhau trước khi ăn uống là biểu hiện thái độ gắn kết thân thiết và tôn trọng lẫn nhau. Điều ấy thể hiện cách ứng xử tinh tế của một con người, không vì miếng ăn mà quên đi nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống.

Đến một bữa tiệc chúng ta không chỉ ăn mà còn gặp gỡ, chia sẻ niềm vui với gia chủ và những vị khách được mời. Bữa tiệc chỉ là một hình thức, là một lời cảm ơn, là tấm lòng của người chủ muốn gửi đến mọi người. Vì vậy, chào hỏi trước là để thể hiện sự cung kính đối với gia chủ, sau là tạo thiện cảm với mọi người.

Bạn nhỏ mời chào mọi người đến chơi nhà

Câu tục ngữ "Lời chào cao hơn mâm cỗ" là lời răn dạy, chỉ bảo của ông cha ta. Câu nói thể hiện được phép lịch sự, sự tôn trọng và mến khách của con người Việt Nam. Câu tục ngữ đã khẳng định việc coi trọng lời chào và thái độ ứng xử giữa con người với nhau, mâm cao cỗ đầy hay vật chất đều không thể sánh được.

Xem thêm: Học cách ứng xử qua câu nói 'Ăn lắm thì hết miếng ngon/Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ'

2. "Lời chào cao hơn mâm cỗ" nghĩa là gì?

Dân tộc Việt Nam ta từ xa xưa vốn rất coi trọng lễ nghĩa. Trong các nguyên tắc ứng xử truyền thống, người Việt Nam đề cao tình cảm, đạo đức hơn vật chất. Người được mọi người yêu quý khi họ biết cư xử đúng mực, trọng nghĩa và lấy cái tình, cái nghĩa làm trọng. 

Lời chào thể hiện tình cảm chân thành giữa người với người

Lời chào có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con mỗi người. Nghĩa của câu tục ngữ "Lời chào cao hơn mâm cỗ" là thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người nhỏ đối với người lớn. Nhận được lời chào, người ta sẽ vui vẻ, hạnh phúc đáp lại. Bởi vì, họ đã nhận được tình cảm yêu mến, kính trọng của những người xung quanh dành cho mình.

Lời chào đáp lễ thể hiện sự tôn trọng của người có vai vế cao hơn, nhiều tuổi hơn dành cho người có vai vế thấp hơn hay nhỏ tuổi hơn. Nhận được lời chào ấy, những người con, người cháu, người học trò,... cũng sẽ thấy sung sướng, mãn nguyện. Không những thế, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng “mở đầu câu chuyện” giúp con người thêm phần gần gũi.

Bởi vậy, lời chào rất quan trọng. Nó thể hiện tình cảm gắn bó giữa người với người. Những giá trị về tình cảm, đạo đức sẽ luôn được coi trọng hơn giá trị vật chất. Lời chào khi được nói ra phải xuất phát từ trái tim, từ sự chân thành, niềm nở cho ta thấy sự kính trọng dành cho nhau.

Lời chào có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống mỗi người

Tóm lại, với câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, ông bà ta muốn khẳng định vị trí quan trọng và giá trị to lớn không gì có thể sánh được của lời chào hay nói cách khác là thái độ, tình cảm của con người với con người.

3. Những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao bàn về lời chào, lời ăn tiếng nói

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về lời ăn, tiếng nói. Dưới đây là một số ví dụ mà bạn có thể tham khảo.

  1. Tiếng mời thơm hơn mùi rượu.
  2. Gọi dạ bảo vâng.
  3. Đi thưa về trình.
  4. Đi hỏi về chào.
  5. Đi thưa cho biết về trình cho hay.
  6. Đi thưa về gửi.
  7. Lời nói, gói vàng.
  8. Học ăn học nói học gói học mở.
  9. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
  10. Ăn bớt bát, nói bớt lời.
  11. Chào nhau một chút kẻo mà/ Trời chiều bóng xế dần dà hết xuân.
  12. Một chào, hai dạ, ba thưa/ Tưởng chừng là dễ, mấy ai tận tường.
  13. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
  14. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
  15. Anh gặp em vừa mừng vừa hỏi: “Phụ mẫu ở nhà mạnh giỏi hay không?”
  16. Ăn lắm, thì hết miếng ngon/ Nói lắm, thì hết lời khôn hóa rồ.
  17. Lên xe nhường chỗ bạn ngồi/ Nhường nơi bạn dựa nhường lời bạn thưa.
  18. Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều/ Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.
  19. Đất tốt trồng cây rườm rà/ Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
  20. Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
  21. Một thương tóc bỏ đuôi gà/ Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên.
  22. Kim vàng ai nỡ uốn câu/ Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
  23. Sảy chân, gượng lại còn vừa/ Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
  24. Thổi quyên, phải biết chiều hơi/ Khuyên người, phải biết lựa lời khôn ngoan.
  25. Chim khôn, tiếc lông/ Người khôn, tiếc lời.
Lời chào thể hiện sự tôn trọng của mình dành cho người khác

Xem thêm: Khôn khéo hơn trong giao tiếp, ứng xử qua những câu ca dao, tục ngữ giàu giá trị!

Hy vọng, qua bài viết trên, các bạn đã nắm được ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào, của thái độ và tình cảm so với vật chất. Câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là một bài học quý giá trong cuộc sống của mỗi con người. Chúng ta hãy ghi nhớ và rèn luyện bản thân mỗi ngày để trở thành một người hoàn thiện.

Nguồn ảnh: Internet

Video liên quan

Chủ Đề