Lực tiếp tuyến là gì

CÁC LỰC LIÊN KẾT

Ta đã biết rằng các vật tác dụng lên nhau những lực khi chúng tiếp xúc với nhau hoặc khi chúng ở xa nhau thông qua trường. Lực tác dụng của các vật khi chúng tiếp xúc với nhau được gọi là lực liên kết. Dưới đây ta sẽ xét một số loại lực liên kết thường gặp.
1. Phản lực và ma sát :

Khi một vật chuyển động trên bề mặt một vật khác thì theo định luật III Niu-tơn mặt này sẽ tác dụng lên vật một lực
gọi là phản lực của bề mặt. Thực nghiệm chứng tỏ rằng trong trường hợp tổng quát phản lực
có thể phân tích thành hai thành phần :
[2.3]
Thành phần
vuông góc với bề mặt gọi là phản lực pháp tuyến. Thành phần
cùng phương nhưng ngược chiều với chuyển động gọi là lực ma sát. Lực ma sát luôn cản trở chuyển động. Người ta phân chia lực ma sát thành các loại như sau :
a. Ma sát nghỉ

Lực ma sát xuất hiện khi một vật đứng yên trên bề mặt của một vật khác gọi là ma sát nghỉ. Lực ma sát nghỉ không có giá trị xác định, nó phụ thuộc vào giá trị của lực. Giả sử ta tác dụng lên vật một lực kéo

theo phương nằm ngang. Nếu lực kéo nhỏ thì vật vẫn nằm yên. Vậy ta phải kết luận rằng mặt phẳng tiếp xúc đã tác dụng lên vật một phản lực tiếp tuyến
bằng về độ lớn với
nhưng ngược chiều, chính vì vậy mà vật không chuyển động. Phản lực tiếp tuyến đó chính là ma sát nghỉ. Tăng dần lực kéo
thì ma sát nghỉ cũng tăng dần cho đến khi đạt tới một giá trị tới hạn
thì vật bắt đầu trượt trên mặt phẳng tiếp xúc.

Giá trị giới hạn của lực ma sát nghỉ :

[2.4]
Trong đó
gọi là hệ số ma sát nghỉ,
là thành phần vuông góc của lực nén lên bề mặt của mặt phẳng tiếp xúc. Hệ số ma sát phụ thuộc vào bản chất của vật liệu và trạng thái của các mặt tiếp xúc [nhẵn, ghồ ghề, trơn, nhám ]
b. Ma sát trượt
Khi lực kéo
lớn hơn giá trị giới hạn
thì vật bắt đầu trượt. Lực ma sát khi đó gọi là ma sát trượt. Trong thực tế khi vận tốc trượt không lớn lắm ta có thể áp dụng công thức [2.4] của giá trị giới hạn của ma sát nghỉ là giá trị của lực ma sát trượt.
c. Ma sát lăn
Lực ma sát xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác gọi là lực ma sát lăn. Nó được xác định bởi công thức sau :
[2.5]
gọi là hệ số ma sát lăn, nó thường nhỏ hơn hệ số ma sát trượt nhiều.
d. Ma sát nhớt
Đó là lực ma sát xuất hiện ở mặt hai lớp chất lưu [chất lỏng hay chất khí] chuyển động đối với nhau. Nếu một vật chuyển động trong chất lưu với vận tốc không lớn lắm, thì lực ma sát nhớt [giữa lớp chất lưu bám dính vào mặt ngoài của vật với lớp chất lưu nằm sát nó] tỷ lệ và ngược chiều với vận tốc:

ở đây r là hệ số ma sát nhớt của chất lưu. Trị số của r phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lưu, nó nhỏ hơn nhiều so với hệ số ma sát trượt và ma sát lăn. Vì vậy người ta thường dùng dầu nhớt bôi trơn mặt tiếp xúc giữa các vật chuyển động để giảm lực ma sát. Nếu vật có dạng hình cầu đường kính d thì lực ma sát nhớt tính theo công thức Stokes:

trong đó,
được gọi là hệ số nhớt của chất lưu.

2. Lực căng của dây:
Khi một vật bị buộc chặt vào một sợi dây treo tại một điểm cố định O nào đó thì dưới tác dụng của ngoại lực [chẳng hạn là trọng lượng của vật] sợi dây bị kéo căng.
Tại các điểm trên dây xuất hiện các lực gọi là lực căng của dây. Lực căng tại một điểm A nào đó trên dây là lực tương tác giữa hai nhánh OA và AC của dây ở hai bên điểm A. Muốn xác định lực căng tại A, ta tưởng tượng dây bị cắt tại A. Để cho hai nhánh OA và AC vẫn căng sao cho vật C vẫn giữ nguyên trạng thái động lực của nó như cũ thì trên các nhánh OA và AC phải lần lượt chịu các lực

có cùng cường độ, cùng phương nhưng ngược chiều nhau. Lực đó chính là lực căng của dây tại A.

Ví dụ

Một hệ gồm hai vật khối lượng m1 và m2 được nối với nhau bằng một sợi dây

mảnh không co dãn. Cả hai trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo
đặt vào m1. Xác định lực căng của dây. Bỏ qua tác dụng của ma sát.

Xem lời giải

Lời giải
Trước tiên ta tính gia tốc

của hệ. Vì hệ chuyển động như là một vật có khối lượng
dưới tác dụng của lực
nên :

Muốn tính lực căng tại A, ta tưởng tượng cắt dây tại A. Để đảm bảo cho hai vật m1 và m2 giữ nguyên chuyển động với gia tốc a thì tại hai đoạn dây ở A sẽ chịu tác dụng của các lực căng
.
+ Xét riêng vật m1.
Lực tác dụng lên nó gồm: lực kéo
và lực căng
. Viết phương trình chuyển động của m1:

Chọn hệ quy chiếu và chiều phù hợp, ta được:

+ Xét vật m2 .
Lực tác dụng lên vật là lực căng
và do đó tương tự phương trình chuyển động của nó:

hay

Ẩn phần giải

Video liên quan

Chủ Đề