Mặt đứng của bản vẽ xây dựng the hiện

Để đọc được bản vẽ xây dựng [BVXD], đầu tiên các bạn cần hiểu rõ thế nào là bản vẽ xây dựng cũng như các khái niệm về các loại bản vẽ xây dựng phối hợp với nhau như thế nào trong một công trình, từ đó có khái niệm tổng quát về bản vẽ xây dựng để có thể đọc được bản vẽ xây dựng. 

1. Thế nào là bản vẽ xây dựng?

+ Là bản vẽ kỹ thuật [BVKT] được ứng dụng trong các công trình xây dựng.
+ Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng công trình.

VD: Xây dựng nhà cửa, cầu đường, bến cảng .

2. Ưu điểm khi sử dụng BVXD trong quá trình xây dựng?

+ Thống nhất giữa người thiết kế và người thi công.
+ Đảm bảo tính chính xác.
+ Năng suất cao, giá thành hạ.

3. Có những loại bản vẽ nào trong giai đoạn thiết kế sơ bộ ngôi nhà?

+ Mặt bằng tổng thể.
+ Mặt bằng.
+ Mặt đứng.
+ Mặt cắt.

a. Mặt bằng tổng thể:

Là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
Thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường đi cây xanh .
Sự quy hoạch của khu đất.
Có mũi tên chỉ hướng bắc để định hướng.

b. Mặt bằng:

Là hình cắt bằng của ngôi nhà.
Mặt phẳng cắt đi qua cửa sổ.
Không biểu diễn phần khuất.
Thể hiện vị trí kích thước của tường, vách ngăn cầu thang .
Cách bố trí các phòng, thết bị, đồ đạc.
Có từng mặt cắt riêng từng tầng.

c. Mặt đứng:

Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà.
Có thể là hình chiếu đứng hoặc hình chiếu cạnh của ngôi nhà.
Không thể hiện phần khuất.
Thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.

d. Mặt cắt:

Là hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
Thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà.
Kích thước của cửa đi, cửa sổ.
Kích thước của cầu thang, tường, sàn, mái, móng .
Kích thước của căc tầng

Ngôn ngữ bản vẽ là loại ngôn ngữ thiết kế được sử dụng đồng loạt trên thế giới. Ngay cả khi không cùng ngôn ngữ nói, nhưng khi nhìn vào bản vẽ, hầu hết kiến trúc sư trên thế giới đều hiểu ý nghĩa của bản vẽ như nhau. Vì vậy, tôi xin nói ngắn gọn và tóm lược ý chính cũng như những ký hiệu trên bản vẽ để gia chủ có thể hiểu được.

Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, kiến trúc sư sẽ làm việc và trình bày với chủ nhà các phần bản vẽ sau để đi đến thống nhất ý tưởng xây dựng nhà:

Bản vẽ mặt bằng các tầng

Mặt bằng là hình chiếu của 1 tầng ngôi nhà lên mặt phẳng [phần này thường cao 1m so với cao độ tầng nhà đó]. Phần mặt bằng dùng để bố trí các vật dụng và chia vùng các phòng, lối đi lại được bố trí trong phạm vi 1 tầng của ngôi nhà.

Bản vẽ các mặt đứng

Mặt đứng là bản vẽ nhìn vuông góc với công trình. Nhìn tổng thể theo góc độ thẳng đứng ta thấy được chiều cao, vật tư một cách chi tiết, cửa đi, cửa sổ, ban công, mái nhà. Tính thẩm mỹ của ngôi nhà qua cách bố trí cây xanh, bồn hoa, vị trí ốp gạch, hoa văn…

Bản vẽ mặt cắt

Là bản vẽ nhìn từ trên xuống cắt ngang qua ngôi nhà [vuông góc thẳng đứng với mặt đất]. Mặt cắt thể hiện được không gian bên trong nhà, chiều cao nhà, số tầng, chiều cao các tầng, các ô cửa, kích thước tường, độ cao dầm, độ dày sàn, cấu tạo vì kèo, sàn mái, cầu thang, vị trí hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng.

Bản vẽ phối cảnh

Là bản vẽ hình chiếu 3D phối màu, phong cảnh ngoại thất cho ngôi nhà giúp chủ nhà hình dung ra chất liệu , màu sắc, khung cảnh thực tế cho ngôi nhà.

Mời quý khách tham khảo thêm : Xin phép xây dựng Bình Dương

Liên Hệ : Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Kim Trọng Phát

Địa chỉ : 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Email :

Điện thoại : 0274.6512361

Hotline : 0977.44.32.32 – kinh doanh : 0908.005.622

Như các bạn đã biết Bản vẽ thiết kế [thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công] là bản vẽ biểu diễn hình dáng, cấu tạo, mô hình của công trình phục vụ cho việc thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cho công trình. Bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước, tính năng, kỹ thuật, chủng loại vật liệu cấu tạo nên bộ phận công trình và công trình; thể hiện hình dạng tổng thể của công trình. Để tìm hiểu về cách thức thể hiện bản vẽ thiết kế mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Cách thức thể hiện bản vẽ thiết kế

Các hình thức biểu diễn của một vật thể

  • Hình chiếu đứng: là hình chiếu của một vật thể lên một mặt phẳng thẳng đứng ở phía sau vật thể.
  • Hình chiếu bằng: là hình chiếu của một vật thể lên một mặt phẳng nằm ngang ở phía bên dưới vật thể.
  • Hình chiếu cạnh: là hình chiếu của một vật thể lên một mặt phẳng thẳng đứng nằm bên cạnh vật thể.

  • Hình cắt – mặt cắt: Nếu Tưởng tượng có một mặt phẳng cắt ngang qua vật thể thì hình cắt là phần giao của vật thể với mặt phẳng được chiếu vào một mặt phẳng đằng sau nó. Hình của mặt cắt đó được gọi là hình cắt.

  • Hình chiếu trục đo: là loại hình biểu diễn nổi được xây dựng bằng phép chiếu song song. Hình chiếu trục đo của vật thể thường được vẽ kèm với các hình chiếu thẳng góc của nó nhằm giúp cho người đọc bản vẽ dễ dàng hình dung ra vật thể cần biểu diễn. Không đúng, phải thay bằng vật thể.
  • Hình chiếu phối cảnh: gọi tắt là phối cảnh, là loại hình biểu diễn nổi được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. Nó được dùng trên các bản vẽ kiến trúc, xây dựng để biểu diễn các công trình xây dựng như: nhà cửa, cầu, đường, thủy lợi… tức là những đối tượng có kích thước khá lớn.

Các hình thức biểu diễn bản vẽ của công trình xây dựng

Bản vẽ phối cảnh: Để dễ dàng hình dung công trình [đặc biệt đối với những người không học chuyên ngành xây dựng, kỹ thuật], chúng ta có thể xem bản vẽ này. Đây là bản vẽ kiểu chụp hình công trình, thể hiện cả cảnh vật, không gian xung quanh như thật.

Phối cảnh công trình thuỷ điện Sơn La

  • Bản vẽ mặt bằng: Ở trên ta chiếu vật thể lên một mặt phẳng nằm ngang ở phía bên dưới vật thể, thì ở đây ta đem in công trình lên một phẳng nằm ngang phía dưới công trình [hoặc nhìn công trình từ trên máy bay ở vị trí thẳng góc với mặt đất] khi đó ta có bản vẽ mặt bằng.


Bản vẽ mặt bằng của công trình thể hiện cách bố trí các bộ phận, cách phân chia các khu vực trong công trình.

Đối với công trình dân dụng, mặt bằng thường dùng thể hiện vị trí của tường, cột, cửa, cầu thang… trong một tầng. Tưởng tượng cắt công trình bằng một mặt phẳng song song với mặt sàn ở độ cao hơn 1m thì hình chiếu của mặt cắt đó lên mặt sàn thể hiện mặt bằng của công trình.

  • Bản vẽ mặt đứng: Nếu chiếu mặt đứng trước, mặt đứng bên, mặt đứng sau vào một mặt phẳng song song tương ứng ta sẽ được hình chiếu đứng của công trình. Bản vẽ mặt đứng thể hiện kiến trúc của công trình ở bốn mặt xung quanh.

Thông qua đó có thể biết được vị trí của các bộ phận trên mặt đứng. Ví dụ đối với công trình dân dụng, mặt đứng thể hiện vị trí cửa, vị trí mái hắt, lan can,…

  • Bản vẽ mặt cắt: Tưởng tượng cắt ngang hoặc cắt dọc công trình bằng các mặt phẳng tương ứng ta sẽ được bản vẽ mặt cắt ngang và mặt cắt dọc của công trình. Thông qua bản vẽ mặt cắt thể hiện được bề dày và chiều cao của các bộ phận mà mặt cắt cắt qua. Chiều cao, cốt của các bộ phận trên công trình.

Cắt dọc tuyến năng lượng [đập thuỷ điện Sơn La]

  • Bản vẽ chi tiết: Nếu trích vẽ một chi tiết nào đó của công trình từ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt ta sẽ thấy được chi tiết cụ thể của phần trích vẽ đó. Trong hệ thống bản vẽ thiết kế xây dựng thì thường có rất nhiều các bản vẽ chi tiết.

Chú ý: Trong hệ thống bản vẽ xây dựng đã trình bày ở trên người tính khối lượng cần nghiên cứu cụ thể từng bản vẽ một. Các bản vẽ thường có sự liên kết với nhau để thể hiện cấu tạo của một bộ phận hoặc kết cấu xây dựng hoặc vị trí lắp đặt thiết bị, chi tiết chế tạo thiết bị công nghệ… Thông qua bản vẽ mặt bằng thể hiện chiều dài và chiều rộng. Thông qua bản vẽ mặt đứng và mặt cắt thể hiện chiều sâu và chiều cao.

Video liên quan

Chủ Đề