Mô hình bcg là gì

Ma trận BCG [Boston Consulting Group] hay còn gọi là ma trận Boston, ma trận này thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng và thị phần. Thông qua việc phân tích SBU [đơn vị kinh doanh] trong ma trận BCG cho phép các CEO đánh giá vị thế cạnh tranh và tiềm lực phát triển của từng loại sản phẩm.

I. Tổng Quan Về Ma Trận BCG

1. Ma Trận BCG là gì?

Ma trận BCG là mô hình giúp đánh giá vị thế cạnh tranh và tiềm lực phát triển của từng loại sản phẩm thông qua việc phân tích các SBU [ đơn vị kinh doanh].

  • Tên thường gọi: Ma trận BCG
  • Tên gọi khác: Ma trận Boston, mô hình BCG
  • BCG viết tắt của từ: Boston Consulting Group

2. Các yếu tố trong ma trận BCG

Ma trận boston gồm 2 trục là trục tung và trục hoành tương ứng với đó là:

  • Triển vọng phát triển [Market Growth]: Khách hàng tiềm năng trong thị trường có triển vọng phát triển hay không [khả năng tạo ra tiền của sản phẩm]
  • Thị phần [Market Share]: Thị phần của sản phẩm trên thị trường là thấp hay cao.

Bên trong ma trận là 4 ô tương ứng với:

  • Dấu hỏi: Là thị phần không chắc chắn thông qua việc thị phần thấp và tốc độ tăng trưởng chậm.
  • Ngôi sao: Là thị phần có khả năng cạnh tranh cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.
  • Bò sữa : Là thị phần có lợi nhất thể hiện qua việc thị phần cao nhưng tốc độ tăng trưởng thấp.
  • Con chó: Biểu hiện thị phần thấp đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng thấp.

3. Ưu điểm của Ma trận BCG

  • Ma trận BCG là công cụ hữu ích giúp phân bổ nguồn đầu tư cho doanh nghiệp một cách hợp lý:  Nhờ tập trung về phân tích nhu cầu vốn đầu tư ở các SBU khác nhau, từ đó có thể sử dụng tốt nguồn tài chính, tối đa hóa cấu trúc kinh doanh.
  • Biết được rằng phải từ bỏ hoặc tiếp nhận một SBU, xây dựng cấu trúc kinh doanh cân bằng và tối ưu.
  • Ma trận Boston là một lát cắt nhỏ của bức tranh tổng quan về vấn đề hiện tại của doanh nghiệp.

4. Nhược điểm của Ma trận BCG:

  • Phương pháp có thể đánh giá chưa đầy đủ để dẫn đến xếp loại không đúng về các SBU.
  • Ma Trận BCG có thể chưa đánh giá đầy đủ về mối quan hệ giữa thị phần và các chi phí, Thị phần và Lợi Nhuận [ không phải lúc nào thị phần cao cũng dẫn đến lợi nhuận cao].
  • Mô hình này bỏ qua và xem nhẹ các chỉ số khác về khả năng sinh lời, đôi khi Chó có thể giúp các doanh nghiệp kiếm được nhiều hơn cả Con Bò.
  • Cách tiếp cận bốn ô này được coi là quá đơn giản.
  • Ma trận Boston ít có giá trị dự báo cho tương lai.
  • Ma trận Boston không quan tâm tới các khía cạnh liên quan tới môi trường bên ngoài.
  • Ma trận Boston sẽ có những sai sót dựa trên những giả định được đề ra từ ma trận.
  • Nếu chỉ tập trung vào Market Growth và Market share sẽ làm cho doanh nghiệp quên đi những yếu tố khác giúp tác động tới sự phát triển bền vững của sản phẩm.
  • Vòng đời của các danh mục sản phẩm có thể không giống nhau và quy về một chuẩn nhất định.

5. Tác giả của ma trận BCG

BCG [ Boston Consulting Group ] chính là tên của một công ty tư vấn chiến lược Mỹ được thành lập năm 1963 do Bruce Henderson sáng lập nên. Đây là một trong số ba công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu trên thế giới gồm: McKinsey, Boston Consulting và Mercer.

Sau gần 40 năm phát triển, tập đoàn tư vấn Boston đã phát triển thành một chiến lược của công ty để cung cấp đầy đủ các tư vấn, tập trung vào dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng nhanh, công nghiệp, y tế, viễn thông và năng lượng khu vực; công ty tại 38 quốc gia và khu vực, có văn phòng tại 66 thành phố trên thế giới với 4.000 chuyên gia tư vấn.

II. Phân Tích Ma Trận BCG

BCG MATRIC

Vòng đời của 1 sản phẩm trong ma trận BCG: Sản phẩm mới gia nhập thị trường [ Dấu hỏi] => Dồn lực để đầu tư cho sản phẩm, giúp sản phẩm chiếm được thị phần lớn, tăng trưởng mạnh [ Ngôi Sao] => Khi sản phẩm không còn tăng trưởng được tiếp nhưng vẫn mang lại lợi nhuận [Bò Sữa] => Cuối cùng khi sản phẩm không còn tăng trưởng được, lợi nhuận giảm dẫn đến phải loại bỏ [ Con chó]

1. Dấu Hỏi Trong Ma Trận BCG

Các SBU này có thể là sản phẩm hoặc dịch vụ mới chưa có trên thị trường, cũng có thể là sản phẩm/dịch vụ được cải tiến từ các sản phẩm đã có và được thị trường chấp nhận. Tại thời điểm này vị thế cạnh tranh và thị phần tương đối thấp, nhưng chúng lại có tiềm năng tăng trưởng nhanh và có lợi nhuận cao trong tương lai.

Cần làm gì với các SBU thuộc ô Dấu Hỏi?

Trường hợp nếu là sản phẩm thì trước khi có ý định biến các SBU này thành Ngôi Sao thì cá nhân/ doanh nghiệp nên test thị trường trước để xem SBU này có được thị trường chấp nhận không. Có nhiều phương án để test thị trường như:

  • Khảo sát: Phiếu khảo sát, email, điện thoại…
  • Cho dùng thử sản phẩm dịch
  • Bán thử ở quy mô và số lượng nhỏ.
  • ….

Còn nếu là sản phẩm cải tiến từ sản phẩm/dịch vụ đã được chấp nhận thì có thể Test hoặc không test. Tuy nhiên SBU ở Dấu Hỏi thường sẽ cần số vốn đầu tư lớn nên cần đánh giá đúng tiềm năng để có thể trở thành SBU ngôi sao và đem về cho công ty mức thị phần đủ lớn.

Ngược lại nếu sản phẩm sau khi test không được thị trường chất nhận thì sẽ rơi vào ô con chó, kết thúc vòng đời của một SBU và bạn nên dành thời gian cải tiến thêm sản phẩm hoặc tạo ra một Dấu Hỏi mới.

>> Chiến lược phù hợp là: Xây dựng [Build]

2. Ngôi Sao Trong Ma Trận BCG

Những sản phẩm thuộc “Ngôi Sao” là những sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, được đầu tư mạnh mẽ chiếm được thị phần lớn và mang lại nhiều doanh thu cao cho doanh nghiệp.

Các SBU ngôi sao sở hữu lợi thế trong việc cạnh tranh và có nhiều cơ hội để phát triển lợi nhuận và tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên sẽ cần rất nhiều vốn để làm marketing và bán hàng.

Cần làm gì với các SBU thuộc ô Ngôi Sao?

Ở giai đoạn này công ty sẽ cần đổ rất nhiều tiền để liên tục phát triển và chiếm thị phần. Các chi phí lớn như: chi phí marketing, chi phí bán hàng, nhà xưởng, nhân sự…

Ở ô Ngôi Sao có thể sẽ mang về cho bạn Doanh thu rất lớn nhưng chưa chắc đã mang về lợi nhuận lớn nhất vì các chi phí phải bỏ ra cũng không ít, vì vậy các chủ doanh nghiệp cần cân đối.

3. Bò Sữa Trong Ma Trận BCG

Ô Bò Sữa là giai đoạn thị trường cạnh tranh quá khốc liệt hay còn gọi là “Đại dương đỏ” khi mà sản phẩm rất khó để có thể tiếp tục chiếm thị phần, thậm chí là bị giảm thị phần. Tuy nhiên các SBU này vẫn mang lại cho doanh nghiệp một lượng doanh thu lớn. Hình ảnh con bò sữa sau một thời gian đầu tư chăm sóc thì giờ đã đến giai đoạn vắt sữa.

Có thể nói Bò Sữa là giai đoạn sẽ mang lại cho công ty lợi nhiều lợi nhuận vì sẽ không phải đầu tư nhiều chi phí để làm Marketing hay mở rộng sản xuất bán hàng nữa.

Cần làm gì với các SBU thuộc ô Bò Sữa?

Ở giai đoạn này có phương án khả thi đó là: Tiếp tục cải tiến để biến nó quay trở lại ô ngôi sao hoặc là từ bỏ chuyển nó sang ô con chó.

  • Tiếp tục cải tiến: Nếu doanh nghiệp có thể tiếp tục cải tiến sản phẩm [ ra thêm tính năng mới, phiên bản mới…]  và đầu tư vốn để tiếp tục biến nó thành ngôi sao.
  • Loại bỏ: Nếu như không thể cải tiến nữa thì bạn cứ từ từ và vắt sữa cho đến khi hết sữa và chuyển sang ô con chó. Lúc này doanh nghiệp cần loại bỏ sản phẩm này và tiến hành nghiên cứu các sản phẩm mới.

>> Chiến lược phù hợp là: Giữ [Hold] or Thu hoạch [Harvest]

4. Con Chó Trong Ma Trận BCG

Các sản phẩm ở ô Con Chó là các sản phẩm đã không còn sức cạnh tranh, thị phần và doanh thu rất nhỏ không đáng kể, không còn đáng để công ty tiếp tục phát triển. Các sản phẩm này sẽ bị loại bỏ dành vốn để phát triển các SBU khác.

Một số ví dụ về các SBU này như: các model điện thoại nokia 110i, 1208… đều đã rơi vào ô con chó và bị loại bỏ.

>> Chiến lược phù hợp là: Từ bỏ [Divest]

III. Các Ví Dụ Về Phân Tích Ma Trận BCG

1. Bài tập về ma trận bcg có lợi giải

Đề bài, bài tập về ma trận BCG

Lời Giải:

  • SBU[A] = 500 : 700 = 0,71
  • SBU[B] = 1900 : 1400 = 1,36
  • SBU[C] = 1800 : 1200 = 1,5
  • SBU[D] = 3200 : 1800 = 1,78
  • SBU[E] = 500 : 2500 = 0,2

Lưu ý: Khi tính Thị phần so sánh[RMS] của từng SBU với các đối thủ cạnh tranh:

  • Ta so sánh với Đối Thủ 1 có doanh thu lớn hơn hoặc nhỏ hơn với SBU.
  • Nếu doanh thu của SBU bằng doanh thu của Đối thủ 1 thì ta so sánh với doanh thu của Đối thủ 2…
  • Không so sánh với đối thủ có doanh thu bằng doanh thu của SBU.
Kết quả bài tập Ma trận BCG

Một số từ khóa tìm kiếm các thông tin về Ma trận BCG trên google:

  • ma trận bcg của vinamilk
  • ma trận bcg của coca cola
  • mo hinh bcg
  • bài tập quản trị chiến lược ma trận bcg có lợi giải
  • phân tích ma trận bcg
  • bài tập về ma trận bcg có lợi giải
  • cách vẽ ma trận bcg
  • ma trận bcg của th true milk
  • ma trận bcg của apple
  • ma trận bcg của honda
  • ví dụ về ma trận bcg
  • mô hình boston
  • ma trận bcg của trung nguyên
  • chiến lược sbu của vinamilk
  • ví dụ ma trận bcg
  • mô hình ma trận bcg

Video liên quan

Chủ Đề