Vì sao chúng ta thất bại

Không ai thích thất bại cả. Nỗi sợ thất bại có thể quá mạnh mẽ đến nỗi việc lảng tránh thất bại đã che lấp động lực để thành công. Cảm giác không an toan khi làm một việc không đúng là nguyên nhân khiến rất nhiều người vô tình phá hủy đi cơ hội để họ thành công.

Nỗi sợ là một phần của bản chất con người. Với tư cách một người doanh nhân, tôi đã đối mặt với nỗi sợ như vậy. Có những lúc, tôi quên mất rằng việc tôi là ai thì không liên quan gì đến việc tôi làm gì. Cái tôi và tính cách con người tôi trở nên hòa lẫn với công việc, và khi mọi thứ không đi theo đúng kế hoạch đã đề ra, tôi hoàn toàn sụp đổ. Tôi đã vượt qua mối quan hệ không mấy bổ ích với nỗi sợ hãi này, và tôi tin rằng bạn cũng sẽ làm được.

Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét xem bạn phải dùng sự thất bại như một cơ hội như thế nào, thay vì để cho chúng dẫn dắt cuộc đời bạn. Chúng ta sẽ tìm xem nỗi sợ thất bại là gì, nó từ đâu đến, và làm sao vượt qua nó để bạn có thể tận hưởng sự thành công trong cả công việc và cuộc sống.

Nỗi sợ thất bại là gì?


Sợ hãi khiến bạn tránh những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Nỗi sợ thất bại giữ chân bạn không cho bạn cố gắng, làm cho bạn nghi ngờ bản thân, dừng tiến độ, và có thể làm bạn đi ngược lại với đạo đức của mình.

Đâu là nguyên nhân của nỗi sợ thất bại? Đây là những lý do chính trả lời cho sự tồn tại của nỗi sợ thất bại:

  • Những gì hình thành ở tuổi thơ: Người lớn là nguyên nhân cực kỳ quan trọng tổn hại đến việc hình thành nội tâm của đứa trẻ. Họ thường tạo ra những lệnh cấm và những quy luật dựa trên nỗi sợ hãi của đứa trẻ. Đây là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy thường xuyên cần phải xin phép và sự trấn an. Chúng mang những nhu được cầu chấp nhận vào tuổi trưởng thành.
  • Chủ nghĩa hoàn hảo: Chủ nghĩa hoàn hảo là nguồn gốc của nỗi sợ thất bại. Đối với những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, thất bại là một việc rất kinh khủng và nhục nhã vì họ không cố gắng. Việc bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân trở nên kinh hoàng.
  • Đề cao bản thân quá mức: Cái tôi có thể làm chúng ta nhận thức quá mức về thất bại. Để nhìn nhận một sự việc vượt lên trên sự thất bại như nhìn về chất lượng của sự nỗ lực, giảm nhẹ lỗi lầm, hoặc xem đó cơ hội để phát triển, thì rất khó khăn.
  • Sai lầm về sự tự tin: Người với sự tự tin thật sự biết rằng họ sẽ không luôn luôn thành công. Người với sự tự tin mong manh thì lại tránh né những rủi ro. Họ thích làm việc trong an toàn hơn là thử những điều mới.

Nỗi Sợ Thất Bại Đã Ngăn Bạn Đến Với Thành Công Như Thế Nào.

Tổ chức văn hóa không lành mạnh.

Ngày nay có rất nhiều tổ chức sỡ hữu văn hóa của sự hoàn hảo: thiết lập niềm tin rằng bất cứ thất bại nào cũng đều không được chấp nhận. Chỉ những thành công thuần túy mới được chấp nhận.

Hãy thử tưởng tượng xem sẽ căng thẳng và khủng bố như thế nào khi ở trong một tổ chức như vậy. Thường xuyên phải che đậy những khuyết điểm. Vô tư đổ lỗi bởi vì mọi người ai cũng đều cố gắng tìm cách để đổ lỗi cho những sai lầm không tránh khỏi và những rắc rối cho người khác. Doanh thu nhanh chóng bởi vì lượng người tăng cao, nhưng rồi sau đó sự tín nhiệm đột ngột giảm. Sự giả dối, lừa đảo, làm sai lệch số liệu, và che giấu lỗi lầm - đến khi chúng trở thành khủng hoảng bất chấp chúng có được che đậy bao lâu đi nữa.

Thiếu những cơ hội giá trị.


Nếu một số người không đạt được câu trả lời hoàn chỉnh vì sự hấp dẫn của một số thành công ban đầu, thì nhiều người thất bại hơn vì bản ngã của họ cam kết hướng đến những gì đã làm trong quá khứ. Bạn thường thấy điều này ở những người cao tuổi, cụ thể là những người này thường nói lên tên tuổi của họ bằng cách giới thiệu về những thay đổi quan trọng trong những năm trước đây. Họ ngại phải đổi mới hơn nữa, sợ rằng lần này họ sẽ thất bại, và điều này sẽ làm cho những thành công trong quá khứ trở nên phai nhạt.

Bên cạnh đó, họ lý luận rằng thành công của những điều mới có thể là nguyên nhân khiến những thành tựu họ đạt được trong quá khứ sẽ không còn tuyệt vời nữa. Vậy tại sao phải chấp nhận rủi ro trong khi bạn vẫn có thể giữ được uy tín của mình bằng cách không làm gì?

Con người đã đầu tư sâu sắc vào bản ngã và những vinh quang trong quá khứ của họ đến nỗi họ thích bỏ qua cơ hội cho những vinh quang trong tương lai hơn là trải qua rủi ro thậm chí thất bại có thể xảy ra.

Những người đạt thành tích cao trở thành những người thất bại.


Mỗi tài năng đều chứa đựng mặt trái mà đôi khi làm cho nó trở thành một cản trở. Những người thành công thích được chiến thắng và đạt được những tiêu chuẩn cao. Điều này có thể làm họ trở nên quá sợ hãi vì thất bại sẽ hủy hoại cuộc đời họ. Khi một đặc điểm tích cực, như thành tựu, trở nên quá mạnh mẽ trong cuộc sống của một người, thì nó cũng đang trở thành một điều bất lợi to lớn.

Thành tựu có giá trị rất mạnh mẽ đối với những người thành công. Họ xây dựng cuộc sống dựa trên nền tảng đó. Họ đạt được mọi thứ họ làm: ở trường học, ở đại học, thể thao, hội họa, sở thích, công việc. Cứ mỗi thành tựu mới làm tăng thêm sức mạnh giá trị trong cuộc sống của họ.

Dần dần, thất bại trở thành điều không được nghĩ tới. Có lẽ họ đã chưa bao giờ nghĩ đến thất bại trong mọi việc họ làm, vì thế họ không có kinh nghiệm trong việc trải qua thất bại. Và thất bại trở thành một cơn ác mộng lớn nhất: một nỗi kinh hoàng đáng sợ mà họ buộc phải tránh bằng mọi giá.

Cách thức dễ dàng nhất để làm việc này là không bao giờ mạo hiểm, bám vào những gì bạn biết bạn có thể làm, bảo vệ bản thân trước những vấn đề, làm việc nhiều giờ nhất, kiểm tra lại mọi thứ gấp hai gấp ba lần và là người có lương tâm và thận trọng nhất trong vũ trụ.

Nếu cứ tiếp tục làm việc chăm chỉ, siêng năng, những lịch trình làm việc quyết liệt và gây khó dễ những người cấp dưới không ngăn cản được khả năng thất bại, thì lại sử dụng mọi biện pháp để tránh xa chúng. Làm giả số liệu, che giấu bất cứ điều tiêu cực, che giấu lỗi, từ chối nhận những phản hồi của khách hàng, thường xuyên đổ lỗi cho cho những ai không đủ khả năng phản kháng lại.

Những vấn đề liên quan đến chuẩn mực đạo đức của những tập đoàn lớn ở Mỹ phải gặp, tôi tin rằng trong số những người thành đạt trong thời gian dài có rất nhiều việc để làm với nỗi sợ thất bại hơn là những ý định phạm tội. Rất nhiều người trong số  những người ở Enron and Authur Andersen là những người thành công bậc nhất, họ chìm đắm trong những lời nịnh hót của các phương tiện truyền thông. Thất bại là một tiềm năng không khả thi, xứng đáng làm bất cứ điều gì để tránh.

Mất đi tính sáng tạo.

Những người quá thành công đã phá hủy sự bình yên của chính họ và cuộc sống của những người làm việc cho họ. Những người quá quan tâm đến những điều tốt đẹp và đạo đức thì sẽ trở thành những người tự cao tự đại. Những người mà có giá trị trong việc xây dựng các mối quan hệ gần gũi, thì trở nên mất cân bằng trong việc làm khó chịu cho bạn bè và gia đình vì thường xuyên thể hiện sự yêu mến và đòi hỏi được đáp lại.

Ai ai cũng thích được thành công. Vấn đề là khi nỗi sợ thất bại trở nên rõ ràng. Khi bạn không còn chấp nhận sự thật rằng bạn không thể tránh khỏi việc mắc lỗi, thì bạn cũng không nhận ra tầm quan trọng của việc thử nghiệm và mắc lỗi để tìm ra giải pháp tốt nhất và sáng tạo nhất.

Bạn càng sáng tạo, thì bạn càng mắc lỗi. Hãy tận dụng chúng. Quyết định tránh né những lỗi lầm sẽ phá hủy sự sáng tạo của bạn.

Số dư lúc nào cũng nhiều hơn bạn nghĩ. Những vị chua phải trải qua chế biến mới trở thành món ăn ngọt ngào nhất. Một chút ích kỷ thì cũng có giá trị ngay cả đối với người quan tâm ta nhất. Và một sự thất bại nhỏ là yếu tố cần thiết để bảo vệ quan điểm của một người về thành công.

Chúng ta đã nghe rất nhiều về việc phải là người tích cực.  Có lẽ chúng ta cũng cần  nhận ra rằng những phần tiêu cực của cuộc sống chúng ta và trải nghiệm cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm thành công, trong công việc và cả cuộc sống.

Làm Sao Để Vượt Qua Được Nỗi Sợ Thất Bại

1. Nhìn ra nỗi sợ đến từ đâu.

Bạn hãy hỏi bản thân xem nguyên nhân sâu xa của những niềm tin tiêu cực của bạn là gì. Khi bạn nhìn vào bốn nguyên nhân chính khiến bạn sợ hãi sự thất bại, những cái nào cộng hưởng với bạn nhất?

Viết ra nỗi sợ bắt đầu từ đâu và cố gắng hiểu nó như một người ngoài cuộc.

Nếu nó hữu ích, thì hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng giúp đỡ những  người bạn thân nhất. Có lẽ nỗi sợ của bạn bắt nguồn từ việc gì đó đã xảy ra trong thời thơ ấu của bạn, hoặc đó là sự bất an sâu kín.

Việc kể tên nguồn gốc của nỗi sợ hãi lấy đi một phần sức mạnh của chúng.

2. Tái thiết lập lại niềm tin về mục tiêu của bạn.

Có một tâm lý về có tất cả hoặc không có gì đôi khi  không  để lại cho bạn điều gì. Có một tầm nhìn rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được nhưng phải bao gồm cả việc học tập một vài điều mới cho mục tiêu.

Nếu bạn luôn hướng đến sự cải thiện và học hỏi, bạn sẽ có ít khả năng thất bại hơn.

Tại Pixar, mọi người đều được khuyến khích “Thất bại sớm và thất bại nhanh.”

Họ khuyến khích sự trải nghiệm và sự đổi mới vì thế họ có thể luôn trong giai đoạn phát triển. Tư duy đó bao gồm cả thất bại, nhưng chừng nào mà họ đạt được ước mơ kể nên một câu chuyện đẹp, thì tất cả những vấp ngã đó chỉ là cơ hộ để phát triển.

3. Học cách để suy nghĩ tích cực.


Trong rất nhiều trường hợp, bạn tin vào những gì bạn nói với bản thân bạn. Nội tâm của bạn ảnh hưởng đến cách bạn hành động và cư xử.

Xã hội của chúng ta bị ám ảnh bởi sự thành công, nhưng để nhận ra rằng thậm chí những người thành công nhất cũng gặp thất bại, thì rất quan trọng.

Walt Disney đã từng bị sa thải khỏi một tờ báo bởi vì họ nghĩ ông ấy thiếu sự sáng tạo. Ông ấy đã sáng lập ra xưởng phim hoạt hình, nhưng rồi thất bại. Ông ấy không bao giờ bỏ cuộc, và giờ đây Disney là một cái tên nhà nhà đều biết đến.

Steve Jobs cũng đã từng bị sa thải khỏi Apple trước khi quay trở lại với tư cách là gương mặt của công ty trong rất nhiều năm.

Nếu Disney và Jobs tin vào những phản hồi tiêu cực, thì họ sẽ không thể nào làm được như vậy.

Nó phụ thuộc vào việc bạn có chú ý đến những độc thoại nội tâm tiêu cực và nhận ra những khởi đầu của chúng hay không. Hãy thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực về bản thân bạn và tình hình. Bạn sẽ có thể tạo ra một kịch bản tinh thần để bạn  sử dụng khi cảm thấy sự tiêu cực đang dâng lên trong bạn. Tiếng nói bên trong đầu bạn có ảnh hưởng to lớn đến những việc bạn làm.

4. Hình dung ra tất cả những kết quả tiềm năng.

Không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra là một điều kinh khủng. Bạn hãy dành thời gian để hình dung xem những kết quả khả quan trong quyết định của bạn. Nghĩ về cả những tình huống tốt và tệ nhất. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn đã có cơ hội để chuẩn bị tinh thần cho những gì có thể xảy ra.

Nỗi sợ của việc không biết có thể ngăn cản bạn tìm một công việc mới. Cân nhắc những ưu và nhược điểm, và hình dung về những thành công và thất bại tiềm năng trong việc đưa ra quyết định thay đổi cuộc sống. Biết làm thế nào để mọi thứ  thay đổi có thể giúp bạn không bị trói buộc.

5. Nhìn vào những tình huống xấu nhất.

Nhiều khi những tình huống xấu nhất có thể bị phá bỏ hoàn toàn. Trong nhiều trường hợp, nếu một việc gì đó không hay xảy ra, thì đó cũng không phải là tận thế.

Nhìn nhận ra tình huống xấu đó tồi tệ ra sao là kế hoạch lớn của cuộc đời bạn. Đôi khi, chúng ta lại nghiêm trọng hóa vấn đề. Trong hầu hết các trường hợp, một thất bại không kéo dài lâu.

Ví dụ, khi bạn bắt đầu kinh doanh, có rất nhiều khía cạnh cần phải học. Bạn sẽ đưa ra quyết định mà không có kết quả tốt, nhưng hãy nghĩ rằng sự khó chịu này chỉ là tạm bợ. Bạn có thể thay đổi chiến lược của mình và hồi phục trở lại.Thậm chí trong trường hợp tồi tệ nhất, nếu sự nhận lãnh thất bại dẫn đến đóng cửa doanh nghiệp, thì bạn hãy nghĩ đó là điểm khởi đầu của những điều mới.

6. Phải có phương án dự phòng.

Bạn sẽ không bị tổn thất gì khi bạn có kế hoach dự phòng. Việc cuối cùng bạn cần làm là tìm giải pháp khi điều tồi tệ nhất xảy ra. Có một câu ngạn ngữ cổ :

“Hope for the best, prepare for the worst”

[Tạm dịch là: Hãy hy vọng về những điều tốt đẹp, và chuẩn bị cho những điều tồi tệ.]

Có một kế hoạch dự phòng sẽ cho bạn thêm tự tin để tiến về phía trước và chấp nhận những rủi ro đã tính toán trước đó.

Ví dụ có thể bạn kêu gọi đầu tư cho công việc. Trong tường hợp xấu nhất, nếu bạn không nhận được đầu tư, thì còn cách nào khác để bạn có tiền không?

Thông thường có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề, vì thế có một phương án dự phòng là cách tuyệt nhất để giảm bớt lo lắng về thất bại có thể xảy ra.

7. Học hỏi từ những gì đã xảy ra.

Mọi thứ có thể sẽ không đi theo đúng lộ trình bạn vẽ ra, nhưng đó không có nghĩa là bạn thất bại. Hãy học hỏi từ những gì phát sinh.

Thậm chí ngay cả tình huống ít lý tưởng hơn cũng có thể là cơ hội tốt để thay đổi và phát triển.

“Sometimes you win, sometimes you learn”

[Tạm dịch là: Đôi khi bạn thành công, và đôi khi bạn được nhận những bài học]

Hãy hỏi bản thân bạn những câu hỏi:

  • Bạn đã học được gì?
  • Tôi có thể trưởng thành từ điều này như thế nào?
  • Có điều gì tích cực trong tình huống này không?

Hãy đào sâu vào vấn đề, và bạn sẽ tìm thấy con đường tráng bạc. Khi bạn đã học được rằng thất bại chỉ là một cơ hội để bạn phát triển thay vì đó là án tử hình, thì bạn đã chinh phục được nỗi sợ của mình.

Tóm lại


Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xem nỗi sợ thất bại là gì, và làm thế nào chúng có ảnh hưởng đến khả năng đạt được điều chúng ta mong muốn. Nỗi sợ này thường bắt nguồn từ thời thơ ấu, chủ nghĩa hoàn hảo, bản ngã và cá nhân hóa quá mức, và thiếu sự tự tin.

May mắn cho chúng ta vì có rất nhiều cách để giải quyết nỗi sợ này. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tìm ra nỗi sợ này đến từ đâu và tái thiết lập cách thức chúng ta cảm nhận về thất bại. Khi thất bại là một cơ hội để phát triển, và bạn nhìn ra được toàn bộ những kết quả tốt đẹp, thì vượt qua nỗi sợ là một việc dễ dàng.

Hãy sống tích cực, có kế hoạch dự phòng,và học hỏi từ những gì đã xảy ra. Thất bại của bạn sẽ là nguồn giáo dục và nguồn cảm hứng tốt hơn cả con người.

“I have not failed. I’ve just found 10,000 ways that won’t work”- Thomas A.Edison

[Tạm dịch là: Tôi không thất bại, tôi chỉ đã tìm ra 10,000 cách không hiệu quả”]

Thất bại có thể là trong cái rủi có cái may.

Bước đi một cách tự tin hướng đến những ước mơ và mục tiêu của bạn. Đừng cho phép nỗi sợ  chắn lối bạn.

----------

Tác giả: Leon Ho

Dịch giả: [Trần Ngọc Song Hảo] - ToMo - Learn Something New

[*] Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: [Trần Ngọc Song Hảo] - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

[**] Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

3,219 người xem

Video liên quan

Chủ Đề