Myanmar tại sao đảo chính

Myanmar đang bị nhấn chìm trong cuộc khủng hoảng chính trị trong gần một tháng qua, kể từ sau cuộc đảo chính của quân đội hôm 1/2. Ba người biểu tình đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh, khi làn sóng biểu tình phản đối đảo chính sục sôi khắp cả nước.

Theo bình luận viên Toru Takahashi của Nikkei Asia, điều trớ trêu đối với Myanmar là cái chết đầu tiên của người biểu tình xảy ra ở Naypyitaw, nơi từng được mệnh danh là "thủ đô an toàn nhất thế giới" trước khi đảo chính xảy ra. Thủ đô Myanmar được chuyển từ Yangon tới Naypyitaw, khu vực nằm giữa cánh rừng, vào năm 2006, trong chế độ quân sự trước đây.

Cựu tổng thống Thein Sein [trái], lãnh đạo chính phủ dân sự Aung San Suu Kyi [giữa] và Thống tướng Min Aung Hlaing. Ảnh: Nikkei Asia.

Hầu hết người dân Myanmar không biết lý do thực sự đằng sau việc di dời thủ đô. Nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra, như di tản chính phủ tới một khu vực nằm sâu trong đất liền để đề phòng một cuộc tấn công từ bên ngoài hoặc theo lời khuyên của một nhà chiêm tinh.

Một giả thuyết khác cho rằng chính quyền quân sự đã cố ngăn chặn biểu tình chống chính phủ bằng cách đưa cá cơ quan chính phủ tới một địa điểm mới, tách biệt khỏi sinh viên các trường đại học ở Yangon, những người thường lãnh đạo phong trào biểu tình dân chủ trong quá khứ.

"Quân đội dường như quá lạc quan về sự tách biệt này, khi các cuộc biểu tình hiện tại không chỉ bùng nổ ở Yangon mà còn lan rộng trên khắp cả nước", Takahashi cho hay.

Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar, hôm 8/2 có bài phát biểu đầu tiên trên truyền hình hậu đảo chính, nhấn mạnh rằng chính quyền quân sự hiện tại "khác" các chế độ quân sự trong quá khứ.

Takahashi cho rằng Min Aung Hlaing có thể muốn nhắc nhở công chúng về chính quyền của Thein Sein, người đã lãnh đạo Myanmar trong 5 năm kể từ 2011, chứ không phải chế độ quân sự kéo dài hơn nửa thế kỷ từ năm 1962 ở quốc gia này.

Dù cũng là một người thuộc phe quân đội, tổng thống Thein Sein đã được đánh giá cao cả trong và ngoài nước vì đã dẫn dắt quốc gia chuyển từ chế độ quân sự sang dân sự.

Trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Myanmar trong 20 năm vào tháng 11/2010, đảng Đoàn kết Thống nhất và Phát triển [USDP], liên kết với quân đội, đã giành được 80% số ghế trong quốc hội. Cuộc bầu cử này không có sự tham gia của lãnh đạo ủng hộ dân chủ Aung San Suu Kyi, người đang bị quản thúc tại gia, cũng như đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ [NLD]. Các quan sát viên bầu cử và truyền thông nước ngoài bị cấm vào Myanmar.

Chính quyền Thein Sein nhậm chức vào tháng 3/2011 sau khi chiến thắng bầu cử. Thein Sein, tướng cấp cao thứ 4 và là thủ tướng khi đó, đảm nhận chức tổng thống.

Ông Thein Sein nói chính phủ mới được dân lựa chọn, dù có những người từ chối công nhận việc chuyển sang chế độ dân sự của quốc gia này. Nhiều chỉ trích gay gắt cho rằng "nó đơn giản chỉ là thay bộ quân phục sang trang phục công sở".

Tuy nhiên, điều bất ngờ là chính quyền Thein Sein đã thúc đẩy cải cách. Để giải quyết các vấn đề về dân chủ hóa và nhân quyền, chính quyền này đã nới lỏng kiểm soát truyền thông và tổ chức đàm phán hòa bình với các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Trong một động thái bất ngờ, Thein Sein muốn bắt tay hợp tác với Suu Kyi, khi mời bà tới phủ tổng thống và kêu gọi bà tham gia chính trường. Đưa tin về cuộc gặp này, đài truyền hình nhà nước Myanmar đã quay cảnh bức ảnh cố lãnh đạo Aung San, cha bà Suu Kyi và là người được xem như người khai sinh Myanmar hiện đại, được treo trên tường trong phòng làm việc của Thein Sein.

Thông qua nhiều cải cách dân chủ, Thein Sein đã thành công trong việc khiến Mỹ và châu Âu giảm các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar và hiện đại hóa nền kinh tế. Để thu hút đầu tư nước ngoài, cựu tổng thống Myanmar đã sửa đổi luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên trong 25 năm và phát triển khu liên hợp công nghiệp hiện đại đầu tiên ở Thilawa, gần thành phố Yangon, với nguồn vốn hỗ trợ từ chính phủ và tư nhân Nhật Bản.

Thay vì cải cách từng bước như nhiều quốc gia khác trong khu vực, Myanmar chọn con đường khó khăn hơn khi vừa dân chủ hóa đất nước vừa tìm cách phát triển kinh tế.

Những cải cách triệt để đó có thể diễn ra ở Myanmar nhờ "thay đổi trong cơ chế đưa ra quyết sách của chính phủ quân sự", theo Toshihiro Kudo, giáo sư tại Viện nghiên cứu chính trị quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản.

Khi còn là thủ tướng chính phủ quân sự, Thein Sein đã tham gia nhiều sự kiện quốc tế, như hội nghị của ASEAN. Điều đó khiến ông nhận ra sự "lạc hậu" của Myanmar và thúc đẩy ông quyết định cải cách.

Thein Sein được hỗ trợ bởi 4 bộ trưởng nội các có năng lực cao đều xuất thân từ quân đội, gồm bộ trưởng công nghiệp Soe Thein, bộ trưởng kế hoạch và phát triển kinh tế quốc gia Tin Naing Thein, bộ trưởng giao thông đường sắt Aung Min, cùng bộ trưởng tài chính và doanh thu Hla Tun.

Cải cách cũng được thúc đẩy khi Schwe Mann, chủ tịch hạ viện và tướng cấp cao thứ ba trong quân đội, mở đường cho việc hợp tác với Suu Kyi, dù ông này được cho là có mâu thuẫn với tổng thống Thein Sein.

"Người dân bắt đầu tin tưởng Thein Sein như một lãnh đạo liêm khiết, trong sạch", Takahashi cho hay.

Nhưng USDP đã chịu tổn thất lớn trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015 trước sự ủng hộ áp đảo người dân dành cho bà Suu Kyi. Thein Sein chấp nhận thất bại và chúc mừng Suu Kyi, đồng thời cam kết chuyển giao quyền lực hòa bình.

Kết quả bầu cử đã cho thấy cái giá Myanmar phải trả khi theo đuổi tương lai dân chủ. Ngoài Thein Sein, người đã rút lui khỏi chính trị sau cuộc bầu cử 2015, 4 bộ trưởng theo chủ nghĩa cải cách và chủ tịch hạ viện cũng phải rút khỏi chính trường. Chính phủ mới của Myanmar không còn chính trị gia nào xuất thân từ quân đội có thể trở thành "đê chắn sóng" cho bà Suu Kyi.

Mối quan hệ Suu Kyi và Min Aung Hlaing, người vẫn giữ chức tổng tư lệnh nhờ gia hạn tuổi nghỉ hưu, nhanh chóng xấu đi liên quan tới vấn đề người Rohingya, nhóm thiểu số Hồi giáo ở Myanmar. Các cuộc gặp thường xuyên giữa họ dừng lại vào năm 2018.

Biểu tình đòi thả bà Aung San Suu Kyi ở thành phố Yangon hôm 25/2. Ảnh: AP.

Sau đó cuộc đảo chính 1/2 xảy ra. Khi các lãnh đạo có tư tưởng cải cách trong quân đội đã từ chức, "quá trình ra quyết sách bởi giới lãnh đạo từng khiến Suu Kyi thấy ngột ngạt đã hồi sinh", Kudo nói.

Trong 5 năm cầm quyền, chính quyền Thein Sein đã thành công hơn bất kỳ ai. Trong 5 năm sau đó, khó có thể nói chính quyền bà Suu Kyi đã giành được những thành tựu tốt hơn người tiền nhiệm, theo Takahashi.

Ông nhận định việc quân đội nghĩ dựa vào những gì xảy ra trong chính quyền Thein Sein, họ có khả năng điều hành đất nước tốt hơn bà Suu Kyi, cũng như thất bại đáng kinh ngạc trong hai cuộc bầu cử vừa qua, dường như là động lực thúc đẩy cho cuộc đảo chính.

"Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa nó có thể trở thành cái cớ hợp lý cho cuộc đảo chính. Và với những cuộc biểu tình không dứt, quân đội dường như không còn giải pháp nào khác cho cuộc khủng hoảng chính trị ngoại trừ việc chĩa súng về phía người dân", Takahashi viết.

Thanh Tâm [Theo Nikkei Asia]

Vào ngày 1/2, đường phố ở trung tâm Yangon có rất ít xe cộ và hầu như không có người đi lại. Những người phản đối chính quyền của quân đội đảo chính một năm trước đã sử dụng mạng xã hội để kêu gọi "một cuộc đình công im lặng". Người dân đã ở nhà và đóng cửa.

Đường phố Yangon hầu như vắng tanh hôm 1/2. Các nhà hoạt động đã kêu gọi mọi người nghỉ làm và ở nhà.

Quân đội đã cảnh báo sẽ có hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai tham gia, nhưng người dân vẫn tiến hành đình công.

Cái giá của bất ổn định

Đồng tiền của Myanmar tiếp tục mất giá. Đầu tư nước ngoài đang chậm lại và nền kinh tế trong tình trạng "rơi tự do". Ngân hàng Thế giới đã dự báo kinh tế nước này giảm 18% cho năm tài chính kết thúc vào tháng 9 năm 2021.

Theo ước tính của nhóm nhân quyền ở Myanmar có tên Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, từ sau cuộc đảo chính đã có hơn 1.500 người thiệt mạng trong cuộc đàn áp của quân đội.

Quân đội đa phần khống chế được sự phản kháng ở các khu vực thành thị như Yangon, nhưng ở những nơi khác thì không. Đụng độ với các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ngày càng gay gắt ở các vùng nông thôn.

Chính phủ Thống nhất Quốc gia [NUG] ra mắt sau cuộc đảo chính đã kêu gọi người dân và thành viên các nhóm vũ trang thiểu số tiến hành "cuộc chiến phòng vệ" chống lại chính quyền quân sự.

Nhà hoạt động chạy trốn sang Nhật Bản

Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Tin Win trốn thoát sang Nhật Bản vào tháng 6 năm ngoái. Ông cho biết đàn áp của quân đội rất tàn ác.

Ông nói: "Đây là cuộc đảo chính tàn bạo nhất, hủy diệt nhất và vô tác dụng. Giờ đây chúng tôi rơi vào thế bế tắc nguy hiểm chết người. Quân đội đã sử dụng vũ lực quá mức. Mọi người không thể đi làm hay mở cửa hoạt động kinh doanh. Nguồn cung thực phẩm bị ảnh hưởng. Hệ thống tiền tệ tan vỡ".

Bà Aung San Suu Kyi hầu tòa

Nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar là bà Aung San Suu Kyi đã bị quân đội bắt giữ và quản thúc tại gia ở thủ đô Naypyitaw. Vào cuối tháng 5, bà được đưa đến một địa điểm không ai biết, hiện vẫn chưa rõ bà bị giam giữ ở đâu.

Bà Aung San Suu Kyi dự phiên tòa xét xử bà vào tháng 5/2021. Đây là lần đầu tiên bà xuất hiện kể từ khi bị giam giữ trong cuộc đảo chính quân sự.

Bà bị cáo buộc hơn 10 tội danh, và đã phủ nhận toàn bộ các tội danh này.

Cho đến nay, bà Aung San Suu Kyi đã bị kết án tổng cộng 6 năm tù, nhưng nếu bị tuyên có tội với tất cả các tội danh, bà sẽ phải đối mặt với hơn 100 năm tù.

Vụ xét xử bà diễn ra tại tòa án được thiết lập đặc biệt bên trong một cơ sở của chính quyền địa phương ở Naypyitaw. Công chúng và nhà báo bị cấm tham dự. Tin tức cho biết có rất ít nhân chứng đứng ra bảo vệ bà Aung San Suu Kyi vì sợ quân đội.

Có cả phụ nữ và trẻ em thiệt mạng

Giữa bối cảnh hỗn loạn bao trùm Myanmar trong năm ngoái, nổi lên một số vụ việc đặc biệt kinh hoàng. Một nhóm ủng hộ dân chủ cho biết chỉ trong riêng vụ việc ở bang Kayah, miền Đông Myanmar đã có 35 dân thường thiệt mạng, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Nhóm khẳng định quân đội đã thiêu xác các nạn nhân.

Trong khi quân đội bác bỏ những tin tức trên, các phương tiện truyền thông nhà nước đã đưa tin về giao tranh nổ ra sau khi các chiến binh trên xe nổ súng vào binh sĩ.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ và Anh

Tháng 1/2022, Mỹ, Anh và Canada đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với 7 cá nhân và 2 tổ chức có liên quan đến quân đội Myanmar.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố rằng kể từ sau cuộc đảo chính, người dân Myanmar "kiên định từ chối chính quyền quân sự và kêu gọi để đất nước của họ quay trở lại con đường tới dân chủ toàn diện".

Ông nói thêm rằng Mỹ "sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác quốc tế của Mỹ để giải quyết vấn đề vi phạm nhân quyền và thúc giục chính quyền quân đội dừng bạo lực, đồng thời trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ một cách bất công".

Phản ứng của Liên hợp quốc

Liên hợp quốc nhiều lần kêu gọi ngừng bạo lực nhưng vẫn chưa đưa ra được biện pháp cụ thể. Tình hình Myanmar đã được thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Mỹ và các nước EU có ý định áp đặt lệnh trừng phạt. Trung Quốc và Nga không muốn ủng hộ các hình phạt như vậy, đồng thời khẳng định họ không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ra tuyên bố kêu gọi tất cả các bên tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.

ASEAN chia rẽ quanh vấn đề Myanmar

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN], tổ chức có 10 thành viên bao gồm cả Myanmar, đang cố gắng làm trung gian đối thoại giữa quân đội và các lực lượng ủng hộ dân chủ.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đến thăm Myanmar vào tháng 1 để hội đàm với lãnh đạo quân đội nước này. Một số thành viên ASEAN đã phản ứng gay gắt với động thái này.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen muốn Myanmar tham gia trở lại vào các hội nghị cấp cao ASEAN. Tháng 1, ông đến Myanmar để hội đàm với người đứng đầu quân đội nước này Min Aung Hlaing. Chuyến đi vấp phải chỉ trích của một số thành viên ASEAN khác, bao gồm Indonesia và Singapore, những thành viên đang thúc giục cần có lập trường cứng rắn chống lại chính quyền quân sự. Các quốc gia thành viên ASEAN vẫn bất đồng về việc cần phải làm gì.

Nhật Bản kêu gọi hòa bình và ổn định

Mới đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa đã lên tiếng phản đối việc quân đội nắm quyền. Ông nói: "Nhật Bản lên án mạnh mẽ tình trạng này. Dù cộng đồng quốc tế nhiều lần kêu gọi chấm dứt bạo lực, nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn cướp đi sinh mạng của nhiều người. Chúng tôi kêu gọi kiềm chế và cần có giải pháp khôi phục hòa bình và ổn định".

Trong khi Tokyo không công nhận thể chế quân sự hay NUG, về mặt ngoại giao chính thức, chính phủ Nhật Bản có một kênh cửa sau đối với quân đội mà chính phủ đã cố gắng sử dụng để cải thiện tình hình mặc dùng không thành công. Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản, kênh đó là cơ hội để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.

Từ quan điểm kinh tế, Myanmar được coi là mảnh đất cuối cùng cho các cơ hội kinh doanh lớn ở châu Á . Các công ty Nhật Bản đã đổ xô đến đây khi Myanmar mở cửa nền kinh tế vào năm 2011. Chính phủ Nhật Bản cũng hỗ trợ sự tăng trưởng của Myanmar bằng cách mở rộng hỗ trợ phát triển chính thức [ODA]. Số tiền đó lên tới khoảng 1,8 tỷ đôla trong năm tài chính 2019, khiến Nhật Bản trở thành nhà tài trợ đơn lẻ lớn nhất trong số các nước phát triển.

Nhật Bản sẽ không cung cấp viện trợ mới cho Myanmar. Nhưng hàng chục dự án vốn vay bằng đồng yên và các chương trình đã ký kết sẽ vẫn tiếp tục.

Giáo sư Nemoto Kei, một chuyên gia về Myanmar tại Đại học Sophia, nói rằng chính phủ Nhật Bản nên có một cách tiếp cận cứng rắn hơn. Ông nói: "Nhật Bản nên thúc giục Thống tướng Min Aung Hlaing ngừng bạo lực, trả tự do cho những người đã bị bắt và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi dân chủ của đất nước để cho phép tất cả mọi người tham gia vào chính trị". Nhật Bản cũng nên đình chỉ ngay lập tức các dự án ODA đang thực hiện và sử dụng chúng như một quân bài thương lượng".

Biểu tình ở Nhật Bản

Hôm 1/2, những người xuất thân từ Myanmar sống ở Nhật Bản đã tổ chức biểu tình để phản đối chính quyền quân đội Myanmar. Khoảng 300 người đã tập trung trước Bộ Ngoại giao ở Tokyo, kêu gọi chính phủ Nhật Bản tăng cường nỗ lực mang lại nền dân chủ cho Myanmar.

Khoảng 300 người tập trung tại Tokyo, hô vang "Tự do cho bà Aung San Suu Kyi" và "Không bao giờ công nhận chính phủ do quân đội Myanmar lãnh đạo".

Một phụ nữ 30 tuổi tham gia biểu tình nói: "Những người vô tội, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, đang bị giết hại hằng ngày. Tôi hy vọng người dân Nhật Bản sẽ giúp đỡ Myanmar".

Người dân phải di tản gây ra khủng hoảng nhân đạo

Các số liệu của Liên hợp quốc cho thấy rằng hơn 300.000 người đã phải di tản vì bạo lực, con số tương đương với một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Giáo sư Nemoto đang kêu gọi cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản, hành động và hỗ trợ những người đang cần trợ giúp.

Video liên quan

Chủ Đề