Napoleon chết ở đâu

Kết cục không mong đợi

Như đã phản ánh ở bài trước, quân Pháp tiến công La Haye ngày càng mãnh liệt. Bốn sư đoàn dàn hàng ngang, 200 người dùng trận thế dày đặc, nhất loạt tiến công. Sau khi quan sát, Wellington chỉ huy các sư đoàn kỵ binh xông ra quyết chiến. Napoleon bèn phái kỵ binh, cận vệ đẩy lùi quân Anh nhưng vẫn không đột phá được phòng tuyến này.

15h30 chiều, cuộc chiến đấu lại tiếp tục. Nguyên soái Ney bị Napoleon khiển trách vì thất bại trong trận Quatre Bras quyết tâm lập công chuộc tội. Vừa nổ súng, ông ta đã phi ngựa lên trước dẫn một vạn kỵ binh tấn công quân Anh. Mặc dù bị pháo Anh bắn ngã ngựa 3 lần, ông ta vẫn dẫn quân Pháp tiến lên không chút nao núng. Nhờ vậy, quân Pháp tỉến vào được trung tâm nông trang La Haye.

15h30 chiều, quân Pháp chiếm được nông trang này. Bây giờ, Ney chỉ cần tổ chức một lần xung phong nữa, phòng tuyến trung tâm đã suy yếu của Wellington sẽ sụp đổ. Nhưng do trận chiến đấu quá ác liệt, kéo dài, tổn thất quá lớn, Ney điểm lại quân số và xin Napoleon tăng viện. Nhưng Napoleon đang khổ não vì không biết quân của Grouchy đang ở đâu bèn quát: “Ông bảo ta lấy đâu ra quân lính tăng viện, chẳng lẽ ta có thể sản xuất ra lính hay sao?”.

Quân Anh và quân Pháp giao chiến ở Waterloo suốt 8 giờ đồng hồ. Đã đến lúc hai bên sức cùng lực tận, tướng lĩnh hai bên đều nhìn đồng hồ sốt ruột, số phận cả hai bên đều phụ thuộc vào viện binh. 

Napoleon Bonaparte, vị hoàng đế đồng thời cũng là thiên tài quân sự của nước Pháp.  

Về phần Wellington có phần an tâm vì ông ta đã biết nguyên Soái Blucher dẫn viện binh đang đến gần. Trước tình huống này, ông ta chỉ cần tìm cách duy trì cục diện 1 giờ nữa, viện binh sẽ đến nơi. Còn Napoleon lại cố nén giận trong lòng thầm mắng: “Grouchy, tên ngốc này đang dẫn quân đi đâu?”

Lúc đó, Grouchy còn đang tấn công quân Phổ ở Wavre. Ông ta hoàn toàn không biết hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc của quân Pháp ở Waterloo. Việc chiếm được Wavre của Grouchy hoàn toàn vô nghĩa và vô hại bởi ông ta cũng không biết đại quân của Blucher đã sớm rời Wavre kéo đi chi viện cho tướng Wellington, chỉ còn để lại một số quân nhỏ lẻ trông giữ.

Hơn 20h tối, quân Blucher đến chiến trường, chia hai cánh đánh vào hai bên nách trận địa đang giằng co của quân Pháp. Tình thế gọng kìm đó, quân Pháp hoàn toàn lâm nguy... Kết cục trận đánh có thể nhận thấy rõ khi liên quân Đồng minh chiếm ưu thế, chuyển sang phản công.

Trong khi đó, Napoleon thấy khả năng bị bao vây, hạ lệnh Ney cầm quân phản kích. Nhưng mấy lần phản kích, tướng Ney đều không sao ngăn được quân Phổ. Lúc bấy giờ, lực lượng phòng thủ của Wellington thấy quân Phổ đã tiến công quân Pháp, bèn phấn khởi thét lớn: “Hỡi ba quân, viện binh đã đến rồi! Tất cả xung phong!”. Quân Anh đang mệt mỏi, nghe nói có viện binh đến bèn hồ hởi phản công.

Bấy giờ, cả trước mặt và hai bên sườn đều có địch, không còn cách gì chống đỡ nữa, Napoleon bèn hạ lệnh rút quân. Trên đường rút chạy, nhằm bảo toàn lực lượng, vị Hoàng đế nước Pháp vẫn tìm địa hình thuận lợi dồn binh tái chiến. Nhưng, cả 7 lần đều thất bại.

Về cơ bản, gần như quân đội Pháp bị tiêu diệt tại Waterloo, các sư đoàn thiện chiến đều bị đánh tan, chỉ còn lực lượng cận vệ trung thành với Napoleon vừa chiến đấu, vừa rút lui cho vị hoàng đế.

Sự thất bại ở Waterloo, Napoleon hoàn toàn tuyệt vọng, đành tuyên bố thoái vị, chấp nhận rời Paris, đến đảo St Heléne tận phía Nam Đại Tây Dương sống nốt quãng đời cuối cùng của mình. Không ai ngờ rằng, một thiên tài quân sự, một vị tướng tung hoành vó ngựa và tiếng đại bác trên khắp các chiến trường châu Âu đã phải nhận một kết cục bi thảm đến thế. Có lẽ vì vậy, trận đánh Waterloo đã được coi là một trang sử không thể nào quên, nó ghi dấu chấm hết cho một giai đoạn huy hoàng của nước Pháp có Napoleon.

Vì sao thất bại?

Nguyên nhân vì sao Napoleon thất bại ở Waterloo luôn là đề tài được các nhà quân sự và sử học thế giới bàn luận. Có người cho rằng, chính Grouchy không đến kịp đã hủy diệt quân Pháp. Bởi lúc dó, quân Pháp 7,2 vạn người, quân Anh cũng có khoảng 7 vạn lính. Hai bên lực lượng cân bằng. Yếu tố quyết định chính là viện binh của ai đến trước, bên đó sẽ thắng. Có người cho rằng, trời mưa to đã làm Napoleon thất bại. Có người lại nói rằng, Ney và thuộc hạ của ông ta đã khiến quân Pháp thua trận Waterloo.

Phần lớn các nhà quân sự cho rằng, Napoleon không còn các thống chế tài giỏi để chỉ huy: Thống chế Davu đang bị vây ở Hamburg, Thống chế Muyra đang ở Napoli, Thống chế Matsena đang chinh chiến ở Tây Ban Nha... Tuy có nhiều tướng tài khác, nhưng trong lúc quan trọng này, Thống chế Ney và thuộc hạ đã làm hỏng mọi chuyện.

Có người quy kết nguyên nhân thất bại, do chính bản thân Napoleon. Cho dù Napoleon có là thiên tài quân sự nhưng ông ta đã mất đi một yếu tố vô cùng quan trọng. Cái này đối với một Thống soái thậm chí còn quan trọng hơn thiên tài quân sự, đó chính là niềm tin đối với thắng lợi chiến tranh. Chính nguyên nhân này đã khiến ông ta thua trận Waterloo. Có lẽ Napoleon đã ý thức được thời đại của mình đã kết thúc, cho nên khi nói đến chiến dịch Waterloo, ông ta nói rằng: “Ta đã không còn niềm tự tin trước kia”.

Một vài hình ảnh về trận đánh nổi tiếng lịch sử cận đại, Waterloo.  

Có người cho rằng trước trận Waterloo, Napoleon có dấu hiệu về trí lực, thể lực suy yếu nghiêm trọng: “Hai mắt lờ đờ, bước đi loạng choạng, cử chỉ khó hiểu, tâm trạng thờ thẫn”. Bằng chứng là trong trận Waterloo, nhiều lần thuộc cấp thấy Napoleon tinh thần suy sụp, mấy lần mệt mỏi buồn ngủ. Chính Napoleon từng thừa nhận: “Đây là do số mệnh đã định, bởi nếu kể về mọi nguyên nhân, trận đánh này, phần thắng phải thuộc về ta”.

Có lẽ tất cả các nhân tố cùng tác động, khiến cho Napoleon đành chịu thất bại thảm hại ở Waterloo. Ông ta đã mất cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ngay cả Thống chế Ney cũng phạm sai lầm chiến lược, bỏ lỡ thời cơ tiêu diệt quân Anh.

Các nhà sử học cho rằng, dù giải thích ra sao, Thống chế Ney không thể biện hộ được hành động gần như phản bội của mình trong chiến dịch này. Bản thân ông ta đã hai lần bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt quân Anh. Trong chiến tranh cận đại, chỉ cần phạm một lần sai lầm như vậy, cũng không thể giành chiến thắng được. Thống chế Ney, kẻ đã hợp tác với kẻ thù của Napoleon trong thời gian Napoleon bị đi đầy ở đảo Elba. Khi biết tin Napoleon trở về Pháp, vua Louis XVIII cử Thống chế Ney đem quân đi bắt Napoleon. Vì tình thế, Thống chế Ney buộc phải theo binh lính hoan hô Hoàng đế Napoleon trở về.

Sai lầm lịch sử của Napoleon đã sử dụng Ney và bọn thuộc hạ của ông ta, một kẻ đã theo vua Louis, phản bội lại cách mạng. Chính điều này đã khiến cho Napoleon thất bại ở Waterloo. Cho dù Napoleon có đánh thắng ở Waterloo, nhưng với tướng lĩnh như Ney, ông cũng bị thất bại từ bên trong nội bộ quân đội của mình.

Còn nguyên nhân sâu xa, một mình nước Pháp với cuộc cách mạng của Napoleon nhằm lật đổ chế độ phong kiến không thể nào chống chọi lại toàn bộ châu Âu với các vị vua chúa luôn muốn duy trì quyền lợi của mình. Ngoài chế độ hôn nhân ngoại giao, các vương thân quý tộc các nước lấy nhau. Khi có chiến tranh, đương nhiên hôn nhân ngoại giao sẽ phát huy tác dụng. Ở góc độ khác, giai đoạn này, sự bùng nổ của cách mạng Pháp có thể lan ra toàn cõi châu Âu nên các nước tìm mọi cách dập tắt ngọn lửa cách mạng. 

Chính vì thế, Waterloo hay một địa danh bất kỳ nào đó cũng sẽ trở thành nổi tiếng khi nó chính là trận đánh cuối cùng của vị hoàng đế nước Pháp. Đây vẫn là đề tài mà các sử gia và các nhà nghiên cứu quân sự còn bàn luận và coi là một trong những nghệ thuật chiến tranh cũng như bài học mà nó để lại.

[Đón đọc kỳ tới: Hoàng đế Napoleon Bonaparte - Thiên tài quân sự, đệ nhất si tình]

Minh Châu – Tuệ Anh

ông ấy chết tại hòn đảo St. Helena

câu hỏi này không rõ ràng. Napoléon Bonaparte thua trận Waterloo và buộc phải giải tán "vương triều 100 ngày" [1815], bị quân Anh đẩy ra đảo Saint Helena [một thuộc địa của Anh] rồi mất ở đó vào năm 1821. Lý do qua đời của cựu Hoàng đế Pháp không được rõ, nhiều giả thuyết cho rằng Napoleon qua đời do bị kẻ địch [hoặc thuộc hạ] đầu độc. Thi hài của nhà vua sau đó được đưa về Pháp, chôn cất trong điện Invalid ở Paris
Ông có một con trai duy nhất là hoàng tử Napoléon François Charles Joseph Bonaparte, lên ngôi hiệu là Napoleon II. Napoléon II lên ngôi hai lần: năm 1814 [2 ngày] và năm 1815 [15 ngày] thì bị ép thoái vị, phải nhường ngôi cho hoàng thân Louis - anh trai của vua Louis XVI bị chết trong cách mạng Pháp năm 1793; đồng thời là cháu của vua Louis XV. Louis lên ngôi hiệu Louis XVIII [1815 - 1824] thi hành chính sách cai trị khắc nghiệt, đàn áp phong trào cách mạng trong nước và cả nước Italia theo lệnh của "Liên minh thần thánh" [được lập theo sáng kiến của Sa hoàng Nga Aleksandr I ngay khi Hội nghị Vienne kết thúc khá lâu]

Last edited: 25 Tháng mười một 2018

Reactions: diemlinhphuong

ngoài ra còn có một số giả thuyết cho rằng ông bị bệnh về dạ dày

ok, cái này cũng là một giả thuyết. Lý do vì ông bị giam lỏng lâu ngày, chính quyền thuộc địa Anh ở Saint Helen do tên Toàn quyền Sir Hudson Lowe [1816 - 1821] đối xử tệ với cựu vương Pháp, y tế nghèo nàn nên sức khỏe của ông yếu dần. Còn khả năng viêm dạ dày là có thể xảy ra do ông được ăn thiếu chất dinh dưỡng, chưa tuân thủ chế độ ăn hợp lý trong ngày. Khả năng cựu vương bị đầu độc bằng "chất asen" cũng xảy ra, vì những người hầu ông vào những năm cuối đời [đều, ít nhiều có vài kẻ thù được người Anh cài vào để đầu độc cựu vương Pháp - như trường hợp Alexandros III Đại đế bị đầu độc chết năm 323 TCN]]

câu hỏi này không rõ ràng. Napoléon Bonaparte thua trận Waterloo và buộc phải giải tán "vương triều 100 ngày" [1815], bị quân Anh đẩy ra đảo Saint Helena [một thuộc địa của Anh] rồi mất ở đó vào năm 1821. Lý do qua đời của cựu Hoàng đế Pháp không được rõ, nhiều giả thuyết cho rằng Napoleon qua đời do bị kẻ địch [hoặc thuộc hạ] đầu độc. Thi hài của nhà vua sau đó được đưa về Pháp, chôn cất trong điện Invalid ở Paris
Ông có một con trai duy nhất là hoàng tử Napoléon François Charles Joseph Bonaparte, lên ngôi hiệu là Napoleon II. Napoléon II lên ngôi hai lần: năm 1814 [2 ngày] và năm 1815 [15 ngày] thì bị ép thoái vị, phải nhường ngôi cho hoàng thân Louis - anh trai của vua Louis XVI bị chết trong cách mạng Pháp năm 1793; đồng thời là cháu của vua Louis XV. Louis lên ngôi hiệu Louis XVIII [1815 - 1824] thi hành chính sách cai trị khắc nghiệt, đàn áp phong trào cách mạng trong nước và cả nước Italia theo lệnh của "Liên minh thần thánh" [được lập theo sáng kiến của Sa hoàng Nga Aleksandr I ngay khi Hội nghị Vienne kết thúc khá lâu]

Mình thấy câu hỏi này khá rõ ràng. Bạn ấy chỉ hỏi Napoleon bonaparte chết ở đâu thôi mà. Với lại bạn trả lời hơi thừa đó

Reactions: Tiểu Bạch Lai[PAD]

Mình thấy câu hỏi này khá rõ ràng. Bạn ấy chỉ hỏi Napoleon bonaparte chết ở đâu thôi mà. Với lại bạn trả lời hơi thừa đó

tùy em Tuyết suy nghĩ nhé. Câu trả lời này chỉ giới thiệu sơ lược chứ không nói rõ. Em là học sinh thì nên nói đàng hoàng nhé, người đang viết dòng này là giáo viên đấy. Trả lời thừa hay đủ không quan trọng em nhé, quan trọng là có trả lời và giới thiệu những cái gì t biết được. Em đọc xong mà thấy không thuận tai thì không cần trả lời nhé. Chào em

Napoleon Bonaparte chết ở đâu?

Ngày 5/5/1821, vị hoàng đế một thời uy chấn Châu âu trút hơi thở cuối cùng trên hòn đảo St. Helena hoang vắng. Hàng trăm năm nay người ta đồn ngài chết bị vì bị đầu độc thạch tín, tuy nhiên nghiên cứu mới nhất của giới khoa học Mỹ lại khẳng định điều khác hẳn. Sau thảm bại Waterloo năm 1815, Napoleon Bonaparte bị buộc thoái vị và chịu án đi đày trên hòn đảo St. Helena phía nam Đại Tây dương. Chính tại nơi này 6 năm sau, vị hoàng đế lững lẫy một thời bỏ mạng vì những cơn chảy máu không ngừng ứa ra từ ruột. Khám nghiệm tử thi ngay sau đó khẳng định: ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong. Tuy nhiên gần một thế kỷ rưỡi sau đó - năm 1961, dấu vết thạch tín bất ngờ được tìm thấy trong những sợi tóc cuối cùng của Napoleon đã làm dấy lên giả thiết: phải chăng hoàng đế bị đầu độc? Nghi ngờ này không phải vô căn cứ, bởi cho dù bị đày biệt tích trên đảo hoang, Napoleon Bonaparte vẫn là mối nguy ngại hàng đầu của không chỉ của riêng vương triều nước Pháp. Ai dám chắc vị tướng khét tiếng không thể đảo ngược tình thế quyền lực ở châu Âu? Vậy là, chỉ có cái chết mới được xem là biện pháp tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới nhất của trường ĐH Tây nam Texas, không phải thạch tín mà chính chảy máu dạ dày mới là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho hoàng đế. Kết luận này được tổng kết từ một tập hợp dữ liệu phong phú: biên bản khám nghiệm tử thi, nhật ký điều trị, lời kể nhân chứng, hồ sơ sức khỏe gia đình và kiến thức y học tiên tiến nhất. “Phân tích này cho thấy, cho dù ngay lúc đó Napoleon có được thả tự do về nước Pháp đi chăng nữa thì căn bệnh ung thư giai đoạn cuối cũng không thể cho phép ông tiến xa hơn trên vũ đài chính trị” - Giáo sư Robert Genta, chủ nhiệm đề tài khẳng định. “Ngay cả hiện nay, với sự trợ giúp của các thiết bị các phương pháp chẩn đoán và kỹ thuật giải phẫu hiện đại, bệnh nhân ung thư dạ dày ác tính như Napoleon cũng không thể sống lâu hơn”. Biên bản khám nghiệm tử thi năm 1821 chỉ thấy dạ dày Napoleon có hai thương tổn: một vết lớn nằm trên bao tử, một vết nhỏ hơn xuyên thủng thành dạ dày ra tận gan. Genta và các cộng sự của ông đã tiến hành đối chiếu miêu tả hai vết thương này với 50 hình ảnh loét dạ dày lành tính và 50 hình ảnh ung thư dạ dày. Kết quả chỉ ra, rõ ràng thương tổn trên nội tạng hoàng đế mang di căn ung thư. “Đó là một vệt lớn kéo dài từ cửa tới cuống dạ dày, dài ít nhất 10 cm. Xét riêng về mặt kích thước cũng đủ thấy tính nghiêm trọng của vết thương. Thậm chí nó đã di căn sang cả các cơ quan bên cạnh”. “Cho dù có được điều trị bằng kỹ thuật tiên tiến như ngày nay, ngài cũng chỉ có thể sống thêm 1 năm là nhiều nhất”.

Mặc dù cụ thân sinh ra Napoleon trước đó cũng đã chết vì ung thư dạ dày nhưng có vẻ như bệnh của ngài xuất phát từ vi khuẩn viêm nhiễm gây lở loét. Thêm vào đó, chế độ ăn toàn thực phẩm muối khô, khan hiếm rau xanh và hoa quả trong những năm chính chiến càng đẩy nhanh vị hoàng đế tiến nhanh tới cái chết.

Reactions: Thái Minh Quân

tùy em Tuyết suy nghĩ nhé. Câu trả lời này chỉ giới thiệu sơ lược chứ không nói rõ. Em là học sinh thì nên nói đàng hoàng nhé, người đang viết dòng này là giáo viên đấy. Trả lời thừa hay đủ không quan trọng em nhé, quan trọng là có trả lời và giới thiệu những cái gì t biết được. Em đọc xong mà thấy không thuận tai thì không cần trả lời nhé. Chào em

Em xin lỗi nếu những lời em nói có làm thầy tức giận. Nhưng ở trường em, trả lời thừa sẽ bị trừ điểm. Vì vậy mỗi lần trả lời câu hỏi cho ai em đều trả lời đầy đủ nếu có giới thiệu thêm thì em cũng sẽ nói là thông tin thêm hay gì đó tương tự. Em là học sinh vì vậy những lời nhận xét trên của em đều là những lời nhận xét bình thường đối với bạn bè hoặc anh chị đồng học sinh, sinh viên. Bởi trước đó em không biết người viết là giáo viên. Mà đọc xong thì thấy không thuận thì mình có quyền góp ý, bình luận chứ. Cuối cùng thầy chưa biết rõ tên em thì xin thầy đừng gọi. Tên thật cảu em không phải là Tuyết chỉ vì lỗi máy khi đăng kí Hocmai bằng gmail nên mới phải để tên đó thôi.

Em xin lỗi nếu những lời em nói có làm thầy tức giận. Nhưng ở trường em, trả lời thừa sẽ bị trừ điểm. Vì vậy mỗi lần trả lời câu hỏi cho ai em đều trả lời đầy đủ nếu có giới thiệu thêm thì em cũng sẽ nói là thông tin thêm hay gì đó tương tự. Em là học sinh vì vậy những lời nhận xét trên của em đều là những lời nhận xét bình thường đối với bạn bè hoặc anh chị đồng học sinh, sinh viên. Bởi trước đó em không biết người viết là giáo viên. Mà đọc xong thì thấy không thuận thì mình có quyền góp ý, bình luận chứ. Cuối cùng thầy chưa biết rõ tên em thì xin thầy đừng gọi. Tên thật cảu em không phải là Tuyết chỉ vì lỗi máy khi đăng kí Hocmai bằng gmail nên mới phải để tên đó thôi.

Như vậy là giáo viên dạy lớp của em quá máy móc rồi haha. Thầy không cần biết em tên gì, gọi là "em nữ" được không nhỉ ? Tất nhiên là được chứ. Nhưng khi mình thấy không thuận, mình phản bác là điều hợp lý nhưng phải có lý do để chứng minh cái phản bác của mình là đúng [hoặc sai]. Học sử thì sự kiện gì mình cũng phải đặt dấu hỏi tại sao lại như thế, tại sao lại thế này..... Học phải có sai, đúng thì mới gọi là học tập. Học mà quá máy móc như thế thì xin hỏi, khả năng sáng tạo ở đâu ? Trả lời thừa cũng chẳng bị làm sao cả, mình đi học mà và mình có quyền có ý kiến [tập cách phản biện đi nào, học ngữ văn phần chứng minh - giải thích chưa ?]

Reactions: Nguyễn Như Tuyết

Những đáp án mà bạn đăng topic đưa ra mình thấy không thể trả lời cho câu hỏi của bạn được và có sự đùa giỡn ở đây,vì vị hoàng đế napleon I này do bị thất bại sau cuộc chiến tranh waterloo và bị đầy ra đảo nên ông đã sống ở đó tầm 6 năm và đã qua đời !!!

Reactions: Nguyễn Như Tuyết and Thái Minh Quân

câu hỏi này không rõ ràng. Napoléon Bonaparte thua trận Waterloo và buộc phải giải tán "vương triều 100 ngày" [1815], bị quân Anh đẩy ra đảo Saint Helena [một thuộc địa của Anh] rồi mất ở đó vào năm 1821. Lý do qua đời của cựu Hoàng đế Pháp không được rõ, nhiều giả thuyết cho rằng Napoleon qua đời do bị kẻ địch [hoặc thuộc hạ] đầu độc. Thi hài của nhà vua sau đó được đưa về Pháp, chôn cất trong điện Invalid ở Paris
Ông có một con trai duy nhất là hoàng tử Napoléon François Charles Joseph Bonaparte, lên ngôi hiệu là Napoleon II. Napoléon II lên ngôi hai lần: năm 1814 [2 ngày] và năm 1815 [15 ngày] thì bị ép thoái vị, phải nhường ngôi cho hoàng thân Louis - anh trai của vua Louis XVI bị chết trong cách mạng Pháp năm 1793; đồng thời là cháu của vua Louis XV. Louis lên ngôi hiệu Louis XVIII [1815 - 1824] thi hành chính sách cai trị khắc nghiệt, đàn áp phong trào cách mạng trong nước và cả nước Italia theo lệnh của "Liên minh thần thánh" [được lập theo sáng kiến của Sa hoàng Nga Aleksandr I ngay khi Hội nghị Vienne kết thúc khá lâu]

thầy ơi, em tưởng ông ấy chết ở đảo chứ ạ

said:

Những đáp án mà bạn chủ topic đưa ra mình thấy không thể trả lời cho câu hỏi của bạn được,vì vị hoàng đế napleon I này do bị thất bại sau cuộc chiến tranh waterloo và bị đầy ra đảo nên ông đã sống ở đó tầm 6 năm và đã qua đời !!!


Chính xác, các bạn chỉ cần hiểu gọn là Napoleon qua đời ở nơi lưu đày [đảo Saint Helena] sau khi thất trận không lâu. Cái chết của Napoleon I của Pháp, Alexandre III đại đế cũng chưa rõ ràng. Nhiều nghiên cứu cho rằng hai vĩ nhân này bị ám sát bằng cách đầu độc, đó cũng chỉ là một giả thuyết để các bạn tin điều đó, nhưng sự thật thì không bao giờ được biết..... Những "áng mây mù" lịch sử chưa bao giờ được hé lộ

Sau thảm bại Waterloo năm 1815, Napoleon Bonaparte bị buộc thoái vị và chịu án đi đày trên hòn đảo St. Helena phía nam Đại Tây dương. Chính tại nơi này 6 năm sau, vị hoàng đế lững lẫy một thời bỏ mạng vì những cơn chảy máu không ngừng ứa ra từ ruột. Khám nghiệm tử thi ngay sau đó khẳng định: ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong. Tuy nhiên gần một thế kỷ rưỡi sau đó - năm 1961, dấu vết thạch tín bất ngờ được tìm thấy trong những sợi tóc cuối cùng của Napoleon đã làm dấy lên giả thiết: phải chăng hoàng đế bị đầu độc? Nghi ngờ này không phải vô căn cứ, bởi cho dù bị đày biệt tích trên đảo hoang, Napoleon Bonaparte vẫn là mối nguy ngại hàng đầu của không chỉ của riêng vương triều nước Pháp. Ai dám chắc vị tướng khét tiếng không thể đảo ngược tình thế quyền lực ở châu Âu? Vậy là, chỉ có cái chết mới được xem là biện pháp tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới nhất của trường ĐH Tây nam Texas, không phải thạch tín mà chính chảy máu dạ dày mới là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho hoàng đế. Kết luận này được tổng kết từ một tập hợp dữ liệu phong phú: biên bản khám nghiệm tử thi, nhật ký điều trị, lời kể nhân chứng, hồ sơ sức khỏe gia đình và kiến thức y học tiên tiến nhất. “Phân tích này cho thấy, cho dù ngay lúc đó Napoleon có được thả tự do về nước Pháp đi chăng nữa thì căn bệnh ung thư giai đoạn cuối cũng không thể cho phép ông tiến xa hơn trên vũ đài chính trị” - Giáo sư Robert Genta, chủ nhiệm đề tài khẳng định. “Ngay cả hiện nay, với sự trợ giúp của các thiết bị các phương pháp chẩn đoán và kỹ thuật giải phẫu hiện đại, bệnh nhân ung thư dạ dày ác tính như Napoleon cũng không thể sống lâu hơn”. Biên bản khám nghiệm tử thi năm 1821 chỉ thấy dạ dày Napoleon có hai thương tổn: một vết lớn nằm trên bao tử, một vết nhỏ hơn xuyên thủng thành dạ dày ra tận gan. Genta và các cộng sự của ông đã tiến hành đối chiếu miêu tả hai vết thương này với 50 hình ảnh loét dạ dày lành tính và 50 hình ảnh ung thư dạ dày. Kết quả chỉ ra, rõ ràng thương tổn trên nội tạng hoàng đế mang di căn ung thư. “Đó là một vệt lớn kéo dài từ cửa tới cuống dạ dày, dài ít nhất 10 cm. Xét riêng về mặt kích thước cũng đủ thấy tính nghiêm trọng của vết thương. Thậm chí nó đã di căn sang cả các cơ quan bên cạnh”. “Cho dù có được điều trị bằng kỹ thuật tiên tiến như ngày nay, ngài cũng chỉ có thể sống thêm 1 năm là nhiều nhất”. Mặc dù cụ thân sinh ra Napoleon trước đó cũng đã chết vì ung thư dạ dày nhưng có vẻ như bệnh của ngài xuất phát từ vi khuẩn viêm nhiễm gây lở loét. Thêm vào đó, chế độ ăn toàn thực phẩm muối khô, khan hiếm rau xanh và hoa quả trong những năm chính chiến càng đẩy nhanh vị hoàng đế tiến nhanh tới cái chết.

cái này hơi khó hiểu bởi vì nó khó

Page 2

thầy ơi, em tưởng ông ấy chết ở đảo chứ ạ

Thì đúng rồi, cựu hoàng đế mất ở đảo và chính quyền thuộc địa Anh lưu giữ thi hài luôn, không trả về nước. Quan hệ Pháp - Anh căng thẳng ngay khi Louis XVIII lên ngôi cũng chưa kết thúc. Mãi đến khi cách mạng năm 1830 lật đổ được nhà Bourbon của vua Charles X [em trai Louis XVIII], hoàng thân Louis Philippe lên ngôi đã tìm cách làm dịu căng thẳng trong quan hệ với người Anh; cuối cùng đã xin phép được chính quyền Anh đưa thi hài cựu hoàng đế Napoleon về Pháp

Chính xác, các bạn chỉ cần hiểu gọn là Napoleon qua đời ở nơi lưu đày [đảo Saint Helena] sau khi thất trận không lâu. Cái chết của Napoleon I của Pháp, Alexandre III đại đế cũng chưa rõ ràng. Nhiều nghiên cứu cho rằng hai vĩ nhân này bị ám sát bằng cách đầu độc, đó cũng chỉ là một giả thuyết để các bạn tin điều đó, nhưng sự thật thì không bao giờ được biết..... Những "áng mây mù" lịch sử chưa bao giờ được hé lộ

Tôi xem cuốn Napoleon- Hồ sơ quyền lực của Geoffrey Ellis đoạn Na bị đày ra đảo lần 2 thấy có nhắc đến 1 đội quân đi ra đảo cùng ông mà sau đó chả thấy có đề cập j về đội này, k biết họ sao?

Reactions: Diệp Vân Hy

Như vậy là giáo viên dạy lớp của em quá máy móc rồi haha. Thầy không cần biết em tên gì, gọi là "em nữ" được không nhỉ ? Tất nhiên là được chứ. Nhưng khi mình thấy không thuận, mình phản bác là điều hợp lý nhưng phải có lý do để chứng minh cái phản bác của mình là đúng [hoặc sai]. Học sử thì sự kiện gì mình cũng phải đặt dấu hỏi tại sao lại như thế, tại sao lại thế này..... Học phải có sai, đúng thì mới gọi là học tập. Học mà quá máy móc như thế thì xin hỏi, khả năng sáng tạo ở đâu ? Trả lời thừa cũng chẳng bị làm sao cả, mình đi học mà và mình có quyền có ý kiến [tập cách phản biện đi nào, học ngữ văn phần chứng minh - giải thích chưa ?]

Dạ em xin tiếp thu lời dạy bảo của thầy ạ. Nhưng thầy đừng gọi em là em nữ tại em không có nữ đâu ạ. Tên thật em là Như

Vài thông tin thêm để các bạn biết thêm về vĩ nhân này. Tài liệu khá tản mạn nên chỉ viết gọn vài do

Dạ em xin tiếp thu lời dạy bảo của thầy ạ. Nhưng thầy đừng gọi em là em nữ tại em không có nữ đâu ạ. Tên thật em là Như

haha thì thầy cũng chẳng biết em là người như thế nào và là người từ đâu mà ..... có mặt trên đất nước xinh đẹp này. T quen gọi học sinh với tên thật, có gì mơi mốt dễ kêu thôi. vậy nha Như !

Vài thông tin thêm để các bạn biết thêm về vĩ nhân này. Tài liệu khá tản mạn nên chỉ viết gọn vài do

haha thì thầy cũng chẳng biết em là người như thế nào và là người từ đâu mà ..... có mặt trên đất nước xinh đẹp này. T quen gọi học sinh với tên thật, có gì mơi mốt dễ kêu thôi. vậy nha Như !

Dạ, thầy. Mà thầy biết trang nào viết về Tần Thủy Hoàng không ạ. Chỉ em với

Tôi xem cuốn Napoleon- Hồ sơ quyền lực của Geoffrey Ellis đoạn Na bị đày ra đảo lần 2 thấy có nhắc đến 1 đội quân đi ra đảo cùng ông mà sau đó chả thấy có đề cập j về đội này, k biết họ sao?

Tôi cũng có biết vụ này, một đội quân ra đảo cùng cựu hoàng Pháp - nhưng vợ của ông thì không đi theo và bỏ trốn về Áo. Hình như đội quân này có khá ít người hầu cận cựu vương, nhất là các bác sĩ. Có thể một số người trong chuyến đó đã ở lại chăm sóc ông [cũng có kẻ thù, được người Anh trà trộn để hại cựu hoàng]

Dạ, thầy. Mà thầy biết trang nào viết về Tần Thủy Hoàng không ạ. Chỉ em với

Trên các sách lịch sử, mạng khá nhiều/ Sách thì có sách Lịch sử Trung Quốc; có phim về Tần Thủy Hoàng. Trên mạng có nguyên một bài về tiểu sử của Hoàng đế này, một số bài khác kể thêm về việc ông xây Vạn Lý trường thành và lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Lăng mộ này khai quật năm 1974, phát lộ nhiều cái mới...

Reactions: Nguyễn Như Tuyết

Napoleon ngoài hai bà vợ là Josephin và Louise ra thì còn có nhiều nhân tình, trong đó có một nhân tình của ông mà về sau làm Hoàng hậu của vua Thụy Điển. Áo khiếp đảm khi Napoleon vừa đạp đổ Đế quốc La mã thần thánh [tiền thân của công quốc Áo] nên có phần ngán ngại Hoàng đế Pháp. Còn vụ Napoleon cưới con gái còn bé của tân Hoàng đế Áo Franz II là Marie Louise có lẽ muốn kết đồng minh với Áo sau khi ông ta [Napoleon] đánh bại Liên minh thứ ba tại trận đánh của Ba Hoàng đế năm 1806. Hoàng hậu Louise sau khi sinh ra con trai ít lâu thì phải ôm con về nước tránh binh đao, có lẽ không thích ở chung một ông chồng già hơn mình đến 30 tuổi

Last edited by a moderator: 28 Tháng mười một 2018

Napoleon ngoài hai bà vợ là Josephin và Louise ra thì còn có nhiều nhân tình, trong đó có một nhân tình của ông mà về sau làm Hoàng hậu của vua Thụy Điển. Áo khiếp đảm khi Napoleon vừa đạp đổ Đế quốc La mã thần thánh [tiền thân của công quốc Áo] nên có phần ngán ngại Hoàng đế Pháp. Còn vụ Napoleon cưới con gái còn bé của tân Hoàng đế Áo Franz II là Marie Louise có lẽ muốn kết đồng minh với Áo sau khi ông ta [Napoleon] đánh bại Liên minh thứ ba tại trận đánh của Ba Hoàng đế năm 1806. Hoàng hậu Louise sau khi sinh ra con trai ít lâu thì phải ôm con về nước tránh binh đao, có lẽ không thích ở chung một ông chồng già hơn mình đến 30 tuổi

Con gái vừa ôm con về phát, ông bố phát binh đánh con rể luôn, sau vương triều 100 ngày, Napoleon II sống như 1 tù nhân ở Vien

Last edited by a moderator: 28 Tháng mười một 2018

Con gái vừa ôm con về phát, ông bố phát binh đánh con rể luôn, sau vương triều 100 ngày, Napoleon II sống như 1 tù nhân ở Vien


Có lẽ là ông "bố vợ" này lợi dụng ham muốn của Napoleon [vợ đầu không có con] để gả con gái, với mục đích kiềm chế tính tấn công của Hoàng đế Pháp lại để có thời gian chuẩn bị lực lượng đánh lại Pháp. Napoleon cưới con gái của Hoàng đế Áo mà không biết đây là âm mưu nham hiểm của "bố vợ" Franz II, có lẽ là ông ta muốn nghỉ ngơi mà không biết kẻ thù đang nhanh chóng chuẩn bị lực lượng để chống lại mình [đây là mỹ nhân kế - một trong 36 kế của Tôn Tử; Tây Thi với Ngô Phù Sai, Muội Hỷ với vua Hạ Kiệt, Đát Kỷ với vua Trụ nhà Thương là ví dụ

Lợi dụng nhau cả ý mà, với cả lúc đó Na cung đập cho Áo vỡ gáo mấy lần, lần nào liên minh chống Pháp , Áo cũng ăn nhiều hành nhất, chứ ban đầu, Na muốn cưới công chúa em vua Alexander II của Nga cơ nhưng ông anh chai k thèm hòi đáp nên ms sang cô con ông Áo. Ngẫm lại lịch sử Pháp, nhiêuù lúc các đời vua then chốt đều có hoàng hậu Áo nhưng sau đó chiến tranh lại dần nha với Áo nhiều nhất

đại ca Aleksandr I của Nga là một kẻ bảo thủ lắm [sau này hắn ta xưng là "thần thánh" luôn mà]. Hắn ta ghét Pháp ngay từ khi lên ngôi, lý do là Napoleon cướp đất của ông chú là bà con của hắn. Áo chỉ là một công quốc thôi, công quốc trong đế quốc La Mã thần thánh. Nếu vua Pháp quan hệ hôn nhân với công tước Áo thì có lẽ ông ta muốn làm chủ châu Âu rồi, vì Áo [sau này có Đức] nằm ngay trung tâm châu Âu

Thấy Franz cũng xưng đế hiệu Đế chế Áo cơ mà quà yếu, Đức thì ms là hệ thống các tiểu quốc với Phổ là mạnh nhất trong đó hơn 1 nửa số đố về phe Pháp

Hoàng đế Áo quyền lực yếu xìu, ông ta còn yếu và già lẩm cẩm hơn một lãnh chúa phong kiến sung sức. Franz II xưng cho có danh chính ngôn thuận, thực ra ông ra chẳng có quyền lực gì cả. Đức có hơn 200 nước lớn nhỏ, 1.000 thành phố thì cái chức Hoàng đế của Franz là đồ bỏ đi [có thể ông ta đi mua bán mới có chăng ? ]

Video liên quan

Chủ Đề